I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
- Đọc đúng từ ngữ: sửa soạn, ngúng nguẩy, lung lay, thảng thốt,.Hiểu nghĩa một số từ mới trong bài: ngúng nguẩy, thảng thốt.và hiểu nội dung của câu chuyện: làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau những cụm từ và dấu câu, biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Cha và Ngựa Con.
- Có ý thức cẩn thận, chu đáo trong mọi hành động.
B - Kể chuyện
- Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, học sinh kể được toàn bộ câu chuyện.
- Rèn kỹ năng nói và nghe. Khi kể biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Có thái độ cẩn thận trong công việc.
II- Đồ dùng.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Tuần 28 tập đọc - kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng I - Mục tiêu. A - Tập đọc. - Đọc đúng từ ngữ: sửa soạn, ngúng nguẩy, lung lay, thảng thốt,...Hiểu nghĩa một số từ mới trong bài: ngúng nguẩy, thảng thốt...và hiểu nội dung của câu chuyện: làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại. - Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau những cụm từ và dấu câu, biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Cha và Ngựa Con. - Có ý thức cẩn thận, chu đáo trong mọi hành động. B - Kể chuyện - Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, học sinh kể được toàn bộ câu chuyện. - Rèn kỹ năng nói và nghe. Khi kể biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Có thái độ cẩn thận trong công việc. II- Đồ dùng. - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn cách đọc câu dài. * Giải nghĩa 1 số từ mới: nguyệt quế, móng, đối thủ, thảng thốt,... - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c- Tìm hiểu bài. ?+ Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tổ điểm cho vẻ ngoài của mình + Ngựa Cha khuyên con điều gì? + Nghe cha nói Ngựa Con phản ứng như thế nào? + Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong cuộc thi? + Ngựa Con rút ra bài học gì? - Cả lớp đọc thầm - Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài. - Đặt câu với từ: nguyệt quế. - Cả lớp đọc đồng thanh. -...mải mê soi bóng mình....chảỉ chuốt. -...phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. -...ngúng nguẩy, đày tự tin đáp: Cha yêu tâm đi....sẽ thắng. - Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo, chỉ lo chải chuốt, không nghe lời khuyên của cha. -...đừng bao giờ chủ quan dù là việc nhỏ nhất. B- Tập đọc - kể chuyện d- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc đoạn hai. e- Kể chuyện. ?+ Nêu yêu cầu của bài? + Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là như thế nào? + Cần xưng hô ra sao theo yêu cầu của truyện? - Yêu cầu học sinh quan sát tranh => nói nội dung tương ứng từng tranh. - Yêu cầu học sinh nối tiếp kể lại từng đoạn. - Yêu cầu một số học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Học sinh luyện đọc hay đoạn 2. - Đọc phân vai: Người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con. -...nhập vai minh là Ngựa Con kể lại câu chuyện. -... xưng hô "tôi" hoặc "mình" - Học sinh quan sát => nói nội dung từng tranh. - Học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Tuần 28 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010 toán So sánh các số trong phạm vi 100000 I- Mục tiêu. - Luyện các qui tắc so sánh các số trong phạm vi 100000. - Biết so sánh các số trong phạm vi 100000. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Củng cố các qui tắc so sánh các số trong phạm vi 100000. - Yêu cầu học sinh so sánh 999 và 1012. ?+ Vì sao điền dấu < (nhỏ hơn)? Kết luận: 2 số có số nào có số chữ số nhiều hơn => số đó lớn hơn. - Yêu cầu học sinh tự tìm 2 số, mỗi số có 4 chữ số S2. Kết luận: 2 số có cùng số chữ số ta so sánh từng cặp chữ số trong cùng mỗi hàng, chữ số nào lớn => số đó lớn hơn. 2- Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100000. a- So sánh 100000 và 99999. - Yêu cầu học sinh so sánh => kết luận. b- So sánh các số có cùng chữ số. - Yêu cầu học sinh tự nghĩ 2 số, mỗi số có 5 chữ số => so sánh 2 số đó. Ví dụ: 73829 và 72892. Kết luận: 3- Luyện tập: Bài 1, 2: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở => Giáo viên chữa bài, thống nhất kết quả đúng. Bài 3: - Học sinh làm bài => nêu kết quả. Bài 4: - Yêu cầu học sinh phân tích đề toán => làm bài. -...số 999 có ít chữ số hơn số 1012 nên 999 < 1012. - Học sinh tự lấy ví dụ => so sánh. - Học sinh nhắc lại. -...số 99999 có 5 chữ số, số 100000 có 6 chữ số => 100000 > 99999 - Học sinh lấy ví dụ => so sánh. - Rút ra kết luận khi so sánh 2 số có cùng số chữ số. - Xác định yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Đọc yêu cầu của bài. - Nêu miệng bài làm. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - Đọc lại thứ tự các số theo yêu cầu. 4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. chính tả: ( Nghe- viết) Cuộc chạy đua trong rừng I- Mục tiêu. - Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong truyện "Cuộc chạy đua trong rừng" - Viết đẹp, đúng sạch sẽ bài " Cuộc chạy đua trong rừng " - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết: rổ, quả dâu, giày dép, rễ cây,... 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc mẫu bài chính tả. ?+ Ngựa Con đã rút ra bài học gì sau cuộc thi? ?+ Đoạn văn trên có mấy câu? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? - Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. - Cả lớp đọc thầm. - 2 học sinh đọc bài. -...đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất. -... 3 câu. - Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật. - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh đổi chéo vở soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. - 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ. tập đọc Cùng vui chơi I - Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ: đẹp lắm, lộn xuống, nắng vàng,... Hiểu một số từ ngữ mới: lộn xuống, nắng vàng...và hiểu nội dung bài: Các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyện học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn. - Đọc lưu loát toàn bài. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Bài mới a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn ngắt nghỉ câu văn dài. * Giải nghĩa 1 số từ mới. - Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài. c- Tìm hiểu bài. ?+ Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh? + Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? + Em hiểu "chơi vui học càng vui" là thế nào? d- Luyện đọc lại - Học thuộc lòng bài thơ. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại toàn bài thơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ và luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc đoạn - Đặt câu với từ: cổ vũ, trường đua. - Học sinh đọc đồng thanh. -...chơi đá cầu - Trò chơi vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống từ chân bạn này sang chân bạn kia. - Các bạn chơi khéo léo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu luôn bay trên sân. -...chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết học tập sẽ tốt hơn. - Học sinh luyện đọc lại. - Học sinh học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên. - Thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. Thứ ba ngày 23 tháng 03 năm 2010 toán Luyện tập I- Mục tiêu. - Luyện tập đọc và nắm được thứ tự các số có 5 chữ số tròn nghìn tròn trăm. Luyện tập so sánh các số. Luyện tập tính viết và tính nhẩm. - Rèn kỹ năng đọc, so sánh, tính nhẩm các số có 5 chữ số. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài 1. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Tự nghĩ 2 số, mỗi số có 5 chữ số => So sánh 2 số đó? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán => làm bài. ?+ Nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số? Bài 2: - Nêu yêu cầu bài? Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. ?+ Để điền dấu đúng cần làm như thế nào? Bài 3: ?+ Tính nhẩm là tính như thế nào? - Yêu cầu học sinh nêu nối tiếp kết quả của từng phép tính và nêu cách nhẩm. Bài 4: - Yêu cầu học sinh làm bảng con. - Đọc số tìm được? Bài 5: - Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con từng phép tính. - Học sinh làm bài vào vở. 1 học sinh lên bảng làm. -........ - Học sinh làm bài. - Tính đúng => So sánh => điền dấu. - Học sinh nêu miệng bài toán. 99999 10000 - Học sinh làm bài => nêu cách đặt tính và cách tính. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. thủ công Làm đồng hồ để bàn I- Mục tiêu. - Biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. - Làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật. - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II- Đồ dùng. - Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công. - Tranh qui trình làm đồng hồ để bàn. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. - Giáo viên giới thiệu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công. ?+ Nhận xét về hình dạng, màu sắc và tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ? + So sánh đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế? 2- Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. * Bước 1: Cắt giấy. * Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (đế, mặt, khung và chân đỡ đồng hồ.. * Bước 3: Làm đồng hồ hoàn chỉnh. 3- Hoạt động 3: Thực hành làm hồ để bàn - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành (nếu còn thời gian). Giáo viên giúp đỡ những học sinh còn lúng túng. - Học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, màu sắc và các bộ phận của đồng hồ để bàn. -....... - Học sinh quan sát, lắng nghe. - Học sinh thực hành. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. tự nhiên xã hội Thú (tiếp) I- Mục tiêu. - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát. - Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng. Vẽ và tô màu một con thú rừng mà em thích. - Có ý thức bảo vệ một số loài thú. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm. - Y ... Nhận xét giờ học. Tập viết Ôn chữ hoa T I- Mục tiêu. - Củng cố cách viết chữ hoa T thông qua bài tập ứng dụng. - Viết đúng cỡ chữ tên riêng: Thăng Long. Câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Mẫu chữ hoa T. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết: Tân Trào. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn viết trên bảng con. * Bước 1: Luyện viết chữ hoa. - Yêu cầu học sinh nêu lại qui trình viết chữ T. - Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ T. - Hướng dẫn học sinh viết chữ T. * Bước 2: Luyện viết tên riêng: Thăng Long. - Yêu cầu học sinh nhận xét và luyện viết từ ứng dụng: Thăng Long. Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội. * Bước 3: Luyện viết câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ. - Câu ứng dụng khuyên năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ. - Yêu cầu học sinh viết: Thể Dục. 3- Hướng dẫn viết vào vở Tập viết. - Giáo viên nêu yêu cầu bài viết. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm. - Học sinh nhắc lại qui trình viết chữ T. - Học sinh tập viết các chữ T trên bảng con. - Học sinh viết vào bảng con: Thăng Long. - Học sinh luyện viết trên bảng con các chữ: - Học sinh viết bài vào vở. 4- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 26 tháng 03 năm 2010 toán Đơn vị đo diện tích cm2 I- Mục tiêu. - Biết cm2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm. - Biết đọc, viết số đo diện tích theo cm2. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng: Hình vuông cạnh 1 cm. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Giới thiệu cm2. - Để đo diện tích ta dùng đơn vị đo diện tích. Chẳng hạn là cm2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm. - Giáo viên giới thiệu hình vuông cạnh 1 cm. Diện tích hình vuông này là 1 cm2 - Xăng ti mét vuông viết tắt là cm2. - Yêu cầu học sinh đọc: cm2 - Viết ra giấy nháp (chữ số 2 viết phía trên bên phải cm). 2- Luyện tập: Bài 1: - Luyện đọc, viết số đo diện tích theo cm2. - Yêu cầu học sinh đọc đúng, viết đúng kí hiệu cm2. Bài 2: - Học sinh hiểu được số đo diện tích một hình theo cm2 chính là số ô vuông 1 cm2 có trong hình đó (bước đầu làm quen cách đo diện tích hình A là 6 cm2. Bài 3: - Yêu cầu học sinh thực hiện phép tính với các số đo có đơn vị đo diện tích là cm2. Học sinh làm bài và nêu cách thực hiện. Giáo viên hướng dẫn mẫu => yêu cầu học sinh làm các phép tính còn lại trên bảng con. Bài 4: - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán => làm bài vào vở. - Đọc bài 1. - Học sinh làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Xác định yêu cầu cảu bài. - Trình bày miệng bài làm. - Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con - nêu cách tính. - Đọc đề toán. - Phân tích bài toán. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Chính tả: (nhớ- viết) Cùng vui chơi I- Mục tiêu. - Nhớ và viết lại chính xác các khổ thơ 2, 3, 4 của bài "Cùng vui chơi" - Viết đúng, trình bày chính xác bài chính tả. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết: thiếu niên, nai nịt, lạnh buốt. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. - Cả lớp đọc đồng thanh lại bài thơ. ?+ Em hiểu "Chơi vui học càng vui" là thế nào? - Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai trong ba khổ thơ 2, 3, 4 => hướng dẫn luyện viết vào bảng con. - Yêu cầu học sinh nhớ và viết lại 3 khổ thơ. * Đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a. - Một số học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. - Cả lớp đọc. -...chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết,học tập sẽ tốt hơn. - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. - Học sinh lên bảng chữa bài trên bảng phụ. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học sinh hoạt lớp Tuần 28 I- Kiểm điểm công tác tuần 28. a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần. b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần: - Duy trì tốt nề nếp truy bài đầu giờ. - Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức. - Tích cực rèn chữ và có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp. - Phê bình một số học sinh nghỉ học không có phép: - Tuyên dương học sinh: II- Phương hướng phấn đấu. - Tham gia đầy đủ và có hiệu quả sân chơi - Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp. - Thực hiện tốt công tác vệ sinh trường lớp III- Chương trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp. Tuần 28 Thể dục bài thể dục với hoa hoặc cờ. trò chơi “ hoàng anh - hoàng yến” I, Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến”. Yêu cầu bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động. II, Chuẩn bị: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị sân cho trò chơi và mỗi HS 2 bông hoa hoặc cờ. III, Hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Cho HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập. - Cho HS đứng tại chỗ khởi động các khớp. - Bật nhảy tại chỗ theo nhịp vỗ tay. 2-Phần cơ bản. - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. + GV cho cả lớp ôn bài thể dục 2- 4 lần. * Có thể cho lớp đi đều sau đó triển khai đội hình đồng diễn và tập bài TD phát triển chung 1 lần với 3x8 nhịp. - Chơi trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến”. + GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần và trực tiếp điều khiển trò chơi. + Khi hô tên hàng, GV nên kéo dài giọng để tăng tính hấp dẫn của trò chơi. 3-Phần kết thúc - GV cho HS đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học. - GV giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục và nhảy dây. - Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV. - HS chạy khởi động và bật nhảy theo chỉ dẫn của GV. - HS triển khai đội hình đồng diễn TD, tập theo nhịp hô của GV. - HS tập trung chú ý, nghe rõ mệnh lệnh, phản ứng mau lẹ và chạy hoặc đuổi thật nhanh. - HS đi chậm, hít thở sâu. - HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. Thể dục bài thể dục với hoa hoặc cờ trò chơi “ nhảy ô tiếp sức” I, Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động. II, Chuẩn bị: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị sân cho trò chơi và mỗi HS 2 bông hoa hoặc cờ. III, Hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - GV cho HS chạy, khởi động các khớp và chơi trò chơi “Kết bạn” 2-Phần cơ bản. - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. + GV cho cả lớp tập, cán sự điều khiển, GV giúp đỡ, sửa sai. + GV chia tổ để tập luyện, các tổ trưởng điều khiển, GV bao quát chung. - Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” (đã học ở lớp 1). + GV chia HS trong lớp thành các đội đều nhau, nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức. + Cách chơi: Em số 1 bật nhảy lần lượt từ ô số 1 đến ô số 10 thì quay lại, tiếp tục bật nhảy lần lượt về đến ô số 1, chạm tay em số 2. Em số 2 nhanh chóng bật nhảy như số 1, cứ như vậy cho đến hết. 3-Phần kết thúc - GV cho HS đi lại, vừa đi vừa hít thở sâu (dang tay: hít vào, buông tay: thở ra). - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học. - GV giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung. - Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV. - HS chạy chậm xung quanh sân tập, khởi động các khớp và tham gia trò chơi dưới sự chỉ dẫn của GV. - HS tập theo đội hình đồng diễn TD, tập liên hoàn 2x8 nhịp - HS triển khai tập luyện theo đội hình tổ, tổ trưởng điều khiển. - Các tổ biểu diễn thi đua xem tổ nào tập đều và đẹp nhất. - HS chú ý nhảy đúng ô và nhảy nhanh, nhảy lần lượt các ô quy định, không bỏ cách ô, không được xuất phát trước lệnh chơi - HS đi chậm, hít thở sâu. - HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. sinh hoạt tập thể Đọc và làm theo báo đội I- Mục tiêu. - Đọc nội dung các bài báo trong báo: Khoa học Khám phá và báo Thiếu niên tiền phong. - Rèn thói quen chăm đọc báo và học tập những tấm gương tốt trong các bài báo. - Có ý thức giữ gìn sách báo và học tập những gương "Người tốt, việc tốt" trong báo.III- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Đọc và làm theo báo Đội. a- Giáo viên đọc một số bài báo trong báo "Khoa học Khám phá", báo Thiếu niên tiền phong. - Chúng em hỏi thầy cô trả lời - trang 14. - Câu lạc bộ các nhà khoa học. - Thiên nhiên kì thú. - Cây toán mê cờ tướng - trang 18. - Đố vui về các loài cá - trang 7. Thảo luận: ?+ Chúng ta học được gì từ bạn Phan Tuấn Long - cây toán mê cờ tướng của trường tiểu học Nhân Chính. + Bạn Tuấn Long đã có bí quyết gì để học giỏi môn toán? -...chăm chỉ, kiên trì, luôn nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài. -... ngoài giờ học ở trên lớp, về nhà Long thường mở sách ra để ôn lại lí thuyết và làm lại các bài tập cô cho. Mỗi bài toán Long đều cố gắng giải theo nhiều cách khác nhau, với những bài toán khó bạn cũng không sớm nản lòng mà kiên trì giải được mới thôi. b- Lớp trưởng đọc một số bài báo. - Chuyện kể ngày chủ nhật "Về cái thói quen" trang 3. - Câu chuyện nhỏ "Đừng bao giờ bỏ cuộc" trang 8. - 1001 câu hỏi tại sao? trang 6. - Những sách chế dành cho tương lai trang 13. - Câu lạc bộ các nhà khoa học nhỏ tuổi trang 4. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: