Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2006-2007

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu được:

- Từ ngữ: Y-ec-xanh, ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân, sờn cũ,

- Nội dung: Qua việc kể về sự gắn bó của bác sĩ Y-éc-xanh với đất Nha Trang, truyện đã đề cao lẽ sống của ông: sống để yêu thương, giúp đỡ đồng loại.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc:

- Phát âm đúng: Y-ec-xanh, ngưỡng mộ, băn khoăn, rộng mở, thở dài, vỡ vụn,

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

 3. Thái độ: GDHS sự giản dị chuyên cần. Lòng nhân ái.

B. Kể chuyện:

· Dựa vào nội dung truyện và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của bà khách. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.

· Biết nghe và nhận xét lời kể, cách kể của bạn.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo án.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện phóng to.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

 

doc 27 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch giảng dạy tuần 31
Thứ 
Phân môn
Tên bài giảng
Hai
Chào cờ
TĐ - KC
Toán
Tập viết
Bác sĩ Y-éc-xanh
Nhân số có năm chữ sốmột chữ số
Ôn chữ hoa V
Ba 
Toán
Chính tả
TN - XH
Luyện tập
Nghe – viết: Bác sĩ Y-éc-xanh
Trái đất là một hành tinh trong hệ MT
Tư 
Tập đọc 
Toán
Lt và câu
Bài hát trồng cây
Chia số có năm chữ sốmột chữ số
Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy
Năm 
Tập đọc
Toán
TH-XH
Thủ công
Con cò
Rèn: Chia số có năm chữ sốmột chữ số.
Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất
Làm quạt giấy tròn(T1)
Sáu 
Toán
Chính tả
Đạo đức
TLV
SHTT
Luyện tập
Nhớ viết: Bài hát trồng cây
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi(T2)
Thảo luận về bảo vệ môi trường
Nhận xét tuần 31. Kế hoạch tuần 32
 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 17 tháng 04 năm 2006
Tập đọc – Kể chuyện
Bác sĩ Y – éc – xanh 
Mục tiêu:
A. Tập đọc:
 Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu được:
Từ ngữ: Y-ec-xanh, ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân, sờn cũ,
Nội dung: Qua việc kể về sự gắn bó của bác sĩ Y-éc-xanh với đất Nha Trang, truyện đã đề cao lẽ sống của ông: sống để yêu thương, giúp đỡ đồng loại.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc:
Phát âm đúng: Y-ec-xanh, ngưỡng mộ, băn khoăn, rộng mở, thở dài, vỡ vụn, 
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
 3. Thái độ: GDHS sự giản dị chuyên cần. Lòng nhân ái.
B. Kể chuyện:
 Dựa vào nội dung truyện và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của bà khách. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
 Biết nghe và nhận xét lời kể, cách kể của bạn. 
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Giáo án. 
Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện phóng to.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Hoạt động dạy – học:
Tập đọc
(Khoảng 1,5 tiết)
 Ổn định(1’).
2. Kiểm tra bài cũ(1’): Ngọn lửa Ô-lim-pích.
 Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài(1’)(Sử dụng tranh)
Nêu mục tiêu bài học.
Ghi tên bài lên bảng. 
Luyện đọc:
Đọc mẫu toàn bài(2’).
Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó(4’). Theo dõi, sửa lỗi phát âm.
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ(20’).
 - Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm(6’).
--------Hết tiết 1-----------
Tìm hiểu bài(16’).
 Vì sao bà khách ao ước được gặp Y-ec-xanh?
Bác sĩ Y-ec-xanh có gì khác so với tưởng tượng của bà khách?
Y-ec-xanh là một bác sĩ nổi tiếng, nếu chưa gặp ông mọi người đều có thể nghĩ trông ông sẽ sang trọng, quý phái, bà khách trong truyện cũng thế. Chính vì vậy mà bà đã bất ngờ khi gặp ông, chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
Bà khách đã hỏi bác sĩ điều gì?
