Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I. Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- KNS: Đảm nhận trách nhiệm.

B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện; HSKG đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

 

doc 14 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- KNS: Đảm nhận trách nhiệm.
B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện; HSKG đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
Tập đọc
A. Bài cũ: 5’
- Gọi HS đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên, TLCH về nội dung bài.
B. Day bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
GV cho HS quan sát tranh minh hoạ để giới thiệu bài học.
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 10’
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó.
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung lại kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
- Một HS đọc đoạn 3. Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
- HS đọc thầm Đ4, TL: Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
4. Luyện đọc lại. 5’
 - GV đọc lại đoạn 2. Sau đó hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- Một vài HS thi đọc đoạn văn.
- Một số học sinh đọc toàn bài.
Kể chuyện: 18’
1. GV nêu nhiệm vụ
 - Dựa vào bốn tranh minh hoạ bốn đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại được từng đoạn câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn.
- HS quan sát từng tranh, thảo luận nhóm đặt tên cho từng đoạn.
- Đại diện nhóm nối tiếp nhau đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại những tên đúng.
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện. 
- Từng cặp HS tập kể từng đoạn câu chuyện.
- Bốn HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn câu chuyện theo.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GVnhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- GV hỏi về nội dung câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể chuyện.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
- Các bài tập cần làm: Bài 1.2(a/b).Bài 3,4 có thể thay đổi giá tiền cho phù hợp với thực tế. Dành cho HS khá,giỏi: Bài 2(c).
II. Đồ dùng dạy - học: Các tờ giấy bạc như tiết học trước đã học.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’.
- GV cho HS nhận biết lại 1 số loại tiền đã học ở tiết trước.
- Gv nhận xét cho điểm.
B. Luyện tập : 28’	
Bài 1: GV hướng dẫn HS trước hết phải xác định số tiền trong mỗi ví.
- So sánh kết quả tìm được.
- Rút ra kết luận: Chiếc ví C có nhiều tiền nhất.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài. 
- HS làm bài cá nhân, sau đó chữa bài.
- Một HS chữa bài lên bảng phụ.GV và cả lớp nhận xét.
 Ví dụ: 3600 = 2000 + 1000 + 500 + 100.
 7500 = 5000 + 2000 + 500 hoặc 5000 + 2000 + 200 +200 + 100.
 3100 = 2000 + 1000 + 100 hoặc 2000 + 500 + 500 + 100.
Bài 3: GV yêu cầu HS quan sát tranh rồi làm các phần a, b.
- HS làm bài, GV theo dõi.
- Một số HS trả lời miệng. GVcả lớp nhận xét.
Bài 4: HS đọc đề toán rồi tự giải bài toán. Chữa bài.
Bài giải
Mẹ mua hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000(đồng)
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
10000 - 9000 = 1000(đồng)
 Đáp số: 1000 đồng.
C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, ĐD của bạn bè và mọi người.
- HSKG: Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện.
KNS: KN làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu thảo luận nhóm. Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai.10’ 
Môc tiªu: Kh«ng ®­îc x©m ph¹m th­ tõ, tµiÈn cña ng­êi kh¸c.
- GV treo bảng phụ có chép tình huống, HS đọc tình huống.
- GV hỏi: Trong tình huống có mấy nhân vật ? 
- GV nêu câu hỏi BT1(VBT), các nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết rồi phân vai cho nhau, một số bạn đóng vai.
- GV kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.10’
Môc tiªu: Nªu ®­¬c mét vµi biÓu hiÖn vÒ t«n träng th­ tõ, tµi s¶n ng­êi kh¸c. Thùc hiÖn t«n träng th­ tõ, nhËt kÝ ,s¸ch vë ®å dïng cña b¹n bÌ vµ mäi ng­êi.
- GV hướng dẫn HS làm BT2a vào VBT (Điền các từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp).
- Một số HS trình bày nội dung bài làm của mình. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- BT2b: GV hướng dẫn HS trả lời miệng theo các tình huống.
- GV kết luận chung.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 10’
Môc tiªu: Nh¾c mäi ng­êi cïng thùc hiÖn. 
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp: Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai? Việc đó xảy ra như thế nào?
- Một số HS trình bày trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’
GV tổng kết giờ học, dặn HS ôn bài.
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng BT(2) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp ghi nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: 5’
- GV đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: Bốn từ bắt đầu bằng ch/tr (hoặc chứa tiếng có vần ưt/ưc).
B. Dạy bài mới: 25’
1. Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần bài chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- HS tự tìm những chữ có trong bài văn dễ viết sai, tự viết vào giấy nháp những chữ đó.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2. (lựa chọn)
- GV chọn cho HS làm bài 2a (HS khá, giỏi làm thêm bài 2b); 
- HS đọc thầm yêu cầu của bài và làm bài cá nhân. 
- GV mời 3 học sinh lên bảng thi làm bài sau đó đọc kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải:a. Hoa giấy - giản dị - giống hệt - rực rỡ. Hoa giấy - rải kín - gió.
b.  lệnhdập dềnh  lao lên  Bên  công kênh  trên  mênh mông.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập.
TOÁN
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
- Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản).
- Các bài tập cần làm: Bài 1.3.- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 2.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’.
- GV cho 1HS làm lại bài tập 4 ở tiết trước.
- Gv nhận xét cho điểm.
B. Bài mới : 28’	
1. Làm quen với dãy số liệu.
a. HS quan sát để hình thành dãy số liệu:
- GV cho HS quan sát bức tranh như ở SGK và hỏi: Bức tranh này nói lên điều gì?
- GV gọi 1 HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, 1 HS khác ghi lại các số đo: 122cm; 130cm; 127cm; 118cm. 
- GV giới thiệu: Các số đo chiều cao trên là Dãy số liệu.
b. Làm quen với thứ tự và các số hạng của dãy:
- GV hỏi: “Số 122cm là số thứ mấy trong dãy?”
- Tương tự HS trả lời với các số còn lại.
- GV hỏi tiếp: Dãy số liệu trên có mấy số?
- GV gọi 1 HS lên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao trên để được danh sách: An, Phong, Ngân, Minh; sau đó gọi 1 vài HS nhìn danh sách và dãy số liệu trên để đọc chiều cao của từng bạn.
2. Thực hành. 
Bài 1: GV cho HS làm 2, 3 câu trong SGK
- Hãy viết số đo chiều cao của 4 bạn theo thứ tự từ cao đến thấp .
- Hãy viết danh sách của 4 bạn theo thứ tự trong dãy số liệu trên .
Bài 2: Dành cho HS khá,giỏi. Nêu miệng
- Xác định được dãy số gồm 5 số.
 a) Tháng 2 năm 2004 có 5 ngày chủ nhật.
 b) Chủ nhật ngày đầu tiên là ngày1.
 c) Ngày 22 là chủ nhật thứ 4 trong tháng.
Bài 3: GV gọi 1 HS lên bảng làm phần a, 1 HS làm phần b; Cả lớp làm vào vở. 
- GV nhận xét và bổ sung một số câu hỏi tương tự bài 1.
- GV nhắc HS chú ý: Bài 2 và bài 4 các em sẽ làm ở giờ tự học.
C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
Luyện từ và câu
Cô Mĩ Hoa dạy
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TÔM, CUA
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
- HSKG: Biết tôm, cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
Liên hệ với các loài tôm, cua và các sinh vật biển khác (HS hiểu thêm về tài nguyên hải sản biển).
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình minh hoạ trong SGK; tranh ảnh về tôm, cua.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Tìm hiểu các bộ phận của tôm, cua. 15’
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời: 
+ Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng ? 
+ Bên ngoài của những con tôm có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? 
+ Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân chúng có gì đặc biệt? 
- HS quan sát các hình tôm, cua trong SGK trang 98, 99 và thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ 1 lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành nhiều đốt.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. Tìm hiểu ích lợi của tôm, cua. 15’ 
- GV gợi ý cho HS thảo luận:
+ Tôm, cua sống ở đâu?
+ Nêu ích lợi của tôm, cua?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến tôm, cua mà em biết?
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý. Đại diện các nhóm lên trình bày. GV và cả lớp n ... y gia đình?
 - Gia đình cô Lan có mấy người con?
 - Gia đình cô Mai có mấy người con?
 - Gia đình cô Hồng có mấy người con?
 - Gia đình nào có ít con nhất? Gia đình nào có số con bằng nhau?
2.Thực hành. 
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Đây là bảng thống kê số học sinh giỏi của các lớp 3 ở một trường tiểu học.
 Lớp
 3A
 3B
 3C
 3D
Số học sinh giỏi
 18
 13
 25
 15
GV cho HS làm 2, 3 câu trong SGK:
+ Lớp 3A có ít hơn lớp 3C bao nhiêu HS giỏi?
+ Lớp 3A có nhiều hơn lớp 3B bao nhiêu HS giỏi?
+ Cả 4 lớp có bao nhiêu HS giỏi?
Bài 2 (dành cho HSKG): HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. 
Bài 3: GV giới thiệu cho HS cấu tạo của bảng số liệu (số hàng, số cột) và ý nghĩa của từng hàng, từng cột.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV củng cố cho HS cấu tạo của 2 loại bảng số liệu: 2 hàng và nhiều hàng.
C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. Dặn HS về tập đọc các bảng thống kê.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
CÁ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát. 
- Nêu ích lợi của cá.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK T100, 101; sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Tìm hiểu các bộ phận của cá. 15’
* Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình các con cá trong SGK tranh 100, 101và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý: 
+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình? Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng?
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì? 
* Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con cá. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* GV kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây. 
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. Tìm hiểu ích lợi của cá. 15’
- GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận: 
+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặm mà em biết? 
+ Nêu lợi ích của cá?
+ Giới thiệu hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết?
