Tiết 1+2-TĐ-KC: BÁC SĨ Y – ÉC – XANH
A / Mục tiêu:
* Tập đọc :
- Biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Đề cao lối sống cao đẹp của Y – éc – Xanh sống để yêu thương, giúp đỡ đồng loại. Sự gắn bó của Y – Éc – Xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 SGK)
* Kể chuyện :
- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.
B / Chuẩn bị:
Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, Ảnh bác sĩ Y- éc – xanh.
TUẦN 31 Thứ hai Ngày soạn:02/04/2011 Ngày dạy : 04/04/2011 Tiết 1+2-TĐ-KC: BÁC SĨ Y – ÉC – XANH A / Mục tiêu: * Tập đọc : - Biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu ND: Đề cao lối sống cao đẹp của Y – éc – Xanh sống để yêu thương, giúp đỡ đồng loại. Sự gắn bó của Y – Éc – Xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 SGK) * Kể chuyện : - Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. B / Chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, Ảnh bác sĩ Y- éc – xanh. C/ Lên lớp: 1. Bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Ngọn lửa Ô – lim – pích” - Nêu nội dung bài vừa đọc ? - Giáo viên nhận xét đánh giá bài. 2. Bài mới: Tiết 1: a) Phần giới thiệu : - Giới thiệu “Bác sĩ Y – éc – xanh” ghi tựa bài lên bảng. - Đưa ảnh bác sĩ Y - éc - xanh để giới thiệu. b) Luyện đọc: - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. - Đọc giọng kể thay đổi giọng cho phù hợp với giọng từng nhân vật . * Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ - Yêu cầu học sinh luyện đọc từng câu. - Viết lên bảng các từ tiếng nước ngoài hướng dẫn học sinh rèn đọc. - Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn. - Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp. - Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh phần cuối bài. c) Tìm hiểu nội dung: - Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi : - Vì sao bà khách lại mong muốn được gặp bác sĩ Y – éc – xanh ? - Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng bác sĩ Y – éc – xanh là người như thế nào? - Vì sao bà nghĩ bác sĩ Y – éc – xanh quên nước Pháp ? - Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y – éc – xanh ? - Bác sĩ Y – éc – xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang Vì sao ? d) Luyện đọc lại : - Mời ba em phân vai nối tiếp thi đọc đoạn 3 của câu chuyện. - Mời một số em thi đọc diễn cảm theo vai nhân vật trong bài văn. - Mời một em thi đọc cả bài. - Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Tiết 2 : đ) Kể chuyện : 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh quan sát 4 bức tranh. - Mời hai em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh. - Gọi từng cặp kể lại một đoạn câu chuyện. - Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 3) Củng cố dặn dò : - Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ? - Giáo viên nhận xét đánh giá. - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. D. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 3-Toán: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ . A/ Mục tiêu : - Biết thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số (có 2 nhớ lần nhớ không liền nhau). B/ Chuẩn bị : - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ . C/ Lên lớp : 1.Bài cũ : - Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà. - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: * Hướng dẫn phép nhân. - Giáo viên ghi lên bảng phép nhân : 14273 x 3 = ? - Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép nhân và giáo viên ghi bảng như sách giáo khoa. - Ghi bảng phép tính và gợi ý để học sinh nêu cách tính như sách giáo khoa. - Lưu ý học sinh nhân rồi mới cộng phần nhớ. b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập trong sách giáo khoa. - Ghi bảng lần lượt từng phép tính. - Yêu cầu nêu lại cách tính nhân. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Gọi học sinh nêu bài tập trong sách. - Kẻ lên bảng các phép tính. - Yêu cầu lớp tính vào vở. - Mời một em lên bảng giải bài. - Gọi em khác nhận xét bài bạn. -Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài : - Gọi đoc bài trong sách giáo khoa. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Mời một học sinh lên bảng giải. - Gọi em khác nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học và làm bài tập. D. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 4-Đạo đức : CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết 2). I/ Mục đích yêu cầu : -Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng vật nuôi. - Biết làm những việc phù hợp khả năng để chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình, nhà trường. II/ Chuẩn bị : Tranh ảnh một số cây trồng vật nuôi. III/ Lên lớp : 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra . - Yêu cầu các đại diện lên trình bày kết quả điều tra theo các vấn đề sau : - Hãy kể tên một số vật nuôi và một số loại cây trông mà em biết ? -Các vật nuôi và các loại cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ? -Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi như thế nào? - Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có. * Hoạt động 2 : Đóng vai . - Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống do giáo viên đưa ra. - Lần lượt nêu lên 4 tình huống như trong sách giáo viên. - Yêu cầu các nhóm trao đổi để đóng vai. - Mời từng nhóm lên đóng vai trước lớp . - Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm. Giáo viên kết luận theo sách giáo viên. * Hoạt động 3: - Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh , hát , đọc thơ nói về việc chăm sóc cây trồng vật nuôi . * Hoạt động 4 : Trò chơi : Ai nhanh ai đúng - Phân lớp thành các nhóm . - Phổ biến luật chơi để các nhóm nắm . - nhận xét đánh giá , tuyên dương nhóm thắng cuộc 3) Củng cố dặn dò : -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học. IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Thứ ba Ngày soạn: 03/04/2011 Ngày dạy : 05/04/2011 Tiết 1 -Toán : LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Biết nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số. - Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức. B/ Chuẩn bị : - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ. C/ Lên lớp : 1. Bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. c/ Luyện tập : Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Yêu cầu nêu bài tập trong 2. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập. - Mời một học sinh lên bảng giải bài. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3 : - Mời một học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp thảo luận tìm dự kiện và yêu cầu đề bài. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập. - Mời một học sinh lên giải bài trên bảng. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn. - Nhận xét đánh giá bài làm học sinh. 3) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học và làm bài tập. D. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 2-TNXH: TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI A/ Mục tiêu : - Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt trời. (HS khá biết thêm: Hệ MT có 8 hành tinh trong đó chỉ có Trái đất là hành tinh có sự sống) B/ Chuẩn bị : Tranh ảnh trong sách trang 116, 117 C/ Lên lớp : 1. Bài cũ: - Kiểm tra các kiến thức qua bài : “Sự chuyển động của Trái Đất” - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung. - Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu “Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời”. b) Nội dung : * Hoạt động 1 : -Yêu cầu quan sát tranh theo cặp. - Giảng cho học sinh biết hành tinh là thiên thể chuyển động quanh mặt trời. - Yêu cầu quan sát hình 1 trang 116 sách giáo khoa ? - Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? - Từ Mặt Trời ra xa dần Trái Đất là hành tinh thứ mấy ? - Tại sao Trái Đất được gọi là hành tinh của hệ mặt trời ? - Rút kết luận như SGV. * Hoạt động 2 : -Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý : - Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào có sự sống ? - Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh , sạch và đẹp ? - Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên báo cáo. - Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận như sách giáo viên. 3) Củng cố - Dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Xem trước bài mới. D. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 3-Âm nhạc: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ – TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH I. Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. II. Chuẩn bị : - Hát chuẩn xác các bài hát. III. Hoạt động dạy học : * Hoạt động 1. Ôn bài hát. - Cho hs nghe nhạc. - Cả lớp ôn luyện sau đó từng nhóm, cá nhân hát. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách: Chị ong nâu nâu nâu nâu x x x - Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. * Hoạt động 2: Tập biểu diễn. - Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp. Khi hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. Một nhịp đưa sang phải, một nhịp đưa sang trái. IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 4-Chính tả: (ngh-v) BÁC SĨ Y – ÉC – XANH A/ Mục tiêu : - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT2 a/b hoặc TBCT phương ngữ do GV soạn. B/ Chuẩn bị : - Bảng lớp viết các từ ngữ trong bài tập 2. C/ Lên lớp : 1. Bài cũ: -Yêu cầu cả lớp viết vào nháp một số từ mà học sinh thường viết sai . -Nhận xét đánh giá chung về phần kiểm tra . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn nghe viết : + Hướng dẫn chuẩn bị : - Đọc mẫu đoạn viết của bài (giọng thong thả, rõ ràng). - Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo. - Vì sao bác sĩ Y – éc – xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang? - Yêu cầu lấy bảng con và viết các tiếng khó. - Giáo viên nhận xét đánh giá. - Đọc cho học sinh viết vào vở. - Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề tập. - Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét. c/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 2b. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở . - Gọi 3 em đại diện lên bảng thi viết đúng các tiếng có âm hoặc vần dễ sai . - ... Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 SGK vào vở và đánh mũi tên chỉ hướng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất”. - Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm. - Mời một số em ra sân chơi thử. - Yêu cầu HS đóng vai Mặt trăng quay quanh quả địa cầu một vòng và mặt luôn hướng về quả địa cầu. - Nhận xét bổ sung về cách thể hiện của HS. 3) Củng cố - Dặn dò : - Liên hệ với cuộc sống hàng ngày. Xem trước bài mới. D. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 4-Chính tả:(Nh-v) BÀI HÁT TRỒNG CÂY A/ Mục tiêu : - Nhớ – viết đúng, trình bày đúng quy định bài chính tả. - Làm đúng BT 2a/b hoặc BTCT phương ngữ do giáo viên soạn. B/ Chuẩn bị : -Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2. Bốn tờ giấy khổ A4 để HS làm bài tập 3. C/ Lên lớp : 1. Bài cũ: - Kiểm tra bài cũ mời 3 em lên bảng viết các từ học sinh thường hay viết sai. - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Bài viết hôm nay các em sẽ nhớ viết bốn khổ thơ đầu trong bai “ Bài hát trồng cây “ b) Hướng dẫn nghe viết : - Đọc mẫu 4 khổ thơ đầu bài “Bài hát trồng cây ” - Yêu cầu ba học sinh đọc thuộc lòng lại 4 khổ thơ. - Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? - Nhắc nhớ cách viết hoa danh từ riêng trong bài. - Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ dễ sai. - Mời hai em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ một lần nữa - Yêu cầu học sinh chép bài . - Theo dõi uốn nắn cho HS. - Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét. c/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập. -Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2. -Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. -Mời hai em lên bảng thi làm bài. - Chốt lại lời giải đúng, mời hai em đọc lại. Bài 3 : - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 3. - Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. - Dán 3 tờ giấy lớn lên bảng. - Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm cử một bạn lên bảng thi làm bài. - Cả lớp cùng thực hiện vào vở. - Mời một đến em đọc lại đoạn văn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3) Củng cố - Dặn dò : - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết và trình bày sách vở sạch đẹp. -Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Thứ sáu Ngày soạn:06/04/2011 Ngày dạy:08/04/2011 Tiết1-TLV: THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG A/ Mục tiêu: - Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? - Viết được đoạn văn ngắn(khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. B/ Chuẩn bị : - Tranh ảnh đẹp về các loại cây hoa, cảnh thiên nhiên, ảnh về môi trường bị tàn phá hủy hoại. Bảng lớp ghi các câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi trong cuộc họp, bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. C/ Lên lớp : 1. Bài cũ: - Gọi hai em lên bảng đọc lá thư gửi cho một bạn nhỏ nước ngoài đã học ở tiết tập làm văn tuần 30. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài : b/ Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 : - Gọi 1 học sinh đọc bài tập. - Yêu cầu một em giải thích yêu cầu bài tập. - Nhắc nhớ về trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. - Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là : Em cần làm gì để bảo vệ môi trường. - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng để điều khiển cuộc họp. - Mở bảng phụ đã viết sẵn các gợi ý cuộc họp. - Mời một em đọc. * Mời ba nhóm thi tổ chức cuộc họp. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện nêu nội dung về cácbiện pháp bảo vệ môi trường của nhóm mình trước lớp. - Nhận xét đánh giá khên những nhóm đề ra nhiều biện pháp hay. Bài 2 : - Gọi một em nêu đề bài. - Nhắc học sinh nhớ lại những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường mà các nhóm đã nêu. - Yêu cầu thực hiện viết lại các biện pháp bảo vệ môi trường vào vở. - Mời lần lượt một số em đọc bài văn trước lớp. 3) Củng cố - Dặn dò : - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. IV. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 2-Toán : LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Biết cách thực hiện phép chia trường hợp ở thương có chữ số 0. - Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính. B/ Chuẩn bị : - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ. C/ Lên lớp : 1. Bài cũ: - Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà. - Chấm vở hai bàn tổ 3. - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hướng dẫn phép chia 12485 : 3 - Giáo viên ghi lên bảng phép chia : 28921 : 4 = ? - Giáo viên nêu vấn đề . - Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép chia và nêu cách chia (Nêu miệng cách chia). - Ta thực hiện mỗi lần chia đều thực hiện như các tiết trước. Trong lượt chia cuối cùng (Hạ 1; 1 chia 4 bằng 0 viết 0 ở thương). - Hướng dẫn cách viết phép chia theo hàng ngang b) Luyện tập : Bài 1: - Gọi học sinh nêu bai tập 1. - Ghi bảng lần lượt từng phép tính. - Yêu cầu nêu lại cách thực hiện phép chia. - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. - Mời hai em lên bảng đặt tính và tính. - Gọi em khác nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Gọi học sinh nêu bai tập 2. - Giáo viên ghi bảng các phép tính. - Yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở. - Mời hai học sinh lên bảng giải bài. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3 : - Gọi học sinh đọc bài 3. - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Mời một học sinh lên bảng giải. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 4 : - Gọi học sinh đọc bài 4. - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Mời một học sinh nêu miệng kết quả nhẩm. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn. - Nhận xét đánh gía bài làm học sinh. 3) Củng cố - Dặn dò : - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học và làm bài tập. D. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 3- Tập viết: ÔN CHỮ HOA : V A/ Mục tiêu : - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V(1 dòng), L,B(1 dòng); viết đúng tên riêng Văn Lang (1 dòng); và câu ứng dụng Vỗ tay. Cần nhiều người (1 lần) bằng cở chữ nhỏ. B/ Chuẩn bị : - Mẫu chữ hoa V mẫu chữ viết hoa về tên riêng Văn Lang và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. C/ Lên lớp : 1. Bài cũ: - Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh . - Yêu cầu nêu nghĩa về từ câu ứng dụng - Giáo viên nhận xét đánh giá . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta sẽ ôn viết chữ hoa V và một số từ danh từ riêng ứng dụng có chữ hoa : V, L. b)Hướng dẫn viết trên bảng con: *Luyện viết chữ hoa : - Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài : V, L , B - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ - Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu . * Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng - Yêu cầu đọc từ ứng dụng Văn Lang - Văn Lang tên của nước Việt Nam thời các vua Hùng , thời kì đầu tiên của nước Việt Nam . *Luyện viết câu ứng dụng: - Yêu cầu một học sinh đọc câu : Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kĩ cần nhiều người. - Hướng dẫn hiểu nội dung câu ứng dụng. - Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa là danh từ riêng. c) Hướng dẫn viết vào vở : - Nêu yêu cầu viết chữ V một dòng cỡ nhỏ. - Âm : L, B : 1 dòng. - Viết tên riêng Văn Lang, 2 dòng cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng 2 lần. - Nhắc nhớ tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. d/ Chấm chữa bài: - GV chấm từ 5- 7 bài HS. - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 3) Củng cố - Dặn dò : - Yêu cầu lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng. - Giáo viên nhận xét đánh giá. - Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới. D. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 4-Mĩ thuật : VẼ TRANH : ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT A/ Mục tiêu : - Học sinh hình dáng, màu sắc và đặc điểm của từng con vật quan thuộc. - Vẽ được bức tranh về đề tài con vật. Học sinh yêu quý chăm sóc và bảo vệ các loài vật. B/ Chuẩn bị : * Giáo viên : Hình vẽ minh họa một số bức tranh của thiếu nhi vẽ đề tài : Con vật. Hình gợi ý cách vẽ. * Học sinh : Một so bài vẽ hoặc hình chụp về con vật như tranh Đông Hồ : Gà mái, Lợn ráy. C/ Lên lớp : 1. Bài cũ: - Kiểm tra các đồ dùng học tập của học sinh . -Nhận xét và ghi điểm từng học sinh 2) Bài mới : a) Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách vẽ đề tài “Con vật” b) Nội dung : * Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài -Cho quan sat một số bức tranh vẽ khác nhau và gợi ý bằng các câu hỏi : -Những bức tranh nào vẽ những con vật gì ? -Vây các hình vẽ các con vật có hình dáng thế nào -Em hãy chọn và vẽ con vật mà em thích nhất ? * Hoạt động 2 : Cách vẽ - Hướng dẫn muốn vẽ đẹp được bức tranh theo đề tài Con vật ta cần chú ý điều gì ? - Sau khi có chủ đề rồi em làm gì ? - Ngòai những hình ảnh chính được vẽ em cần chú ý thêm điều gì ? - Sau đó ta tô màu như thế nào ? - Giáo viên nhận xét bổ sung cho học sinh. * Hoạt động 3 : Thực hành - Yêu cầu thực hành vẽ vào giấy. - Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh. - Hướng dẫn lựa chọn và sắp xếp các hình ảnh tiêu biểu và hình ảnh phụ hợp lí trước khi vẽ vào bài. 3) Củng cố - Dặn dò : - Cho về nhà tiếp tục quan sát không vẽ ở nhà. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về quan sát các thành viên trong nhà. D. Rót kinh nghiÖm: --- o0o --- Tiết 5- HĐTT: SINH HOẠT SAO A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao nhi đồng. - Chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy". B/ Hoạt động dạy - học: * Tổ chức cho HS ôn tập: - Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập. - Giao nhiệm vụ cho lớp. - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM ; Chúng em là mầm non tương lai ... - Ôn về chủ đề và các ngày lễ trong năm. - Cả lớp tham gia chơi trò chơi. - Theo dõi, uốn nắn cho các em. * Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy". - Nêu tên trò chơi. - Phổ biến cách chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức. - Nhận xét , tuyên dương những em thắng cuộc. * Dặn dò: - Về nhà luyện tập thêm. C. Rót kinh nghiÖm: --- o0o ---
Tài liệu đính kèm: