I. Yêu cầu cần đạt
- Kể tên một số thức ăn đồ uống và hoạt động có lợi cho các cơ quan thần kinh. Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp để có một thói quen học tập vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc.
- Thu thập thông tin về một số chất có hại đối với các cơ quan thần kinh và cách phòng tránh.
- Yêu quý bản thân có ý thức bảo vệ các cơ quan trên cơ thể con người.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
Trường Tiểu học Phong Vân LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 28 ( Từ ngày 27/3 đến 31/3/2023) Thứ/ ngày Môn Tiết theo PPCT Tiết theo TKB Tên bài dạy Hai 27/3 HĐTN 82 SHDC: Cảnh quan thiên nhiên địa phương Toán 136 Phép cộng trong phạm vi 100000 Tiếng Việt 190+191 Đọc: Đất nước là gì? Nói và nghe: Cảnh đẹp đất nước Ba 28/3 Tiếng Việt 191 Nghe-viết: Bản em Toán 137 Luyện tập GDTC 54 Bài tập dẫn bóng theo hướng thẳng, dẫn bóng đổi hướng (tiết 1) TNXH 54 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh (tiết 2) Tư 29/3 Tiếng Việt 192+193 Đọc: Núi quê tôi Viết: Ôn chữ hoa V, X Tiếng Anh 111 Unit 7: Toys. Lesson 3.3 Toán 138 Phép trừ trong phạm vi 100000 Năm 30/3 Toán 139 Luyện tập Tiếng Việt 194 LT: Từ ngữ có nghĩa giống nhau. So sánh TNXH 55 Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe HĐTN 83 HĐGD theo chủ đề: Quê hương em tươi đẹp Sáu 31/3 Toán 140 Luyện tập Tiếng Việt 195 LT: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em vpis quê hương Đạo đức 28 Xử lí bất hòa với bạn bè (tiết 2) HĐTN 84 SHL: SH theo chủ đề: Tự hào vẻ đẹp quê hương TUẦN 28 Thứ Hai ngày 27 tháng 3 năm 2023 Hoạt động trải nghiệm Tiết 82: Sinh hoạt dưới cờ: Cảnh quan thiên nhiên địa phương I. Yêu cầu cần đạt - HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. Giới thiệu cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. - Biết chăm sóc, bảo vệ cảnh quan xung quanh mình; Biết những gì là “của chung” để giữ gìn. - GD HS biết giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. II. Đồ dùng dạy học - GV: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video hài. - HS: Sách, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Chào cờ - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - HS tập trung trật tự trên sân. - HS điều khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt dưới cờ a) Khởi động - GV cho HS hát bài Ra chơi vườn hoa. - GV gợi ý HS định nghĩa thế nào là “của chung”. Tại sao bông hoa lại là “của chung”? Bông hoa do ai trồng? Ai được ngắm hoa? Có được ngắt hoa về làm của riêng trong nhà mình không? - GV nhận xét. - GV dẫn dắt vào hoạt động. b) Khám phá - Gv chiếu video giới thiệu cảnh Hạ Long + Cảnh Hạ Long như thế nào? + Trong video có xuất hiện những gì? + Em làm gì để Hạ long luôn luôn được đẹp? - Kết luận: Mỗi địa phương, mỗi khu vực đều có những cảnh quan chung – là của chung tất cả mọi người, ai cũng có quyền sử dụng, ai cũng có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ. - HS hát. - HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời - HS ghi tên bài vào vở. - HS quan sát + Rất đẹp. + Biển, thuyền, các du khách, + Giữ vệ sinh luôn sạch sẽ,Tuyên truyền người dân vất rác đúng nơi quy định, - Lắng nghe 3. Củng cố, tổng kết - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. - HS lắng nghe để thực hiện. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Toán Tiết 136: Phép cộng trong phạm vi 100000 I. Yêu cầu cần đạt - Tính nhẩm được phép cộng các số tròn nghìn, tròn chục nghìn trong phạm vi 100 000. Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 100 000. - Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100 000. - Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi, bảng con. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho Hs chơi trò chơi: Ai nhanh hơn: Viết các số thích hợp vào chỗ trống: 37 042; 37 043; ...; ... ; ...; .... - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài. - HS tham gia chơi. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Khám phá - GV cho 3 HS đứng tại chỗ đọc lời thoại của Nam, Mai và Rô-bốt trong để dẫn ra tình huống. - GV HD HS lập phép tính tìm số cây cả 2 loại + Muốn biết có tất cả bao nhiêu cây cà phê và cây ca cao ta làm phép tính gì? Từ đó dẫn ra phép cộng 12 547 + 23 628 = ? + Ta có thể thực hiện phép cộng này như thế nào? - GV nêu: Đặt tính và tính tương tự như phép cộng hai số có bốn chữ số mà các em đã học. - GV gọi HS nêu cách đặt tính rồi tính: - Để củng cố cách thực hiện phép tính, GV cho HS làm thêm một phép cộng: 74 635 + 3 829. - GV nhận xét, tuyên dương. - 3 HS đọc lời thoại. + Muốn biết có tất cả bao nhiêu cây cà phê và cây ca cao ta làm phép tính cộng 12 547 + 23 628 = ? + Ta thực hiện phép cộng này theo 2 bước: Đặt tính và tính. - HS nêu cách thực hiện đặt tính rồi tính - HS làm nháp, nêu kết quả. 3. Luyện tập Bài 1: - GV nhận xét. Bài 2: - Gv nhận xét, lưu ý HS cách đặt tính. Bài 3: - GV HD mẫu. - GV nhận xét. Bài 4: + Bài toán cho biết gì, hỏi gì? + Trước hết phải tìm gì? Phải làm phép tính gì? - GV nhận xét, tuyên dương. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng con. + 86362 918 87280 + 94246 4825 99071 + 67294 25431 92725 - HS đọc yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. + 43835 55807 99642 + 67254 92 67346 + 25346 37292 62638 - HS đọc yêu cầu. - HS quan sát. - HS làm vở, nêu kết quả a) 6 000 + 5 000 = 11 000 b) 9 000 + 4 000 = 13 000 c) 7 000 + 9 000 = 16 000 - HS đọc yêu cầu. - HS nêu. - HS nêu. Bài giải Cửa hàng đã nhập về số sách giáo khoa và sách tham khảo là: 6 500 + 3 860 = 10 360 (cuốn) Cửa hàng đã nhập về số sách và vở là: 10 360 + 8 500 = 18 860 (cuốn) Đáp số: 18 860 cuốn. 4. Củng cố, tổng kết - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh thực hiện được phép cộng trong phạm vi 100 000. - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau. - HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Tiếng Việt Tiết 190 + 191: Đọc: Đất nước là gì? Nói và nghe: Cảnh đẹp đất nước I. Yêu cầu cần đạt - HS đọc đúng bài thơ Đất nước là gì? Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ. + Nói được những hiểu biết và cảm nghĩ của bản thân về cảnh đẹp đất nước Việt Nam dựa vào gợi ý và tranh ảnh. - Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. Bước đầu thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “con” trong bài thơ) qua giọng đọc. + Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe khi nói. - GD HS tình yêu quê hương, đất nước. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho HS nghe bài hát Quê hương Việt Nam tôi. + Bài hát nói về điều gì? - GV nhận xét. - GV đưa tranh chủ đề và giới thiệu. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS nghe bài hát. + Việt Nam quê hương qua những điều giản dị. - HS lắng nghe. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Khám phá Hoạt động 1: Đọc văn bản - GV đọc trôi chảy toàn bài, ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những câu hỏi bộc lộ suy nghĩ/ suy tư của bạn nhỏ thể hiện trong bài thơ. - Gọi HS đọc cả bài. - GV chia khổ: (6 khổ thơ) - GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ. - Luyện đọc từ khó: biển, Tổ quốc, đất nước, song, trắng, giản đơn - Luyện đọc câu dài. Hay là con nghĩ/ Đất nước trong nhà/ Là cha/ là mẹ/ Lá cờ Tổ quốc?// - HS luyện đọc theo nhóm 6. - GV nhận xét các nhóm. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 1. Ở 2 khổ thơ đầu, bạn nhỏ hỏi những điều gì về đất nước? 2. Bạn ấy đã tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó như thế nào? 3. Hai câu thơ cuối bài cho thấy bạn nhỏ đã nhận ra điều gì? 4. Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước không? Vì sao? - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt: Bài thơ thể hiện dòng suy nghĩ, nhận thức của một bạn nhỏ về câu hỏi “Đất nước là gì”. Qua câu trả lời của bạn, ta hiểu thêm rằng đất nước có trong tất cả mọi thứ, mọi người, mọi vật sống trên đất nước, có ở đất nước. - Hs lắng nghe. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát. - HS đọc nối tiếp từng khổ. - HS đọc từ khó. - HS luyện đọc câu dài. - HS luyện đọc theo nhóm 6. - HS thi đọc. + Bạn nhỏ có những hiểu biết về đất nước: Đất nước là gì? Đất nước rộng lớn đến đâu. Làm cách nào để đo. + Đất nước có nhà, là cha, là mẹ, đất nước có trường học, đất nước là cảnh vật thiên nhiên xung quanh ta. + Đất nước là mọi điều giản đơn, thân thuộc hàng ngày, ở quanh ta cộng lại, gộp lại. - HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ. - HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại Tiết 2 Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HD HS đọc thuộc lòng bài thơ. - GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - HS đọc thuộc lòng. - HS thi đọc thuộc lòng. 3. Nói và nghe: Cảnh đẹp đất nước Hoạt động 1: Giới thiệu một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam mà em biết - GV HD HS: Chọn 1 cảnh đẹp trong SGK hoặc nơi em đã đi, đã xem qua tranh ảnh và giới thiệu. - GV NX, tuyên dương. Hoạt động 2: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp của đất nước Việt Nam - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: Lần lượt từng em nêu cảm nghĩ, những điều mong muốn về cảnh đẹp của đất nước. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV tổng kết: Qua bài luyện đọc, luyện nói và nghe hôm nay, các em đã có hiểu biết thêm về đất nước. Đất nước ta trong tương lai có đẹp như mong muốn của các em hay không, phụ thuộc vào tất cả mọi người có biết sống về đất nước, vì dân tộc hay không, trong đó có các em – những chủ nhân tương lai của đất nước. - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu. - ... số: 8150 lít xăng. - HS đọc yêu cầu. - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. a) 8647 + 6500 - 13217 = 15147 – 13217 = 1930 b) 15654 – (7460 + 2140) = 15654 – 5320 = 10334 3. Củng cố, tổng kết - GV nêu đề toán và cho HS giải bằng 2 cách Đề bài: Một kho có 5624 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg, lần sau chuyển đi 1456 kg. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối? - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau. - HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT. - HS làm và trả lời. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Tiếng Việt Tiết 193: Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với quê hương I. Yêu cầu cần đạt - Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc của em với quê hương. - Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu), diễn đạt đủ ý, rõ ràng. - GD HS tình yêu quê hương, đất nước. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho HS nghe bài hát: Ba Vì thân yêu. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS nghe bài hát. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Luyện tập Bài 1: - GV đưa các tranh trong SGK: + Tranh vẽ cảnh vật gì? - GV động viên, khen ngợi các nhóm có cách giới thiệu hay. Bài 2: - GV đưa gợi ý. - GV cho HS viết vở. - Gọi HS đọc bài. - GV NX, tuyên dương HS viết hay. Bài 3: - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đổi bài và nhận xét cho nhau - GV nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày. + Tranh 1: Một bạn nhỏ đang ngắm nhìn quang cảnh một khu phố có người và xe đi lại đông vui. + Tranh 2: Một làng quê Việt Nam có cây rơm, ao cá, các bạn nhỏ đang vui chơi. + Tranh 3: Vùng quê miền núi có ruộng bậc thang, mấy nếp nhà sàn thưa thớt. + Tranh 4: Một làng quê ở miền biển, có cây dừa, biển cả mênh mông. - HS đọc yêu cầu. - 2-3 HS đọc. - HS viết vở. - 4-5 em đọc bài của mình. - HS đọc yêu cầu. - HS đổi vở cho nhau, nhận xét - 3-4 nhóm nhận xét. 3. Củng cố, tổng kết - GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. + Tìm đọc câu chuyện bài văn, bài thơ,.. về quê hương, đất nước. + Tìm thêm một số hình ảnh về quê hương, đất nước được nói đến trong bài đã đọc - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Đạo đức Tiết 28: Xử lí bất hòa với bạn bè (tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt - Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè. Biết vì sao bất hòa với bạn bè. - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. - GD HS luôn đoàn kết với bạn bè. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa theo lời bài hát Chú voi con: + Nêu 1 việc làm xử lý bất hòa với bạn bè. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS tham gia chơi. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Khám phá Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xử lý bất hòa với bạn bè - GV gọi HS đọc yêu cầu 1 trong SGK - GV chiếu cho HS quan sát tranh, đưa câu hỏi thảo luận: + Nêu nội dung từng tranh. + Các bạn đã làm gì để xử lý bất hòa với bạn bè? + Việc làm đó có ý nghĩa gì? + Theo em, vì sao phải xử lý bất hòa với bạn bè? - GV NX, KL: Mỗi người chúng ta không thế sổng tách biệt với cộng đồng, vì thế chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta, góp phần xây dựng nếp sống văn văn minh. + Em còn có cách sử lý nào khác khi bất hòa với bạn bè? Hoạt động 2: Giúp bạn bè xử lý tình huống bất hòa - GV yêu cầu HS đọc TH trong sgk. - GV giao nhiệm vụ cho HS + Khi hai bạn bất hòa Tuấn đã làm gì? - GV NX, KL: Để giúp bạn xử lý bất hòa, chúng ta nên ngồi lại cùng các bạn, lắng nghe ý kiến của từng người, chỉ ra những điểm đúng ở hai bạn và xóa bỏ những hiểu lầm. Sau đó, em có thể đề xuất một giải pháp mà cả hai bạn đều cảm thấy ổn và nhất trí thực hiện. Bước cuối cùng là đề nghị các bạn bắt tay làm lành với nhau. - Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. - HS QS tranh, thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày: + Tranh 1: Thật bình tĩnh khi bất hòa với bạn!” + Tranh 2: Tìm hiểu nguyên nhân bất hòa. + Tranh 3: Nói chuyện với bạn lắng nghe không cắt lời, không chen ngang. + Tranh 4: Nếu có lối thành thật xin lỗi bạn. + Tranh 5: bắt tay vui vẻ làm hòa với bạn. + Các bạn đã lắng nghe bạn nói thẳng thắn nhận khuyết điểm sai. + Việc làm đó đã giúp bạn bè hiểu nhau hơn + Vì như thế mới xây dựng được tình bạn bền vững hơn. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS đọc tình huống. + Tuấn đã lắng nghe và giải quyết những cái đúng cái sai để hai bạn hiểu ra và biết cách xin lỗi nhau để giảng hòa. 3. Củng cố, tổng kết - GV yêu cầu HS chia sẻ về những việc em đã làm để thể hiện phải xử lý bất hòa với bạn bè + Qua tiết học hôm nay em học được điều gì? - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho tiết 3 của bài. - HS chia sẻ trước lớp. + Quan tâm xử lý bất hòa với bạn bè bằng những lời nói và việc làm phù hợp với bản thân mình. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Hoạt động trải nghiệm Tiết 84: Sinh hoạt lớp. Sinh hoạt theo chủ đề: Tự hào về vẻ đẹp quê hương I. Yêu cầu cần đạt - Học sinh chia sẻ về một trong những cảnh quan thiên nhiên ở quê hương mà mình mới tìm hiểu được. - HS thực hành sáng tạo một bức tranh về cảnh quan thiên nhiên. - GD HS có ý thức giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV mở bài hát “Hello Việt Nam” - GV giới thiệu bài. - HS nghe bài hát. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Tổng kết tuần Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm NX, bổ sung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm NX, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt theo chủ đề Hoạt động 3: Chia sẻ về những điều em mới tìm hiểu được về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương - GV mời HS ngồi theo nhóm để chia sẻ: + Nơi đó có gì đặc biệt? Vì sao em muốn đến thăm? + Em và người thân có kế hoạch đến thăm cảnh đẹp đó khi nào? - GV NX, KL: Chúng ta hãy tìm hiểu các thông tin về cảnh quan đó để lập được một kế hoạch tới tham quan phù hợp. Hoạt động 4: Sáng tạo tác phẩm theo chủ đề “Quê hương tươi đẹp” - GV mời mỗi tổ hoặc nhóm chọn một hình thức sáng tạo tác phẩm về cảnh đẹp của địa phương + Làm bức tranh bằng chất liệu yêu thích: lá khô, màu vẽ, giấy vụn, các loại hạt,... + Làm thơ hoặc viết đoạn văn và tự minh họa. - GV mời các nhóm thuyết trình trước lớp về sản phẩm của mình. - GV mời các nhóm nhận xét Kết luận: Cảnh quan thiên nhiên ở địa phương có thể là nguồn cảm hứng sáng tác của em. - Học sinh chia nhóm 4, chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Học sinh chia nhóm thảo luận và chọn hình thức phù hợp - Các nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét. - Cả lớp lắng nghe 4. Củng cố, tổng kết - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Đề nghị HS cùng người thân khám phá cảnh đẹp đất nước thông qua âm nhạc + Cùng người thân sưu tầm các câu ca dao ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: