Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 (Bản chuẩn cực đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 (Bản chuẩn cực đẹp)

TẬP ĐỌC

QUẠT CHO BÀ NGỦ

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Rèn luyện kĩ năng thành tiếng.

-Chú ý các từ dễ sai : lim dim, chích choè, vẫy quạt.

-Biết ngắt nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ ngơi đúng giữa sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ

2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu

-Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ :(có trong SGK) + lim dim

-Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.

3. Học thuộc lòng bài thơ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: -Bảng phụ viết những khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc.

-HS: -Luyện đọc và tìm hiểu bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ : Chiếc áo len.:5

-2 HS kể chuyện theo lời của Lan

-Qua câu chuyện em hiểu điều gì?

2. Bài mới

Giới thiệu bài: -Kể những người thân trong gia đình bạn

-Tình cảm của mỗi người với bà

1.Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc:10

-Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy, đúng nhịp thơ

-Tiến hành:

-Gv đọc mẫu

* Đọc từng dòng thơ: (2 lần)

- Gv nhận xét , sửa sai

* Đọc từng khổ thơ trước lớp

-Gv đưa bảng phụ chép đoạn thơ – hướng dẫn ngắt nhịp.

* Đọc từng khổ thơ trong nhóm

Gv nhận xét , kiểm tra nhóm.

* Đọc đồng thanh

2.Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:10

-Mục tiêu: Hiểu tình cảm của bạn nhỏ đối với bà.

-Tiến hành:

-Gv: Cháu quạt cho bà, trong giấc ngủ bà thấy mùi thơm của hoa cam, hoa khế từ tay cháu quạt cho bà.

Là con cháu phải biết hiếu thảo chăm sóc ông bà nhất là khi đau ốm.

3.Hoạt động 3: Học thuộc lòng ( cả bài)10

-Mục tiêu: Rèn HS đọc thuộc bài

-Tiến hành: -Luyện đọc

-Thi đua đọc thuộc từng khổ thơ theo hình thức hái hoa.

-Thi học thuộc cả bài thơ

- Nhận xét , thi đua

3. Củng cố- dặn dò:5

- Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào?

-Em hãy nêu những việc làm tỏ rõ tình cảm của em với ông bà cha mẹ?

-Nhận xét tuyên dương.

-2 HS kể nối tiếp (1 em 2 đoạn)

-1 HS trả lời

-2 – 3 HS kể

-HS nghe

-Quan sát tranh SGK, nêu nội dung tranh

-HS đọc nối tiếp (1em -2 dòng thơ) chú ý các từ: chích choè, vẫy quạt, căn nhà.

-4 HS nối tiếp đọc 4 khổ thơ chú ý ngắt nhịp:

 -Dòng 1 : 1/3//

 -Dòng 2, dòng 3 cuối dòng : 4/

 -Dòng 4 : 1/3 //

-Tìm hiểu nghĩa từ: thiu thiu, lim dim (mắt khép hờ, nửa thức nửa ngủ.)

-Nhóm 4 HS luyện đoc + kiểm tra nhau.

-4 nhóm đọc nối tiếp 4 khổ thơ trước lớp

-Cả lớp đọc ĐT cả bài.

-1 HS đọc khổ thơ 1+ 2 (Bạn quạt cho bà ngủ)

-Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?

GV: Bạn nhỏ và bà sống ở vùng nông thôn, bà bị ốm, bạn ngồi quạt nhẹ cho bà đỡ khó chịu.

-Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?

-GV: Khi bà ốm cảnh vật như cũng muốn yên lặng cho bà ngủ. Bé mong chích choè đừng hót để bà yên giấc.

-Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy

-1 HS đọc khổ 3 và 4, thảo luận nhóm đôi: ( Mọi vật đều im lặng như đang ngủ: ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường , cốc chén nằm im , hoa cam , hoa khế ngoài vườn lặng lẽ. Chỉ có 1 chú chích choè đang hót.)

- Thảo luận nhóm – trả lời

-HS đọc thầm cả bài

-Nhóm 4 luyện đọc trong nhóm

-2 nhóm đọc trước lớp

-Đại diện 4 nhóm thi đua.

-2- 3 HS thi đọc thuộc.

- Lớp bình chọn bạn đọc đúng, hay.

-Cháu hiếu thảo, yêu thương chăm sóc bà.

