Môn: Âm nhạc.
Tiết 32. Bài: HỌC BÀI HÁT: BẢO LỘC QUÊ HƯƠNG EM (Tiếp theo)
I – MỤC TIÊU
HS biết và được học tiếp bài hát dân ca Bảo Lộc.
Hát đúng giai điệu và đúng lời ca, thể hiện được tình cảm của bài.
Giáo dục HS tình yêu quê hương và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
II – GCHUẨN BỊ:
Sưu tầm bài dân ca của địa phương.
Nhạc cụ.
Ngày soạn : 19 / 4 / 2010 Ngày dạy: Thứ tư : 21 / 4 / 2010 TUẦN 32 + TIẾT TRONG NGÀY MÔN BÀI 1 Âm nhạc Học bài hát: Bảo Lộc quê hương em (TT) 2 Thủ công Gấp quạt giấy tròn ( Tiết 2) ( Cô Thủy dạy) 3 Luyện từ và câu Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu chấm - Dấu hai chấm 4 Toán Luyện tập. 5 Tập viết Ôn chữ hoa X. Môn: Âm nhạc. Tiết 32. Bài: HỌC BÀI HÁT: BẢO LỘC QUÊ HƯƠNG EM (Tiếp theo) TUẦN 32 I – MỤC TIÊU HS biết và được học tiếp bài hát dân ca Bảo Lộc. Hát đúng giai điệu và đúng lời ca, thể hiện được tình cảm của bài. Giáo dục HS tình yêu quê hương và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. II – GV CHUẨN BỊ: Sưu tầm bài dân ca của địa phương. Nhạc cụ. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: Hát + điểm danh. 2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên hát kết hợp gõ đệm bài Chị Ong Nâu và em bé và bài Tiếng hát bạn bè mình. Giáo viên nhận xét – đánh giá. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Dạy hát GV giới thiệu bài hát. Giới thiệu bài. tên tác giả, nội dung. Bảo Lộc quê hương ta giàu và đẹp . Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tiến đã sáng tác một bài hát nói lên sự giàu đẹp của quê hương Bảo Lộc . Giáo viên hát mẫu cả bài. Cho cả lớp đọc thầm. Sau đó đọc cá nhân 2 em. Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. Giáo viên dạy hát từng câu.Tập theo lối móc xích câu 1và câu 2, câu 2 và câu 3 Hoạt động 1: Hát kết hợp gõ đệm Cho học sinh hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, theo nhịp. HS lắng nghe. Học sinh cả lớp đọc thầm. Sau đó đọc cá nhân 2 em. Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. Học sinh tập hát từng câu đến hết bài theo yêu cầu của giáo viên . Bảo Lộc quê tôi có một vùng nắng ấm chan hòa. Hòa cùng thông reo muôn màu xanh bát ngát lưng trời. Bao đàn chim tung cánh bay, vang lời ca trong gió mây, đem mùa xuân tươi thắm tưới khắp muôn nơi. Bảo Lộc quê tôi đang tràn dâng sắc thắm hương đời. Dạt dào tin yêu mang niềm vui chất ngất bao người. Muôn nhà vươn cao vút lên, xây tình em trong ánh dương con đường xưa thấp thoáng bóng hàng cây xanh. Phố phường rộn rã tiếng nói cười, thôn làng nồng thắm bao đàn em ca hát, hương trà tỏa ngát khắp núi đồi. Bao chàng trai cô gái hát khúc tình ca. Bảo Lộc quê tôi, như mùa xuân ấm áp cho đời. Đẹp tình quê hương , nương đồi dâu bát ngát chân trời. Công trường đang xây mới lên. Bao làng quê đang đổi thay, như tình em cô gái thắm tình quê hương . Bảo Lộc mến yêu. Hát cả bài. Học sinh tập hát cả bài theo dãy bàn, theo tổ. Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, theo nhịp. 4. Củng cố: HS xung phong hát lại bài: Bảo Lộc quê hương 5. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. ----------------------------0--------------------------------- Môn: Luyện từ và câu Tiết 32 Bài: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ ? DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM TUẦN 32 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn. (BT1) Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp (BT2). Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì? (BT3) Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học tiếng Việt. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết các câu văn ở BT1, 3 câu văn ở BT3. 3 tờ phiếu viết nội dung BT2. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Gọi 2 HS làm miệng BT1,3 vở BT/ tiết LTVC/ tuần 31. Giáo viên nhận xét – ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hướng dẫn HS làm BT Yêu cầu HS thảo luận nhóm Tìm dấu hai chấm và cho biết mỗi dấu này dùng làm gì? Đại diện nhóm lên trình bày GV và cả lớp nhận xét, chốt lại cách giải thích đúng. * Kết luận : Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, lời kể của một nhân vật hoặc lời giải thích cho 1 ý nào đó. Yêu cầu HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp nhận xét - chữa bài Giáo viên kết luận: Dấu chấm là dấu câu đặt ở cuối câu kể. Dấu chấm đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc 1 đoạn văn. Khi có dấu chấm ngoài việc báo hiệu sự kết thúc câu kể, còn báo hiệu sự kết thúc đoạn văn. Sau dấu chấm, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu tiên. Yêu cầu 3 HS lên bảng chữa bài. GV và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu của BT và đoạn văn trong BT. 1HS lên bảng làm mẫu. Dấu hai chấm thứ nhất được dùng để dẫn lời nói của nhân vật Bồ Chao Dấu hai chấm thứ hai dùng để giải thích sự việc. Dấu hai chấm thứ ba dùng để dẫn lời nói của nhân vật Tu Hú. Bài tập 2: 1HS đọc yêu cầu của BT. 1HS đọc đoạn văn, lớp đọc thầm. 3 HS lên bảng thi làm bài. Lớp làm bài vào vở. Cả lớp nhận xét - chữa bài ..... Giải: Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác Uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-Uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?” Đác-Uyn ôn tồn đáp : “Bác học không có nghĩa là ngừng học.” Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 HS đọc các câu cần phân tích. HS làm bài vào vở. Giải: Cụm từ các em cần gạch là: a) bằng gỗ xoan b) bằng đôi bàn tay khéo léo của mình. c)bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình 3. Củng cố: HS đọc lại bài vừa làm. Nêu tác dụng của dấu hai chấm? Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, lời kể của một nhân vật hoặc lời giải thích cho 1 ý nào đó. Dấu chấm là dấu câu đặt ở đâu?- Dấu chấm là dấu câu đặt ở cuối câu kể. Nêu tác dụng của dấu chấm: Dấu chấm đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc 1 đoạn văn. Khi có dấu chấm ngoài việc báo hiệu sự kết thúc câu kể, còn báo hiệu sự kết thúc đoạn văn. Sau dấu chấm, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu tiên. 4. Dặn dò: Nhớ tác dụng của dấu hai chấm, dấu chấm để sử dụng chúng khi làm bài tập làm văn. Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. ---------------------------------0--------------------------------- Môn: Toán Tiết 158. Bài: LUYỆN TẬP TUẦN 32 I – MỤC TIÊU: Giúp HS: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Biết tính giá trị của biểu thức số. Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính trong biểu thức số. Giáo dục học sinh tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch , đẹp, tự tin, hứng thú trong học tập . II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi học sinh lên giải bài toán theo tóm tắt sau : Tóm tắt : 42 kg : 7 túi 18 kg : túi ? Bài giải : Số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi là : 42 : 7 = 6 (kg) Số túi cần có để đựng 18 kg gạo là : 18 : 6 = 3 (túi) Đáp số : 3 túi Giáo viên nhận xét – Ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 1: HS đọc đề - Phân tích đề - Nêu cách giải. Bước 1: Tìm số đĩa trong 1 hộp Bước 2: Tìm số hộp để đựng 30 cái đĩa. Bài 2: Nêu cách giải bài. Bước 1: Tìm số HS trong 1 hàng Bước 2: Tìm số hàng để 60 HS xếp vào. Bài 3:- 2 nhóm HS lên bảng thi làm bài tiếp sức(5HS/nhóm) Bài 1: 1 học sinh đọc đề – Phân tích đề - phân tích cách giải. 1 học sinh lên bảng tóm tắt, 1 học sinh giải. Cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét- chữa bài. Tóm tắt 48 cái đĩa: 8 hộp 30 cái đĩa: . hộp? Giải Số đĩa trong mỗi hộp có là: 48 : 8 = 6 (cái) Số hộp cần có để chứa hết 30 cái đĩa là: 30 : 6 = 5 (hộp) Đáp số: 5 hộp Bài 2: 1 học sinh đọc đề. – Phân tích đề - phân tích cách giải. 1 học sinh lên bảng tóm tắt, 1 học sinh giải. Cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét- chữa bài. Tóm tắt 45 HS: 9 hàng 60 HS:hàng? Giải Số học sinh mỗi hàng có là: 45 : 9 = 5 (học sinh) 60 học sinh xếp được số hàng là: 60 : 5 = 12 ( hàng) Đáp số: 12 hàng Bài 3:- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào 2 nhóm HS lên bảng thi làm bài tiếp sức(5HS/nhóm) Nhận xét- chữa bài. 56 :7 : 2 36 :3 x 3 4 x 8 : 4 4 8 48 : 8 x 2 48 : 8 : 2 12 3 36 3. Củng cố: Chấm bài- Nhận xét 4. Dặn dò: Về làm bài trong vở BT Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. -----------------------------------------0------------------------------------ Môn : Tập viết Tiết 32 Bài: ÔN CHỮ HOA X TUẦN 32 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Củng cố cách viết chữ viết hoa X thông qua BT ứng dụng . Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa X ( 1 dòng) Đ, T ( 1 dòng) viết đúng tên riêng Đồng Xuân ( 1 dòng) và câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn / Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp ) trong trang vở tập viết 3. Rèn luyện tính cẩn thận, viết nắn nót, trình bày bài sạch đẹp, óc thẩm mĩ. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ viết hoa X . Tên riêng Đồng Xuân và câu t ... à thể hiện được những hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt, xe đò. HS giải thích được vì sao phải thực hiện những quy định đó. Giáo viên chia nhóm. Giáo viên ghi lên bảng những hành vi nguy hiểm chủ yếu, yêu cầu HS mô tả hành vi đứng ngồi ở cửa xe khi xe đang chạy, đứng không vịn tay, ngồi trên xe thò đầu, tayra ngoài Giáo viên nhận xét kết luận . Cần đón xe buýt ở đúng nơi quy định. Khi đi xe em cần thực hiện các hành vi an toàn cho mình và cho người khác. Các nhóm nhận tranh ghi lại những điều tốt và không tốt trong bức tranh của nhóm và cho biết hành động vẽ trong bức tranh là đúng hay sai. Các nhóm mô tả hình vẽ trong bức tranh bằng lời và nêu ý kiến của nhóm. Hoạt động 2: Thực hành. Giáo viên chọn 2 tổ mỗi tổ thảo luận và chuẩn bị diễn lại một trong các tình huống: Một nhóm học sinh chen nhau lên xe sau đó tranh nhau ghế ngồi,1bạn học sinh nhắc các bạn trật tự . Bạn đó sẽ nói thế nào? 1 cụ già tay mang một túi to mãi chưa lên được xe, 2 bạn học sinh vừa đến để chuẩn bị lên xe . Hai bạn sẽ làm gì ? 2 bạn đùa nghịch trên ô tô buýt, một bạn khác nhắc nhở . Bạn học sinh ấy nhắc như thế nào ? Một hành khách xách đồ nặng để ngay lối đi ,1 học sinh nhắc nhở và giúp người đó để vào đúng chỗ . Bạn đó nói thế nào ? Giáo viên nhận xét kết luận. HS thảo luận theo nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . SƠ KẾT TUẦN Cho từng tổ nhận xét về tổ mình . Cho lớp trưởng nhận xét chung . Giáo viên nhận xét chung . Ưu điểm :Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài trước khi đến lớp Tồn tại :1số bạn chưa tập trung cao trong giờ học dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Nêu phương hướng tuần tới Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.- Tham gia tốt các hoạt động của Đội. Thi đua học tốt lập nhiều thành tích chào mừng 30/4 và 1/5. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ: Tập hát những bài hát về Bác Hồ, về truyền thống của Đội, Từng tổ nhận xét về tổ mình . Lớp trưởng nhận xét chung . Ý kiến cá nhân. 3.Củng cố: HS đọc ghi nhớ an toàn khi đi ô tô xe buýt.- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới. 4.Dặn dò : Về thực hiện theo bài học . Thực hiện tốt công tác tuần tới. Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở. ----------------------------------0----------------------------------------- TUẦN 32 Môn: Sinh hoạt tập thể Tiết 33 .Bài : TÌM HIỂU NGÀY 30 THÁNG 4 . SƠ KẾT TUẦN 33 . I- Mục đích yêu cầu : A - TÌM HIỂU NGÀY 30-4. Giúp HS: Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. -Rèn luyện các kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể. -Tự hào, phấn khởi , tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30 – 4. Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng , thống nhất đất nước 30 -4. B - SƠ KẾT LỚP TUẦN 33 - HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần. - HS phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm. -Giáo dục HS ngoan lễ phép, có ý thức học tập. II- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi : Nêu những hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt? -Ngồi ngay ngắn, không đứng ngồi ở cửa xe khi xe đang chạy , đứng không vịn tay, ngồi trên xe thò đầu, tay ra ngoài. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A-TÌM HIỂU NGÀY 30-4. a)Phát biểu cảm tưởng: Người điều khiển mời GV chủ nhiệm nêu vắn tắt ý nghĩa của ngày 30 -4. b)Biểu diễn văn nghệ Theo thứ tự ,người điều khiển mời các bạn có tiết mục văn nghệ lên biểu diễn . Sau mỗi tiết mục là sự cổ vũ của “ khán giả”. Kết thúc phần biểu diễn văn nghệ là bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. GV chủ nhiệm nhận xét kết quả đạt được sau khi tìm hiểu ngày 30 – 4. B- SƠ KẾT LỚP TUẦN 33. Cho từng tổ nhận xét về tổ mình . Gọi lớp trưởng nhận xét chung GV nhận xét chốt lại. Nêu phương hướng tuần tới: Củng cố mọi nề nếp ra vào lớp, nề nếp học tập, thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người HS . Đi học đầy đủ, học bài làm bài trước khi đến lớp, ôn cũ, học mới chuẩn bị thi học kỳ II. Đóng góp các khoản tiền đầy đủ. -HS lắng nghe -HS lên hát,biểu diễn. HS hát đồng thanh. Từng tổ nhận xét về tổ mình . Ý kiến cá nhân. Lớp trưởng nhận xét chung + Các bạn đi học đầy đủ ,đúng giờ . Làm bài, học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. Tồn tại : Còn một số bạn nói chuyện làm việc riêng 3.Củng cố: HS nhắc lại phương hướng. 