Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Trường Tiểu học An Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Trường Tiểu học An Sơn

Toán

THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tiếp theo)

I- Mục tiêu:

 HS nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).

 Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả đồng hồ ghi số La Mã).

 Biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS.

 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, biết quý thời gian.

II- Đồ dùng dạy học:

- Mặt đồng hồ điện tử hay mô hình.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Trường Tiểu học An Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 21 tháng 02 năm 2011
Sáng :
 Chào cờ
I.Mục tiêu :
- HS nắm được những ưu điểm đã đạt được trong tuần trước và phương hướng, hoạt động tuần tiếp theo.
Rèn thói quen thực hiện tốt nền nếp và nội quy trường lớp.
Giáo dục h/s ý thức đạo đức . 
II. Nội dung :
	Nhà trường và Đội triển khai
–––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo)
I- Mục tiêu:
 HS nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
 Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả đồng hồ ghi số La Mã).
 Biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, biết quý thời gian.
II- Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ điện tử hay mô hình.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm bài 2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Nội dung: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: Cho HS quan sát tranh SGK.
- HD trả lời từng câu.
- GV làm mẫu phần a.
- Cho HS làm tiếp.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 2:
- GV cho HS quan sát đồng hồ điện tử.
- GV hướng dẫn cả lớp làm 1 câu.
- Cho HS làm tương tự phần còn lại.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3:
- HD làm lần lượt từng câu.
- Gọi HS chữa bài.
- Yêu cầu HS giải thích cụ thể.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS quan sát SGK.
- HS theo dõi.
- HS làm tiếp các phần còn lại.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát đồng hồ.
- HS theo dõi cách làm.
- HS tự làm bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS theo dõi cách làm.
- HS làm theo cặp đôi.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc HS chú ý cách xem đồng hồ.
Tập đọc - Kể chuyện.
Hội vật
I- Mục tiêu:
A- Tập đọc:
 HS đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài.
 Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn: Nổi lên, nước chảy, ...
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, giữa các cụm từ; biết thay đổi giọng đọc.
- Hiểu được từ ngữ mới cuối bài, hiểu nội dung bài: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
B- Kể chuyện:
 Kể từng đoạn chuyện dựa vào gợi ý cho trước.
 Rèn kỹ năng kể đúng, tự nhiên, biết kết hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập và có ý thức khi tham dự các lễ hội.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học. 
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài: Tiếng đàn.
- Nêu nội dung bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Bằng tranh minh hoạ.
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu bài.
- HD đọc nối câu.
- Rèn đọc các từ, tiếng khó phát âm.
- HD đọc đoạn.
*Đoạn 1: Nêu cách đọc ngắt nghỉ dấu câu.
* Đoạn 2:
- Đoạn 2 giọng đọc thế nào?
* Đoạn 3: 
- Khi đọc cần chú ý dấu câu nào?
* Đoạn 4:
- Đoạn 4 giọng đọc thế nào ?
* Đoạn 5:
- Giọng đọc đoạn 5 khác gì đoạn 4?.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV nêu câu hỏi 1 để HS trả lời.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- GV nêu câu hỏi 2.
- Khi người xem chán cách vật của ông Ngũ thì có chuyện gì xảy ra ?
- GV nêu câu hỏi 3 SGK.
- Gọi HS đọc đoạn 4.
- Ông Cản Ngũ bất ngờ thắng Quắn Đen như thế nào ?
- GV nêu câu hỏi 4 SGK.
GV chốt : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
+ Luyện đọc lại.
- Đọc lại đoạn 2, 3, 4.
- GV treo bảng phụ chép đoạn 2, 3.
- Gọi HS đọc lại.
- Gọi HS thi đọc cả bài.
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc.
- 1 HS, HS khác nhận xét.
- HS nghe và quan sát tranh.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc nối câu.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 2 câu đầu đọc nhanh, 3 câu sau đọc chậm.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- Dấu chấm than.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- Hồi hộp, sôi nổi.
- 1 HS đọc, HS khác nhận xét.
- Nhẹ nhàng, thoải mái.
- 5 HS đọc, nhận xét.
- 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ trả lời.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Ông Ngũ bước hụt mất đà.
- HS suy nghĩ trả lời.
- 1 HS đọc.
- 2 HS trả lời, nhận xét.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS dùng bút chì gạch chân từ cần nhấn giọng.
- 3 HS đọc lại.
- 2 HS đọc lại.
Kể chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Mỗi gợi ý ứng với nội dung từng đoạn.
- Gọi HS kể mẫu.
- Cho kể theo nhóm.
- Gọi HS kể nối đoạn.
- Gọi HS kể trước lớp cả chuyện.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
- Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về hội vật ?
- Biểu dương những HS đọc bài tốt, kể chuyện hay. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 5 HS kể mẫu 5 đoạn.
- HS kể theo nhóm đôi.
- 5 HS kể.
- 2 HS kể cả chuyện.
Chiều : 
Toán ( tăng)
Thực hành xem đồng hồ
I- Mục tiêu:
 Củng cố lại cách xem đồng hồ và các loại tiền Việt Nam..
 Rèn kỹ năng xem và biết sử dụng đồng hồ; biết sử dụng các loại tiền Việt Nam thông dụng.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập 2, 3 và mặt đồng hồ.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: GV dùng mặt đồng hồ, quay các giờ phút khác nhau; 
- GV kết luận đúng, sai.
Bài tập 2: GV treo bảng phụ 
- Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng:
- Khoảng thời gian từ 4 giờ 12 phút đến 5 giờ kém 23 phút là
a- 35 phút; c- 1 giờ 11 phút.
b- 25 phút; d- 1 giờ 25 phút.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, kết luận đúng là câu b.
Bài tập 3: Dành cho HS giỏi.
- Chia mặt đồng hồ thành 3 phần có tổng các số trên mỗi phần đều bàng nhau.
- GV gợi ý để HS thấy: Trên mặt đồng hồ có vạch chia và ghi 12 số. Vậy chia mặt đồng hồ thành 3 phần thì mỗi phần có 4 số.
- Tổng các số trên mặt đồng hồ là 78.
- Vậy 1 phần bằng 78 : 3 = 26.
- HS suy nghĩ để tìm các số có tổng là 26.
- GV kết luận đúng sai.
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Gọi HS đọc số giờ, phút trên mặt đồng hồ.
- Gọi HS nhận xét cách đọc giờ, phút của bạn.
- Gọi HS đọc đầu bài.
- HS suy nghĩ làm bài vào nháp, đổi bài kiểm tra nhau.
- Gọi HS đọc đề bài, HS khác theo dõi.
- Yêu cầu HS suy nghĩ.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Ví dụ: 12 + 1 + 11 + 2 = 26
 10 + 3 + 9 + 4 = 26.
 8 + 5 + 7 + 6 = 26.
- Yêu cầu HS làm nháp, 1 HS lên bảng.
Tiếng Việt( tăng)
Luyện đọc, kể chuyện: hội vật.
I- Mục tiêu.
	- Luyện đọc và kể lại câu chuyện Hột vật"
	- Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, sinh động, biết phối hợp điệu bộ cử chỉ trong khi kể chuyện.
	- Tự tin, mạnh dạn trước tập thể. Giáo dục đức tính khiêm tốn, chịu khó học hỏi.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện.
a- Luyện đọc.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn.
- Yêu cầu 1 số học sinh đọc cả bài.
b- Kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lần lượt từng đoạn của truyện.
- Yêu cầu học sinh kể trong nhóm đôi nối tiếp các đoạn của câu chuyện.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể trước lớp.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhắc lại nội dung, ý nghĩa của bài.
 - HS chuẩn bị bài sau.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn của câu chuyện.
- Một số học sinh đọc toàn bài (gọi một số học sinh chưa được đọc).
- Thi đọc hay giữa các nhóm.
- Học sinh kể nối tiếp đoạn.
- Học sinh kể theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm kể.
Câu lạc bộ
GV chuyên soạn giảng
Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2011
Sáng : Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa học kì II
I- Mục tiêu.
	- Củng cố kiến thức đã học ở kì II về hành vi cư xử với các bạn thiếu nhi quốc tế và khách nước ngoài; biết tôn trọng đám tang.
	- Vận dụng hiểu biết để xử lý một số tình huống có hành vi đúng, sai.
	- Có ý thức cư xử đúng mực, thể hiện thái độ có văn hoá.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- GT bài.
2- Ôn tập :
- Kể tên các bài đạo đức đã học ở kì II ?
- Trao đổi TLCH :
+ Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế ?
+ Em đã làm gì để thể hiện tình đoàn kết vời thiếu nhi Quốc tế ?
+ Vì sao phải tôn trọng khác nước ngoài ?
+ Em đã làm gì để thể hiện tôn trọng khách nước ngoài.
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang ?
+ Em đã làm gì để thể hiện tôn trọng đám tang ?
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo.
- Em sẽ làm gì với các tình huống sau:
 + Em đang dạo chơi trên đường phố, gặp một người khách nước ngoài, họ tỏ ý muốn nhờ em chỉ đường, em sẽ làm gì?
A- Không nói gì vì không biết tiếng.
B- Ra hiệu chào thân thiện và hướng dẫn đường đi. 
C- Nhờ người lớn giúp đỡ.
- 1 HS kể.
- Trao đổi nhóm 2.
- Đại diện báo cáo.
- Học sinh hoạt động theo nhóm:
 + Thảo luận nhóm.
 + Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
 + Lớp nghe, nhận xét.
3/ Củng cố ,dặn dò .
	+ GV gọi học sinh nêu lại nội dung đã ôn tập
 + Về chuẩn bị bài sau
Toán
Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị
I- Mục tiêu:
 Giúp HS biết cách giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 Giải thành thạo các bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi BT3
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: 
+ Hướng dẫn cách giải bài toán 1.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì ?
- HD lựa chọn phép tính.
- HD lựa chọn lời giải.
- GV nhấn mạnh cách tìm.
+ Hướng dẫn giải bài toán 2:
- HD tóm tắt.
- HD cách giải.
1 can có ? lít.
2 can có ? lít.
- Có mấy bước giải ?
* GV: Bước 1 tìm giá trị của 1 phần (thực hiện chia).
 Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần (phép nhân).
+Thực hành:
Bài tập 1 (128):
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì ?
- Bài toán có mấy bước giải ?.
- Bước 1 làm gì ?
- Làm thế nào để tìm số thuốc ở 1 vỉ ?
- Bước 2 làm gì ?
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
Bài tập 2 (128):
- Cho HS tự làm.
- GV thu chấm, chữa bài.
- Gọi HS nêu 2 bước giải.
Bài tập 3 (128)( HS K- G)
- Cho HS xếp hình theo bộ đồ dùng toán.
- GV kiểm tra.
3. Củng cố- Dặn dò.
 - Có mấy bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
 - Hoàn thành BT.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS tự phân tích.
35 : 7 = 5 (l)
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
7 can : 35 l.
2 can : l?
35 : 7 = 5 (l).
5 x 2 = 10 (l).
- 2 bước.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
4 vỉ chứa: 24 viên.
3 vỉ chứa: viên?.
- 2 bước.
- Tìm 1 vỉ chứa ? viên.
24 : 4 = 6  ... tính giá trị của biểu thức, giải toán.
Giáo dục HS có ý thức trong học tập, say mê học toán.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi BT3
II- Hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS chữa bài 2,3 tiết trước.
2. Bài mới: 
a. GV giới thiệu bài.
b. Nội dung: Bài thực hành:
Bài tập 1:
- HD tóm tắt bài toán.
- HD giải qua 2 bước.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2:
- HD tóm tắt và giải tương tự bài 1.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3:
- Yêu cầu điền số.
- Đi 1 giờ được mấy km?
- Đi 2 giờ được mấy km?
- Tương tự cho HS làm nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 4 (a, b)
- Bài có mấy yêu cầu ?
- Yêu cầu viết biểu thức thứ nhất.
- Yêu cầu tính giá trị của biểu thức.
- Tương tự làm nháp.
- GV chữa bài cho HS.
HS K- G: Làm thêm phần c, d
3. Củng cố- Dặn dò: 
- GV tómtắt nội dung bài.
- Nêu cách tính giá trị của biểu thức.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS theo dõi.
- 1 HS lên chữa, dưới làm vở.
4500 : 5 = 900 (đồng).
900 x 3 = 2700 (đồng).
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS theo dõi, 1 HS chữa, dưới làm vở.
2550 : 6 = 425 (viên).
425 x 7 = 2975 (viên).
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 4 km.
2 x 4 = 8 (km)
- 1 HS chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 2 yêu cầu.
32 : 8 x 3 = 4 x 3
 = 12
- 2 HS chữa bài.
Âm nhạc
Học hát bài : Chị ong nâu và em bé
GV chuyên soạn giảng
Chiều Toán (tăng) 
Luyện tập về giải toán liên quan đến rút về đơn vị 
I- Mục tiêu:
Củng cốcho HS cách giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 Rèn kỹ năng giải toán cho HS.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, say mê học toán.
II- Hoạt động dạy học:
Bảng phụ ghi BT2;4
III- Hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: GV ghi BT lên bảng:
Có 30 kg gạo đựng đều vào 6 túi. Hỏi 4 túi như vậy có bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
- HD phân tích đề bài.
- Yêu cầu HS giải nháp.
- GV cùng HS chữa.
- Bài toán thuộc diện nào, nhằm củng cố gì ?
Bài tập 2: GV treo bảng phụ
Một bếp ăn của đội công nhân mua về 126 kg gạo để ăn trong 7 ngày. Hỏi 3 ngày nấu hết bao nhiêu ki- lô- gam gạo. Biết rằng mỗi ngày nấu số gạo như nhau.
- HD phân tích đề bài.
- HD cách giải.
- Gọi HS chữa bảng lớp, dưới làm vở để chấm.
- Hỏi để HS nêu được bài thuộc dạng toán nào, nêu các bước giải ?
Bài tập 3: Viết (theo mẫu)
M: 189 chia 9 nhân7.
 189 : 9 x 7 = 21 x 7 
 = 147
2496 nhân 6 chia 4
2616 chia 8 nhân 5
1587 chia 3 nhân 8
Bài tập 4(Dành cho HS K-G)
Lớp 3A có 36 học sinh, xếp ngồi vừa đủ vào 9 bàn học. Hỏi lớp 3B có 31 học sinh thì cần có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế?
- Giúp HS phân tích đề bài.
- HD giải vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- GV tóm tắt nội dung bài.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 1 HS lên chữa, dưới nháp.
 30 : 6 = 5 (kg).
 5 x 4 = 20 (kg)
- 2 HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 1 HS giải.
126 : 7 = 18 (kg).
18 x 3 = 54 (kg).
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp .
- Chữa bài trên bảng. 
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS giải vở, 1 HS chữa.
Tiếng Việt (tăng)
Luyện đọc: Ngày hội rừng xanh
I. Mục tiêu: 
 Đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài.
 Phát âm đúng các từ ngữ: Nổi mõ, nào, tươi non, lĩnh xướng, .....
- Ngắt nghỉ đúng dấu câu, các cụm từ.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài.
- Hiểu được nội dung bài.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài tập đoc, bảng phụ..
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và trả lời nội dung bài: Hội vật.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc lần 1.
- HD đọc từng câu và phát âm từ khó.
- Yêu cầu đọc nối câu.
- Luyện phát âm từ khó.
- HD đọc nối đoạn.
- Gọi HS đọc nối 4 đoạn.
- Yêu cầu nêu cách ngắt giọng.
- GV cho HS quan sát tranh SGK: Gọi tên các con vật, cây cối, sự vật trong bài minh hoạ trong tranh.
- Gọi 4 HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét.
+ Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV nêu câu hỏi SGK.
+ GV tiểu kết: Qua bài thơ chúng ta thấy các con vạt, sự vật trong thế giới tự nhiên cũng có ngày hội như con người. Trong ngày hội lớn áy mỗi con vật, sự vật lại mang một nét riêng, độc đáo của mình đến góp vui làm cho ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt, sinh động.
+ Hướng dẫn đọc thuộc lòng:
- Gọi HS đọc từng khổ thơ.
- Treo bảng phụ chép bài thơ cho HS đọc theo phương pháp xoá dần.
- Gọi HS thi đọc từng khổ thơ, cả bài.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài?
- Học thuộc lòng bài thơ.
- HS nghe.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc nối câu.
- 4 HS đọc.
- HS quan sát và nêu theo gợi ý.
 HS thi đọc 4 khổ thơ.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS nghe.
- 4 HS đọc.
- HS nhìn bảng phụ đọc.
Thực hành
I . Mục tiêu .
-HS hoàn thiện các bài tập trong ngày
- Rèn cho h/s cách tự học
- Có ý thức học tập tốt .
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1.Học sinh - Hoàn thành bài viết chữ hoa S.
+ Gv cho hs quan sát chữ mẫu S.
+ Yêu cầu hs nhắc lại cách viết chữ S.
+ Gv yêu cầu hs hoàn thành bài viết chữ hoa S trong vở tập viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn cho hs
2.Hoàn thiện bài tập Toán:
GV lưu ý h/s cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
HSY yêu cầu học sinh nhớ các bước giải bài toán, HSK,G hướng dẫn cách làm gộp
3. BT dành cho HS K- G:
 Cho bốn chữ số 1, 5, 7, 9.
a- Hãy viết số lớn nhất có 4 chữ số đã cho.
b- Hãy viết số bé nhất có đúng 4 chữ số đã cho.
c- Tìm hiệu của 2 số đó.
Củng cố- Dặn dò: 
 Chôt lại các nội dung thực hànhChuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 25 tháng 02 năm 2011
Sáng Ngoại ngữ 
Gv chuyên soạn giảng
Toán
Tiền Việt Nam
I- Mục tiêu:
 Giúp HS biết các loại tiền Việt nam đang lưu hành.
Nhận biết các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng biết đổi tiền và thực hiện các phép tính cộng, trừ các số đơn vị là đồng.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, biết tiết kiệm tiền.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV mang các tờ giấy bạc loại trên.
III- Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS chữa bài 3, 4 tiết trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
 Giới thiệu các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