- HS trả lời theo gợi ý. HS khác nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận: Phần lớn cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.5’
GVnhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng BT(2) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bút dạ và 3 tờ phiếu ghi ND bài tập2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS viết bảng, cả lớp viết vào vở nháp các từ ngữ: cao lênh 
khênh, dập dềnh, dí dỏm, bập bênh.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn chính tả. 2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: + Đoạn văn tả gì? Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- HS đọc và viết ra giấy nháp những chữ mình dễ viết sai.
b. GV đọc, HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài: Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra và ghi số lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 (Lựa chọn): 
- HS đọc YC của bài. GV nhắc HS chú ý tìm đúng tên các đồ vật, con vật.
- HS làm bài theo nhóm.
- GVdán 3 tờ phiếu lên bảng mời 3 nhóm lên thi làm bài. HS đọc kết quả; Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành BT ở VBT.
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1).
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
- KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh một số lễ hội; bảng phụ viết sẵn những gợi ý. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 1 HS lên bảng nhìn tranh lễ hội tuần 25 tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT.
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào?
(hội Lim, hội chùa Hương, hội đền Sóc,...)
- GV gọi HS giỏi kể mẫu (theo 6 gợi ý SGK). GV nhận xét.
- Từng cặp HS tập kể.
- Nhiều HS nối tiếp nhau thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay và hấp dẫn nhất.
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV nhắc HS chỉ viết những điều các em vừa kể, những trò vui trong ngày hội.Viết thành một đoạn văn liền mạch.
- HS viết bài. GV giúp đỡ HS yếu.
- Một số HS đọc bài viết. Cả lớp nhận xét. GV chấm một số bài viết.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
THỦ CÔNG
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
- HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công.
- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hành.
- GV gọi một số HS nhắc lại qui trình làm lọ hoa gắn tường.
* Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều .
* Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa .
* Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường .
- GV hướng dẫn HS quan sát lại tranh qui trình làm lọ hoa gắn tường trước khi thực hành.
- HS thực hành làm lọ hoa. GV theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS trưng bày SP theo tổ. GV nhận xét, đánh giá từng SP.
- GV chọn một số SP đúng, đẹp để lưu giữ.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.
TOÁN
KIỂM TRA
I. Yêu cầu cần đạt:
Tập trung vào việc đánh giá:
- Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số; xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số.
- Đặt tính và thực hiện các phép tính: cộng, trừ các số có 4 chữ số có nhớ 2 lần không liên tiếp; nhân (chia) số có 4 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Biết số góc vuông trong một hình. Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Đề kiểm tra:
Phần I (3 điểm): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số liền sau của 7529 là:
A. 7528 B. 7519 c. 7530 D. 7539
Câu 2: Trong các số 8572, 7852, 7285, 8752, số lớn nhất là:
A. 8572 B.7852 C.7285 D. 8752
Câu 3: Trong cùng một năm ngày 27- 3 là ngày thứ năm, ngày 5 - 4 là:
A. Thứ tư B. Thứ năm C. Thứ sáu D. Thứ bảy
Câu 4: Số góc vuông trong hình bên là:
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5: 2cm5cm = ...cm số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 7 B. 25 C. 250 D. 205
Phần II (7 điểm): Làm các bài tập sau:
Câu 1: (4 điểm) Đặt tính rồi tính:
5739 + 2446 7482 - 946 1928 x 3 8970 : 6
Câu 2 (3 điểm) Giải bài toán:
Có 3 ô tô mỗi ô tô chở 2205 kg rau. Người ta đã chuyển xuống được 4000 kg 
rau, từ các ô tô đó. Hỏi còn bao nhiêu kg rau chưa chở xuống?
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập.
- Bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần: 
- Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác.
- Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, còn thiếu sách vở, ĐDHT, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt.
c. Bình xét thi đua.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
	- Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu.
	- Ôn tập chuẩn bị cho KTĐK giữa học kỳ II.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội (BT1).
- Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Lễ hội (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3a/b/c).
II. Đồ dùng dạy - học: 3 tờ giấy to để HS làm BT1; 4 băng giấy, mỗi băng giấy viết nội dung 1 câu văn ở BT3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 2 HS làm miệng BT1, 3(Tiết Luyện từ và câu T.25).
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài. GVgiải thích để HS hiểu ở BT này các em hiểu nghĩa các từ: lễ, hội và lễ hội.
- HS làm bài cá nhân; GV dán 3 tờ giấy lên bảng, mời 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét chốt ý đúng.
- Nhiều HS đọc lời giải đúng.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm, viết nhanh tên một số lễ hội, hội và hoạt động trong lễ hội và hội vào phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả bài làm lên bảng, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm hiểu biết nhất về lễ hội.
- Cả lớp viết bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu BT. GV giúp HS nhận điểm giống nhau giữa các câu: Mỗi câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân (với các từ: vì, tại, nhờ).
- HS làm bài cá nhân. GV mời 4 HS làm bài trên 4 băng giấy. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại BT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_26_tran_thi_tuyet.doc