4.Dặn dò: Tuần sau thực hiện tốt theo phương hướng. Nhận xét tiết học. --------------------------0------------------------------ TUẦN 32 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TUẦN 32 Môn: Thủ công Tiết 32 Bài : LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (TIẾT 2) I - MỤC TIÊU : - Học sinh nắm vững cách làm quạt giấy tròn bằng giấy thủ công. Học sinh gấp và dán được quạt.. - Rèn cho học sinh kỹ năng gấp, cắt, dán giấy. - Học sinh hứng thú với giờ học làm đồ chơi. II - CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Mẫu quạt giấy tròn bằng giấy thủ công, tranh quy trình làm quạt giấy tròn, giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. - Học sinh : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ : - Gọi 2 học sinh nêu lại các bước làm quạt giấy tròn. - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố lại quy trình làm quạt giấy tròn - Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu quạt giấy tròn. Hãy nêu lại các bước làm quạt giấy tròn. - Gọi 2 học sinh thao tác lại quy trình làm quạt giấy tròn. - Giáo viên nhận xét, củng cố lại quy trình làm quạt giấy tròn trên hình vẽ minh hoạ. * Hoạt động 2: Thực hành gấp, dán quạt - Giáo viên cho học sinh thực hành gấp, dán quạt. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. - Lưu ý học sinh khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết kĩ nếp gấp. Gấp xong cần buộc chặt chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán cần bôi hồ mỏng, đều. - Giáo viên đánh giá các sản phẩm của học sinh sau khi làm. Học sinh quan sát. Bước 1 : Cắt giấy. Bước 2 : Gấp, dán quạt. Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. - 2 học sinh thao tác quy trình làm quạt giấy tròn. - Học sinh theo dõi. - Học sinh thực hành gấp, dán quạt. 3.Củng cố : : - Cho học sinh nhắc lại quy trình làm quạt giấy tròn. 4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị để tiết sau làm hoàn chỉnh quạt giấy tròn và trang trí. - Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở. -----------------------------------------0------------------------------ TUẦN 32 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TUẦN 32 Môn:Thể dục Tiết 64 Bài: TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM NGƯỜI – TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT” I - MỤC TIÊU : - Ôn động tác tung bắt bóng theo nhóm 3 người. Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. - Học sinh thực hiện động tác tung, bắt bóng tương đối chính xác và nâng cao thành tích. Biết cách chơi trò chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. - Học sinh học tự giác, nghiêm túc. II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : - Sân trường, bóng, còi, kẻ sân cho trò chơi. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Phần Nội dung giảng dạy Định lượng Tổ chức lớp Mở đầu Cơ bản Kết thúc 1. Ổn định : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người, học trò chơi “ Chuyển đồ vật”. - Cho học sinh khởi động các khớp. - Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung. - Cho học sinh chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”. 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh lên tập tung và bắt bóng cá nhân. - Giáo viên nhận xét – đánh giá. 3. Bài mới: * Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. - Giáo viên tập hợp học sinh ôn lại cách tung bóng, bắt bóng. - Cho học sinh tập luyện theo nhóm 3 người. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách di chuyển để bắt bóng. * Học trò chơi “Chuyển đồ vật”. - Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử. - Giáo viên cho học sinh tham gia chơi trò chơi. Sau khi học sinh chơi thành thạo, giáo viên tăng thêm số lượng bóng và mẩu gỗ để mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển cùng một lúc nhiều đồ vật. - Giáo viên nhận xét trò chơi . 4. Củng cố: - Cho học sinh chạy chậm thả lỏng, hít thở sâu. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. 5. Dặn dò : Về nhà ôn lại động tác tung , bắt bóng cá nhân. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. 1 - 2’ 1 1 lần 2 x 8 nhịp 1 - 2’ 11 -13’ 10 - 12’ 1 - 2’ 1’ 1’ 1’ * LT ************** *LT Học sinh chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật” * * + + XP x x CB x x x x * * * * * * * * * * *
Tài liệu đính kèm: