Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 30 - Lê Thị Huê

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 30 - Lê Thị Huê

1/ Kiểm tra bài cũ

+ Tiết toán trươc em học bài gì?

+ Muốn cộng hai số trong phạm vi 100 000 em làm thế nào?

- Nhận xét bài cũ.

2/ Bài mới:

a/ Giới thiệu: Hôm nay em sẽ củng cố về phép cộng các số trong phạm vi 100 000 qua bài toán luyện tập.

- Ghi bảng.

b/ Hướng dẫn HS luyện tập:

· Bài 1:

- Gọi HS đọc đề

+ Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn qua mẫu:

 63548

+19256

 82804

- Y/C HS tự làm phần a lần lượt vào bảng con, 1 HS làm bảng phụ.

- Bài b tiến hành tương tự.

Lưu ý: Khi sửa bài GV gọi HS nêu miệng cách tính chú ý những phần cộng có nhớ.

· Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV vẽ sơ đồ.

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1875Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 30 - Lê Thị Huê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30-TIẾT 146: LUYỆN TẬP
A/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Củng cố về số cộng các số có đến 5 chữ số (có nhớ).
- Củng cố về giải bài toán bằng 2 phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GV
HS
1/ Kiểm tra bài cũ
+ Tiết toán trươc em học bài gì?
+ Muốn cộng hai số trong phạm vi 100 000 em làm thế nào?
- Nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu: Hôm nay em sẽ củng cố về phép cộng các số trong phạm vi 100 000 qua bài toán luyện tập.
- Ghi bảng.
b/ Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề
+ Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn qua mẫu:
 63548
+19256
 82804
- Y/C HS tự làm phần a lần lượt vào bảng con, 1 HS làm bảng phụ.
- Bài b tiến hành tương tự.
Lưu ý: Khi sửa bài GV gọi HS nêu miệng cách tính chú ý những phần cộng có nhớ.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV vẽ sơ đồ.
 3cm
Chiều rộng :
Chiều dài :
- Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
- Y/C HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- Hướng dẫn sửa bài.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
3 x 2 = 6 ( cm )
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
( 6+3) x2 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
6 x 3 = 18 (cm2)
Đáp số: 18 cm ; 18 cm2
Bài 3: GV treo bảng phụ đã vẽ tóm tắt sẵn
 17kg
Conï
 ?kg
Mẹ
Gọi HS đọc đề bài theo tóm tắt, nhận xét. Lưu ý HS đọc theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nội dung bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Y/C HS tự làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Hướng dẫn sửa bài.
Bài giải
 Mẹ cân nặng là:
17 x 3 = 51 (kg)
Con và Mẹ cân nặng là:
17 + 51 = 68 (kg)
Đáp số: 68 kg
C/ Củng cố dặn dò:
+ Hôm nay học toán bài gì?
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài: Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- HS nêu
HS nghe và nhắc lại
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS nghe và quan sát mẫu.
- HS thực hiện bảng con, nêu miệng.
- HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS nêu
- HS quan sát
- HS làm bài
- HS sửa bài, nhận xét
- HS quan sát
- HS đọc đề theo tóm tắt.
- HS nêu 
- HSø làm bài
- HS nêu
- HS nghe.
TIẾT 147: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
A/MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Biết thực hiện các phép trừ các số trong phạm vi 100 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Củng cố vềe giải toán bằng phép trừ, quan hệ giữa km và m.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sử dụng bảng phụ khi dạy học bài mới hoặc khi cho HS luyện tập.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GV
HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Tiết toán hôm trước em học bài gì?
- Y/C HS thực hiện qua bảng con.
- Đặt tính và tính 46215 + 4072 = ?
- Nhận xét phần bài cũ.
2/ Bài mới: Hôm nay cô hướng dẫn các em cách trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Ghi bảng.
