Tập đọc – kể chuyện
BUỔI HỌC THỂ DỤC
I.MỤC TIÊU:
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: Đê- rốt- xi, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li, khuyến khích, khuỷu tay.
- Đọc dúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.
- Nắm được nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.
B Kể Chuyện
1.Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của của một nhân vật.
2. Rèn kĩ năng nghe
Tuần 29 Thứ 2 ngày 30 tháng 3 năm 2009 Tập đọc – kể chuyện BUỔI HỌC THỂ DỤC I.MỤC TIÊU: A Tập Đọc 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ: Đê- rốt- xi, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li, khuyến khích, khuỷu tay. - Đọc dúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù. - Nắm được nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. B Kể Chuyện 1.Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của của một nhân vật. 2. Rèn kĩ năng nghe II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - 2 HS đọc lại bài Tin thể thao, trả lời các câu hỏi trong SGK - GV nhận xét, cho điểm. B. BÀI MỚI: HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Luyện đọc - GV đọc toàn bài - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng câu - GV viết lên bảng các từ: Đê- rốt- xi, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li + Đọc từng đoạn trước lớp. - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc từng đoạn với giọng thích hợp. + Đọc từng đoạn trong nhóm - GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng. + Thi đọc giữa các nhóm + Đọc đồng thanh Hướng dẫn tìm hiểu bài GV chốt lại câu trả lời đúng 1.Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì? 2.Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào? 3. Vì sao Nen- li được miễn tập thể dục? 4. Vì sao Nen- li cố xin thầy cho được tập như mọi người? 5.Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen- li? 6. Hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện? Luyện đọc lại - GV đọc mẫu 3 đoạn của câu chuyện, hướng dẫn HS nhấn giọng ở các từ ngữ: rất chật vật, đỏ như lửa, ướt đẫm, cố sức leo, thấp thỏm sợ, reo lên, nắm chặt, rướn người lên, khuyến khích. - GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất HS kết hợp đọc thầm HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS đọc cá nhân- đồng thanh - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu. - HS đọc các từ chú giải trong bài - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau . - Các nhóm đọc đồng thanh . - Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài - Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. - Đê- rốt- xi và Cô- rét- ti leo như hai con khỉ; Xtác- đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây; Ga- rô- nê leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai - Vì cậu bị tật từ nhỏ. - Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm được những việc các bạn làm được. - Nen- li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà. - Quyết tâm của Nen- li / Cậu bé dũng cảm. Chiến thắng bệnh tật/ Một tấm gương đáng khâm phục. - HS theo dõi - HS tự phân vai đọc lại câu chuyện. - 3 HS thi đọc 3 đoạn câu chuyện KỂ CHUYỆN 1 2 GV nêu nhiệm vụ: - Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật. - Hướng dẫn học sinh kể chuyên - GV yêu cầu HS chọn kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật. Có thể là: Đê- rốt- xi, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li hoặc thầy giáo. - GV theo dõi, tuyên dương những HS kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất - HS lắng nghe. - HS chọn kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật. - Từng cặp HS tập kể đoạn theo lời một nhân vật. - Một số HS thi kể trước lớp. - Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu nhất, hấp dẫn nhất. IV CỦNG CỐ- DẶN DÒ - Em hiểu điều gì qua câu chuyện này? - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện Đạo đức TIẾT KIỆM BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. H/s hiểu : - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống . - Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm . 2.H/s biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm . 3.H/s có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy khổ to, bút dạ. - Vở bài tập đạo đức. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1.KIỂM TRA BÀI CŨ: - Con người dùng nước để làm gì? - Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? 2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2) HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 Trình bày kết quả điều tra - Yêu cầu HS chia nhóm.Phát cho mỗi nhóm một bảng báo cáo có nội dung như sau: + Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em sống. + Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước + Bảng 3: Những việc làm bảo vệ nguồn nước nơi em sống. + Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước. - Yêu cầu các nhóm lên dán thành 4 nhóm ở trên bảng và yêu cầu HS nộp các phiếu điều tra của cá nhân. -Mỗi nhóm 1 câu hỏi. - Giúp HS rút ra nhận xét chung về nguồn nước nơi các em đang sống đã được sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nước được bảo vệ hay ô nhiễm. - Yêu cầu HS hãy nêu một vài việc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khỏe cuộc sống của chúng ta. - Chia nhóm, nhận bảng báo cáo. HS lần lượt viết lại kết quả từ phiếu điều tra của mình vào bảng báo cáo của nhóm. - Dán kết quả của nhóm vào đúng nhóm trên bảng và nộp phiếu điều tra cho GV. - Dựa trên kết quả chung tự rút ra nhận xét. - Một vài HS trả lời. - Một vài HS nhắc lại. - Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. IV CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào? - Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng? - Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? Tiết kiệm hay lãng phí? - Thực hành sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch. - Cần phê phán và ngăn chặng hành vi làm ô nhiễm và lãng phí nước. - Nhận xét tiết học. Toán DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU * Giúp học sinh: - Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó . - Vận dụng để tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng -ti-mát vuông . II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị một số hình chữ nhật bằng bìa kích thước 3 x 4 cm III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gọi h/s nêu khái nịêm số đo diện tích là cm . - Làm bài tập về nhà . 2 . BÀI MỚI : HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật : - Dựa vào hình vẽ sgk g/v hướng dẫn cho h/s các bước : + Tính số ô vuông trong hình . + Biết 1 ô vuông là 1 cm2 . Vậy hình chữ nhật đó có bao nhiêu cm 2 ? - Ta có thể tính như sau : lấy cạnh chiều dài nhân với cạnh chiều rộng ( cùng đơn vị đo ) : 4 x 3 = 12 - Vậy để tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ? Thực hành : - Cho h/s lấy hình chữ nhật có cạnh 4 x 3 ra ( đã chuẩn bị sẵn ) - Diện tích hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu ? Làm như thế nào ? - Nhận xét - Tuyên dương . BT1 : - Yêu cầu h/s đọc đề . - Đề yêu cầu gì ? - Nêu cách tính chu vi ? - Nêu cách tính diện tích ? - Cho h/s làm lần lượt ở bảng con . - Nhận xét - Sửa sai BT2 : - Yêu cầu h/s đọc đề . - Đề bài yêu cầu gì ? - Cho h/ giải vào vở , 1 h/s làm ở bảng lớp - Nhận xét - Sửa sai . BT3 : - Yêu cầu h/s đọc đề . - Đề bài yêu cầu gì ? - Cho h/ giải vào vở , 1 h/s làm ở bảng lớp - Thu một số vở chấm . - Nhận xét - Ghi điểm . ---------------------------------------------------------------- Thứ 3 ngày 31 tháng 3 năm 2009 THỂ DỤC Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung Học tung và bắt bóng cá nhân I.Mục tiêu: -Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với cờ. Yêu cầu thuộc bài thực hiện được các động tác tương đối chính xác -Học tung bắt bóng cá nhân. Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối đúng -Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi II. Địa điểm và phương tiện. -Vệ sinh an toàn sân trường. -Chuẩn bị 2-3 em 1 quả bóng, sân cho trò chơi và mỗi học sinh một cờ nhỏ để cầm. Kẻ sẵn 3 vòng tròn đồng tâm để tập bài thể dục phát triển chung III. Nội dung và Phương pháp lên lớp. Nội dung Cách tổ chức A.Phần mở đầu: -Nhận lớp phổ biến nội dung giờ học. -Chạy chậm trên địa hình tự nhiên -Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp -Chơi trò chơi: “kết bạn” B.Phần cơ bản. a)Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ -Cả lớp cùng thực hiện liên hoàn bài thể dục phát triển chung 2 lần:4x8 nhịp. Lần 1: GV chỉ huy; lần 2: do cán sự chỉ huy, GV quan sát nhắc nhở b)Học tung và bắt bóng bằng hai tay -GV tập hợp HS, nêu tên động tác hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng -Cho các em đứng tại chỗ từng người một tập tung và bắt bóng. Cần hướng dẫn cách di chuyển để bắt được bóng c)Chơi trò chơi “Ao kéo khoẻ” -GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho các em chơi thử 1 lượt. Sau khi các em đã nắm vững cách chơi mới tổ chức chơi chính thức. Khi HS đứng ở tư thế chuẩn bị, GV mới phát lệnh để trò chơi bắt đầu, GV ... àn cho anh Khải, anh Khải khôn khéo lừa bóng qua các cầu thủ thôn Phú Thịnh một cách ngoạn mục, với một cú sút cực mạnh bóng đã nằm trong lưới đội thôn Phú Thịnh trước cặp mắt thán phục của khán giả , thủ môn thôn Phú Thịnh đứng như trời trồng giữa khung thành vì không tin rằng bóng đã nằm trong lưới. Suốt trận đấu , có rất nhiều pha bóng hấp dẫn cống hiến cho người xem nhưng chung cuộc đội Phú Lộc đã thắng đội Phú Thịnh với tỉ số 1 - 0 trong sự cổ vũ, reo hò nhiệt tình của các cổ động viên cả hai thôn. IV CỦNG CỐ- DẶN DÒ - Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì? - 2 HS đọc bài viết của mình . - GV nhận xét tiết học; nhắc những HS viết chưa xong bài về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài viết. -------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP 1. Nhận xét tuần 29: - Đi học đầy đủ , đúng giờ . - H/s chăm chỉ , học giỏi đạt nhiều điểm 10 , bên cạnh đó còn có một số bạn làm bài cẩu thả , điểm yếu . - H/s mặc đồng phục tương đối đều , giữ gìn vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Thực hiện tập thể dục giữa giờ nghiêm túc , xếp hàng nhanh . 2. Kế hoạch tuần 30: - Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của đội đề ra. - Duy trì sĩ số lớp: 100% , đi học đầy đủ. - Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, không đùa nghịch. - Ăn mặc đồng phục khi đến lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng tay ngắn gọn. - Về học bài , làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. - Các khoản thu: tiếp tục nhắc nhở động viên h/s nộp đầy đu. ------------------------------------------- Tiết 4 ÔN TIẾNG VIỆT Câu 1 : Đọc đoạn văn sau : Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến . Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy . Những thím chích choè nhanh nhảu . Những chú khướu lắm điều . Những anh chào mào đỏm đáng . Những bác cu gáy trầm ngâm . Tìm những từ trong đoạn văn trên để điền vào từng ô trống cho phù hợp : Từ gọi chim như gọi người Từ tả chim như tả người . Câu 2 : Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau : a. Độ đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn cho Hội khoẻ Phù Đổng . . b. Hưng chăm sóc con gà nòi để chuẩn bị cho cuộc thi chọi gà ngày mai. . c. Hai chọ em Hoa ăn cơm sớm để đi xem đấu vật . Câu 3 : Điền dấu chấm hỏi hay dấu chấm than vào từng ô trống cho phù hợp : Em Tuấn hỏi chị : - Chị Hồng ơi , có phải chiều nay có cuộc thi bơi ở ngoài sông không ¨ - Đúng rồi . - Chị em mình đi xem đi ¨ - Được thôi nhưng em đã học bài xong chưa ¨ - Chị hãy giúp em làm bài tập làm văn nhé ¨ ----------------------------------------- Tiết 1 Tiết 2 Tự nhiên và xã hội Tiết 3 Hát nhạc TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔN NHẠC I. MỤC TIÊU : - H/s nhớ tên nốt nhạc , hình nốt , vị trí các nốt nhạc trên khuông . - Tập viết nốt trên khuông nhạc . II. CHUẨN BỊ : - Bảng kẻ khuông nhạc . - Tổ chức trò chơi như hướng dẫn hoạt động 2 trong tiết học . III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : A. KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi h/s lên hát và biểu diễn bài hát Tiếng hát bạn bè mình . - Nhận xét - Ghi điểm . B . GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay cô cùng các em sẽ cùng nhau tập viết các nôt nhạc trên khuông nhạc . HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Hoạt động 1 : Tập ghi nhớ hình nốt , tên nốt trên khuông nhạc . Hoạt động 2 : Trò chơi âm nhạc . - G/v giơ bàn tay làm khuông nhạc , xoè 5 ngón tay tượng trưng là 5 dòng kẻ nhạc . - Cho h/s đếm ngón út là dòng 1 rồi đến dòng 2,3,4,5,. Chỉ vào ngón út , g/v hỏi : + Nốt nhạc trên dòng 1 là tên nốt gì ? + Nốt nhạc trên dòng 2 là tên nốt gì ? - Cho h/s đếm thứ tự các khe . Khe 1 giữa ngón út và ngón áp út . G/v chỉ vào khe 2 hỏi : + Nốt nằm giữa khe 2 là nốt gì ? - Tương tự g/v chỉ lần lượt để h/s trả lời tên các nốt trên khuôn nhạc bàn tay. * Tổ chức cho h/s chơi bắn tên và hỏi tên nốt nhạc trên khuôn nhạc bàn tay . - G/v nhận xét - Tuyên dương những em nói nhanh , đúng các nốt nhạc mà bạn hỏi Hoạt động 3 : Tập viết nốt nhạc trên khuôn . - G/v đọc tên nốt nhạc , hình nốt cho h/s viết vào khuôn nhạc . Khi đọc kết hợp chỉ trên bàn tay tượng trưng cho khuôn nhạc để h/s dễ nhận biết . - Lắng nghe - H/s đếm theo hướng dẫn của g/v - Nốt Mi - Nốt Son - Nốt La - H/s chơi bắn tên khoảng 3-5 phút . - Lắng nghe và viết IV CỦNG CỐ DẶN DÒ : - Hôm nay chúng ta vừa học những gì ? - Về nhà tập nói tên các nốt nhạc trên khuôn nhạc bàn tay . - Nhận xét tiết học Tiết 4 ÔN TOÁN Bài 1 : Đặt tính rồi tính : 8473 - 3240 ; 2078 + 4920 ; 6842 : 2 ; 2031 x 3 Bài 2 : Tìm x : a. x + 2143 = 4465 ; b. x - 2143 = 4465 c. x : 2403 ; d. x x 3 = 6963 Bài 3 : > < = 4658 4668 24002 ..2400 + 2 72 518 72 189 6532 ..6500 + 30 63 791 79 136 9300 - 300 8000 + 1000 49 999 5000 8600 ..8000 + 600 Bài 4 : a) Các số 20 630 ; 60 302 ; 30 026 ; 36 200 viết theo thứ tự từ bé đến lớn là : . b) Các số 47 563 ; 36 574 ; 35 647 ; 65 347 viết theo thứ tự từ lớn đến bé là : Bài 5 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : Số lớn nhất trong các số : 49 376 ; 49736 ; 38 999 ; 48 987 là : A. 49 376 B. 49 736 C. 38 999 D. 48 976 ------------------------------------------ Tiết 1 Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2006 Tập đọc BÉ THÀNH PHI CÔNG I MỤC TIÊU: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài; Đọc đúng các từ ngữ :buồng lái, lùi dần, cuồn cuộn, gió lốc, quay vòng, cao tít. 