Vì sao bà lại cho rằng bác sĩ Y-ec-xanh đã quên nước Pháp?
Lúc đó, bác sĩ trả lời bà khách như thế nào?
Vậy theo em, vì sao bác sĩ không về Pháp mà ở lại Nha Trang?
Hãy tìm trong bài câu văn nói rõ nhất về lẽ sống cao đẹp của bác sĩ Y-ec-xanh?
Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại, đó là lẽ sống cao đẹp mà bác sĩ Y-ec-xanh đã xây dựng cho mình. Chính vì thế mà ông đã gắn bó cả đời và có nhiều công lao đối với đất nước ta. Oâng là người sáng lập ra viện Pa-xtơ đầu tiên ở Việt Nam, phát hiện ra vùng đất cao nguyên nổi tiếng Đà Lạt, mang cây canh-ki-na vào trồng ở cao nguyên, là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Y Hà NộiGhi nhớ công lao của ông, người Việt Nam ta đã lấy tên ông đặt tên cho các đường phố ở Hà Nội, TPHCM, Nha Trang và Đà Lạt.
Luyện đọc lại:
 Đọc mẫu đoạn 3, 4.
 - Tuyên dương HS đọc tốt.
- Hát đầu giờ.
3HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
Nghe giới thiệu.
1HS nhắc lại tên bài.
- Theo dõi đọc mẫu.
- Lần lượt mỗi lần đọc tiếp nối nhau, mỗi HS đọc một câu văn.
- Đọc các từ khó, dễ lẫn.
- Lần lượt đọc tiếp nối nhau, mỗi HS đọc một đoạn văn. 
- Đọc chú giải.
Đọc bài theo nhóm. Theo dõi và giúp nhau chỉnh sửa lỗi.
1nhóm đọc, cả lớp theo dõi - nhận xét.
Đọc đồng thanh toàn bài.
***************
- 1 học sinh đọc cả bài.
- 1 HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm.
Bà khách ao ước được gặp Y-ec-xanh phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Thực tế, bác sĩ Y-ec-xanh quả thực khác xa với tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo kaki sờn cũ, không là ủi, trông ông giống như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm cho bà chú ý.
Nghe, ghi nhận.
 “Ông đã quên nước Pháp rồi ư?”
Vì bà thấy ông có ý định ở lại VN suốt đời mà không có ý định quay về Pháp.
 “Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc”.
Bác sĩ rất yêu quê hương, Tổ quốc của ông.
Bác sĩ không về Pháp mà ở lại Nha Trang vì ông nghĩ con người ở Pháp hay ở Nha Trang hay bất cứ đâu thì cũng chung một ngôi nhà trái đất. Oâng chọn VN vì những con người ở đây họ đang cần được giúp đỡ để chiến thắng bệnh tật. Chỉ ở đây, ông mới thấy tâm hồn rộng mở, bình yên.
“Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải yêu thương và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau”
Nghe, ghi nhận.
Theo dõi đọc mẫu.
Đọc trong nhóm. Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Theo dõi, bình chọn bạn đọc hay nhất.
1HS đọc cả truyện.
Kể chuyện
(Khoảng 0,5 tiết)
a) Xác định yêu cầu. 
b) Hướng dẫn làm bài tập:
 Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai?
Bà khách là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bà khách, cần xưng hô như thế nào?
Theo dõi, giúp đỡ các em kể chuyện.
 Kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương, khuyến khích HS kể chuyện.
2 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Lời của bà khách.
Xưng là “tôi”.
Quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh. 
Nêu nội dung từng tranh:
+ Tr1: Bà khách tìm thăm bác sĩ Y-ec-xanh.
+ Tr2: Sự giản dị của bác sĩ Y-ec-xanh.
+ Tr3: Cuộc trò chuyện của bác sĩ Y-ec-xanh và bà khách.
+ Tr4: Sự đồng cảm giữa hai con người.
- Tiếp nối nhau kể chuyện. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Chọn bạn kể hay nhất.
- 1HS kể toàn bộ câu chuyện.
Củng cố, dặn dò.
Bổ sung nhận xét của HS.
- Dặn dò HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nhận xét giờ học.
- Học bài và chuẩn bị bài “ Bài hát trồng cây”.
 Toán(Tiết 151)
Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
3. Thái độ: Tính chính xác, khoa học.
Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
Hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định.
2. Bài cũ: Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà . Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới.
