Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hồng Nhung

Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hồng Nhung

I,Mục đích, yêu cầu:

*TĐ

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với nhân dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chống Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.(trả lời được các CH trong SGK.

* KC: kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

II. Chuẩn bị :

+GV : Tranh minh truyện SGK

+ HS : SGK, vở

 

doc 30 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 26 (TỪ NGÀY 08 ĐẾN NGÀY 12 THÁNG 03 NĂM 2010)
	 	Thứ hai ngày 08 tháng 3 năm 2010 
Tập Đọc – Kể Chuyện
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I,Mục đích, yêu cầu:
*TĐ
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với nhân dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chống Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.(trả lời được các CH trong SGK.
* KC: kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II. Chuẩn bị :
+GV : Tranh minh truyện SGK
+ HS : SGK, vở
III. Các hoạt động dạy - học :
A. Bài cũ : 
 	B . Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1 : Luyện đọc 
+ GV đọc toàn bài . 
+ Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV theo dõi và chỉnh sữa lỗi phát âm từ khó cho học sinh .
+ Hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ hơi câu.
+ YC 4 em tiếp nối nhau đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ mới SGK.
- Luyện đọc theo nhóm .
+ Gọi 1 nhóm bất kì YC HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp .
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
- Gọi 1 em đọc lại đoạn 1, cả lớp đọc thầm và hỏi:
H: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng TưÛ rất nghèo khó.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
H : Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
H : Vì sao công chúa Tiên Dung kết hôn cùng Chử Đồng Tử?
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
H : Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
+ Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn ông
H : Câu chuyện cho em hiểu điều gì?.
*Nội dung chính: Câu chuyện cho biết Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước..
 TIẾT 2
* HĐ3 : Luyện đọc lại bài 
+ GV đọc diễn cảm 1, 2 đoạn. Hướng dẫn HS đọc một số đoạn, câu sau:
-YC HS thi đọc đoạn văn. Một HS đọc cả bài.
+ 1HS đọc bài, lớp đọc thầm.
+HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Phát âm từ khó.
+ HS đọc ngắt, nghỉ hơi đúng câu.
+ HS nối tiếp đọc đoạn. 
+HS đọc chú giải.
+ HS đọc theo nhóm 
+ Một nhóm đọc bài trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét .
+HS đọc lại đoạn 1, cả lớp đọc thầm
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trả lời câu hỏi.
-HS đọc đoạn 2 trả lời.
- HS trả lời 
+ HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
- HS trả lời 
- 1 Hs đọc, cả lớp đọc thầm .
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
-HS nhắc lại NDC.
- HS theo dõi cách đọc của GV. Sau đó luyện đọc lại.
- 3 HS đọc lại đoạn văn.
- 3 HS thi đọc 1 đoạn truyện. Chú ý cách ngắt giọng.
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ:
+ Dựa vào 4 tranh minh hoạ truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. Sau đó kể lại được từng đoạn câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs quan sát lần lượt từng tranh trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn.
- Yêu cầu Hs tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (mỗi em kể 1 tranh).
- Cả lớp và Gv nhận xét.
- Đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại các tên đúng. 
- 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện.
- Một HS kể toàn bộ câu chuyện .
+ Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất .
 Củng cố - dặn dò :
+ GV biểu dương những HS kể chuyện hấp dẫn. Nhận xét tiết học
+ Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
....
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
	- Biết cách sử dụng tiền việt nam với các mệnh giá đã học.
	- Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
	- Biết giải toán có liên quan đến tiền tệ.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Đồng hồ điện tử hoặc mô hình.
II Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Bài cũ :
B. Bài mới : GT bài , ghi đề .
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
*HĐ1: Hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS trước hết phải xác định được số tiền trong mỗi ví. Sau đó cộng giá trị các tờ giấy bạc trong từng ví.
- So sánh kết quả tìm được
- Chữa bài, nhận xét .
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS quan sát tranh rồi lần lượt làm các phần a), b). sau đó nêu miệng câu trả lời.
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
Bài 4
- Yêu cầu HS tự đọc đề bài toán và tự giải. Sau đó nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Tự làm bài vào SGK và nêu miệng kết quả tìm được.
- Rút ra kết luận : Ví c) có nhiều tiền nhất
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Tự làm bài.
a) Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ tiền để mua được cái kéo.
b) Chọn ra được các đồ vật có giá tiền cộng lại bằng 7000 đồng.
-HS tự tóm tắt , giải bài vào nháp, nêu kết quả.
 Củng cố –Dặn dò :
+ Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà ôn luyện về cách đặt tính và thực hiện tính (nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số ).
.
 Thứ ba ngày 09 tháng 03 năm 2010 
Thể Dục
 NHẢY DÂY-TRÒ CHƠI “HOÀNG ANH- HOÀNG YẾN” 
I. Mục tiêu :
- Biết nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cánh so dây, chao dây,quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu.
- Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
 - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Chuẩn bị : Địa điểm , dây, bóng.
III. Các hoạt động dạy - học 
Nội dung
ĐL
Phương pháp
1. Phần mở đầu 
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung YC giờ học .
+ Khởi động các khớp .
+ Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập . 
+ Chơi trò chơi “Tìm những con vật bay được”
2. Phần cơ bản 
+ Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
 - Lớp triển khai đội hình đồng diễn thể dục, GV thực hiện trước một số động tác với hoa hoặc cờ để HS nắm được cách thực hiện các động tác. Sau đó cho HS tập 8 động tác 1 – 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. Lần 1: GV chỉ huy; Lần 2: cán sự hô nhịp, GV đi giúp đỡ sửa sai cho HS. Chú ý động tác lườn, bụng, toàn thân
+ ÔÂân nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, các em lần lượt nhảy và đếm số lần cho bạn, chú ý tăng dần tốc độ nhảy hoặc nhảy làm sao cho được nhiều lần.
+ Làm quen trò chơi “Hoàng anh– Hoàng yến” 
+ GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, sau đó cho HS chơi thử 1, 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ tên hàng của mình.
+ Khi hô tên hàng, GV kéo dài giọng để tăng thêm tính hấp dẫn của trò chơi. Khi chơi yêu cầu HS phải chú ý, nghe rõ mệnh lệnh, phản ứng mau lẹ và chạy hoặc đuổi thật nhanh. Nếu người đuổi theo đuổi kịp người chạy, thì người đuổi phải vỗ nhẹ vào người chạy và người chạy coi như bị bắt. Hàng nào có nhiều bạn bị bắt, hàng đó thua cuộc.
3. Phần kết thúc .
+ Tập một số động tác hồi tĩnh đi thường theo 1 vòng tròn rồi thả lỏng .
+ GV và HS hệ thống lại bài 
Dặn dò:Về ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
1’
2’
2’
1 – 2’
6 – 8’
6 – 8’
1 lần
6-8’
2’
1’
+3 hàng dọc chuyển thành 3 Hàng ngang 
* * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
- Tập luyện theo hướng dẫn của GV
- Từng tổ cử 5 bạn nhảy được nhiều lần nhất lên thi đồng loạt
+ Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- Tập hồi tĩnh tại chỗ.
- GV+HS hệ thống lại bài học.
..
Chính tả ( Nghe – viết )
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
 I. Mục tiêu :
+ Nghe - viết đúng bài chính tả,trình bày đúng hình thức văn xuôi.
+Làm đúng BT(2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn. 
 II. Chuẩn bị 
+GV:	Bảng lớp viết nội dung bài tập 2a
+HS : Bảng con, vở
 III. Các hoạt động dạy - học 
A. Bài cũ 
B. Bài mới : Gt bài , ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD viết chính tả 
+ GV đọc đoặn văn 1 lần 
H :Đoạn văn nói về điều gì? 
* HD viết từ khó 
+ YC HS tìm các từ khó , dể lẫn khi viết chính tả .
+ YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được .
+ GV đọc bài HS viết bàivào vở.
+ GV đọc lại bài, soát lỗi , thống kê lỗi.
* Chấm từ 7 đến 10 bài , nhận xét.
 * HĐ2 : HD làm bài tập chính ta.û 
Bài 2 : Gọi 1 em đọc YC. 
+ YC HS đọc nhẩm. 
+ YC HS làm miệng theo cặp 
Sau đó gọi 4 HS trình bày trên bảng lớp và đọc kết quả.
+ GV HD HS nhận xét và sửa chữa.
+ GV chốt lãi lời giải đúng.
aHoa giấy,giản dị, giống hệt rực rỡ
 hoa giấy, rải kín, làn gió.
b)lệnh, dập dềnh, lao lên.
+ Cho 1số HS đọc lại lời giải đúng.
+ Theo dõi GV đọc , 1 em đọc lại 
+Những việc làm của nhân dân để ghi nhớ công ơn ông ChữÕ Đồng Tử.
+HS tìm và viết các từ:Chử Đồng Tử
+ HS viết từ khó bảng con, phát âm lại các từ trên.
+ HS viết bài vào vở. 
+ HS soát lỗi , thống kê lỗi.
+ 1 em đọc YC trong SGK. 
+ Đọc thầm.
+ HS làm việc theo cặp.
+ 4 HS trình bày trên bảng lớp.
+ Cả lớp nhận xét và tự sửa chữa.
+ 2 HS đọc lại lời giải đúng.
 Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét tiết học. YC những em viết sai về nhà viết lại cho đúng 
+ Dặn HS cả lớp chuẩn bị bài sau . 
.
Toán
 LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I. Mục tiêu : 
-Bước đầu làm quen với dãy số liệu
-Biết xử lý số liệu và lập được dãy số liệu.(ở mức độ đơn giản)
II. Chuẩn bị : 
+Một bức tranh vẽ hình minh hoạ bài học trong SGK, thước dây
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Bà ...  đền Gióng , đền Sóc , Cổ Loa , Kiếp Bạc , chùa Hương , chùa Keo , núi Bà , Phủ Giầy , . . .
Hội khoẻ Phù Đổng , bơi trải , hội vật , hội đua thuyền , chọi trâu , chọi gà , đập niêu , thả diều , đua voi , hội Lim ,. . . 
Cúng Phật , lễ Phật , tháp hương , tưởng niệm , đánh đu , đua ngựa , đua xe đạp , chạy thi , đánh võ , múa đao , thả diều , . . . 
HĐ2 : Ôn về dấu phẩy.
Bài 3 
+ YC HS đọc thầm BT trong SGK .
+ YC HS tự làm bài vào vở BT , sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình . 
+ YC HS đổi vở để kiểm tra bài .
+ YC cả lớp đọc lại các câu trên , sau đó hỏi : Nêu các từ mở đầu cho các câu trên 
+ Các từ này có ý nghĩa như thế nào ? 
+ GV nêu : Các từ vì , tại , nhờ là những từ thường dùng để chỉ nguyên nhân của một sự việc , hành động nào đó .
+ Nhận xét và cho điểm HS . 
+ HS đọc đề bài.
+ HS cả lớp làm bài , 4 em đọc 4 câu trong bài làm trước lớp , lớp theo dõi nhận xét .
+ Kiểm tra bài lẫn nhau .
+ Các từ mở đầu cho các câu trên là Vì , tại , nhờ .
+ HS xung phong phát biểu ý kiến. 
Củng cố - dặn do:ø 
+ GV nhận xét tiết học .
+ Dặn dò HS về nhà chọn 5 từ trong BT 1 và đặt câu với các từ ấy. 
.
 Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010 
Tập làm văn
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. Mục tiêu :
+ Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1)
+ Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) (BT2)
 II. Chuẩn bị :
+ Tranh lễ hội trang 64 – TV3 – T2 phóng to 
+ Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của BT 1 
III. Các hoạt động dạy – học: 
A. Bài cũ : 
B. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD HS làm miệng.
Bài 1 
