Tiếng Việt:
Ôn tập và kiểm tra( tiết 1).
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm đọc:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng trên phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc, thuộc khảng 2 -3 đoạn thơ đã học ở học kì II.
2. Biết viết bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội (BT2).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
- Giấy, bút màu để viết và trang trí thông báo.
- Bảng phụ viết một mẫu của thông báo.
III. Các hoạt động dạy- học:
Tuần 35 Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011 Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra( tiết 1). I. Mục tiêu: 1. Kiểm tra lấy điểm đọc: - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng trên phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc, thuộc khảng 2 -3 đoạn thơ đã học ở học kì II. 2. Biết viết bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội (BT2). II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học. - Giấy, bút màu để viết và trang trí thông báo. - Bảng phụ viết một mẫu của thông báo. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung A. Giới thiệu bài B. Giảng bài: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc. - GV gọi HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. - 5, 6 HS lên bốc thăm bài tập đọc. - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc. - GV cho điểm theo hướng dẫn. 2. Hoạt động 3: Làm bài tập. a) Hướng dẫn HS chuẩn bị. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc thầm bài quảng cáo. ? Cần chú ý điểm gì khi viết thông báo? - GV chốt lại cách viết thông báo. b) HS viết thông báo: - GV yêu cầu HS viết thông báo vào giấy đã chuẩn bị . - Yêu cầu HS trình bày bản thông báo. - GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn. - GV chấm điểm. C. Củng cố- dặn dò: - Nhân xét tiết học. - Dặn HS VN tiếp tục luyện đọc và kể chuyện. - Nhắc HS lập một sổ lưu giữ các sản phẩm do mình viết, vẽ để làm sản phẩm. - HS thực hành viết thông báo. - HS nối tiếp nhau dán thông báo lên bảng lớp và đọc nội dung thông báo. - Lớp bình chọn bản thông báo được viết đúng, trình bày hấp dẫn nhất. ************************************************** Kể chuyện Ôn tập và kiểm tra( tiết 2). I. Mục tiêu: 1. Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. 2.Tìm được một số từ ngữ về các chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật. II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học. - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung A. Giới thiệu bài: B. Giảng bài: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc. - GV gọi HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc. - GV cho điểm theo hướng dẫn. 2. Hoạt động 3: Làm bài tập. - GV gọi HS đọc đầu bài và phát phiếu, bút dạ cho HS . - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Hết thời gian, yêu cầu đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. - GV hướng dẫn HS nhận xét nhóm có vốn từ phong phú nhất. C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - GV yêu cầu HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Bảo vệ tổ quốc TN cùng nghĩa với tổ quốc: Đất nước, non sông, đất mẹ - TN chỉ hoạt động bảo vệ tổ quốc: Canh gác, kiểm soát bầu trời, chiến đấu, chống xâm lược,... Sáng tạo - TN chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, GV,... - TN chỉ hoạt động: Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, chữa bệnh,... Nghệ thuật - TN ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: nhạc sĩ, ca nhạc, nhà thơ, nhà văn,... - TN chỉ hoạt động nghệ thuật: ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn,... - TN ngữ chỉ các môn nghệ thuật: âm nhạc, văn học, kiến trúc, điêu khắc, kịch,... ********************************************* Toán: Tiết 171 ôn tập về giải toán( tiếp theo). I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết giải bài toán bằng 2 phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị. -Biết tính giá trị của biểu thức. II. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Bài cũ( 5 phút) - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài 2 tiết trước. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới( 33 phút) a. Làm bài tập - GV y/ cầu HS nêu các bài tập có trong tiết học. - Yêu cầu HS giải vào vở. - GV quan sát học sinh làm và HD HS yếu làm bài. b. Chữa bài tập Bài 1 - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. ? Ngoài cách giải trên bảng, em nào còn có cách giải khác? - GV nhận xét, chốt lại lời giải khác. ? Bài toán thuộc dạng toán gì? - GV: Bài toán giải bài toán bằng 2 phép tính có thể có nhiều cách giải khác nhau. Bài 2, 3 - Tiến trình tương tự như bài tập 1. ? Bài toán thuộc dạng toán gì? ? Bước nào là bước rút về đơn vị? Bài 4 - Gọi 2 HS lần lượt lên bảng chữa bài. ? Em đã làm thế nào để biết C, B là câu trả lời đúng? 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT2, 3 vào vở ở nhà. Bài 1: Giải Đoạn thứ nhất dài là: 9135 : 7 = 1305(cm) Đoạn thứ hai dài là: 9135 - 1305 = 7830(cm) Đáp số: 1305 cm 7830 cm Bài 2: Giải Số Kg muối mỗi xe chở là 15700 : 5 = 3140(kg) Số kg muối đợi đầu chở là: 3140 x 2 = 6280(Kg) Đáp số: 6280 kg muối. Bài 3: Giải Số cái cốc mỗi hộp có là: 42 : 7 = 6 (cái) Số cái hộp có là: 4572 : 6 = 762(cái) Đáp số: 762 cái hộp. Bài 4: Gạch trân vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Biểu thức 4 + 16 x 5 có giá trị là: A. 100 B. 320 C. 84 D. 94 ****************************************** đạo đức: Tiết 35 thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm I. Mục tiêu: - HS nắm được nội dung kiến thức của những bài đã học trong năm học. - Biết đồng ý và ủng hộ những hành vi và hành động tốt. - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: - GV nêu MĐ, YC tiết học 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Hệ thống lại những nội dung đã học . - GV nêu yêu cầu làm việc nhóm. + Kể lại những nội dung đã học ở học kì 1? + Kể lại những nội dung đã học ở học kì 2? + Nêu nội dung cần ghi nhớ của từng bài? - GV gọi HS trình bày. - GV nhận xét. b. Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về một số tình huống có liên quan đến bài học. - GV gọi HS trình bày, giới thiệu các tình huống, tranh vẽ về một công việc mà các em yêu thích. - Hướng dẫn HS thảo luận, trả lời - GV nhận xét. - Nhận xét những em thực hiện tốt các nhiệm vụ. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - Nhắc HS thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày lần lượt từng ý. - HS các nhóm khác nhận xét. - HS nêu các việc làm thể hiện yêu lao động. - HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV. ************************************************************************** Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2011 Chính tả Ôn tập và kiểm tra( tiết 3). đọc thêm bài : ngọn lửa ô-lim- pích. I. Mục tiêu: 1.Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 2.Nghe viết đúng bài ( Nghệ nhân Bát Tràng) tốc độ viết khoảng 70 chữ trên 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trên bài; biết trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát. II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học. III. Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của thầy và trò Nội dung A. Giới thiệu bài: B. Giảng bài: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc. - GV gọi 5- 6 HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc. - GV cho điểm theo hướng dẫn. - GV đọc cả bài 1 lượt. - Gọi HS đọc nối tiếp câu- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn và mục chú giải. - GV hướng dẫn HS ngắt ở 1 số câu dài và nhấn giọng 1 số từ ngữ. - GV đặt câu hỏi theo phần cuối bài cho HS trả lời. 2. Hoạt động 3: Nghe- viết bài Nghệ nhân Bát Tràng. a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả một lần. - GV giúp HS nắm nội dung bài: ? Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, những cảnh đẹp nào đã hiện ra? ? Bài thơ đựoc viết theo thể thơ nào? ? Cách trình bày thể thơ này như thế nào? - GV hướng dẫn HS cách trình bày và viết đúng những từ dễ sai. b) GV đọc cho HS viết. c) Chấm, chữa bài. - GV chấm 1 số bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - GV yêu cầu HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Sắc hoa, cánh cò bay dập dồn, luỹ tre, cây đa, con đò, lá trúc, trái mơ, quả bòng, mưa rơi, hồ Tây. - Bài thơ đựơc viết theo thể thơ lục bát. Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô. Dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô. ************************************************** Toán: Tiết 172 Luyện tập chung. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đọc, viết các số có đến 5 chữ số. - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tính giá tri biểu thức. - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. (Làm BT 1,2,3,4,5) II. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Bài cũ( 5 phút) - GV gọi 2 học sinh yếu chữa bài tập 2. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới( 33 phút) a. Làm bài tập - GV yêu cầu HS nêu các bài tập có trong tiết học. - Yêu cầu HS giải vào vở. - GV quan sát học sinh làm và HD HS yếu làm bài. b. Chữa bài tập Bài 1 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - GV chốt lại cách viết số. Bài 2 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng. * GV củng cố cách đặt tính và tính. Bài 3 - GV gọi 3 HS nối tiếp nhau nêu miệng. - GV nhận xét, chốt lại cách đọc giờ. Bài 4 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - GV yêu cầu HS so sánh kết quả từng cặp phép tính. Bài 5 - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng. ? Bài toán trên thuộc dạng toán gì? ? Bước nào là bước rút về đơn vị? 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT2, 3 vào vở ở nhà. Bài 1: Viết các số: a) Bảy mươi sáu nghìn hai trăm bốn mười lăm: 76245 b) Năm mươi mốt nghìn tám trăm linh bảy: 51 807 c) Chín mươi nghìn chín trăm: 90 900 d) Hai mươi hai nghìn không trăm linh hai: 22 002 Bài 2: Đặt tính rồi tính a) 54287 + 29508 78362 - 24935 54287 78362 + - 29508 24935 83795 53427 Bài 4: tính a) (9 + 6) x 4 = 15 x 4 = 60 9 + 6 x 4 = 9 + 24 = 33 b) 28 + 21 : 7 = 28 + 3 = 31 Bài 5: Giải Số tiền mua mỗi đôi dép là: 92500 : 5 = 18500(đồng) Số tiền mua 3 đôi dép là: 18500 x 3 = 55500(đồng) Đáp số: 55500 đồng. ************************************************************************** Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011 Tập đọc Ôn tập và k ... bài. c) Chấm, chữa bài cho HS. - GV chấm 1 số bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - GV yêu cầu HS về đọc bài và chuẩn bị giờ sau kiểm tra. - Khi bé ngủ dậy thì thấy sao mai đã mọc, gà gáy canh tư, mẹ say lúa, sao nhòm qua cửa sổ, mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết mà sao vẫn làm bài mải miết. - Bài thơ có 2 khổ giữa hai khổ để cách ra một dòng và chữ đầu dòng thơ viết lùi vào 3 ô. ************************************************************************** Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2011 Luyện từ và câu Ôn tập và kiểm tra( tiết 5). I. Mục tiêu: 1.Mức độ, yêu cầu về kí năng đọc như ở tiết 1. 2. Nghe kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng. II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học và 14 phiếu ghi tên các bài thơ và mức độ yêu cầu HTL. - Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung A. Giới thiệu bài: B. Giảng bài: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc. - GV gọi 5- 6 HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc. - GV cho điểm theo hướng dẫn. 2. Hoạt động 3: Làm bài tập. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV kể chuyện( lần 1). ? Chú lính được cấp ngựa để làm gì? ? Chú sử dụng con ngựa như thế nào? ? Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? - GV kể chuyện lần 2. - Yêu cầu HS tập kể theo nhóm 2 rồi thi kể trước lớp. ? Truyện này gây cười ở điểm nào? - GV cùng HS bình chọn bạn kể hay, khôi hài. C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - GV yêu cầu HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Chú lính được cấp ngựa để đi làm một công việc khẩm cấp. - Chú dắt ngựa chạy ra đường nhưng không cưỡi mà cứ cắm cổ chạy theo - Vì chú nghĩ rằng ngựa có bốn cẳng, nếu chú cùng nhạy bộ với ngựa thì sẽ thêm được hai cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ sẽ nhanh hơn. -Truyện buồm cười vì chú lính ngốc cứ tưởng nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng ngựa và người cùng chạy, ... ************************************** Chính tả kiểm tra đọc ( Đọc hiểu + Luyện từ và câu) I. Mục tiêu: - Theo yêu cầu cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 3, HKII II. Các hoạt động dạy- học: A. ổn định: B. Bài mới: 1. GV ra đề: - GV ghi đề bài lên bảng: Đọc thầm bài Cây gạo sau đó dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? a) Tả cây gạo. b) Tả chim. c) Tả cả cây gạo và chim. 2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? a) Vào mùa hoa. b) Vào mùa xuân. c) Vào 2 mùa kế tiếp nhau. 3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a) 1 hình ảnh. b) 2 hình ảnh. c) 3 hình ảnh. 4. Những sự vật nào trong đoạn văn được nhân hoá? a) Chỉ có cây gạo được nhân hoá. b) Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá. c) Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hoá. 5. Trong câu: “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. ”, tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào? a) Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. b) Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. c) Nói với cây gạo như nói với người. - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài . - Nhắc HS lúc đầu tạm đánh dấu bằng bút chì sau đó KT lại bài thật kĩ mới đánh dấu bằng bút mực. 2. HS làm bài: - HS đọc thật kĩ bài văn và khoanh tròn vào ý đúng để trả lời câu hỏi vào trong vở kiểm tra. 3. Biểu điểm chấm: mỗi câu đúng cho 2 điểm 4. Thu bài chấm- Nhận xét chung tiết học. ********************************************* Toán: Tiết 174 Luyện tập chung. I. Mục tiêu: - Biết tìm số liền sau của một số; biết so sánh các số ; biết sắp xếp một nhóm 4 số; biết cộng, trừ, nhân, chia với các số có năm chữ số. - Biết các tháng nào có 31 ngày. - Biết giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính. Làm BT 1,2,3,4 (a), 5 tính một cách. II. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Bài cũ( 5 phút) - GV gọi 2 học sinh yếu chữa bài tập 2. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới( 33 phút) a. Làm bài tập - GV yêu cầu HS nêu các bài tập có trong tiết học. - Yêu cầu HS giải vào vở. - GV quan sát học sinh làm và HD HS yếu làm bài. b. Chữa bài tập Bài 1 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - GV hỏi HS làm ý a: Em đã tìm số liền trước, liền sau của một số như thế nào? - ý b: GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh các số có 5 chữ số. Bài 2 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng. * GV củng cố cách đặt tính và tính. Bài 3 - Gọi 1 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. Bài 4 - GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, tìm số bị chia chưa biết trong phép chia. Bài 5- GV gọi 1 HS đọc đề bài. ? Có mấy cách tính diện tích hình chữ nhật. Đó là những cách nào? - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * GV củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT2, 4 vào vở ở nhà. Bài 1: a) Viết số liền trước của 92 458 là số 92457 Viết số liền sau của 69 509 là số 69 510 b) Viết các số 83 507; 69 134; 78 507; 69 314 theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 2: đặt tính rồi tính a) 86 127 + 4258 b) 4216 x 5 86127 4216 + x 4258 5 90385 21080 Bài 3: Các tháng có 31 ngày trong một năm là: Tháng Một, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Mười, tháng Mười Hai. Bài 4: Tìm x a) X x 2 = 9328 b) X : 2 = 436 X = 9328 : 2 X = 436 x 2 X = 4664 X = 872 Bài 5 - Có 2 cách: + Cách 1: Tính diện tích hình chữ nhật bằng cách tính tổng diện tích 2 hình vuông. + Cách 2: Tính chiều dài hình chữ nhật sau đó áp dụng công thức tính diện tích để tính. Giải Cách 1: Diện tích hình vuông là: 9 x 9 = 81 (cm2) Diện tích hình chữ nhật là: 81 x 2 = 162(cm2) Đáp số: 162cm2 ******************************************** Thủ công ôn tập chương 3 và chương 4 I/ Mục tiêu: Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản. Làm được một snả phẩm đã học. II/Đồ dùng dạy học: Dụng cụ, giấy thủ công, mẫu lọ hoa gắn tường. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài HĐ3 : HS thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí. MT : HS nắm vững các quy trình và làm được lọ hoa gắn tường. Cách tiến hành : - GV nêu yêu cầu. GV làm mẫu và hướng dẫn theo từng bước : Gọi HS nêu lại các bước làm. Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều. - Gấp một cạnh chiều dài 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa. - Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1 ô như gấp cái quạt. Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa : - GV hướng dẫn kĩ để HS hiểu được cách làm và làm được. Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường GV hướng dẫn cách gián lọ hoa. GV nhận xét sản phẩm HS trưng bày. HS quan sát HS nêu quy trình thực hiện. HS quan sát nhắc lại cách làm. HS thực hành làm lọ hoa gắn tường. IV/ Củng cố dặn dò : Chuẩn bị làm đồng hồ để bàn. ************************************************************************** Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011 Tập làm văn kiểm tra viết I. Mục tiêu: Viết theo yêu cầu cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 3. HKII II. Các hoạt động dạy- học: A. ổn định: B. Bài cũ:- GV trả bài kiểm tra tiết trước và nhận xét chung, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra ở tiết học này. C. Bài mới: 1. Viết chính tả: - GV yêu cầu HS nhớ lại và viết bài Mưa ( 2 khổ đầu). - HS viết bài vào vở kiểm tra. 2. Làm văn: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn( từ 7 đến 10 câu) theo một trong những đề bài sau: a) Kể về một người lao động. b) Kể về một ngày lễ hội ở quê em. c) Kể về một cuộc thi đấu thể thao. 3. Cách giá điểm: Chính tả 5 điểm Tập làm văn 5 điểm. 4. GV thu bài- Nhận xét chung tiết kiểm tra ************************************************ Toán: Tiết 175 Kiểm tra định kì I. Mục tiêu - Tập trung vào việc đánh giá: - Tìm số liền sau của số có bốn hoặc năm chữ số. - So sánh các số có bốn hoặc năm chữ số. - Thực hiện phép cộng, trừ các số có bốn hoặc năm chữ số( có nhớ không liên tiếp), nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( có nhớ không liên tiếp), chia hết và chia có dư trong các bước chia. - Xem đồng hồ (chính xác đến từng phút), MQH giữa một số dơn vị đo thông dụng. - Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. - Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. II. Các hoạt động dạy- học: A. ổn định: B. Ra đề kiểm tra: Phần 1: Mỗi bài tập dới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 1. Số liền sau của 54829 là: A. 54839 B. 54819 C. 54828 D. 54830 2. Số lớn nhất trong các số 8576; 8756; 8765; 8675 là: A. 8576 B. 8756 C. 8765 D. 8675 3. Kết quả của phép nhân 1614 x 5 là: A. 8070 B. 5050 C. 5070 D. 8050 4. Kết quả của phép chia 28360 : 4 là: A. 709 B. 790 C. 7090 D. 79 5. Nền nhà của một phòng học là hình chữ nhật có chiều rộng khoảng: A. 50 m B. 5 dm C. 5 m D. 5 cm Phần 2. Làm các bài tập sau: 1. Đặt tính rồi tính: 16427 + 8109 93680 - 7245 2. Hình chữ nhật ABCD có kích thước như trên hình vẽ. Viết tiếp vào chỗ chấm: a. Chu vi hình chữ nhật ABCD là: A B .......................................................... b. Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 3cm ............................................................... 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: D 5cm C 9m7cm = ... cm 6 giờ = ... phút 4. Giải bài toán: Một vòi nước chảy vào bể trong 4 phút được 120 l nước. Hỏi trong 9 phút vòi nước đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước? ( Số lít nước chảy vào bể trong mỗi phút đều như nhau). C. Hướng dẫn đánh giá: Phần 1.( 2,5 điểm). Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Phần 2.( 7,5 điểm). Bài 1:( 2 điểm) Bài 2:( 2 điểm) Bài 3:( 1 điểm) Bài 4:( 2,5 điểm) Ký duyệt của ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: