I - Mục tiêu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Củng cố về hệ thống hoá từ theo các chủ điểm: Bảo vệ tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật.
- Yêu thích học môn Tiếng Việt
II- Đồ dùng:
- Bút dạ, giấy khổ to.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra tập đọc:
- Gọi 1/4 số học sinh trong lớp.
+ Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc.
+ Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Giáo viên cho điểm và nhận xét.
2- Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài. Làm bài theo nhóm. (Giáo viên phát phiếu và bút dạ cho các nhóm ).
- Đại diện lên dán bài lên bảng. Đọc kết quả. Lớp và giáo viên nhận xét.
- Làm bài vào vở.
+ Bảo vệ tổ quốc: 1 từ cùng nghĩa với tổ quốc: đất nước, non sông,.
+ Từ chỉ hoạt động để bảo vệ tổ quốc: canh gác, kiểm soát bầu trời,.
- Sáng tạo:
+ Từ chỉ tri thức: Kỹ sư, bác sĩ, giáo sư,.
+ Từ ngữ chỉ hoạt động của tri thức: nghiên cứu khoa học,.
- Nghệ thuật:
+ Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ,.
+ Từ ngữ chỉ những hoạt động nghệ thuật: ca hát, sáng tác, biểu diễn,.
+ Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: âm nhạc, hội hoạ, văn học,.
Tuần 35 Thứ hai ngày 15 tháng 5 năm 2006 Tiếng việt Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết1) I - Mục tiêu. - Kiểm tra lấy điểm đọc: Học sinh đọc thông các bài tập đọc ở đầu kỳ II. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, học sinh trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Biết viết 1 bản thông báo ngắn (theo kiểu quảng cáo) về 1 buổi liên hoan văn nghệ của liên đội. - Tự tin hứng thú trong học tập. II- Đồ dùng: - Phiếu ghi tên bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra tập đọc: Gọi 1/4 số học sinh trong lớp. - Giáo viên làm phiếu ghi tên bài tập đọc. 2- Bài tập 2: * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. - Nôi dung chính bảng thông báo yêu cầu viết gì? - Bảng thông báo cần viết theo kiểu nào? - Hình thức của bảng thông báo ra sao? * Yêu cầu học sinh viết thông báo. - Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc. - Chuẩn bị trong 2 phút. - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. - Lớp nghe nhận xét cho điểm. - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Đọc lại bài: Chương trình xiếc đặc sắc (TV tập 2 - 46). - Thông báo về buổi liên hoan văn nghệ. -...quảng cáo. -...trình bày đẹp, có trang trí... - Viết thông báo trên tờ lịch cũ, trang trí thông báo. - Học sinh dán thông báo lên bảng và đọc nội dung. - Giáo viên và học sinh nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Tiếng việt Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết2) I - Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. - Củng cố về hệ thống hoá từ theo các chủ điểm: Bảo vệ tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật. - Yêu thích học môn Tiếng Việt II- Đồ dùng: - Bút dạ, giấy khổ to. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra tập đọc: - Gọi 1/4 số học sinh trong lớp. + Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc. + Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. + Giáo viên cho điểm và nhận xét. 2- Bài tập 2: - Học sinh đọc yêu cầu của bài. Làm bài theo nhóm. (Giáo viên phát phiếu và bút dạ cho các nhóm ). - Đại diện lên dán bài lên bảng. Đọc kết quả. Lớp và giáo viên nhận xét. - Làm bài vào vở. + Bảo vệ tổ quốc: 1 từ cùng nghĩa với tổ quốc: đất nước, non sông,... + Từ chỉ hoạt động để bảo vệ tổ quốc: canh gác, kiểm soát bầu trời,... - Sáng tạo: + Từ chỉ tri thức: Kỹ sư, bác sĩ, giáo sư,... + Từ ngữ chỉ hoạt động của tri thức: nghiên cứu khoa học,... - Nghệ thuật: + Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ,... + Từ ngữ chỉ những hoạt động nghệ thuật: ca hát, sáng tác, biểu diễn,... + Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: âm nhạc, hội hoạ, văn học,... 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. toán Ôn tập và giải toán (tiếp) I- Mục tiêu. - Củng cố về cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Rèn luyện kĩ năng giải toán có 2 phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Bài 2: - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán. ?+ Bài toán thuộc dạng toán gì? Nêu các bước giải? Bài 3: - Học sinh tự tóm tắt, làm bài. ?+ Bài 2 và bài 3 giống và khác nhau ở điểm nào? Bài 4: - Yêu cầu học sinh tính giá trị mỗi biểu thức ở giấy nháp rồi khoanh vào chỗ thích hợp. - Đọc yêu cầu của bài. - Nêu dạng toán và nêu các bước giải. - Học sinh làm bài vào vở. Độ dài của đoạn dây thứ nhất: 9135 : 7 = 1305 (cm) Độ dài của đoạn dây thứ hai: 9135 - 1305 = 7830 (cm) - Đọc đề toán. -...bài toán liên quan rút về đơn vị... Mỗi xe tải chở được số kg muối là: 15700 : 5 = 3140 (kg) Đợt đầu đã chuyển được số kg muối là: 3140 x 2 = 6280 (kg) Số cốc đượng trong mỗi hộp là: 42 : 7 = 6 (cốc) Số hộp đựng hết 4572 cốc là: 4572 : 6 = 762 (hộp) -... Lời giải: Khoanh vào B, C. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. chiều tiếng việt Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết3) I - Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. - Rèn kỹ năng chính tả: Nghe, viết lại chính xác, trình bày khoa học. - Tự tin hứng thú trong học tập. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra tập đọc: - Gọi 1/4 số học sinh trong lớp. + Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc. + Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. + Giáo viên cho điểm và nhận xét. 2- Bài tập 2: - Nghe viết: Nghệ nhân Bát Tràng. * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. - Giáo viên đọc bài chính tả. - Yêu cầu học sinh đọc các từ phần chú giải. ?+ Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng những cảnh đẹp nào đã hiện ra. + Nêu cách trình bày bài thơ lục bát? + Đầu các dòng thơ viết như thế nào? - Giáo đọc bài chính tả. - Soát lỗi. - Chấm, chữa bài chính tả. - Cả lớp đọc thầm. - 2 học sinh đọc lại. -...sắc hoa, cánh cò, luỹ tre, cây đa, con cò, lá trúc,... - Dòng 6 chữ cách lề 2 ô. - Dòng 8 chữ cách lề 1 ô. - ...viết hoa. - Học sinh viết vào vở. - Đổi chéo vở soát lỗi. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Tiếng việt + Ôn tập cuối năm I- Mục tiêu. - Củng cố về dấu câu đã học và biện pháp tu từ nhân hoá. - Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá khi đặt câu viết văn và dùng dấu câu chính xác. - Thích học Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa (hoặc gần nghĩa) và trái nghĩa với mỗi từ sau anh dũng, cần cù, giản dị, thông minh. Đặt câu với mỗi từ trái nghĩa tìm được. Bài 2: Viết câu văn tả mỗi sự vật sau có dùng phép nhân hoá. a) Con gà trống đang gáy sáng. b) Những đám mây trắng đang trôi trên bầu trời. c) Bông hoa hồng nở trong nắng. Bài 3: Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong đoạn văn sau. Gió xuân nhè nhẹ thổi ánh mặt trời ấm áp toả sáng khắp vườn cây Bích chợt hỏi ông "Ông ơi vì sao lá cây trong vườn đều màu xanh hả ông " Ông đáp "trong vườn có hàng nghìn, hàng vạn nhà máy đang làm việc không ngừng" Bích nói chen vào: "Sao cháu không nhìn thấy nhà máy nào cả " - Học sinh làm bài. Từ cho sẵn Từ cùng nghĩa Từ trái nghĩa anh dũng cần cù giản dị thông minh dũng cảm chuyên cần mộc mạc sáng dạ hèn nhát lười biếng cầu kì đần độn - Học sinh trình bày miệng bài làm. - Làm bài vào vở => đổi vở kiểm tra chéo. - Xác định yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. thể dục+ Ôn tập cuối năm I- Mục tiêu. - Ôn lại các động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2, 3 người. Chơi trò chơi "chuyển đồ vật" - Rèn kỹ năng thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác và chơi trò chơi một cách chủ động, nhanh nhẹn. - Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên. II- Địa điểm, phương tiện. - Bóng, dây nhẩy, sân trường vệ sinh sạch sẽ. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Tổ chức cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung. - Tổ chức trò chơi "Chim bay, cò bay" - Yêu cầu cả lớp chạy chạy xung quanh. 2- Phần cơ bản. * Ôn động tác tung và bắt bóng tại chỗ và di chuyển theo nhóm 2 đến 3 người. * Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. * Chơi trò chơi "Chuyền đồ vật" + Giáo viên nhắc lại cách chơi. + Chia lớp làm 3 đội. 3- Phần kết thúc. - Yêu cầu học sinh đi thư giãn theo nhịp. - Hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Học sinh tập liên hoàn 2 x 8 nhịp. - Học sinh chơi trò chơi trong 2 phút. - Học sinh chạy xung quanh sân trong 2 phút. - Học sinh nhảy dây kiểu chụm hai chân theo khu vực đã quy định. - Các đội thi với nhau. - Các tổ thi xem tổ nào chuyền nhiều đồ vật nhất trong cùng một lúc. - Học sinh đi thư giãn theo nhịp trong 2 phút. Thứ ba ngày 16 tháng 5 năm 2006 tiếng việt Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết4) I - Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. - Ôn luyện về nhân hoá, các cách nhân hoá. - Tự tin hứng thú trong học tập. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra tập đọc: Tiến hành tương tự như tiết 1. - Kiểm tra số học sinh còn lại. 2- Bài tập 2: Học sinh đọc nội dung bài 2. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ bài thơ (SGK). - Yêu cầu học sinh đọc bài thơ. - Tìm tên con vật được kể trong bài? - Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp. - Lớp nghe, nhận xét và bổ sung. Đáp án: Các con vật được nhân hoá: Cua Càng, Tép, ốc, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng. Các con vật được gọi: Cái, cậu, chú, bà, ông. Các con vật được tả: + Thổi xôi, đi hội, cõng nồi. + Đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng. + Vặn mình, pha trà. + Lật đật, đi chợ, dắt tay bà còng. + Dựng nhà. + Móm mém, rụng 2 răng, khen xôi dẻo. - Lớp đọc thầm. Cua càng, Tép, ốc,... - Yêu cầu học sinh làm bài. - Làm bài vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. toán Luyện tập chung I- Mục tiêu. - Giúp học sinh củng cố, ôn tập về đọc viết các số có đến 5 chữ số. Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Xem đồng hồ. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Các hoạt động dạy và học. Bài 1: Giáo viên đọc, học sinh viết từng số vào vở. Bài 2: Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100000. Bài 3: Học sinh xem đồng hồ, trả lời các câu hỏi: a) 10 giờ 18 phút. b) 2 giờ kém 10' hoặc 1 giờ 50 phút. c) 6 giờ 34 phút hoặc 7 giờ kém 36 phút. Bài 4: Củng cố về tính giá trị biểu thức. Bài 5: Củng cố giải toán có lời văn dưới dạng rút về đơn vị giải bằng 1 phép nhân và 1 phép chia. a) 76245; b) 51807; c) 90900; d) 22002; - Đổi vở kiểm tra, đọc kết quả. - Học sinh làm bảng con. - Nêu cách thực hiện. - Học sinh làm bảng con. - Nêu quá trình thực hiện. Học sinh tóm tắt.. 5 đôi dép: 92500 đồng. 3 đôi dép: ? đồng. - Học sinh làm vào vở. - Giáo viên chấm, chữa bài. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. thủ công Ôn tập chương III và IV (tiếp) I- Mục tiêu. - Củng cố lại cách đan nóng mốt, đan nóng đôi, đan hoa chữ thập đơn và làm lọ hoa gắn tường, làm đồng hồ để bàn, làm quạt giấy tròn. - Rèn kĩ năng làm đúng quy trình kỹ thuật về cách đan nan và làm đồ chơi. - Học sinh thích được làm đồ chơi. II- Đồ dùng. - Tranh qui trình đan nan và tranh qui trình làm đồ chơi thuộc các bài đã học. III- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức: 2- Hướng dẫn ôn tập: - Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình: + Đ ... ét giờ học. toán + Ôn tập cuối năm I- Mục tiêu. - Củng cố lại các dạng toán cơ bản đã học. - Rèn kĩ năng giải toán và giải có lời văn. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Tính 36758m + 20783m x 2 97856kg - 20760kg : 5 (7648l + 8652l) : 4 87563 cm2 + 9938cm2 - 72681 cm2 Bài 2: Tính chu vi hình vuông biết diện tích hình vuông đó là 64cm2. Bài 3: Chú Tư và bác Năm cùng đi từ A đến B Chú Tư đi xe máy mỗi giờ được 25km thì hết 4 giờ. Bác Năm đi xe đạp, mỗi giờ đi được 10km, thì Bác Năm đi hết mấy giờ. - Học sinh làm giấy nháp. - Đổi vở kiểm tra chéo. - Quãng đường từ A đến B là: 25 x 4 = 100 (km) Thời gian Bác Năm đi là: 100 : 10 = 10 (giờ) 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. sinh hoạt tập thể Đọc và làm theo báo đội I- Mục tiêu. - Đọc nội dung các bài báo trong báo: Khoa học Khám phá và báo Chăm học. - Rèn thói quen chăm đọc báo và học tập những tấm gương tốt trong các bài báo. - Có ý thức giữ gìn sách báo và học tập những gương "Người tốt, việc tốt" trong báo. II- Đồ dùng. - Báo khoa học khám phá. - Báo chăm học. III- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Đọc và làm theo báo Đội. a- Giáo viên đọc một số bài báo trong báo "Khoa học Khám phá", Báo chăm học. - Khoa học vui - Vị quan toà giỏi toán - 11. - Chiếc áo lớn nhất Việt Nam. - Câu chuyện khoa học - Mắt nhìn nhanh - 8. - Bí mật chiếc nắp mộ cổ - 11. b- Lớp trưởng đọc một số bài báo. - Chân trời toán học - Còn tuỳ chỗ đứng - 14. - Cây toán mê bóng đá - 18. - Người lớp trưởng đáng mến - 17. - 1001 câu hỏi tại sao. - Vui cười - 16. c- Thảo luận những điều bạn chưa biết. - Một cây sồi trung bình mỗi ngày hút từ đất... 60l nước, tương đương với khoảng 60 xô nước đầy. - ở ấn Độ có 1 loài cây mà tán lá của nó có thể che mát tới hơn ...20 ngàn người. - Tại miền Nam Châu Mĩ có 1 loài cây tiết ra sữa. Điều đặc biệt ở chỗ, con người có thể uống được và nó có mùi thơm như sữa bò. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Thứ tư ngày 17 tháng 5 năm 2006 toán Luyện tập chung I - Mục tiêu. - Củng cố về đọc viết các số có đến 5 chữ số, xác định số liền trước của 1 số, xác định số lớn nhất, số bé nhất trong 1 nhóm các số. - Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng 2 phép tính. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: - Giáo viên nêu từng số. - Yêu cầu học sinh tự tìm đáp án đúng. Bài 2: Củng cố về trừ nhân chia trong phạm vi 100000. - Yêu cầu học sinh tự đặt rồi tính. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc và phát triển đề. Đáp án: Số bút chì đã bán: 840 : 8 = 105 (cái) Số bút chì còn lại. 840 - 105 = 735 (cái) Đáp số : 735 cái. Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài giải - Học sinh nêu số liền trước của số đó. - Học sinh khoanh D. - Học sinh làm bảng con. - Nêu cách tính. - Học sinh 1: hỏi. - Học sinh 2: Trả lời. - Giáo viên: Tóm tắt bằng sơ đồ. - Yêu cầu học sinh giải vào vở. - Học sinh nêu miệng. - Lớp nghe, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. tự nhiên xã hội Ôn và kiểm tra học kì II: Tự nhiên (tiếp) I- Mục tiêu. - Hệ thống và củng cố các loại kiến thức có liên quan đến chủ đề tự nhiên. - Có tình yêu và ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên và quê hương mình. - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Quan sát cả lớp. Mục tiêu: Nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương. Học sinh biết 1 số cây cối và con vật ở địa phương. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật ở quê hương. 2- Hoạt đông 2: Vẽ tranh theo nhóm. Mục tiêu: Giúp học sinh tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. ?+ Các em sống ở miền nào? + Kể những cảnh vật có ở nơi em sống? + Vẽ về cảnh vật quê em. 3- Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về động vật. - Yêu cầu làm bài tập vào vở BT TNXH. 4- Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về thực vật. - Yêu cầu học sinh chia nhóm. - Chia bảng làm 3 phần. - Nhóm nào tìm được nhiều nhóm đó thắng. 5- Hoạt động 5: Củng cố: - Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh. - Học sinh quan sát tranh ảnh. - Học sinh vẽ tranh. - Trưng bày sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm của bạn. - Học sinh làm bài. - Đổi vở kiểm tra chéo. - Trình bày trước lớp. - Lớp nghe, bổ sung. - 3 nhóm. - Học sinh mỗi nhóm ghi tên các loại cây có: + Thân thảo, thân leo, thân gỗ,... + Rễ đứng, rễ chùm,... Thứ năm ngày 18 tháng 5 năm 2006 tiếng việt Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 5) I - Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. - Rèn kỹ năng nói. Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tư nhiên, giọng vui, khôi hài. - Tự tin hứng thú trong học tập. II- Đồ dùng: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra học thuộc lòng (1/4 số học sinh trong lớp). 2- Bài tập 2: - Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập. - Giáo viên kể chuyện lần 1. ?+ Câu hỏi theo gợi ý: SGK. + Chú lính được cấp ngựa để làm gì? + Chú sử dụng con ngựa như thế nào? + Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? - Giáo viên kể lần 2: - Yêu cầu 1 học sinh khá kể lại. - Yêu cầu học sinh kể. ?+ Truyện này gây cười ở điểm nào? - 2 học sinh đọc lại. -...đi làm một công việc khẩn cấp. -...dắt ra đường, không cưỡi mà đánh ngựa rối cắm cổ chạy theo. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh kể theo nhóm. - Trình bày trước lớp. -...chú lính ngốc... 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. tiếng việt Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 6) I - Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. - Rèn kỹ năng viết chính tả: Viết chính xác, trình bày đúng bài thơ. - Tự tin hứng thú trong học tập. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra học thuộc lòng (1/4 số học sinh trong lớp). 2- Bài tập 2: Nghe viết bài Sao Mai. a- Hướng dẫn chuẩn bị. - Giáo viên đọc bài Sao Mai. - Em biết gì về Sao Mai? ?+ Ngôi Sao Mai trong bài chăm chỉ như thế nào? + Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng? + Mỗi dòng có mấy chữ? + Khi viết em trình bày thế nào? + Các chữ đầu dòng thơ viết ra sao? - Giáo viên đọc từng dòng thơ. b- Chấm, chữa bài. - 3 học sinh đọc lại. - Nó là sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy lúc sáng sớm. -...bé ngủ dậy đã thấy sao Mai học bài. - 4 chữ. - Lùi vào 3ô. - Viết hoa. - Học sinh đọc thầm lại bài thơ. - Học sinh viết bài? 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. toán Luyện tập chung I - Mục tiêu. - Xác định số liền sau của 1 số. So sánh các số và sắp xếp một nhóm các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với các số có đến 5 chữ số. Tìm thừa số hoặc số bị chia chưa biết. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. Bài 1: - Giáo viên nêu lần lượt từng số. - Yêu cầu học sinh sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 2: Củng cố kĩ năng nhân, chia, cộng, trừ các số trong phạm vi 100000. Bài 3: - Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi chữa. Đáp án: các tháng 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Bài 4: Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép nhân và phép chia. Bài 5: yêu cầu học sinh đọc và phân tích đề. - Yêu cầu học sinh giải bằng 2 cách. - Học sinh nêu số liền trước, liền sau. - Học sinh làm giấy nháp. - Kiểm tra chéo. - Trình bày trước lớp. - Học sinh làm bàng con. - Nêu cách thực hiện. - Học sinh dùng lịch cả năm để kiểm tra kết quả. - Học sinh làm bảng con. - Nêu cách tìm. - 2 học sinh đọc đề bài. - Học sinh đọc đề toán. - Học sinh nêu cách giải. * Tìm chiều dài hình chữ nhật. Tính diện tích hình chữ nhật. * Tìm diện tích của 1 hình vuông. Tìm diện tích của hình chữ nhật. * Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. đạo đức Ôn tập cuối năm I- Mục tiêu. - Hệ thống hoá chương trình đã học về các hành vi đạo đức ở lớp 3. - Biết vận dụng kiến thức đã học để biết ứng xử và có hành vi đúng trong cuộc sống hàng ngày. - Giáo dục học sinh thành người con ngoan. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Hệ thống các bài học. - Yêu cầu học sinh kể tên các bài đạo đức đã học. 2- Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. - Giáo viên đưa ra 1 vài tình huống. - Em mượn quyển truyện mới của bạn về nhà xem, không may bị giây mực bẩn và rách bìa. Em làm như thế nào? - Hàng ngày em đã tự làm những việc gì? - Không may bố mẹ em bị ốm, em sẽ làm gì? - Em đã chia sẻ vui buồn cùng bạn trong lớp như thế nào? - Khi đi đường, gặp đám tang, em sẽ làm gì? - Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp, dặn cả lớp làm bài tập. Cô vừa đi một lúc, 1 số bạn đùa nghịch, làm ồn. Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì? - Hoạt động theo nhóm. - Học sinh viết vào giấy. - Báo cáo trước lớp. - Lớp nghe, nhận xét, bổ sung. - Học sinh tìm cách ứng xử và nêu tình huống mình sẽ làm. - Thảo luận nhóm đôi. - Báo cáo kết quả thảo luận. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 19 tháng 5 năm 2006 tiếng việt Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 7) I - Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. - Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm: lễ hội, thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. - Tự tin hứng thú trong học tập. II- Đồ dùng: - Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra học thuộc lòng (1/4 số học sinh trong lớp). 2- Bài tập 2: - Yêu cầu học sinh đọc bài tập. - Yêu cầu học sinh thi kể tên các từ có về các chủ đề: Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. * Mở rộng: - Yêu cầu học sinh đặt câu: Mỗi chủ đề đặt 2 câu có từ nói về chủ đề đó. - 3 học sinh đọc, lớp đọc thầm. - Học sinh làm bài vào vở bài tập. - Thi kể trước lớp. - Lớp nghe, nhận xét, bổ sung. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Tập viết Kiểm tra định kì (đọc) Đề do nhà trường ra toán Kiểm tra định kì cuối kỳ II Đề do nhà trường ra Chính tả Kiểm tra định kì (viết) Đề do nhà trường ra tiếng việt + Chữa bài kiểm tra toán + Chữa bài kiểm tra sinh hoạt lớp Tuần 35
Tài liệu đính kèm: