Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Năm học: 2009 - 2010

Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Năm học: 2009 - 2010

I.MỤC TIÊU:

A.Tập đọc:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường (trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5).

B.Kể chuyện.

- Kể lại được câu chuyện bằng lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh hoạ (SGK).

* HSKG: Trả lời được câu hỏi 3; biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.

- HSKT đọc được một số câu ngắn trong bài và chú ý nghe bạn kể chuyện.

II.HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC:

 

doc 34 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Năm học: 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Tập đọc - kể chuyện.
 Người đi săn và con vượn
I.MụC TIÊU:
A.Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường (trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5). 
B.Kể chuyện.
- Kể lại được câu chuyện bằng lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh hoạ (SGK).
* HSKG: Trả lời được câu hỏi 3; biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.
- HSKT đọc được một số câu ngắn trong bài và chú ý nghe bạn kể chuyện.
II.HOạT ĐÔNG DạY HọC:
 Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. 
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
 - Dẫn dắt – ghi tên bài học.
 b, Luyện đọc.
- Đọc mẫu.
- Ghi những từ HS đọc sai lên bảng.
- HD ngắt nghỉ câu.
- Chia nhóm và nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
c, Tìm hiểu bài.
 - Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
- Khi bị trúng tên của người thợ săn vượn mẹ đã nhìn bác ta với ánh mắt?
- Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
- Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? (HSKG)
- Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
- Câu chuyện muồn nói với chúng ta điều gì?
KL: Câu chuyện muốn khuyên con người phải biết yêu thương và bảo vệ các loài vật hoang dã bảo vệ môi trường.
d, Luyện đọc lại.
 - Đọc mẫu đoạn 2 - 3.
- Chia lớp thanh nhóm nhỏ.
- Tổ chức thi đọc đoạn 2 - 3.
- Nhận xét cho điểm.
3. Kể chuyện.
HD kể chuyện.
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai?
-Bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào chuyện, vậy khi kể lại chuyện bằng lời của bác thợ săn chúng ta cần xưng hô như thế nào?
- Nhận xét.
- Chia lớp thành các nhóm.
- Gọi 4 HS kể tiếp nối.
- Nhận xét.
4. Củng cố –dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.
- 3 HS lên bảng đọc và trả lời theo nội dung của bài.
- Nhận xét 
- Nhắc lại tên bài học.
- Nghe đọc và đọc thầm SGK.
- Nối tiếp đọc câu theo yêu cầu – phát âm lại những từ mình đọc sai.
- Nối tiếp đọc đoạn.
- 2 HS đọc từ ngữ ở chú giải.
- Luyện đọc bài trong nhóm.
- 2 Nhóm thi đọc.
- 1 HS đọc lại cả bài, lớp theo dõi SGK.
- Chi tiết: "Nếu con thú rừng nào ... tận số"
- Vượn mẹ nhìn về phía người thợ săn bằng đôi mắt căm giận.
- Vượn mẹ căm giận người đi săn. Vượn mẹ thấy người đi săn thật độc ác đã giết hại nó khi nó đang cần sống để chăm sóc con.
- Trước khi chết vượn mẹ vấn cố gắng chăm sóc con lần cuối. Nó nhẹ nhàng đặt con xuống, ... ngã xuống.
- Bác đứng lặng, chảy nước mắt... đi săn nữa.
- 2 – 3 HS phát biểu: Không nên giết hại động vật. Cần bảo vệ động vật hoang dã và môi trường ...
- Nghe giảng.
- 2 HD đọc lại, lớp theo dõi.
- Mỗi nhóm 3 HS đọc. Mỗi HS đọc 1 lần đoạn 2 - 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 3 - 5 HS thi đọc - lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS đọc yêu cầu phần kể chuyện. Lớp theo dõi.
- Bằng lời của bác thợ săn.
- Bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào chuyện, vậy khi kể lại chuyện bằng lời của bác thợ săn chúng ta cần xưng hô là “tôi”.
- Quan sát để nêu nội dung các bức tranh.
- 4 HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
+ Tranh 1: Bác thợ săn tài giỏi vào rừng.
+ Tranh 2, 3 ,4: 
- Nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn chuyện theo tranh.
- Tập kể theo nhóm, các HS trong nhóm theo dõi chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 4 HS kể lại 4 đoạn chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho ngừơi thân nghe.
Toán
Luyện tập chung
I. MụC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết đặt tính và nhân chia số có 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải toán có phép nhân (chia). BT cần làm: BT1,2,3. HSKG làm thêm BT4.
* HSKT làm BT1.
II:HOạT ĐÔNG DạY HọC:
 Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra những bài đã giao về nhà ở tiết trước.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài 
- Dẫn dắt – ghi tên bài.
2.2 Luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
-Đọc từng phép tính.
Bài 2: Bài giải.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính số bạn chia được bánh ta làm thế nào?
Có cách nào khác không?
+Giải thích 2 cách làm trên, sau đó gọi HS lên bảng làm bài.
Theo dõi, giúp đỡ.
Bài 3: Bài toán giải.
 Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Để tính được diện tích HCN chúng ta phải đi tìm gì trước?
Bài 4. (HSKG) Bài toán về ngày, tháng năm
- Mỗi tuần lễ có mấy ngày?
- Nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày mùng mấy?
- Thế còn chủ nhật tuần trước là ngày nào?
- HD và vẽ sơ đồ.
- Chữa bài và cho điểm.
3. Củng cố- dặn dò. 
- Nhận xét –tiết học.
- 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhắc lại tên bài học.
- 2 HS đọc đề bài.
- 4 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- 1 HS nêu cách đặt tính và tính.
10 715 x 6; 21 542 x3;
30755 : 5; 48 729 : 6;
-1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi SGK.
Có :105 hộp bánh.
Mỗi hộp :4 cái bánh
Mỗi bạn :2 cái bánh
Số bạn có bánh:... bạn?
-Ta phải lấy tổng số bánh chia cho số bánh mỗi bạn được nhân.
-Có thể tính xem mỗi hộp chia được cho bao nhiêu bạn, sau đó lấy kết quả nhân với hộp bánh.
1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vở.
2 HS nối tiếp đọc đề bài.
Chiều dài: 12 cm
Chiều rộng:1/3 chiều dài
Diện tích :...cm2?
1 HS nêu cách tính của HCN
-Tìm độ dài của chiều rộng HCN.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
2-3 HS đọc đề bài.
-Mỗi tuần lễ có 7 ngày.
-Nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày:8 + 7 = 15
-Là ngày 8 – 7 = 1.
Lam bằng miệng.
Chữa và cho điểm.
1 8 15 22 29 
Về nhà làm lại bài tập và chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
 Đạo đức 
(Tự chọn dạy bài địa phương)
Chào hỏi, cư xử với người lớn tuổi.
I.MụC TIÊU: Giúp HS:
 + Rèn thói quen chào hỏi, thưa gửi với người lớn tuổi.
 + Rèn kĩ năng thực hiện các hành vi chào hỏi lịch sự, lễ phép...
 II.HOạT ĐộNG DạY HọC:
1.Tìm hiểu thực trạng:
+ GV nêu thực trạng về thói quen không chào hỏi của HS địa phương đối với người thân cũng như đối với người lớn tuổi trong các trường hợp như:
Trước khi đi học cũng như đi học về, không chào bố mẹ.....
Gặp người lớn tuổi trên đường cũng như ở nhà.
Gặp thầy cô giáo....
+ GV nêu sự tác hại của các hành vi trên:
 - Là thói quen xấu, thể hiện nếp sống không văn minh, lịch sự.
 - Làm người khác mất cảm tình với mình khi tiếp xúc.
Thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người thân cũng như đối với bản thân mình.
 2.Rèn kĩ năng: 
 + HS thực hành theo các N6, thể hiện các hành vi chào hỏi trong các trường hợp cụ thể.
 + Các nhóm thể hiện trước lớp. 
 3.Đánh giá nhận xét:
 + HS nêu nhận xét của mình đối với sự thể hiện của nhóm bạn.
 + GV nêu kết luận.
 4.Củng cố:
 + GV nhấn mạnh thói quen lịch sự cần thiết là cần phải chào hỏi mọi người xung quanh mình khi gặp. Đó cũng chính là thể hiện thói quen lịch sự, văn minh của bản thân, là sự cần thiết khi giao tiếp.
_____________________________
Thủ công:
Làm quạt giấy tròn
I.MụC TIÊU:
- HS biết cách làm quạt giấy tròn .
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
* HSKT làm quạt theo nhóm đôi theo sự HD của bạn.
II.Đồ DùNG DạY HọC 
- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để HS quan sát.
- Tranh quy trình gấp quạt giấy tròn.
- Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán.
III. HOạT ĐộNG TRÊN LớP.
 1.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
 2.Bài mới
 Giới thiệu bài: Làm quạt giấy tròn (tiết 2 )
Giáo viên
Học sinh
1.Thực hành làm quạt giấy tròn.
- GV gọi một số HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- GV nhận xét và hệ thống các bước làm quạt giấy tròn.
- GV nhắc HS: Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán, cần bôi hồ mỏng và đều.
- Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm
- HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
+Bước 1:Cắt giấy.
- Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm quạt.
- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt.
+ Bước 2: Gấp, dán quạt.
Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- HS thực hành làm quạt giấy tròn.
- Học sinh hoàn thành sản phẩm trao đổi với bạn để kiểm tra lại các nếp gấp, cách buộc chỉ vào đúng nếp gấp giữa chưa.
IV. CủNG Cố: 
- Nêu các bước làm quạt giấy tròn.
Dặn dò: 
- Nhắc HS giữ lại sản phẩm để tiết học sau thực hành trang trí quạt giấy tròn.
- Nhận xét tiết học.
Luyện toán
Luyện tập
I. Yêu cầu:
- Củng cố kĩ năng về phép cộng, phép trừ các số có 4 chữ số và giải bài toán có liên quan đến cộng, trừ.
II. Lên lớp: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
3546 + 2145	 4987 - 3564 5673 + 1876 9877 - 8983
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi 3 hs học yếu nhắc lại cách tính của từng phép tính
- Gv nhận xét
Bài 2: Điền dấu 
 347 + 2456 . 3456
 7808  4523 + 2987
 3498 + 2345 5843
- Y/c hs tự làm
- Gv chữa bài, chốt lại lời giải đúng
Bài 3:
Cho một từ giấy hình tam giác, em hãy nghĩ cách gấp giấy để xác định trung điểm hình tam giác
- Y/c hs tự gấp
- Gọi vài HS lên bảng thể hiện
* Củng cố dặn dò:
- Về nhà xem lại bài và luyện tập thêm
- 4 hs trung bình lên bảng đặt tính rồi tính
- 4 hs yếu nhắc miệng lại 4 phép tính, mỗi hs 1 phép tính
- Hs nhận xét
- 1 hs đọc y/c của bài
- 1, 2 hs nhắc lại cách so sánh
- 3 hs khá lên bảng làm bài
- Hs nhận xét
- 2 hs đọc y/c của bài
- Hs lấy giấy gấp nhóm đôi
- Vài hs lên bảng thể hiện
- Hs nhân xét
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết bài: Con cò 
I. Mục đích - yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng; trình bày đúng quy định bài chính tả Con cò.
- Làm đúng BT điền tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ( r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã). 
* Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh.
II. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: dáng hình, rừng xanh, thơ thẩn, cõi tiên.
B. Bài mới: GTB.
HĐ1: HD học sinh nhớ viết:
- Đọc đoạn viết 
- Yêu cầu 2HS đọc đoạn viết.
Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
 + Chúng ta viết hoa những chữ nào?
- Yêu cầu HS viết các chữ dễ lẫ ... êu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt: 
5 tiết: tuần
175 tiết: tuần?
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt: 
3 người: 57 000 đồng
 2 người: . .đồng?
- HS ngồi gần nhau đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì?
- Hãy nêu cách tình diện tích hình vuông?
- Ta đã biết số đo cạnh hình vuông chưa?
- Tình bằng cách nào?
- Trước khi thực hiện phép chia tìm số đo cạnh hình vuông cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt: 
Chu vi: 2dm4cm
 Diện tích: cm2? 
- HS ngồi gần nhau đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố:
- Nêu cách thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức
4. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên giải bài tập.
a/ 32 : 4 x 2 = 16 b/ 24 : 6 : 2 = 2
 32 : 4 : 2 = 4 24 : 6 x 2 = 8
- HS nộp VBT.
- HS nhắc lại 
- HS đọc yêu cầu, 3 HS nhắc lại. 
- 4 HS lên bảng, lớp làm vào nháp. Nhận xét.
a. (13829 + 20718) x 2 = 34547 x 2
 = 69094
b. (20354 – 9638) x 4 = 10716 x 4
 = 42864
c. 14523- 21506 :4 =14523- 6241
 =8282
d. 97012- 21506 x4 =97012 – 86024
 = 10988
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- 1HS giải bảng phụ, lớp giải vào phiếu BT.
Bài giải
Số tuần lễ Hường học trong năm học là:
175 : 5 = 35 (tuần)
 Đáp số: 35 tuần.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- 1 HS lên bảng, lớp giải vào vở.
Bài giải
Số tiền mỗi người được nhận là:
75000 : 3 = 25000 (đồng)
Số tiền hai người được nhận là:
25000 x 2 = 50000 (đồng)
 Đáp số : 50000 đồng
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Tính diện tích hình vuông.
- 1 HS nêu.
- Chưa biết và phải tính.
- Lấy chu vi HV chia cho 4.
- Cần chú ý đổi số đo của chu vi.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Đổi: 2dm4cm = 24cm
Cạnh của hình vuông là:
24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích của hình vuông là:
6 x 6 = 36 (cm2)
 Đáp số : 36 cm2
- 2 HS nêu
- Lắng nghe.
SINH HOạT LớP.
I/Mục tiêu:
- Đánh giá nhận xét ưu khuyết điểm của HS trong tuần.
- Lên kế hoạch hoạt động cho tuần 33
II/Nội dung:
- Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
- Tổ 1 - Tổ 2 
- Giáo viên nhận xét chung lớp: 
* Về nề nếp: 
+ Tương đối tốt, quần áo, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ khi đến lớp.
+ Các em ngoan, không nói chuyện trong giờ học
+ Duy trì hát đầu giờ và xếp hàng ra vào lớp
+ Đeo khăn quàng đến lớp đầy đủ 
* Về học tập: 
+ Có tiến bộ, đa số các em biết đọc viết các số có nhiều chữ dó (5 chữ số), giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Một số em làm còn chậm: Cường, Nhi, 
+ Tích cực học tập, hăng hái phát biểu ý kiến
* Lao động: 
+ Duy trì vệ sinh luân phiên, VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ
ỉ Tồn tại:
+ Các em còn đi học trễ, nghỉ học: Cường, Tấn, Nhi
+ Quên sách vở ĐD học tập: Tấn, Bá Trường, văn Trường, Thành
III/ Kế hoạch tuần 33: 
- Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
 - Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. Chuẩn bị cho HS thi CKII
- Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, cán bộ lớp lớp kiểm tra chặt chẻ hơn.
ỉKhắc phục tồn tại, chấn chỉnh lại sách vở, chữ viết, nghiêm khắc với những HS cá biệt
ỉNhắc nhở HS đóng tiền đầu năm
 __________________________________
Tự NHIÊN Và Xã HộI
Năm tháng và mùa
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết 
- Thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là một năm.
- Một năm thường có 365 ngày và chia thành 12 tháng 
- Một năm thường có 4 mùa.
- HSKT chú ý nghe giảng.
II/Đồ dùng: 
- Các hình trong SGK trang 122, 123.
- Mô hình quả địa cầu.
- Một số quyển lịch.
- Hai bộ thẻ chữ: Mặt Trời, Xuân, Hạ, Thu, Đông.
III/Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Ngày và đêm trên Trái Đất.
- Gọi HS lên TLCH:
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
- Nhận xét, đánh giá. Nhận xét chung
2. Bài mới 
a. Giới thiệu: nêu mục tiêu yêu cầu của bài học: Ghi tựa 
b. Hướng dẫn học bài:
ỉ Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm.
* MT: Biết thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm, 1 năm có 365 ngày
- Thảo luận với các câu hỏi sau:
+ Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Mỗi tháng gồm bao nhiêu ngày?
+ Trên Trái Đất thường có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Diễn ra vào những tháng nào trong năm?
- Nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS. 
- GV có thể mở rộng cho HS biết: Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận và năm nhuận có 366 ngày. Thường có 4 năm lại có 1 năm nhuận.
Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời gọi là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
ỉ Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp
* MT: Biết 1 năm thường có 4 mùa
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
+ Yêu cầu HS nhớ lại vị trí các phương hướng và vẽ Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở 4 vị trí: Bắc, Nam, Đông, Tây.
- Nhận xét.
+ Yêu cầu: Hãy chỉ trên hình vẽ vị trí Bắc bán cầu khi là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
+ Nhận xét điền tên mùa tương ứng của Bắc bán cầu vào hình vẽ vào các tháng 3, 6, 9, 12.
+ Yêu cầu: HS lên điền các tháng thích hợp tương ứng với vị trí của các mùa.
+ Nhận xét chỉnh sửa vào hình vẽ.
Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
- Yêu cầu HS nêu mục bóng đèn toả sáng.
- Chú ý: HS chỉ nêu câu đầu, các câu sau yêu cầu HS xem đó là những thông tin cần biết.
ỉ Hoạt động 1: Trò chơi “Xuân, Hạ, Thu, Đông”
* MT: HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa
- GV hỏi HS đặc trưng khí hậu mùa:
+ Khi mùa Xuân đến em cảm thấy ntn?
+ Khi mùa Hạ đến em cảm thấy ntn?
+ Khi mùa Thu đến em cảm thấy ntn?
+ Khi mùa Đông đến em cảm thấy ntn?
- Phát cho mỗi nhóm lên chơi 5 thẻ chữ: Mặt Trời, Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Phổ biến trò chơi: 5 bạn HS lên chơi sẽ được phát 5 thẻ chữ và các bạn lên chơi không được biết mình đang cầm thẻ nào. Khi GV hô “Bắt đầu”, 5 HS mới được quay thẻ chữ và ngay lập tức, các bạn phải tìm đúng vị trí của mình.
+ VD: HS mang thẻ chữ “Mặt Trời” thì phải đứng vào giữa và đứng yên. Các HS mang những thẻ chữ còn lại phải đứng đúng vị trí như đã học, nếu đứng sai vị trí và chậm sẽ thua đội bạn.
- Tổ chức cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm chơi hay và nhanh nhất.
3. Củng cố:
- Gọi HS nêu lại nội dung bài.
4. Dặn dò:
- Về nhà học bài. Xem bài “ Các đới khí hậu ‘.
- 2 HS đoc bài và TLCH.
- Lắng nghe và nhắc tựa.
- HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và QS lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Mỗi năm gồm 12 tháng. Mỗi tháng thường có từ 30 đến 31 ngày. Có tháng chỉ có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2).
+ Trên Trái Đất thường có 4 mùa. Đó là những mùa xuân, hạ, thu, đông. Diễn ra vào những tháng: tháng 1-3: xuân; tháng 4-6: hạ; tháng 7-9: thu; tháng 10-12: đông.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- 2 em một nhóm cùng thảo luận.
+ 2 HS đại diện cho 2 cặp đôi làm nhanh nhất lên bảng trình bày vẽ như SGK hình 2 trang 123. 
 Mặt Trời
 Xuân A Tháng 3
 Hạ Đông 
B D
 Tháng 6 Tháng 12 
 Thu C Tháng 9
+ 2 HS lên chỉ trên hình vẽ.
+ HS cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
+ HS lên điền vào hình vẽ (để được hình vẽ hoàn chỉnh).
+ HS cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- 2 HS: Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời gọi là một năm.
- HS trả lời:
+ ấm áp
+ Nóng nực
+ Mát mẻ
+ Lạnh, rét
- Chọn bạn tham gia trò chơi, đại diện nhóm lên nhận các thẻ chữ.
- Cả lớp cùng lắng nghe luật chơi và cách chơi.
- Quan sát.
- Tham gia trò chơi tích cực. 
- Tự nhận xét đội bạn.
- 3 HS nêu.
- Lắng nghe và ghi nhận.
______________________________
luyện khác
Ôn bài thể dục lớp 3
I. Mục tiêu:
 - Tổ chức cho học sinh ôn lại bài thể dục phát ttriển chung của lớp 3.
 - Học sinh có ý thức tập thể dục để nâng cao sức khoẻ, tinh thần sảng khoái.
II. Các hoạt động
HĐ1: Tập hợp lớp.
 - GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
 - Hướng dẫn học sinh tập một số động tác khởi động.
HĐ2: Tiến hành ôn bài thể dục 8 động tác.
 - GV hô cho cả lớp tập 1- 2 lần.
 - Sau đó cho tập theo tổ.
HĐ3: Thi đua tập giữa các tổ.
 - GV theo dõi, nhận xét cho điểm.
IV. Dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học - về nhà ôn bài thể dục vào buổi sáng.
Luyện Tiếng Việt
Luyện nói, viết về bảo vệ môi trường
 I.MụC TIÊU:
 - Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì bảo vệ mội trường? bày tỏ được ý kiến của riêng mình
 - Rèn kĩ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II. Các HĐ DạY HọC:
GIáO VIÊN
Hoạt động 1:
- Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi: “ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”
+ Tổ chức trình bày trước lớp.
Hoạt động 2:
- GV nhắc HS: Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp đó.
Hoạt đông 3: Củng cố:
HọC SNH
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
+ Trước hết các nhóm cần thảo luận và phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch đẹp, cần cải tạo. Sau đó nêu những việc làm thiết thực, cụ thể để học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trườngsạch, đẹp. VD về các việc cần làm: không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao hồ, chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt hoa ở nơi công cộng, không bắn chim, tuyên truyền về bảo vệ môi trường chonhững người xung quanh.
+ HS làm bài cá nhân..
- Một số HS đọc đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
VD: Các bạn tham gia cuộc họp của nhóm chúng tôi hôm nay đều có ý kiến: Hồ nước ở khu này vốn rất đẹp hiện đang bị ô nhiễm vì có nhiều người , trong đó có cả các bạn HS có thói quen vứt rác ra ven bờ. Cả nhóm thống nhất những việc cần làm như sau:
+ Nhặt sạch rác ven bờ ngay chiều nay.
+ Nhắc nhở các bạn HS không được vứt rác ra ven hồ.
+ Tuyên truyền với người dân ở khu vực này không nên vứt rác ra hồ để giữ gìn hồ sạch đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 Tuan 32 2 buoi CKTKN.doc