Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Bài cũ: 5

 Gọi HS lên bảng chữa bài 4 VBT; cả lớp và GV nhận xét.

2. Dạy bài mới: 25

Hoạt động 1: Lập bảng nhân 6

- Hướng dẫn HS lập các công thức 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12;

+ GV cho HS quan sát một tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 1 = 6. HS nêu lại.

+ GV cho HS quan sát hai tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 2 = 12.

+ Vì sao 6 x 2 = 12; HS chuyển thành phép cộng: 6 x 2 = 6 + 6 = 12.

(Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại)

+ Mỗi tích tiếp liền sau so với tích tiếp liền trước thì nó như thế nào?

- Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 6.

 

doc 6 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
Dạy bù thời khoá biểu sáng thứ 3
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
Toán
bảng nhân 6
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
- Các bài tập cần làm1,2,3
II. Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 Gọi HS lên bảng chữa bài 4 VBT; cả lớp và GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Lập bảng nhân 6
- Hướng dẫn HS lập các công thức 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12; 
+ GV cho HS quan sát một tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 1 = 6. HS nêu lại. 
+ GV cho HS quan sát hai tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 2 = 12. 
+ Vì sao 6 x 2 = 12; HS chuyển thành phép cộng: 6 x 2 = 6 + 6 = 12.
(Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại)
+ Mỗi tích tiếp liền sau so với tích tiếp liền trước thì nó như thế nào?
- Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 6. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở. HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 
- HS đọc các phép tính rồi nêu miệng kết quả( bảng nhân 6).
 6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 6 x 9 = 54 6 x 10 = 60
 6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 6 x 2 = 12 0 x 6 = 0
 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 7 = 42 6 x 0 = 0
Bài 2: Gọi HS nêu đề bài. HS phân tích bài toán. - Bài toán cho biết gì?- Bài toán hỏi gì?
 - HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Giải: Năm thùng như thế có tất cả số lít dầu là:
 5 x 6 = 30 (lít)
 Đáp số :30 Lít 
Bài 3: Gọi 1 HS trình bày cách làm.
 6
 12
 18
 36
 60
- Cả lớp làm bài vào vở; 1 HS lên bảng làm bài.
3. Cũng cố, dặn dò: 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
	- Dặn HS về luyện thuộc bảng nhân 6.
Chính tả
Nghe – viết: Người mẹ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b; BT(3) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 Mời 3 HS lên bảng, cả lớp viết vào nháp: ngắc ngứ, ngoặc kép, trung thành, chúc tụng, mở cửa
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
	- Hướng dẫn HS nhận xét: 
+ Trong đoạn vừa đọc có mấy câu? Tìm tên riêng trong bài chính tả?...
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a) các tiếng cần điền: ra, da, 
b) Là viên gạch.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) ru, dịu dàng, giải thưởng.
b) thân, vâng, cân.
3. Củng cố, dặn dò. 5’
	GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
Luyện viết
Luyện viết bài: người mẹ, chị em
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày hai trang luyện viết dạng bài văn “ Người mẹ”, dạng bài 
thơ lục bát “ chị em”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
a. Bài “Người mẹ”
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 + ngắc ngứ, ngoặc kép, trung thành, chúc tụng, mở cửa
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài văn. 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
b. Bài “Chị em”
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 Trải chiếu, lim dim, luống rau...
- GV hướng dẫn cách trình bày bài bài thơ lục bát, Nhắc HS viết hoa các chữ đầu câu.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện tập chính tả: Phân biệt d/ r/ gi; ân/ âng
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng phân biệt chính tả r/d/gi; ân/ âng thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 21,22,25 vở LTTV lớp 3 tập 1
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2a trang 21,22; bài 1, bài 2a trang 25. HS khá giỏi làm cả
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. trang 21, 22. Điền vào chỗ trống.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 a. Giông bão, dòng sông, gì. 
 b. ngần ngại, vẫn.
Bài 2. trang 22. Tìm các từ:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
dệt, giảng dạy, giúp đỡ.
Thân, gần, dâng.
Bài 1. trang 25. Điền vào chỗ trống tiếng viết đúng.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 a. tháng giêng, sở thích riêng. b. dân làng, sóng dâng. 
Bài 2. trang 25. Tìm các từ:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 a. giàu sang, dễ, rối. b. thần, chân, bận rộn. 
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Luyện toán
Luyện tập Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số 
(không nhớ)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1b, bài 2, bài 3. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng nhân 6.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài (a. Đặt tính và viết theo mẫu)
 - GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.
- HS tự tính và nêu kết quả bài b. ( 46, 94, 48, 48, 84)
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính. HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài.
 12 23 13 11 12
 2 3 3 9 4
 24 69 39 99 48
Bài 3: - HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải: Cả 4 tá có số cái ly là:
 12 x 4 = 48 (ly)
 Đáp số: 48 cái ly.
Bài 4: - HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải: Khối 3 có số học sinh là:
 32 x 3 = 96 (học sinh)
 Đáp số: 96 học sinh.
Bài 4: HSKG tự làm rồi chữa bài trên bảng
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường sai.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
An toàn giao thông : Bài 1 Giao thông đường bộ
I - Mục tiêu :
- HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ.
- HS nhận biết điều kiện, đặc điểm của loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn.
- HS phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn.
- HS thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.
II. Hoạt động dạy học :
A. ổn định lớp : 3p
B. Dạy - học bài mới:
Hoạt động 1: (7’) Giới thiệu các loại đường bộ
- GV cho HS quan sát 4 bức tranh
- HS quan sát và nhận xét các con đường trên
- GV giảng và chốt lại từng tranh
- GV kết luận: Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm có
+ Đường quốc lộ
+ Đường tỉnh
+ Đường huyện
+ Đường làng, xã
+ Đường đô thị
Hoạt động 2 : (10’) Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
- GV chia nhóm cho HS thảo luận về sự an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
- Các nhóm trình bày trước lớp
GV hỏi: tại sao đường quốc lộ, có đủ điều kiện nói trên lại hay xẩy ra TNGT ?
HS trả lời
GV kết luận
Hoạt động 3: (10’) Quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ
- GV đưa ra tình huống cho HS xử lý
+ Tình huống 1 : Người đi trên đường nhỏ (đường huyện) ra đường quốc lộ phải đi như thế nào ?
+ Tình huống 1 : Đi bộ trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện phải đi như thế nào ?
HS nêu cách xử lý
GV chốt lại 
C. Củng cố - dặn dò : 5’
- GV chốt lại bài học. Gọi 2 học sinh nhắc lại
- GC nhận xét giờ học. Dặn về nhà. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_4_buoi_chieu_tran_thi_tuyet.doc