+ GV gọi 1 HS đọc YC BT 1 
+ GV YC HS đọc thành tiếng phần gợi ý của BT. 
+ GV : Các em hãy suy nghĩ về những ngày hội mà các em đã được tham gia hoặc được biết qua tivi , sách báo và nêu tên ngày hội đó . Em có thể kể về một lễ hội cũng được vì hội là một phần của lễ hội. 
+ GV lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý tiếp theo của SGK , mỗi lần nêu cho 4 đến 5 HS nói về nội dung đó . 
H : Hội được tổ chức khi nào , ở đâu ? 
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ? 
+ Đến ngày hội , mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim ./ Mọi người nườm nượp đổ về lễ Phật , ngắm cảnh ./ Ngáy chính hội , người xe đông như nêm ./ Mọi người ái củng háo hứng đón xem các cuộc đua tài 
+ Diễn biến của ngày hội , những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? GV gợi ý từng ý nhỏ : 
H : Mở đầu hội có hoạt động gì ? 
+ Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dã của những tay trống lực luỡng . Trong hội có rất nhiều trò vui như đánh đu , vật , bắt cá , đánh cờ , hát quan họ , đua thuyền 
H : Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ? 
+ Em cảm thấy rất vui ./ Em thấy thích ngày hội này , năm sau em sẽ lại đến hội chơi ./ Em mong chờ sớm đến ngày hội sang năm lắnm vì hội qú vui 
+ YC 2 em ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe . 
+ Gọi HS nói trước lớp , nhận xét và chỉnh sửa lỗi cho HS 
* HĐ2 : HD làm bài viết .
Bài 2 
+ GV gọi HS đọc YC của bài. 
+ YC HS tự viết về những trò vui mình đã kể trong ngày hội vào vở . Nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu , dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng . 
+ Gọi 3 đến 5 em đọc bài trứơc lớp , cả lớp cùng theo dõi .
+ Nhận xét và cho điểm HS . 
+ 1 em đọc , lớp theo dõi SGK. 
+ 2 em lần lượt đọc trứơc lớp , lớp theo dõi SGK . 
+ HS nêu tên ngày hội mình sẽ kể trứơc lớp . VD : Hội Lim , hội chùa hương , đền Gíong , chùa Thầy , hội khoẻ Phù Đổng , hội vật , hội chọi trâu , hội đua thuyền , hội rước đèn Trung thu , . . .
+ Giới thiệu về ngày hội đã chọn kể theo từng phần của gợi ý : 
+ HS cần nêu địa điểm và thời gian của lễ hội .
+ Làm việc theo cặp .
+ 1 em đọc truớc lớp , lớp theo dõi SGK. 
+ Viết bài vào vở theo YC .
+ Một số HS cầm vở đọc bài viết. 
 Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học. 
+ Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
..
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKII
Tự nhiên và xã hội
CÁ
I. Mục tiêu : HS biết :
+ Nêu được lợi ích của cá đối với đời sống con người .
+ Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
II. Chuẩn bị :
+ Các hình SGK. 
+ Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi , đánh bắt và chế biến cá.
III. Các hoạt động dạy - học 
A. Bài cũ : 
B. Bài mới :Gt bài , ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Quan sát và thảo luận .
* Mục tiêu : Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con ca.ù 
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm. 
+ GV YC HS quan sát hình các con cá trong SGK trang 100 , 101 và tranh ảnh các con cá được sưu tầm. 
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận :
+ Chỉ và nói tên các con cá trong hình . Bạn có nhận xét gì độ lớn của chúng.
+ Bên ngoài của con cá này thường có gìø bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ? 
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuuyển bằng gì ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp .
+ Đại diện các nhóm lên trình bày. 
+ Sau khi các nhóm trình ab2y song . GV YC cả lớp rút ra đặc điểm chung của ca.ù 
* Kết luận : 
Cá là động vật có xương sống , sống dưới nước , thở bằng mang . Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ , có vây. 
* HĐ2 : Thảo luận cả lớp. 
* Mục tiêu : Nêu được ích lợi của cá. 
* Cách tiến hành : GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận. 
+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà bạn biết.
+ Nêu ích lợi của cá. 
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi , đánh bắt hay chế biến cá mà em biết .
* Kết luận : Phần lớn các loài cá được xử dụng làm thức ăn . Cá là thức ăn ngon và bổ , chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. 
+ HS quan sát các hình trong SGK.
+ Các nhóm làm việc theo hướng dẫn thảo luận .
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+Lớp nhận xét, bổ sung.
+HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
+HS quan sát tranh về các hoạt động đánh bắt cá, chế biến cá.
Củng cố - dặn dò 
GDMT: Nhận ra sự phong phú , đa dạng của các con vật từ đó có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên .
+ GV nhận xét tiết học , sưu tầm tranh ảnh về loài cá.
+ Dặn dò HS về nhà học bài và sưu tầm tranh về các loài chim. 
.
Mĩ Thuật
NẶN HOẶC VẼ , XÉ DÁN CON VẬT
I. Mục tiêu 
+ HS nhận biết được hình dáng , đặc điểm của các con vật 
+ Nặn hoặc vẽ , xé dán được hình một con vật và tạo dáng theo ý thích 
+ Biết chăm sóc và yêu mến các con vật 
II. Chuẩn bị : 
GV :
+ Sưu tầm tranh , ảnh một số con vật 
+ Tranh vẽ các con vật của các hoạ sĩ và HS 
+ Một số con vật bằng gỗ , đá , sành sứ , đất , . . . 
+ Đất nặn hoặc giấy màu .
HS : 
+ Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 
+ Đất nặn , bảng nặn hoặc màu vẽ , giấy màu , hồ theo YC của GV 
+ Tranh , ảnh các con vật 
III. Các hoạt động dạy - học 
A. Bài cũ : 
B. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Quan sát , nhận xét 
- GV giới thiêu ảnh hoặc các bài tập nặn 
+ Tên con vật 
+ Hình dáng , màu sắc của chúng 
+ Các bộ phận chính của các con vật như đầu , mình , chân . . . 
- Đặt câu hỏi để HS quan sát 
+ Đầu , mình , chân , các chi tiết ;
+ Màu sắc . 
- YC HS kể tên một vài con vật quen thuộc .
* HĐ2 : Cách nặn , cách vẽ , cách xé dán hình con vật . 
a. Cách nặn 
- GV giới thiệu cách nặn 
- Nặn từ một thỏi đất 
+ Lấy đất vừa với hình con vật 
+ Kéo , vuốt , uốn các bộ phận : đầu , chân , . . .
+ Tạo dáng các con vật theo các tư thế : nằm , đứng , đi , quay , cúi , . . .
- Nặn các bộ phận rồi ghép , dính lại .
+ Nặn mình 
+ Nặn đầu , chân , . . . rồi dính , ghép lại 
+ Tạo dáng con vật 
b. Cách vẽ 
- V cho HS xem một số tranh các con vật , đặt câu hỏi để các em tìm ra cách vẽ 
+ Vẽ hình chính truớc 
+ Vẽ các bộ phận sau cho hợp dáng con vật 
+ Vẽ màu 
- GV vẽ phác lên bảng để minh hoạ 
c. Cách xé dán 
- GV cho HS xem một số tranh xé dán để các em biết cách làm bài 
+ Xé từng bộ phận 
+ Xếp hình phù hợp với giáng con vật 
+ Dán hình 
- GV dùng giấy màu thao tác cách xé và cách xắp sếp hình để HS thấy các dáng khác nhau của con vật 
* HĐ3 : Thực hành 
- HS làm bài 
+ Chọn con vật theo ý thích để nặn , vẽ hoặc xé gián 
+ Làm bài theo cách HD 
- GV quan sát và gợi ý HS
+ Cách nặn , vẽ hoặc xé dán 
+ Tạo hình dáng con vật 
+ Nặn , vẽ hoặc dán các bộ phận 
+ Tạo dáng các con vật để có hình dáng sinh động hơn 
* HĐ4 : Nhận xét đánh giá
- GV giới thiệu một số bài đã hoàn thành để HS quan sát 
+ HS bày sản phẩm năn lên bàn 
+ HS cầm bài vẽ hay bài xé dán đứng trước lớp 
+ Nhận xét các bài vẽ , xé dán trên bảng 
- GV tóm tắt , bổ sung và xếp loại 
-HS quan sát 
- HS trả lời 
- Một số hs kể tên một vài con vật 
- HS theo dõi 
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- Hs thực hành 
- Hs trung bày sản phẩm 
Củng cố - dặn dò 
GDMT : GD hs một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn môi trường xung quanh , biết phê phán những hành động sắn bắn động vật trái phép .
+ Hoàn thành bài 
+ Quan sát lọ hoa 
+ Quan sát tranh , ảnh một số lọ hoa có trang trí 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tong hop lop 3.doc