a) Giới thiệu bài: 
 - Nêu mục tiêu giờ học.
 - Ghi tên bài lên bảng.
b) HD thực hiện phép nhân 14273Í 3.
- Ghi bảng: 14273 Í 3 = ?
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
c) Thực hành:
* Bài 1:
 Chữa bài, ghi điểm.
* Bài 2: 
 Chữa bài, ghi điểm.
* Bài 3.
 Chữa bài, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Theo dõi, bổ sung nhận xét của HS. 
 - Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau
- Hát đầu giờ.
- 3 học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nghe giới thiệu.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
Đọc phép tính.
1HS lên bảng đặt tính rồi tính. Vừa tính vừa nói vừa viết như SGK để có:
14273
Í 3
42819
Viết theo hàng ngang:
 14273 Í 3 = 42819
1HS đọc yêu cầu.
Làm bài cá nhân. Vài HS đọc kết quả và nói - viết như phần bài học trong SGK.
Đọc yêu cầu.
Làm bài cá nhân. Kiểm tra chéo bài với bạn ngồi cạnh. Nêu kết quả trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Đọc yêu cầu.
2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
+ Cách 1: Bài giải
Số ki-lô-gam thóc chuyển lần sau là:
27150 Í 2 = 54300(kg)
Cả hai lần chuyển vào kho được:
27150 + 54300 = 81450(kg)
Đáp số: 81450kg thóc.
+ Cách 2: Bài giải
Coi 27150kg thóc chuyển lần đầu là 1 phần thì lần sau chuyển được 2 phần. Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 2 = 3(phần)
Cả hai lần chuyển vào kho được là:
27150 Í 3 = 81450(kg)
Đáp số: 81450kg thóc.
1 học sinh nhận xét tiết học.
- Học bài. Chuẩn bị bài “Luyện tập”. 
Tập viết
 Ôn chữ hoa V 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Củng cố cách viết chữ hoa V
 - Viết tên riêng Văn Lang và câu ứng dụng Vỗ tay cần nhiều ngón/Bàn kỹ cần nhiều người theo cỡ chữ nhỏ.
 - Hiểu từ, câu ứng dụng: Văn Lang là tên của nước ta thời các vua Hùng, đây là thời kỳ đầu tiên của nước VN. Câu tục ngữ này khuyên ta muốn bàn kỹ điều gì cần có nhiều người tham gia. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp, đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính kiên nhẫn trong khi viết bài.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án. 
 - Mẫu chữ viết hoa V
 - Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. 
 2. Học sinh: Vở tập viết 3, tập 2.
III. Các hoạt  ... ø.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bảng con.
- Vừa làm vừa nói, viết, trình bày như SGK.
28921
4
 09
7230
 12
 01
 1
Viết theo hàng ngang.
 28921 : 4 = 7230(dư 1)
1HS đọc yêu cầu. 
3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
12760 : 2 = 6380
18752 : 3 = 6250(dư 2)
25704 : 5 = 5140(dư 4)
1HS đọc yêu cầu. 
3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
15273 : 3 = 5091
18842 : 4 = 4710(dư2)
36083 : 4 = 9020(dư 3)
Đọc đề.
1HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số thóc nếp trong kho là:
27280 : 4 = 6820(kg)
Số thóc tẻ trong kho là:
27280 – 6820 = 20460(kg)
Đáp số: 6820kg thóc nếp
20460kg thóc tẻ
- 1HS đọc yêu cầu.
- Nhẩm tại chỗ và nêu kết quả. HS còn lại nhận xét.
- 1 học sinh nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài: Luyện tập chung. 
Chính tả
 Nhớ - viết: Bài hát trồng cây
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nhớ – viết lại đoạn từ “Ai trồng cây Mau lớn lên từng ngày” trong bài Bài hát trồng cây. 
Làm bài tập chính tả phân r/d/gi.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chữ đều nét, đúng độ cao, khoảng cách các con chữ, các chữ. Đúng tốc độ. Trình bày sạch đẹp. Tìm từ và viết từ theo yêu cầu trên.
3. Thái độ: Giáo dục tính kiên nhẫn khi viết bài. 
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án. Viết sẵn bài tập 2a) lên bảng. 
2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc cho học sinh viết: dáng hình, rừng xanh, rung mành, lơ lửng, cõi tiên. 
Nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học. 