-Vài HS phát biểu

-Chuẩn bị: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.

 

doc 41 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 (Bản chuẩn cực đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Chủ đề: Có chí thì nên
 Thứ
Tiết PPCT
 Môn
 Tên bài học
GHI CHÚ
HAI
9/9
3
5
3
11
Đạo đức
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Giữ lời hứa ( Tiết 1 )
Chiếc áo len
Chiếc áo len
Ôn tập về hình học
BA
10/9
12
5
5
3
Toán
Chính tả
TN & XH
Tập l àm văn
Tốn*
Ôn tập về giải toán
Nghe-viết: Chiếc áo len
Bệnh lao phổi
Kể chuyện về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
 TƯ
11/9
13
6
Toán
Tập đọc
Xem đồng hồ
Quạt cho bà ngủ
NĂM
12/9
14
3
6
6
Toán
LTVC 
Chính tả
TN & XH
Xem đồng hồ (tt)
So sánh. Dấu chấm
Tập chép: Chị em
Máu và cơ quan tuần hoàn
SÁU
13/9
15
3
Toán
Tập viết
SHTT
Luyện tập
Ôn chữ hoa: B
 Tuần 3	ĐẠO ĐỨC
 GIỮ LỜI HỨA
I.Mục đích yêu cầu:
HS hiểu được thế nào là giữ lời hứa .
Vì sao phải giữ lời hứa .
HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người .
HS có thái độ quí trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa .
II . Chuẩn bị :
-GV: Phiếu học tập, thuộc câu chuyện
-HS :VBT đạo đức .
III. Các hoạt Động dạy – học
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
1. KTBC :5’
3. Bài mới :
-Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Chiếc vòng bạc” .10’
-Mục tiêu: HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa .
-Tiến hành:
-GV kể chuyện
-Khái quát câu chuyện : Câu chuyện kể về Bác Hồ đã giữ lời hứa với một em bé
-Kết luận :Tuy bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài .Vịêc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục .
GDTT: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa .Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác.Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo .
2.Hoạt động 2: Xử lí tình huống .10’
-Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải giữ lời hứa
-Tiến hành:
-Kết luận : Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác .
 3.Hoạt động 3: Tự liên hệ .10’
-Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân .
-Tiến hành:
-Hướng dẫn HS tự liên hệ
4/ Củng cố , dặn dò:5’
+Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
-GV nhận xét chung tiết học .
-3 HS
-Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ?
-Em đã làm theo 5 điều Bác dạy như thế nào ?
-Kể những việc em đã biết giữ lời hứa.
- 3 HS nêu lại tựa bài 
-Cả lớp theo dõi
-1 HS đọc lại câu chuyện
-Thảo luận theo bàn :
+Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa?
+Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của bác ?
+Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
+Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?
+Thế nào là giữ lời hứa ?
? Người giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
-Đại diện các nhóm trình bày
-Tự giải quyết các thắc mắc của nhau.
-HS thảo luận theo tổ : xử lí tình huống (SGK):
 Tình huống 1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn để bạn khỏi phải chờ
Tình huống 2: (Sắm vai) Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
-HS dựa vào yêu cầu của bài tập 2 ở (VBT) 
-Thảo luận và trình bày(có thể bằng lời hoặc đóng vai).
-HS tự liên hệ và trả lời các câu hỏi :
? Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không ?
? Em có thực hiện được điều đã hứa không ? Vì sao ?
? Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được (hay không thực hiện được ) điều đã hứa .
-Vài HS phát biểu
-Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường
Rút kinh nghiệm :
Tiết 5 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 tiết)
CHIẾC ÁO LEN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. Tập đọc
1. Rèn luyện kĩ năng thành tiếng.
Đọc đúng các tiếng dễ sai : lất phất, lạnh buốt, phụng phịu...
Nghỉ hơi, ngắt hơi đúng giữa các cụm từ
Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện : Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm : ấm ơi là ấm , dỗi mẹ...
2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
Nắm từ ngữ trong bài (SHS) + thêm từ lất phất, áo len.
Nắm được diễn biến câu chuyện
Hiểu ý nghĩa : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói : HS biết nhập vai kể chuyện từng đoạn theo từng lời nhân vật, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
2. Rèn kĩ năng nghe : Biết nhận xét lời kể của bạn, kể nối tiếp bạn.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ
Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn , viết đoạn 2 HS đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ : “Cô giáo tí hon”:5’
Nhận xét 
B. Bài mới
-Giới thiệu bài
Gv đưa tranh đầu chủ điểm Mái ấm.
Dưới mỗi mái nhà có những tình cảm thương yêu của những người ruột thịt
 Bài Chiếc áo len.
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 15’
-Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng
-Tiến hành:
-Gv đọc mẫu 
-Gv theo dõi,sửa sai 
-Đọc đoạn 
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-GV nhận xét 
-Đọc đồng thanh
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:15’
-Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài
-Tiến hành:
-GV: Mẹ định mua áo ấm cho cả 2 anh em nhưng số tiền có hạn mà chiếc áo len Lan đòi mua giá quá mắc.
-GV: Anh Tuấn biết nhường nhịn hết cho em Lan.
-GV: Hai anh em Tuấn Lan đều ngoan , anh Tuấn biết nhường nhịn em , em Lan biết mình có lỗi nên đã biết sửa chữa lỗi
3.Hoạt động 3: Luyện đọc lại:15’
-Mục tiêu: Biết đọc phân biệt lời nhân vật
-Tiến hành:
-GV đọc mẫu
-Luyện đọc đoạn 2, 3
2.Củng cố – dặn dò:5’
-Yêu cầu : Đặt tên khác cho truyện 
-Liên hệ: Có khi nào em đòi bố mẹ mua cho những thứ đắt tiền không? nếu không được , em có dỗi 1 cách vô lí không? Em xử sự như thế nào?
-Gv nhận xét , nhắc nhở HS .
-2 HS đọc bài + TLCH 2, 3
-HS quan sát tranh
-HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu, chú ý đọc đúng các từ: lất phất, lạnh buốt, phụng phịu...
-4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn 3 lượt và tìm hiểu nghĩa các từ: lất phất (mưa nhỏ, thưa hạt), thì thào, bối rối
-Luyện đọc nhóm 4
-Nhóm đọc trước lớp
-2 nhóm đọc đồng thanh đoạn 1, 4
-1 HS đọc đoạn 1
+ Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
(chiếc áo màu vàng , có khoá kéo ở giữa, có mũ để đội...)
-1 HS đọc đoạn 2
- Vì sao Lan dỗi mẹ?
 (Vì mẹ nói mẹ không thể mua được chiếc áo đắt tiền như vậy.)
-Đọc thầm đoạn 3
-Anh Tuấn nói với mẹ điều gì?
 (Mẹ mua áo cho em Lan, con khoẻ nên không cần thêm áo, nếu lạnh sẽ mặc áo len cũ bên trong)
-Nhóm đôi thảo luận.
-Vì sao Lan ân hận?
 (Vì Lan ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình không nghĩ đến anh. Lan hiểu ra điều đó -> em hối hận)
-2 HS đọc nối tiếp toàn bài.
-Luyện đọc theo nhóm 4: người dẫn chuyện , mẹ, anh Tuấn, em Lan
-2 nhóm thi đọc – lớp nhận xét 
-HS đặt tên
-2 đến 3 HS trả lời.
Kể chuyện (20’)
1. Giới thiệu 
-Các em đã hiểu nội dung chuyện của bạn Lan -> kể lại.
-Bài có mấy nhân vật?
-Yêu cầu kể như thế nào?
-GV: Kể theo lời của Lan có nghĩa là kể theo cách nhập vai, người kể đóng vai Lan xưng “tôi” hoặc “em” hoặc “mình”
2. Hướng dẫn kể từng đoạn 
-Gv đưa bảng phụ ghi gợi ý.
-Gv nhận xét : Chú ý nhân vật “Lan-mình”
-Nhận xét kể mẫu
-Tập kể trong nhóm
-Gv nhận xét sửa sai
3.Củng cố-dặn dò:5’