a/ Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 85674 – 58329
+Số bị trừ 85674 gồm mấy chữ số?
+Số trừ 58329 gồm mấy chữ số?
Kết luận: 85674 – 58329 là phép trừ 2 số có 5 chữ số.
+ Muốn thực hiện phép tính trừ này em làm thế nào?
+ Các em thực hiện vào bảng con.
 - Chốt lại ý đúng.
 - 85674 
 58329
 27345
 -Gọi HS nêu miệng cách tính:
-Chốt lại ý đúng: 
* 4 không trừ được 9, lấy 14 trừ 9 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
* 2 thêm 1 bằng 3; 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
* 6 trừ 3 bằng 3, viết 3.
 * 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
 * 5 thêm 1 bằng 6; 8 trừ 6 bắng 2, viết 2.
85674 -58329 = 27345.
- Y/C nhóm hai trao đổi.
+ Muốn trừ 2 số trong phạm vi 100 000 ta làm thế nào?
Kết luận: Muốn trừ 2 số trong phạm vi 100 000 ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chử số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và trừ lần lượt từ phải sang trái.
 - Ghi bảng, gọi vài em nhắc lại.
 b/ Bài tập:
Bài 1: Tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng làm bài- gọi vài em nêu lại cách tính -Nhận xét bài làm
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
-GV lưu ý :Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề bài 
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
 9850m ?m
-Vẽ tóm tắt :
 25 850m
-Y/C HS làm vào vở,1 HS làm bảng phụ
-Hướng dẫn sửa bài.
-Chấm 1 số bài ,nhận xét
c/ Củng cố –dặn dò:
-Tiết toán hôm nay, em học bài gì?
+ Muốn trừ 2 số trong phạm vi 100 000 ta làm thế nào?
-Về nhà xem lại các bài tập đã làm .
-Chuẩn bị bài :Tiền Việt NamSGK/157
-Hs nêu.
-HS thực hiện
-Nghe.
-HS nêu ý kiến
-Đặt tính ,rồi trừ
-Thực hiện bảng con.
-Nêu miệng cách tính.
-Nhóm 2 em trao đổi ý kiến
-Đại diện nhóm nêúy kiến.
-Vài em nhắc lại 
-Thực hiện theo nhóm 
-Thực hiện bảng con.
-1 HS đọc đề bài
-HS nêu 
-HS làm bài
-nhận xét bài làm 
-H S nêu
-Nghe
TIẾT 148: TIỀN VIỆT NAM
A/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nhận biết các tờ giấy : 20 000 đồng, 50 000 đồng và 100 000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền.
- Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tờ giấy bạc : 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng và các loại giấy bạc khác đã học.
C/ CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GV
HS
1 Kiểm tra bài cũ:
-Tiết toán trước em học toán bài gì?
-Hãy đặt tính và tính vào bảng con
63780-18546
-Y/C vài Hs nêu miệng cách tính.
-Nhận xét phần KTBC 
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài:
-Tiết toán hôm nay ,cô sẽ giúp các em nhận biết các tờ giấy bạc ,bước đầu biết đổitiền,làm tính trên các số với đơn vị là đồng .- Ghi bảng.
b/ Giới thiệu các tờ giấy bạc :20000đồng , 50 000 đồng và 100 000 đồng ,các loại giấy bạc khác đã học .
-Chia lớp thành 4 tổ.
-Cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
-Y/C từng tổ nêu ý kiến 
- GV chốt lại ý đúng:Đặc điểm của từng loại tờ giấy bạc.
c/ Thực hành 
Bài 1:a/Y/C nhóm 2 em quan sát tranh vẽ , nêu phép tính bằng cách cộng nhẩm, giải thích rồi trả lời câu hỏi của bài toán .
-Các bài b, c, d,e. làm tương tự nhgư bài a
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài
-Mẹ mua cho Lan chiếc cặp sách hết bao nhiêu đồng ?
-Một bộ quần áo hết bao nhiêu?
-Mẹ đưa cho cô bán hàng bao nhiêu?
Các em suy nghĩ và làm bài vào vở , 1 em lên bảng phụ làm bài.
-Hướng dẫn sửa bài 
- Chấm bài và nhận xét 
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài 
-Y/C học sinh làm vào vở, 1 HS lên bảng phụ làm
-HD sửa bài .
- Chấm bài nhận xét 
d/ Củng cố –Dặn dò 
-Hôm nay, em học toán bài gì?
-Trò chơi:Chia lớp thành 2 đội ,mỗi đội 3 em tiếp sức ,1 em làm 1 câu ở bài 4.
- Nhận xét Kết quả trò chơi
-Qua tiết học hôm nay ,các em nhận biết các loại tờ giấy bạc, càc em ghi nhớ cách nhận biết đó để thực hiện mua bán đồ dùng hàng ngày .
-Chuận bị bài : Luyện tập/159
-HS nêu ý kiến
-HS thực hiện
-HS nêu miệng
-Nghe.