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu : - Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài - Hiểu được trò chơi đu quay, sự thú vị của trò chơi; vui thích với những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu và sự dũng cảm của chú phi công tí hon. 3.Học thuộc lòng một vài khổ thơ. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - 2 HS nối tiếp nhau kể truyện Buổi học thể dục theo lời một nhân vật và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Trò chơi đu quay thường có trong công viên. Có khoảng hơn mười em bé ngồi trên đu quay, mỗi chiếc đu có hình một con vật hoặc sự vật. Dưới vòng đu quay tròn, bố mẹ các em có thể đứng nhìn con, hoặc trò chuyện với nhau. Hôm nay chúng ta sẽ học bài thơ Bé thành phi công để thấy được những nét ngộ nghĩnh đáng yêu và dũng cảm của chú phi công tí hon. HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Luyện đọc - GV đọc mẫu bài với kể vui, hồn nhiên, đầy tình cảm, âu yếm với bé. - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng dòng thơ + Đọc từng khổ thơ trước lớp + Đọc từng khổ thơ trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm + Đọc đồng thanh Hướng dẫn tìm hiểu bài 1. Bé chơi trò chơi gì? 2. Bé thấy đội bay của mình như thế nào? 3. Bé thấy gì khi nhìn xuống mặt đất? 4. Những câu thơ nào cho thấy chú bé tỏ ra rất dũng cảm? 5. Tìm những câu thơ cho thấy chú bé rất ngộ nghĩnh, đáng yêu? 6.Em hiểu câu thơ: “Sà vào lòng mẹ/ Mẹ là sân bay” như thế nào? - GV chốt lại câu trả lời đúng Học thuộc lòng khổ thơ em thích. - GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng câu thơ, từng khổ thơ rồi cả bài: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng các câu thơ. - GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay nhất, diễn cảm nhất. - HS kết hợp đọc thầm - HS nối tiếp nhau đọc hai dòng thơ. Đọc đúng các từ ngữ: buồng lái, lùi dần, cuồn cuộn, gió lốc, quay vòng, cao tít. - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. Thể hiện giọng đọc nũng nịu của bé: “Mẹ ơi, mẹ bế!” - HS đọc các từ được chú giải cuối bài. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ. - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau - Các nhóm đọc đồng thanh. - Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài. - 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời. - Bé được mẹ cho chơi đu quay. Bé ngồi vào chiếc đu hình máy bay, và trở thành phi công lái máy bay trên bầu trời. - Đội bay quay vòng, không chen, không vượt nhau, bay hàng một mà không ai là người cuối cùng. - Máy bay quay vòng nên lúc đầu bé thấy hồ nước lùi dần, cái cây chạy ngược, ngôi nhà hiện ra, con đường biến mất, mẹ đứng dưới đất đang cười với bé, gió lốc ào ào, máy bay lên cao tít. Sau, máy bay vòng lại, bé lại gặp mặt đất, lại gặp hàng cây, ô tô đang chạy, con vịt đang bơi. - Thấy cảnh tượng dưới mặt đất biến đổi lạ lùng nhưng chú bé không run. Chú bé không sợ hãi vẫn mở mắt nhìn nên mới thấy rõ những cảnh tượng dưới mặt đất. - Máy bay lên cao chú bé bỗng buồn ngủ. Chú đòi mẹ: “mẹ ơi, mẹ bế”. Mẹ bế chú xuống ngay. Chú sà vào lòng mẹ. Mẹ là sân bay. - Bé làm nũng mẹ/ Lòng mẹ ấm áp, như là sân bay cho máy bay nghỉ ngơi hạ cánh sau những giờ lao động căng thẳng. - HS học thuộc lòng theo hướng dẫn của GV - HS nối tiếp nhau thi đọc khổ thơ, cả bài thơ. - Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ - Bài thơ cho em biết điều gì? - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài, dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ. Tiết 2 Tiết 5 Tiết 1 Tiết 2 Toán Tiết 5 Tiết 1 Tiết 2 Tiết 3 Tiết 4
Tài liệu đính kèm: