Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường Tiểu Học Trung Hải

Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường Tiểu Học Trung Hải

Tiết 2: Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC

A. MỤC TIÊU:

Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Sách Toán 3.

HS: Sách Toán 3, vở ô li, bảng con.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Ổn định tổ chức: Hát

II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5.

III. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Bài dạy:

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường Tiểu Học Trung Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 3
 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Âm nhạc (Đ/c Hương dạy)
Tiết 2: Toán	 	ôn tập về hình học
a. mục tiêu:	
Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
b. đồ dùng dạy học:
GV: Sách Toán 3. 
HS: Sách Toán 3, vở ô li, bảng con.
c. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ: 	Kiểm tra bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5. 
III. Dạy học bài mới: 
Giới thiệu bài:
Bài dạy:
	Bài 1: a) Tính độ dài của đường gấp khúc ABCD.
HS nêu yêu cầu bài tập.
? Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm thế nào?
? Đường gấp khúc có mấy đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
Sau đó HS tự tính độ dài của đường gấp khúc.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào bảng con.
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm.
b) Tính chu vi hình tam giác MNP
HS nêu yêu cầu bài tập.
? Muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào?
? Hình tam giác có mấy cạnh? Đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài của từng cạnh.
Sau đó HS tự tính chu vi của hình tam giác này.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào bảng con.
Bài giải:
Chu vi hình tam giác ABC là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 (cm).
? Chu vi của hình tam giác này như thế nào so với độ dài của đường gấp khúc? Vì sao?
(Chu vi của hình tam giác ABC chính là độ dài của đường gấp khúc ABCD có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau.)
Bài 2: Đo độ dài mỗi cạnh rồi tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
HS tiến hành đo theo cặp, sau đó tự tính chu vi của hình chữ nhật.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
AB =3cm, BC = 2cm, CD = 3cm, DA = 2cm.
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm.
Bài 3: Trong hình bên có bao nhiêu hình vuông? Bao nhiêu hình tam giác?
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tiến hành đếm số hình vuông và số hình tam giác bằng cách đánh số thứ tự vào mỗi hình.	GV yêu cầu HS đếm và gọi tên hình theo hình đánh số.
Bài 4: Kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được:
a) Ba hình tam giác
b) Hai hình tứ giác.
HS tự làm bài rồi chữa bài.
GV hỏi thêm ở câu b: Ngoài cách bạn vừa vẽ em nào có thể có cách vẽ khác.
IV. Củng cố: GV hệ thống lại các nội dung đã học.
V. Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về các hình đã học, về chu vi các hình và độ dài của đường gấp khúc. GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Thể dục (giáo viên bộ môn dạy)
Tiết 4,5: Tập đọc - Kể chuyện	 	chiếc áo len
a. mục tiêu:
TĐ: - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.
HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.
b. đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh họa bài tập đọc và kể chuyện trong sách Tiếng Việt 3, tập 1.
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len.
	HS: Sách Tiếng Việt 3, tập 1.
c. các hoạt động dạy học: 	Tiết 1
	 tập đọc 
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ:	
	GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời câu hỏi 2, 3 trong bài. 
HS khác nghe và nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
III. Dạy học bài mới:	
	1, Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu chủ điểm Mái ấm, bài đọc và ghi đề bài lên bảng.
	2, Luyện đọc
	a) GV đọc mẫu toàn bài: 
Giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Giọng Lan nũng nịu. Giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục. Giọng mẹ: Lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Luyện đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài.
- GV theo dõi, chỉnh sửa. 
- Luyện phát âm từ khó: Khi sửa lỗi, GV đọc mẫu từ HS phát âm sai rồi yêu cầu HS đọc lại từ đó cho đúng. Chú ý, với các từ mà nhiều HS phát âm sai thì GV ghi lên bảng, cho cả lớp luyện phát âm từ đó. Với các từ ít HS mắc lỗi thì GV chỉnh sửa riêng cho từng HS.
- HS nối tiếp nhau đọc lại từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
* Luyện đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- HS lần lượt đọc nối tiếpp các đoạn 1, 2, 3, 4 (mỗi HS đọc 1 đoạn). Kết hợp giải nghĩa các từ đã được chú giải trong SGK (bối rối, thì thào). Yêu cầu HS đặt câu với 2 từ đó.
- GV cho 4 HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn lần thứ hai trước lớp (mỗi em đọc 1 đoạn). GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
* Hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm
- GV chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm của mình, em này đọc, các em khác nghe, góp ý cho nhau.
- GV theo dõi, chỉnh sửa riêng cho từng nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm
- GV gọi 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
	* Lớp đọc đồng thanh 
	Đọc đồng thanh toàn bài 1 lần.
Tiết 2
3, Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
? Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?(áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm)
- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi: 
? Vì sao lan dỗi mẹ? (Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy)
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: 
? Anh Tuấn nói với mẹ điều gì? 
- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 4, trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi: (Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khỏe lắm. Nếu lạnh con sẽ mặc thêm nhiều áo bên trong.)
? Vì sao Lan ân hận? HS tự do phát biểu.
- GV chốt lại: * Vì Lan đã làm cho mẹ buồn. 
 *Vì Lan thấy mình ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.
 * Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn độ lượng của anh.	
- HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và Tìm một tên khác cho truyện?
- HS tự do phát biểu. GV cùng cả lớp chọn tên phù hợp nhất với truyện.
- VD: Mẹ và 2 con. Tấm lòng của người anh. Cô bé ngoan. Cô bé biết ân hận.
GV: Có khi nào các em đòi cha mẹ mua những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không? Có khi nào em dỗi một cách vô lí không? Sau đó em nhận ra lỗi sai và xin lỗi không?
4, Luyện đọc lại
- 2 HS nối tiếp nhau đọc lại toàn bài.
- HS tự hình thành các nhóm (mỗi nhóm 4 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện, Lan, Tuấn và mẹ) .
- Ba nhóm thi đọc truyện theo vai. GV nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp với lời thoại.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất (đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật).
- GV tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
1, GV nêu nhiệm vụ
Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể lại từng đoạn câu chuyện “Chiếc áo len" theo lời của Lan.
2, Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo gợi ý
a) GV giúp HS nắm được nhiệm vụ:
- 1 HS đọc đề bài và gợi ý, cả lớp đọc thầm theo.
- GV giải thích 2 ý trong yêu cầu:
+ Kể theo gợi ý: Gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong câu chuyện.
+ Kể theo lời của Lan: Kể theo cách nhập vai, không kể ý nguyên văn bản, người kể đóng vai Lan xưng là tôi, em, mình.
b) Kể mẫu đoạn 1:
- GV mở bảng phụ đã viết gợi ý kể từng đoạn trong SGK.
- 1 HS đọc 3 gợi ý kể đoạn 1 (Chiếc áo đẹp), cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS khá giỏi nhìn 3 gợi ý trên bảng kể lại đoạn 1 theo lời của Lan. Nhớ là đoạn 1 kể cần có đủ 3 ý đã nêu. 
c) Từng cặp HS tập kể
d) HS kể trước lớp
HS nối tiếp nhau nhìn vào gợi ý kể từng đoạn trước lớp nhập vai nhân vật của Lan (Đoạn 1: Chiếc áo đẹp. Đoạn 2: Dỗi mẹ. Đoạn 3: Nhường nhịn)
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất.
- GV tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt.
IV. Củng cố: - 1 HS đọc lại toàn bài to, rõ ràng.
- GV: Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì? HS tự do phát biểu. GV chốt lại.
(Không nên ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình. Trong GĐ phải biết quan tâm nhường nhịn đến người thân. Không đòi hỏi những thứ bố mẹ không mua được làm bố mẹ lo buồn)
	V. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Toán	ôn tập về giải toán
a. mục tiêu:	
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.
b. đồ dùng dạy học:
GV: Sách Toán 3. 
HS: Sách Toán 3, bảng con, vở ô li.
c. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ: 	
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi sau:
? Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm thế nào?
? Muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào?
III. Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài
	2. Bài dạy.	
Bài 1: 
HS đọc bài toán. GV: Bài toán này thuộc dạng toán gì? 
HS: Thuộc dạng toán về nhiều hơn.
GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
Bài 2: HS đọc bài toán. GV: Bài toán này thuộc dạng toán gì? 
HS: Thuộc dạng toán về ít hơn.
GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
Bài 3: a) Giải bài toán theo mẫu
HS đọc bài toán. 
GV hướng dẫn mẫu: Yêu cầu HS quan sát hình minh họa và phân tích để toán:
? Hàng trên có mấy quả cam?
? Hàng dưới có mấy quả cam?
? Hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam?
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
GV: Đây là dạng toán tìm phần hơn của số lớn so với số bé.
GV: Vậy muốn tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta làm thế nào?.
b) HS tự phân tích đề toán rồi giải vào vở.
GV: Đây là dạng toán tìm phần kém của số bé sơ với số lớn.
Bài 4: HS tự phân tích đề toán, sau đó làm bài vào vở. GV chấm bài, nhận xét.
IV. Củng cố: GV hệ thống lại các nội dung đã học.
	V. Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về giải các dạng toán đã học.
GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tập đọc	quạt cho bà ngủ
a. mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khôt thơ.
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. (trả lời được cac CH trong SGK ; thuộc cả bài thơ)
b. đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3, tập 1.
 Bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
	HS: Sách Tiếng Việt 3, tập 1.
c. các hoạt động dạy học:
I. ổn định  ... ình đã hứa với người khác?
- GV kết luận: SGV trang 32.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu liên hệ: Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao? Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đã hứa?
- HS tự liên hệ.
- GV nhận xét và khen những em đã biết giữ lời hứa và nhắc nhở các em nhớ thực hiện bài học trong cuộc sống hằng ngày.
IV. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã học.
HS đọc phần ghi nhớ 4 em.
	V. Dặn dò: Ghi nhớ và thực hiện tốt việc giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Sưu tầm các tấm gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường.
GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Toán	luyện tập
a. mục tiêu:	
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút). Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật.
b. đồ dùng dạy học: GV: Sách Toán 3. HS: Sách Toán 3, vở ô li.
c. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ: 	Không kiểm tra.
III. Dạy học bài mới:	
1. Giới thiệu bài
	2. Bài dạy.	
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
HS nêu yêu cầu bài tập. HS xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng.
HS làm vào vở, sau đó 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
HS đọc tóm tắt. HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán rồi giải.
1 HS lên bảng làm, cả lớp tự làm vào vở.
Chữa bài: HS nhận xét bài bạn. 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 3: a) Đã khoanh vào số quả cam trong hình nào?
GV: Hình nào đã khoanh vào một phần ba số quả cam? Vì sao? (Hình 1, vì có 3 hàng như nhau, đã khoanh vào 1 hàng)
GV: Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số qủa cam? Vì sao? (Hình 2 dã khoanh vào một phần tư số quả cam, vì có 12 quả cam chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi phần được 3 quả cam, hình 2 đã khoanh vào 3 quả cam)
b) Đã khoanh vào số bông hoa trong hình nào?
HS: Hình 3, 4 đều khoanh vao một phần hai số bông hoa. Vì ở hình 3 có 2 hàng như nhau, đã khoanh vào 1 hàng, ở hình 4 có 4 cột như nhau, khoanh vào 2 cột.
Bài 4: Điền dấu , = vào chỗ chấm.
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS làm bài, sau đó 2 em ngồi cạnh nhau kiểm tra lẫn nhau.
 IV. Củng cố: GV hệ thống lại các nội dung đã học.
V. Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ và các bảng nhân, bảng chia đã học.
GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tập làm văn
Kể về gia đình - điền vào giấy tờ in sẵn
a. mục tiêu:	
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1).
- Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (Bt2).
b. đồ dùng dạy học:
	GV: Mẫu đơn xin nghỉ học đủ cho từng HS.
HS : Sách Tiếng Việt 3, vở bài tập Tiếng Việt.
c. các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc lại đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh ở tiết TLV tuần 2
- GV nhận xét, cho điểm.
 III. Dạy học bài mới:	
	1, Giới thiệu bài
	- GV giới thiệu: Trong tiết TLV hôm nay các em sẽ kể về gia đình mình với bạn. Sau đó chúng ta sẽ dựa theo mẫu, viết một lá đơn xin nghỉ học.
- GV ghi đề bài lên bảng.	
2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Kể về gia đình em với một người bạn em mới quen
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới quen. Các em chỉ cần nói 5 - 7 câu giới thiệu về gia đình của em. VD: Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào?
- Hãy kể về gia đình mình theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn kể đúng, lưu loát và chân thật nhất.
- Nội dung câu chuyện: SGV.
Bài 2: Dựa theo mẫu, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2 và mẫu đơn xin nghỉ học.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. Sau đó nói về trình tự của lá đơn:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm và ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Họ, tên của người viết đơn; người viết là HS lớp nào.
+ Lí do viết đơn.
+ Lí do nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ ý kiến và chữ kí của gia đình HS.
+ Chữ kí của HS.
- Vài HS làm miệng bài tập. Chú ý mục Lí do nghỉ học cần viết đúng sự thật.
- HS viết vào VBT những nội dung theo yêu cầu. 
- GV cho điểm, đặc biệt khen ngợi những HS viết đúng, đẹp, rõ ràng.
IV. Củng cố, dặn dò:
GV yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần thiết.
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
Tiết 3: 	Mỹ thuật (giáo viên bộ môn dạy)
Tiết 4: Tự nhiên xã hội máu và cơ quan tuần hoàn
a. mục tiêu:	
Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể
b. đồ dùng dạy học:
GV: Các hình trong sách Tự nhiên xã hội 3 trang 14, 15. Tiết lợn hoặc tiết gà đã chống đông, để lắng trong ống thuỷ tinh.
HS: Sách Tự nhiên xã hội 3.
c. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS trả lời 2 câu hỏi sau: 
1) Nguyên nhân mắc bệnh lao phổi? Người bị mắc bệnh lao phổi thường có những biểu hiện nào? 
2) Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bệnh lao phổi?
HS và GV nhận xét.	
III. Dạy học bài mới:	
1. Giới thiệu bài
2. Bài dạy	
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình ở trang 14 SGK và kết hợp quan sát ống máu đã được chống đông đem đến lớp để cùng nhau thảo luận các câu hỏi sau:
+ Bạn đã bị đứt tay và trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
+ Theo bạn, khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay là đặc?
+ Quan sát máu đã được chống đông ở trong ống nghiệm, bạn thấy máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
+ Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Nó có chức năng gì?
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì?
- HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn trên.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: HS hoạt động cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
+ Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương (phần nước vàng ở trên) và huyết cầu, còn gọi là các tế bào máu (phần màu đỏ lắng xuống dưới).
+ Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ. Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt. Nó có chức năng mang khí ô-xi đi nuôi cơ thể.
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể còn gọi là cơ quan tuần hoàn.
- GV giảng thêm: Ngoài huyết cầu đỏ, còn có các loại huyết cầu khác như huyết cầu trắng. Huyết cầu trắng có chức năng tiêu diệt vi trùng xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng chống bệnh.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 4 ở trang 15 SGK, lần lượt hỏi - đáp theo cặp theo gợi ý sau:
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu?
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực.
+ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: HS hoạt động cả lớp.
- Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả trước lớp, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
Hoạt động 3: Trò chơi " Tiếp sức"
* Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới các cơ quan của cơ thể.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV nói rõ tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi như sau:
Chia số HS tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau. Hai đội đứng thành hai hàng dọc cách đều bảng. Khi GV hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới. Khi viết xong bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo. Trong cùng một thời gian đội nao viết được nhiều tên các bộ phận của cơ thể, đội đó thắng. Số HS còn lại sẽ cổ động cho hai đội. 
Bước 2: HS chơi như đã hướng dẫn.
Kết thúc trò chơi, GV nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
GV kết luận: Nhờ có các mạch máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động. Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
IV. Củng cố: HS đọc mục bạn cần biết trang 14 SGK.
V. Dặn dò: Ghi nhớ thành phần của máu, các bộ phận của cơ quan tuần hoàn và làm bài tập trong vở bài tập tự nhiên và xã hội. GV nhận xét giờ học.
Tiết 5: 	Sinh hoạt lớp
A. Mục tiêu: 
HS biết được những ưu khuyết điểm trong tuần qua,và từ đó có hướng khắc phục.
ổn định nề nếp. Duy trì các nề nếp như sĩ số, vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân.
 Nắm được kế hoạch tuần tới
GD HS có ý thức xây đoàn kết, dựng tập thể lớp mình
B. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
C. các hoạt động chủ yếu:
 I. Sinh hoạt văn nghệ:
II. Đánh giá nề nếp tuần qua:
1.Về mặt học tập:
+ Ưu điểm:
 Nhìn chung các em đi học đúng giờ, duy trì được sĩ số của lớp, thực hiện đúng giờ nào việc đó. Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tuyên dương một số bạn có ý thức học tập tốt: 
- Một số bạn có chữ viết tiến bộ nhiều như:
- Một số bạn có nhiều tiến bộ trong học tập như: 
+ Nhược điểm: 
Một số bạn không mang đầy đủ dụng cụ học tập đến lớp: 
Một số bạn chữ viết còn cẩu thả: 
2.Vệ sinh lớp học: 
Trong tuần qua nhìn chung các bạn tổ 2 trực nhật sạch sẽ, bàn ghế lớp học được sắp xếp gọn gàng.
3.Các hoạt động khác: 
Tham gia các buổi tập thể dục giữa giờ và ca múa tập thể đều đặn, mỗi bạn đã thực tốt các việc mà nhà trường giao như: thiện tốt công việc chăm sóc công trình măng non, nhặt rác sân trường.
- Bên cạnh những công việc đã làm tốt vẫn còn tồn tại một số việc chưa thực hiện tốt như việc đi học còn muộn, nghỉ học vô lí do.
III. Phương hướng tuần tới: Phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, vừa học vừa vừa ôn tập chuẩn bị kiểm tra khảo sát đầu năm, có kế hoạch và lập thời gian biểu tự học bài ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 DU MON CO GDKNS(1).doc