- Trước đây chúng ta đã làm quen với loại giấy bạc nào ?
- GV cho HS quan sát các loại tiền hôm nay học mà GV chuẩn bị.
- Nêu mầu sắc và chữ ghi mệnh giá, số ghi trên mặt tờ giấy bạc.
+ Thực hành:
Bài tập 1 (a, b):
- Gọi HS lần lượt nêu trong SGK.
- GV hỏi HS vì sao biết ?
- GV nhận xét kết luận đúng sai.
HS K- G: Làm thêm phần c.
Bài tập 2 ( a, b, c) :
- Cho HS tự làm và nêu trước lớp.
- Có thể có nhiều cách.
HS K- G: Làm thêm phần c.
Bài tập 3:
- GV cho HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét kết luận đúng sai.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Nêu tên các mệnh giá tiền vừa học.
- Nhắc HS ghi nhớ các loại tờ giấy bạc mới học.
- 2 HS chữa bài.
- HS nghe.
- 2 HS kể HS khác bổ sung.
- HS quan sát.
- HS thay nhau nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 số HS nêu.
- HS giải thích bằng phép cộng.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS nêu cách lấy tiền trước lớp, nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm việc trong SGK.
- HS trả lời.
Chính tả
Nghe viết: hội đua voi ở Tây nguyên
I- Mục tiêu: 
 Nghe - viết, trình bày đúng một đoạn trong bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
 Rèn kỹ năng nghe viết đúng một số từ ngữ khó. 
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập và rèn luyện chữ viết.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết bài tập 2a.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS lên viết bảng, dưới viết nháp: Trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ
2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài:
b. Nội dung: Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc bài viết lần 1.
- Cuộc đua voi diễn ra như thế nào ?
- HD cách trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu.
- Có những chữ nào phải viết hoa, vì sao
- HD viết từ khó.
- Cho HS tìm từ khó viết rồi viết ra bảng con.
 nổi lên, lao đầu, lầm lì, man-gát, khéo léo,
- GV sửa lỗi cho HS.
+ Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc soát lỗi và chấm.
+ Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2a: GV treo bảng phụ.
- GV cho HS tự làm miệng.
- GV cùng HS chữa bài.
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Rút kinh nghiệm về cách viết bài chính tả.
 - Nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót, ghi nhớ chính tả.
- HS nghe.
- HS theo dõi SGK.
- 1 HS nêu.
- Có 5 câu.
- 1 HS nêu.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nghe và viết vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS lên chữa.
- 1 HS đọc.
Sinh hoạt
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần
I - Mục tiêu: 
 HS thấy được kết quả học tập và rèn luyện trong tuần của mình, của bạn.
 Hướng dẫn cho học sinh tự tổ chức một buổi sinh hoạt Sao
 Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, thân ái đối với bạn bè.
II- Nội dung
 Tổ chức cho HS buổi sinh hoạt dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Lớp trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm về học tập của lớp trong tuần
- Các tổ trưởng bổ sung hoạt động tổ
- Cá nhân nêu ý kiến.
 GV nêu nhận xét chung về các mặt :
1. Nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần
+ Đạo đức: Ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn. Đi học đều, đúng giờ.
 Có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công, đồ dùng học tập...
 Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập
+ Học tập: Tích cực học tập , rèn luyện trong các giờ học.
 Duy trì mọi nền nếp lớp, tham gia các hoạt động ngoài giờ nghiêm túc.
 Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: 
 Đi học đúng giờ, có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ. 
 Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài
 + Lao động- TD VS :Tích cực, tự giác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Hoạt động ngoại khoá thường xuyên, TD, ca múa hát đều dặn
* Tồn tại: - Một số bạn chưa tích cực học tập
 - Còn nhiều bạn chưa chú ý vệ sinh cá nhân
2. Phương hướng tuần tới: 
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao mừng ngày 8-3; 26-3
- Duy trì mọi nền nếp lớp tốt.
- Chuẩn bị cho kết nạp Đội lần 1
- Các cá nhân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và đồng phục.
3. Sinh hoạt Sao nhi đồng- Sinh hoạt văn nghệ. 
Chiều: Đ/c Nhuần soạn giảng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 25(5).doc