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn chuẩn bị:
 + Đọc mẫu bài. 
 + Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
 + Đoạn thơ có mấy khổ? Trình bày như thế nào cho đẹp?
 + Các dòng thơ được trình bày như thế nào?
 + Hãy nêu từ khó mà các em dễ viết sai.
 + Đọc cho học sinh viết ( Ví dụ: trồng cây, mê say, lay lay, quên, )
Viết chính tả: Đọc lần 2. Theo dõi và chỉnh đốn tư thế ngồi viết của học sinh. 
Soát lỗi: Đọc soát lỗi.
Chấm bài: Thu 10 bài chấm, nhận xét.
Giáo dục học sinh kiên nhẫn khi viết bài.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a.
 Nhận xét bài làm của học sinh, ghi điểm, tuyên dương nhóm làm bài đúng và nhanh.
Bài 3: 
 Nhận xét bài làm của học sinh, ghi điểm, tuyên dương HS làm bài đúng và nhanh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
- Dặn dò các em chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- 3 học sinh lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Theo dõi giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
Theo dõi đọc mẫu. 2 HS đọc lại.
Hạnh phúc là được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên từng ngày.
Đoạn thơ có 4 khổ, giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng.
Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2ô.
Nêu từ khó, dễ lẫn.
Viết từ khó, dễ lẫn vào bảng con.
Đọc lại các từ vừa viết.
Nhớ - viết bài.
Đổi vở soát lỗi.
Theo dõi cô giáo nhận xét để rút kinh nghiệm ở bài viết sau.
- Học sinh đọc yêu cầu của đề.
Cả lớp làm vào nháp. Đại diện cho mỗi tổ 3HS lên chơi trò chơi tiếp sức. Sau thời gian quy định, các nhóm dừng bút đọc kết quả.
Đọc kết quả đúng. Ghi vở.
 Rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống rong cờ mở, gánh hàng rong.
Đọc yêu cầu.
3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
Đọc lại lời giải đúng:
Chú ngựa suốt ngày rong ruổi trên đường.
 Bướm là con vật thích rong chơi.
 Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi.
 Vào ngày hội, cả làng trống giong cờ mở chào đón khách.
 Hằng ngày, bác Nga quẩy gánh hàng rong ra phố.
 Nghe câu chuyện, bọn em cười rũ rượi.
 Tối đến, bà và mẹ em nói chuyện rủ rỉ với nhau.
 Ông lão xin vị thần rủ lòng thương.
 Chủ nhật, chúng em rủ nhau đi chơi.
 Đi làm cả ngày ai cũng mệt rũ người.
 Những chiếc lá rủ xuống mặt hồ thật đẹp.
1 học sinh nhận xét giờ học.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Buổi học thể dục. 
 Đạo đức
Chăm sóc cây trồng vật nuôi(T2)
Mục tiêu: 
Chuẩn bị: Tiết 1.
Hoạt động dạy – học:
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu giờ học.
Ghi bảng tên bài.
HĐ 1: Trình bày kết quả điều tra.
Thu các phiếu điều tra.
Hỏi:
+ em nuôi con vật, trồng cây đó nhằm mục đích gì?
+ Em chăm sóc cây trồng, vật nuôi đó sẽ có tác dụng gì?
+ Ngược lại, nếu không chăm sóc cây trồng, vật nuôi sẽ thế nào?
HĐ 2: Thảo luận nhóm, trả lời phiếu bài tập.
* Nêu câu hỏi:
- CH1: Viết chữ T trước ý kiến em tán thành, chữ K trước ý kiến em không tán thành.
* Cần chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi của gia đình mình.
* Chỉ cần chăm sóc những loại cây mà con người trồng.
* Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng.
* Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng được.
* Cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi thường xuyên, liên tục.
- CH2: Nhà bạn Dũng nuôi mấy chú gà trống choai. Chúng rất hay vào vườn kiếm ăn và mổ vào mấy luống cải. Nếu em là bạn Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao?
* KL: 
- Cần phải chăm sóc tất cả các con vật là vật nuôi, những cây trồng có lợi.
- Chăm sóc cây trồng phải thường xuyên liên tục mới có hiêụ quả.
Củng cố, dặn dò:
LHGD: Chăm sóc, cây trồng vật nuôi 
Dặn dò
 Hát đầu giờ.
Nghe giới thiệu.
Nhắc lại tên bài.
- Nộp phiếu điều tra.
Nhà em trồng cây  để lấy rau ăn, bán lấy tiền.
Chăm sóc sẽ giúp cây, con vật lớn nhanh, tránh bệnh tật.
Nếu không chăm sóc cây/con vật sẽ chậm lớn, bệnh tật
Chia nhóm, trả lời câu hỏi.
Câu hỏi 1:
+ K.
+ K.
+ T.
+ K.
+ T.
Nếu em là Dũng, em sẽ rào vườn lại. Cho gà ăn sáng đầy đủ để chúng khỏi phá rau
Nghe, ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau
Tập làm văn
Thảo luận về bảo vệ môi trường 
I. Mục tiêu: 	
 1. Kiến thức: 
 - Kể một số nét chính của việc làm bảo vệ môi trường.
 - Viết lại ý kiến của bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
 2. Kỹ năng: Phối hợp với nhau để tổ chức cuộc họp nhóm trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường; bày tỏ ý kiến riêng của mình về những việc cần làm và những việc không nên làm.
 3. Thái độ: Có thái độ rõ ràng về hành vi bảo vệ và hành vi xâm phạm môi trường sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Giáo án.
Ghi sẵn trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp lên bảng.
 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên môi trường
III. Hoạt động dạy – học:
Ổn định.
Bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS.
Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn kể:
Bài 1(kể miệng):
+ Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì?
+ Bảo vệ MT là một vấn đề lớn, cần có sự tham gia của toàn nhân loại. Tuy nhiên, trong phạm vi tiết học này, các em có thể dựa vào các câu hỏi dưới đây để bàn bạc về vấn đề này.
CH1: Môi trường xung quanh các em như trường học, lớp, phố xá, làng xóm, ao hồ, có gì tốt, có gì chưa tốt?
CH2: Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm?
CH3: Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường là gì?
+ Hãy nêu trình tự tiến hành của một cuộc họp nhóm, họp tổ.
+ Gắn bảng phụ có ghi sẵn trình tự cuộc họp.
+ Nhận xét, tuyên dương. 
Bài 2(kể viết):
+ Theo dõi, nhắn nhở, giúp đỡ HS yếu kém.
+ Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
 - Dặn dò học sinh học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- Lắng nghe cô giáo giới thiệu bài.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
2 HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý.
Chia nhóm nhỏ. Cử nhóm trưởng. Tiến hành thảo luận. Đại diện các nhóm trả lời.
Nội dung cuộc họp là bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường?
Nghe hướng dẫn.
Môi trường của xã em có chất thải của Nhà máy chế biến trung tâm và Nhà máy bột mì Vedan chưa tốt, vì từ các nhà máy đó đã bay ra những mùi khó chịu cho bà con trong xã.
Tại các nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải và các loại cặn bã hợp lý
Không vứt rác bừa bãi; không đổ nước thải ra đường, ao hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng,
Vài HS nêu trước lớp.
Trình tự cuộc họp: Nêu mục đích cuộc họp-Thảo luận tình hình-Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó- Nêu cách giải quyết-Giao việc cho mọi người.
Đọc yêu cầu.
Tiến hành viết bài.
Vài HS đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi, bổ sung, nhận xét.
Nhận xét giờ học. 
- Học bài. Chuẩn bị bài sau: Nói, viết về bảo vệ môi trường. 
Sinh hoạt tập thể
 (Sổ chủ nhiệm)
Lịch giảng dạy tuần 32
Thứ 
Phân môn
Tên bài giảng
Hai
Chào cờ
TĐ - KC
Toán
Tập viết
Người đi săn và con vượn
Luyện tập chung
Ôn chữ hoa X
Ba 
Toán
Chính tả
TN - XH
Bài toán liên quan rút về đơn vị (tt)
Nghe – viết: Ngôi nhà chung
Ngày và đêm trên Trái đất
Tư 
Tập đọc 
Toán
Lt và câu
Mè hoa lượn sóng
Luyện tập
Ôn Bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm
Năm 
Tập đọc
Toán
TH-XH
Thủ công
Cuốn sổ tay
Rèn: 
Năm, tháng và mùa
Làm quạt giấy tròn (T2)
Sáu 
Toán
Chính tả
Đạo đức
TLV
SHTT
Luyện tập chung
Nghe – viết: Hạt mưa
Nói, viết về bảo vệ môi trường
Nhận xét tuần 32. Kế hoạch tuần 33

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 31.doc