-Nêu nội dung chính của 4 đoạn ?
-Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
-Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói lên tình cảm anh em trong gia đình?
-Nhận xét tiết học
-HS đọc yêu cầu đề bài SGK
-4 nhân vật
-Kể theo ý lời của Lan dựa vào các gợi ý câu hỏi ở SGK.
-2 HS giỏi kể mẫu đoạn 1 dựa vào 3 gợi ý
-Nhóm 4 : Tập kể mỗi em 1 đoạn (5’)
-3 nhóm lên thi đua kể
-Đoạn 1 : Chiếc áo đẹp
-Đoạn 2 : Dỗi mẹ
-Đoạn 3 : Nhường nhịn, 
-Đoạn 4: Ân hận
-Phải biết thương yêu, giúp đỡ...
-HS trả lời
-Về nhà tập kể cho người thân nghe
-Xem bài Quạt cho bà ngủ
	Rút kinh nghiệm :
TOÁN
TIẾT 11 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Giúp HS : 
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tình độ dài đường gấp khúc, về tính vi hình tam giác, hình tứ giác
- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “đếm hình”, “ vẽ hình”.
II.Chuẩn bị: -GV: -Bảng phụ ghi BT: 1, 2, 3
 -HS: - Ôn về hình học
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :5’
-Sửa BT 1, 3 VBT/12, 
-Chấm 1 số bài
2.Bài mới: 
-Giới thiệu bài 
1.Hoạt động 1: Ôn tập đường gấp khúc:15’
-Mục tiêu: Củng cố về đường gấp khúc
-Tiến hành:
Bài 1: Củng cố cách tính độ dài của đường gấp khúc.
a)+Đường gấp khúc ABCD có mấy đọan thẳng, đó là những đọan thẳng nào ? Hãy nêu độ dài của từng đọan thẳng
+Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc
b)Tính chu vi tam giác
- Hình tam giác MNP có mấy cạnh ? Đó là những cạnh nào ? Hãy nêu độ dài của từng cạnh
- Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác này
- Nhận xét về chu vi của hình tam giác MNP và của đường gấp khúc ABCD.
+ Khi gặp hai đầu của đường gấp khúc ABC lại với nhau thì được hình gì ?
- Chu vi hình tam giác này như thế nào so với độ dài đường gấp khúc ban đầu ? Vì sao ?
-Kết luận : Tam giác ABC là đường gấp khúc khép kín. Độ dài đường gấp khúc khép kín cũng là chu vi hình tam giác.
2.Hoạt độn ... p
-Nhắc lại các bước thực hiện gấp con ếch
-Tiết sau hoàn thành sản phẩm
Tiết 3	ÂM NHẠC 
BÀI CA ĐI HỌC
 I.Mục tiêu, yêu cầu : 
HS hát đúng giai điệu , tiết tấu ( lời 1 ) của bài hát 
HS hát đồng đều , rõ lời , 
Biết bài hát biểu hiện nhịp bước chân cua rcác em HS khi đến trường 
 II. Chuẩn bị : 
-GV: Thuộc bài hát, bảng phụ viết bài hát, tranh các em HS đi đến trường 
-GS: Tìm hiểu bài hát
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra bài cũ:
-Hát bài Quốc ca
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài: Sau những nàynghỉ hè thoải mái, các em lại nô nức đến trường, bước vào một năm học mới. Bài hát Bài ca đi học sẽ nói lên điều đó.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn hát
-Mục tiêu: HS biết hát đúng bài hát
-Tiến hành:
-GV hát mẫu 
-GV chia câu hát: 4 câu hát
-Đọc đồng thanh lời 1
-GV hát mẫu lần 2 
-Dạy từng câu theo lối móc xích 
-GV sửa sai , lưu ý tiếng phơi phới 
* Hoạt động 2: Tập gõ đệm
-Mục tiêu: HS biết kết hợp hát và gõ đệm theo phách
-Tiến hành:-Hướng dẫn gõ đệm theo phách:
Kết hợp gõ đệm thể hiện đúng tính chất của bài hành khúc hát rõ ràng , nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp 2/4 với tốc độ vừa phải 
-GV nhận xét chung
3. Kết thúc:
-Giáo dục lòng say mê âm nhạc
-2 HS
-Cả lớp
-HS nghe 
-Cả lớp đọc lời 1: 
Câu 1 “Bình minh lanh ”
Câu 2 “ Đàn  minh ”
Câu 3 “Bầy ..xanh ”
Câu 4 “Chào trường”
-HS hát 
-Cả lớp hát cho GV gõ phách
-Cả lớp vừa hát vừa gõ phách:
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh  X X X
 X
-Dãy A hát, dãy B gõ phách – Ngược lại
-Cả lớp hát lại bài hát
-Vài HS lên biểu diễn
-Chuẩn bị tiết sau: Bài ca đi học (Lời 2), TĐN 
Tiết 3	TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Rèn kĩ năng nói: với một người bạn mới quen .
2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết một mẫu đơn xin nghỉ học đúng mẫu :
II.Đồ dùng dạy học :
 - GV: Mẫu đơn phô tô 
 -HS: vở bài tập ( mẫu đơn )
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ :5’
- Đọc lại đơn xin vào đội :Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh .
2.Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hôm nay các em kể một cách đơn giản về gia đình mình cho bạn mới quen nghe .Và viết đơn xin nghỉ học theo mẫu .
1.Hoạt động 1: Kể về gia đình:15’
-Mục tiêu: Kể được một cách đơn giản về gia đình
-Tiến hành:
Bài tập 1: Kể về gia đình em với một người bạn mới quen
- GV gợi ý cho hs chỉ cần kể 5 đến 7 câu:
Ví dụ : Gia đình em có những ai ? làm công việc gì? Tính tình thế nào ?
2.Hoạt động 2: Viết đơn:15’
-Mục tiêu: Biết viết lá đơn đúng mẫu
-Tiến hành:
Bài tập 2: Điền vào mẫu đơn
- GV: Dựa vào mẫu đơn dưới đây , hãy viết một lá đơn xin nghỉ học .
- GV nhận xét .
- GV chấm 1 số bài – nhận xét .
3. Củng cố –dặn dò:5’
- GV yêu cầu hs nhắc lại mẫu đơn để thực hành viết đơn khi nghỉ học .
- Nhận xét tiết học .
-2 – 3 HS
- 1 HS nêu yêu cầu bài .
-Kể theo nhóm đôi
-HS đại diện kể thi đua nhau .
Ví dụ :Nhà tớ có 4 người: bố mẹ tớ và cu Hùng 5 tuổi. Bố mẹ tớ hiền lắm .Bố tớ làm ruộng, bố chẳng bao giờ nghỉ tay .Mẹ tớ cũng làm ruộng , những lúc nhàn rỗi mẹ vá áo quần. Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ, sống rất hanh phúc. Mình rất yêu quý gia đình mình .
 -Nhóm bạn nhận xét .
- HS bình chọn nhóm kể hay nhất .
- HS đọc lại yêu cầu bài tập .
-HS đọc lại mẫu đơn .
- HS nêu trình tự của lá đơn 
- HS nhận xét .
-3 em đọc làm miệng đơn .
- HS viết đơn vào vở bài tập .
- Vài HS đọc cho lớp nghe - HS nhận xét .
- 2 HS nhắc lại mẫu đơn .
Rút kinh nghiệm :
TOÁN
TIẾT 15  LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Giúp HS : 
- Củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút)
- Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị ( qua hình ảnh cụ thể)
- Ôân tập, củng cố phép nhân trong bảng, so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy học :
 Mô hình đồng hồ
III. Các hạot động dạy- học :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
1. Kiểm tra bài cũ :5’
-Sửa BT 1, 4 SGK/ 15, 16
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1: Viết giờ tương ứng với đồng hồ :7’
Y/c HS quan sát các hình ở bài 1, tự làm vào vở
- Chữa bài và cho điểm HS 
*Bài 2: Giải bài toán dựa vào tóm tắt:8’
Có : 4 thuyền
Mỗi thuyền : 5 người
Tất cả :........người ?
-Chữa bài và cho điểm HS 
Lưu ý: nếu HS ghi 4 x 5 = 20 vì 4 x 5 = 20 người. Có thể hiểu 5 thuyền mỗi thuyền có 4 người không đúng với yêu cầu bài toán là 4 thuyền, mỗi thuyền có 5 người
* Bài 3 : Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị :7’
- Y/c HS quan sát hình vẽ phần 
- GV chữa bài và cho điểm
> < =
* Bài 4: 8’ ?
(Câu b không bắt buộc HS chậm làm)
3. Củng cố và dặn dò :5’
-Hướng dẫn về nhà : BT 2,3, VBT/ 20
-Y/c HS về nhà luyện tập thêm về xem sơ đồ, về các bảng nhân, bảng chia đã học
-Nhận xét tiết học
-5 HS
- 1 em đọc yêu cầu bài
-HS tự làm bài
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau
- HS làm Vào vở,1 em lên làm bài ở bảng phụ :
 Bài giải 
 Bốn thuyền chở được là :
 5 x 4 = 20( người)
 Đáp số : 20 người
- 1 em đọc yêu cầu bài, HS làm Vào vở:
- H1 : Có tất cả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau., thì mỗi phần có 4 quả cam,H1 khoanh tròn 4 quả cam.
- H2 : Có tất cả 12 quả cam , chia thành 4 phần bằng nhau, thì mỗi phần được 3 quả cam , H2 khoanh tròn 3 quả cam
-HS làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra. 
- 1 em đọc yêu cầu bài
-HS làm Vào vở, 3 HS làm bảng phụ
4 x 7 > 4 x 6 4 x 5 = 5 x 4 16 : 4 < 16: 2
-HS giải thích cách làm
Rút kinh nghiệm :
Tiết 6 TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Sau bài học, HS có khả năng:
-Trình bày sơ lược về chức năng của máu.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
II. CHUẨN BỊ:
	-GV: Phiếu học tập
 -HS: Tìm hiểu bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2.Kiểm tra bài cũ:5’
1. Nêu nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi
2. Nên và không nên làm gì để đề phòng bệnh lao phổi?
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.10’
Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
-Mục tiêu:
-Tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Kết luận: (SGK) Ngoài huyết cầu đỏ còn có huyết cầu trắng có chức năng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, chống lại bệnh.
2.Hoạt động 2: Làm việc với SGK.10’
-Mục tiêu: Kể dược tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
-Tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo cặp. Gv cho HS 
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Kết luận: Cơ quan tuần hoàn có tim và các mạch máu.
3. Hoạt động 3: Chơi tiếp sức.10’
-Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan trong cơ thể.
-Tiến hành:
Bước 1: HD cách chơi, nêu luật chơi
Bước 2: Thực hiện trò chơi
-Kết luận: Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ôxi để hoạt động.Đồng thời máu cũng có chức năng chuyên chở khí CO2 và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi, thận. =>Thải ra ngoài
4. Củng cố- dặn dò:5’
- Y/c HS làm bài 1, 2 /9/VBT.
- Chuẩn bị bài 7.
-2 HS
- Hs làm việc theo nhóm 4: Quan sát các hình 1,2,3/14 SGK thảo luận: 
+Máu mới bị chảy lỏng hay đặc?
+Máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
+Huyết cầu đỏ có hình dạng ntn? Có chức năng gì?
+Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên gọi làgì?
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
.
-Thảo luận nhóm đôi: Quan sát hình 4/15/sgk:
- Đâu là tim, mạch máu?
- Mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
- Vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Hs nhắc nối tiếp.
- Chia làm 2 đội mỗi đội 4 HS tiếp sức:
+Viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới
-HS chơi – Nhận xét đội thắng, thua.
-Cả lớp làm VBT, kiểm tra chéo
Rút kinh nghiệm :
SINH HOẠT LỚP
1. GV nêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần.
 -Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua .
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
 -Lớp trưởng tổng kết tình hình lớp tuần qua
 - GV nhận xét chung lớp:
*Ưu điểm: 
- Về nề nếp tương đối tốt, các em đi học đúng giờ
-Cả lớp có xếp hàng và hát đầu giờ đều đặn
-Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài như: Bình, Hằng, Văn, Ngọc
-Đa số các em có chuẩn bị bài khi đến lớp
*Tồn tại:
 -Một số em chưa nghe lời, hay nói chuyệân riêng như : Hoàng, Phát, Tâm
 -Không mang bông tua, đeo phù hiệu: Lê Tuấn
 -Tổ trực vệ sinh lớp chưa sạch, GV phải còn nhắc nhở
 -Nghỉ học không xin phép: Bảo Thi (20/9)
 - Về học tập : Rất nhiều bạn chưa thuộc các bảng nhân chia đã học ở lớp 2
 - Một số em chưa có ý thức học bài thường xuyên, ít thuộc bài trước khi đến lớp.
 2. Biện pháp khắc phục: 
-Cán bộ lớp nhắc nhỡ tổ trực thực hiện tốt vệ sinh lớp học
-Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể 
-Thường xuyên kiểm tra bài để rèn các em có ý thức tốt trong việc tự học ở nhà
-Chú ý một số HS còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_3_ban_chuan_cuc_dep.doc