-nghe và nhắc lại tựa
-các tổ quan sát và nêu ý kiến 
-Nghe
-Các nhóm trao đổi và nêu ý kiến.
-15 000 đồng 
-25 000 đồng 
-..50 000 đồng 
-Học sinh làm vào vở
-1 HS đọc đề bài , lớp đọc thầm .
- Lớp làm bài.
-Nhận xét 
-6 em lên tham gia trò chơi.
TIẾT 149: LUYỆN TẬP
A/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 - Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
 - Củng cố về trừ các số có đến năm chữ số, về giải bài toán bằng phép trừ, về số ngày trong các tháng.
B/ CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GV
HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Tiết toán hôm trước em học baì gì?
+ Mỗi quyển vở giá 12 000 đồng. 3 quyển vở mua hết bao nhiêu tiền?
 -Nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ củng cố cách trừ nhẫm các số tròn chục nghìn. Củng cố về trừ các số có 5 chữ số, giải toán qua bài luyện tập.
 - Ghi bảng.
 b/ Bài tập:
Bài 1:Hướng dẫn HS thực hành tính nhẩm các số tròn chục nghìn. GV nêu bài mẫu.
90000-5000 = ?
9 chục nghìn -5 chục nghìn =4 chục nghỉn
vậy 90000-5000 = 40 000.
-Y/C HS tính nhẩm các bài còn lại , gọi vài HS nêu miệng .Nhận xét 
Bài 2:Y/ C học sinh làm vào bảng con , gọi 1 HS lên bảng làm .
-Nhận xét bài làm 
Bài 3:
-Gọi 1HS đọc đề bài.
-Y/C HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở, 1 Hs làm bảng phụ .
-HD sửa bài .
Bài giải
Số lít mật ong còn lại là :
23 560 – 21 8 00 = 1760(lít)
Đáp số: 1760lít
-Chấm bài và nhận xét .
Bài 4: a/ Yêu cầu HS thực hiện theo từng nhóm 2 em, ghi kết quả vào bảng con .
b/ Yêu cầu HS thực hiện theo từng nhóm 2 em, ghi kết quả vào bảng con .
- Nhận xét kết quả cùa các nhóm .
 C/Củng cố ,dặn dò :- Hôm nay , em học toán bài gì?
- Muốn trừ 2 số có năm chữ số em làm thế nào?
- Về nhà chuẩn bị bài luyện tập chung/160
-HS nêu.
-vài em nêu miệng 
-Lắng nghe 
Quan sát –nghe
-Tính nhẩm.
-1 HS đọc đề bài , lớp đọc thầm 
-HS làm bài vào vở
- Nhận xét bài làm .
-Nhóm 2 thực hiện 
TIẾT 150: LUYỆN TẬP CHUNG
A/ MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Củng cố về cộng, về trừ ( Nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100 000 .
- Củng cố về giải bài toán bằng 2 phép tính và bài toán rút về đơn vị.
B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GV
HS
1/K iểm tra bài cũ:
- Tiết toán trước em học bài gì?
-Tính nhẩm 80 000 – 50 000=?
-Nhận xét phần Kiểm tra bài cũ
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em học toán bài luyện tập chung – Ghi bảng 
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm 
-Gọi vài e ... àm quen với bạn ( để làm quen cần phải tự giới thiệu em là ai người nước nào; thăm hỏi bạn..)
Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngơi nhà chung: Trái đất.
-GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc:
+Dịng đầu thư ( ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+Lời xưng hơ ( bạn thân mến). Sau lời xưng hơ này cĩ thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc khơng đặt dấu gì.
+Nội dung thư: làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+Cuối thư: lời chào, chữ kí và tên.
b/ Hoạt động 2:
-GV cho HS làm bài.
-GV cho HS đọc thư.
-GV chấm một số bài viết hay và nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-1 HS giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý.
-1 HS đọc.
-HS viết thư vào giấy rời.
-HS tiếp nối nhau đọc thư => Cả lớp nhận xét.
-HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì.
3.Củng cố, dặn dị:
-GV nhắc HS cĩ bài viết hay, về nhà viết lại lá thư cho sạch, đẹp, hồn chỉnh hơn để gửi qua đường bưu điện ( hoặc dán trên báo tường của trường, lớp). 
Tập viết
Ôân chữ hoa U
A) Mục tiêu:
 Củng cố cách viết chữ hoa U thông qua bài tập ứng dụng.
1) Viết tên riêng Uông Bí bằng mẫu chữ nhỏ.
2) Viết câu ca dao bằng mẫu chữ nhỏ.
 Uấn cây từ thuở còn non
 Dạy con từ thuở con còn bi bô
B) Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ hoa U
- Các chữ Uông Bí và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ.
C) Các họat động dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bài học sinh viết ở nhà.
- Gọi học sinh nhắc lại câu ứng dụng của bài trước.
- Cho học sinh viết Trường Sơn , Trẻ em .
- Nhận xét phần KTBC.
2) Bài mới :
a) Giới thiệu bài : Ôân chữ viết hoa U– ghi bảng.
b) Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
+ Luyện viết chữ hoa.
+ Đưa từ Uông Bí lên bảng .
- Tìm các chữ hoa có trong bài ?
+ Cho học sinh quan sát câu ứng dụng trên bảng lớp.
- Trong câu ứng dụng trên những chữ cái nào được viết hoa ?
- Viết mẫu chữ hoa nhắc lại cách viết .
+ Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ).
- Treo bảng ghi từ ứng dụng.
* Phan Bội Châu ( 1867 – 1940 ) : một nhà cácg mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngòai họat động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
+ Luyện viết câu ứng dụng.
- Treo bảng câu ứng dụng.
Phá Tam Giang, Đèo Hải Vân là các địa danh, ở Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
- Cho học sinh viết bảng con: Phá, Bắc.
+ Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Theo dõi học sinh viết.
 - Thu bài chấm điểm , nhận xét.
Củng cố dặn dò
- Về luyện viết lại các chữ hoa cho đẹp. Viết bài tập ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh đọc : Trường Sơn .
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan .
- 2 học sinh lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con .
- Nhắc lại .
- Quan sát từ ứng dụng 
- Chữ U , B
- Chữ U, D
- Quan sát cô viết mẫu .
- Nghe.
- 1 học sinh đọc.
- Nghe.
- Viết bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
TUẦN 30 : ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ ?
 DẤU HAI CHẤM
I. Mục đích, yêu cầu :
	1. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? ( Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? Thực hành trò chơi hỏi đáp sử dụng cụm từ Bằng gì ? )
	2. Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.
II. Đồ dùng dạy, học :
	- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
 - Giấy khổ lớn ghi 4 lần bài tập số 4.
III. Các hoạt động dạy và học :
 Giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS :
 + Kể tên 5 môn thể thao và đặt câu với 2 trong 5 từ vừa kể.
 + Kể các từ nói về kết quả thi đấuthể thao, đặt câu với 2 trong các từ vừa kể.
 + Làm miệng bài tập số 3, tiết luyện từ và câu tuần 29.
2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của bài – ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh làm các bài tập :
* Bài tập 1 :
- Nêu yêu cầu của bài (Bảng phụ ). Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS đọc lại 3 câu văn trong bài.
- Gọi 1 HS đọc câu a) của bài.
- Voi uống nước bằng gì ?
- Vậy bộ phận nào của câu trả lời câu hỏi Bằng gì ?
( GV gạch dưới bằng vòi )
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại của bài vào vở bài tập. Một HS lên bảng làm bài.
- Hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn trên bảng. Chốt đáp án đúng :
a) Voi uống nước bằng vòi.
b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
* Bài tập 2 :
- Nêu yêu cầu của bài (Bảng phụ ). Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hiện hỏi – đáp theo nhóm đôi các câu hỏi của bài. 
- Gọi 3 cặp HS thực hiện hỏi – đáp trước lớp. Mỗi cặp HS hỏi – đáp 1 câu. Cả lớp nhận xét.
* Bài tập 3 :
- Nêu yêu cầu của bài (Bảng phụ ). Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nêu câu hỏi : Hằng ngày em đến trường bằng gì ?, yêu cầu vài HS trả lời.
- Yêu cầu HS thực hành hỏi - đáp các câu hỏi có cụm từ Bằng gì ? theo nhóm đôi.
- Gọi vài cặp HS hỏi – đáp các câu hỏi có cụm từ Bằng gì ? trước lớp. Cả lớp nhận xét.
* Bài tập 4 :
- Nêu yêu cầu của bài (Bảng phụ ). Yêu cầu - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Các em đã biết các dấu câu nào ?
- GV nhắc nhở HS : Em hãy nhớ lại các dấu câu đã được viết trong các bài chính tả, sau đó chọn dấu câu thích hợp để điền vào các ô trống trong bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn để làm bài vào giấy khổ lớn.
- Yêu cầu các nhóm dán bài lên bảng. Hướng dẫn HS nhận xét bài của các nhóm. GV chốt đáp án đúng :
a) Một người kêu lên : “ Cá heo !”
b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết : chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà, 
c) Đông Nam Á gồm mười một nước là : Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti- mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại các bài tập đã làm ở lớp, chuẩn bị bài sau.
 Học sinh
- 1 HS.
- 1 HS.
- 1 HS.
- Nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc lại 3 câu văn trong bài.
- 1 HS đọc câu a) của bài.
- Voi uống nước bằng vòi.
- bằng vòi.
- HS làm tiếp phần còn lại của bài vào vở bài tập. Một HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài của bạn trên bảng. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thực hiện hỏi – đáp theo nhóm đôi các câu hỏi của bài. 
- Mỗi cặp HS hỏi – đáp 1 câu. Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Vài HS trả lời.
- HS thực hành hỏi - đáp các câu hỏi có cụm từ Bằng gì ? theo nhóm đôi.
- Vài cặp HS hỏi – đáp các câu hỏi có cụm từ Bằng gì ? trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta chọn dấu câu để điền vào ô trống.
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm bàn để làm bài vào giấy khổ lớn.
- Các nhóm dán bài lên bảng. 
- Nghe.
TUẦN 31
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN(tiết 3)
I – MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 
 - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học ở tiết 1 đểû thực hành làm hoàn chỉnh chiếc đồng hồ để bàn.
 - Biết làm hoàn chỉnh chiếc đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật
 - Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Như tiết 1.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH
 Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 Giới thiệu: Trong tiết học này các em sẽ tiếp tục tự mình làm hoàn chỉnh chiếc đồng hồ để bàn mà tiết trước các em đẫ làm được các bộ phận của nó theo cách cô đã hướng dẫn.
 Hoạt động 4: Học sinh thực hành làm hoàn chỉnh chiếc đồng hồ để bàn.
 1. Giáo viên treo tranh quy trình lên bảng và y/c 2 học sinh nhắc lại các bước dán các bộ phận của đông hồ.
2. Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước dán đồng hồ.
 -Giáo viên : Khi dán đồng hồ cần lưu ý điều gì?
 3. Giáo viên cho học sinh thực hành dán các bộ phận của đồng hồ. Trong khi học sinh làm giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
 4. Sau khi học sinh dán xong, giáo viên gợi ý học sinh trang trí đông hồ cho đẹp: trên mặt đồng hồ có thể ghi đủ 12 chữ số, vẽ trang trí ô lịch ghi thứ, ngày, ghi nhãn hiệu phía dưới chữ số 12, vẽ hoa hay con vật nhỏ
 5. Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
 - Giáo viên nhắc học sinh nhớ ghi tên phía dưới sản phẩm của mình.
 - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.
 6. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét sản phẩm của nhau.
 7. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh 
 - 2 học sinh nhắc lại các bước dán các bộ phận của đồng hồ gồm 3 bước:
 Bước 1: dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
 Bước 2: Dán khung đồng hồ vào phần đế.
 Bước 3: Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
 - Bôi hồ cho đều và không bôi quá nhiều hồ sẽ bị ướt và rất khó dán.
 -Học sinh tiến hành làm theo nhóm.
 - Học sinh tự trang trí theo ý mình.
 - Nhóm học sinh lên trưng bày sản phẩm trên bảng.
 - Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau.
IV – NHẬN XÉT – DẶN DÒ
 - Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh có sản phẩm đẹp.
 - Dặn học sinh ôn lại kĩ thuật gấp các đoạn thẳng cách đều, kĩ thuật gấp cái quạt đã học ở lớp 1 và mang đủ giấy thủ công, kéo, thước, chỉ,hồ dán để tiết sau học làm cái quạt tròn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 30.doc