Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - GV: Võ Sơn Em

Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - GV: Võ Sơn Em

Tập đọc-Kể chuyện

Tiết 7: NGƯỜI MẸ

I/MỤC TIÊU:

*TĐ: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con, vì con người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các CH trong SGK)

* KC: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

II.KĨ NĂNG SỐNG:

- Ra quyết định, giải quyết vấn đề.

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

III/CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:Tranh minh hoạ bài tập đọc và bài kể chuyện, bảng viết sẵn câu văn cần luyện đọc.

- Học sinh:Sách giáo khoa.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - GV: Võ Sơn Em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 23 tháng 09 năm 2013.
Mĩ thuật
Tiết 4; VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
(GV chuyên trách soạn giảng)
---------------------------------------------------------
Tập đọc-Kể chuyện 
Tiết 7: NGƯỜI MẸ
I/MỤC TIÊU: 
*TĐ: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con, vì con người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các CH trong SGK)
* KC: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
II.KĨ NĂNG SỐNG:
- Ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
III/CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên:Tranh minh hoạ bài tập đọc và bài kể chuyện, bảng viết sẵn câu văn cần luyện đọc. 
- Học sinh:Sách giáo khoa.
IV/CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1.Ổn định tổ chức :(5 phút)
 Hát	
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên đọc bài Quạt cho bà ngủ.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
 Tập đọc –Kể chuyện: Người mẹ (2 tiết)
 b.Các hoạt động chính:
 A.TẬP ĐỌC
 *Hoạt động 1: Luyện đọc 
a. GV đọc toàn bài:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV treo tranh.
- Lưu ý giọng đọc của từng nhân vật.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+Đọc từng câu:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu.
- GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ HS đọc còn sai.GV viết bảng các từ khó và hướng dẫn HS luyện đọc.
+Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV lưu ý HS đọc các câu dài:
- Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm / bà vừa thiếp đi một lúc, /Thần Chết đã cướp nó đi.//
- Giọng ngạc nhiên của Thần Chết: Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong từng đoạn:hớt hải, hoảng hốt, vội vàng.
- GV có thể yêu cầu HS đặt câu với 1 trong các từ này.
+Luyện đọc trong nhóm:
- GV yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm .
- GV theo dõi để biết HS thực sự làm việc và hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- GV gọi đại diện mỗi nhóm 1 HS đọc thi .
- GV khen nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài
- GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn và trao đổi nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối bài học .
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1
- Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
- Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
- Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ?
- Người mẹ thả lời như thế nào?
- Chọn y đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện.
*Hoạt động 3:Luyện đọc lại ( 5 phút )
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 em. Yêu cầu các nhóm luyện đọc. 
- Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc chuyện theo vai
- GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
B. KỂ CHUYỆN (20 phút ) 
1/GV nêu nhiệm vụ:
 Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện, dựng lại câu chuyện theo vai.
2/Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giải thích:
+Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách .Có kèm với cử chỉ ,động tác, điệu bộ như đang đóng 1 màn kịch nhỏ.
- HS nhập nhóm và phân vai.
- HS thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm nào dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất.
4.Củng cố –dặn dò :
 - Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
- GV động viên khen ngợi các nhóm, cá nhân học tích cực.
- Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS theo dõi nhẩm theo.
- Cả lớp quan sát.
- HS đọc từng câu theo dãy. HS khác lắng nghe bạn đọc và rút ra từ khó, bạn đọc còn sai.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài (1 hoặc 2 lượt )
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ .
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm đoạn 1.
- Bà mẹ thức mấy đêm ròng thức trông con ốm. Mệt quá bà thiếp đi.Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm.Thần Đêm Tối đã chỉ đường cho bà đi tìm Thần Chết.
- 1 em đọc đoạn 2
- Cả lớp đọc thầm đọc.
- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai, ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông giá buốt.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
- Bà làm theo yêu cầu của hồ nước:Khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rôi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4.
- Ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở.
- Người mẹ trả lời vì bà là mẹ- Người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi Thần Chết trả con cho mình.
- Cả ba ý đều đúng vì người quả là rất dũng cảm, rất yêu con.Song ý đúng nhất là ý 3: Người mẹ có thể làm tất cả vì con.
- HS luyện đọc theo nhóm 
- Các nhóm thi đọc 
- Cả lớp đọc thầm .
- 1 vài nhóm lên kể lại câu chuyện theo vai.
- Người mẹ rất dũng cảm, rất yêu con. Người mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hi sinh bản thân để cho con được sống.
------------------------------------------------
Toán
Tiết 16: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
-Biết làm tính cộng trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
-Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị) HS làm BT 1,2,3,4
II.CHUẨN BỊ: 
-Giáo viên: Hình vẽ theo mẫu.
-Học sinh : Vở bài tập.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức(5 phút)
 Hát 
2.Kiểm tra bài cũ
-Giáo viên kiểm tra bài tập đã giao về nhà của tiết 15.
-GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Luyện tập chung 
b.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài 
- GV chữa bài, gọi 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách tính của các phép tính:
415 + 415 ; 652 – 126 ; 728 – 245.
- Cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự giải. 
- Chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, số bị chia chưa biết trong phép chia khi biết các thành phần trong phép tính.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu rõ cách làm bài của mình. 
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn biết thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải làm như thến nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò.(5 phút)
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các phần đã ôn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT.
- 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
a. 415 + 415 b. 234 + 432 c. 162 + 370 
+
+
+
 415 234 162
 415 432 370
 830 666 532
 356 – 156 652 – 126 728 - 245
-
-
-
 356 652 728
 156 126 245
 200 526 383
Bài 2: Tìm x:
 x x 4 = 32
 x = 32 : 4
 x = 8
 x : 8 = 4
 x = 4 x 8
 x = 32
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở BT.
Bài 3: Tính
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài 
vào vở bài tập.
a. 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72
b. 80 : 2 – 13 = 40 – 13 
 = 27
Bài 4:
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số lít dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất.
- Ta lấy số lít dầu của thùng thứ 2 trừ đi số lít dầu của thùng thứ nhất.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở BT.
 Bài giải
Số dầu thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ nhất là :
 160 – 125 = 35 (lít)
 Đáp số: 35 lít dầu.
------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 24 tháng 09 năm 2013.
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 7: NGƯỜI MẸ.
I/MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT 2b, 3b. 
II/CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài chính tả. Bảng phụ có sẵn bài 3.
- Học sinh: Bảng con,VBT.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
 Hát	
 2.Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS viết các từ khó trong bài trước: ngắc ngứ, ngoặc kép, mở cửa, đổ vỡ.
- GV sửa chữa,nhận xét.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
 Nghe –viết đoạn tóm tắt trong bài Người mẹ.
b.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
 *Hướng dẫn HS chuẩn bị. 
- GV đọc mẫu bài chính tả.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Tìm các tên riêng trong bài chính tả?
- Các tên riêng ấy được viết như thế nào? 
- Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn?
- GV lưu ý HS các từ khó và yêu cầu HS viết bảng con: bắt đi, giành lại, ngạc nhiên, hiểu rằng .
- GV sửa cho HS.
*GV đọc chính tả cho HS viết.
- GV đọc bài cho HS viết bài. GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết của HS .
*Chấm ,chữa bài:
- GV yêu cầu HS đổi tập cho nhau và kiểm tra bài của bạn.
- GV chấm khoảng 5 đến 7 bài và nhận xét.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2:
- GV cho HS làm bài tập 2 vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 3: 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- GV gọi 2 HS lên thi viết nhanh từ tìm được lên bảng.
- GV gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.
- GV chốt lại lời giải đúng:
4.Củng cố – dặn dò (5 phút)
- Yêu cầu HS về nhà sửa bài. ( nếu có ) 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 - HS viết các từ khó vào bảng con.
- 2 HS đọc lại bài chính tả.
- Có 4 câu.
- Thần Chết, Thần Đêm Tối.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.
- Dấu 2 chấm, dấu phẩy và dấu chấm.
-HS viết từ khó vào bảng con.
- HS nghe và viết bài vào vở.
- HS đổi tập và soát lỗi.
Bài 2: Điền vào chỗ trống d, gi hay r ? Hãy giải câu đố.
Trắng phau cày thửa ruộng đen
 Bao nhiêu cây trắng mọc lên từng hàng.
 (là viên phấn trắng)
Bài 3: Tìm các từ:
b. Chứa tiếng có vần ân hay âng, có nghĩa như sau.
- Cơ thể của người: thân thể
- Cùng nghĩa với nghe lời: vâng lời
- Dụng cụ đo khối lượng (sức nặng): cái cân.
- 2 HS lên bảng làm bài
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT.
-----------------------------------------------
Toán
Tiết 17: KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ MỤC TIÊU : Tập trung vào đánh giá:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đv (dạng ½; 1/3; ¼; 1/5).
- Giải được bài toán có một phép tính.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học).
II/CHUẨN BỊ: 
- Học sinh : Vở kiểm tra.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: ( đề kiểm tra dự kiến trong 40 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính (4đ)
327 + 416 56 ... O VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Ổn định tổ chức :(5 phút)
 Hát	
 2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên làm bài 1 và bài 2.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
- Trong giờ tập làm văn hôm nay các em sẽ nghe cô kể câu chuyện: Dại gì mà đổi và kể lại câu chuyện này. Biết điền vào mẩu điện báo .
 b.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập : 
 Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp quan sát tranh trong SGK, đọc thầm các câu hỏi gợi ý.
- GV kể chuyện (giọng vui, chậm rãi) .Kể lần 1, hỏi HS:
+Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- GV kể lần 2.
GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện theo các bước sau:
+Lần 1:1 HS khá giỏi kể, GV nhận xét.
+Lần 2: 5 hoặc 6 HS thi kể.
- Câu chuyện này buồn cười ở điểm nào?
4.Củng cố – dặn dò (5 phút)
- Yêu cầu HS hoàn thành bài viết và GV nhắc HS kể lại câu chuyện dại gì mà đổi cho người thân nghe. Ghi nhớ cách điền nội dung điện báo để thực hành khi cần.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc đơn xin phép nghỉ học của mình.
Bài 1:
- 1 HS đọc bài ,cả lớp đọc thầm.
- Vì cậu rất nghịch.
- Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
- Cậu cho là không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm.
- HS chăm chú lắng nghe.
- HS tập kể chuyện theo các câu hỏi gợi ý, tập kể lại nội dung câu chuyện.
- 1HS khá kể.
- HS thi kể. 
- Vì cậu bé nghịch ngợm, mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm.
--------------------------------------------
Toán
Tiết 20: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐVỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Không nhớ)
I/MỤC TIÊU:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (Không nhớ )
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
- S làm BT 1,2(a), 3
II/CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
- Học sinh: Vở Bài tập.
III/HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:(5 phút)
 Hát 
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6. Hỏi HS về kết quả bất kì của một phép nhân.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, không nhớ.
 b.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1:Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, ( không nhớ)
Phép nhân 12 x 3
- Viết lên bảng phép nhân 12 x 3 = ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép nhân nói trên.
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên, nếu trong lớp có HS làm đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu các tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như phần bài học trong sách.
*Hoạt động 2:Luyện tập – thực hành
 Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày các tính của một trong hai con tính mà mình đã thực hiện.
Bài 2:
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- Có tất cả mấy hộp bút màu?
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét , chữa bài và cho điểm HS.
4.Củng cố – dặn dò ( 5 phút )
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm .
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc phép nhân.
- Chuyển phép nhân thành tổng 12 + 12 + 12 = 36. Vậy 12 x 3 = 36.
- 1HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
x
 12
 3
 36
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính hàng chục.
 Bài 1: Tính
x
x
x
x
 24 22 11 33 20
 2 4 5 3 4
 48 44 55 99 80
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 a. 32 x 3 b. 42 x 2 
x
x
 32 42
 3 2
 96 84
 11 x 6 13 x 3
x
x
 11 13
 6 3
 66 39
Bài 3:
- Có 4 hộp bút màu.
- Mỗi hộp có 12 bút màu.
- Số bút màu trong cả 4 hộp.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT. 
 Bài giải
 Số bút màu có tất cả là:
 12 x 4 = 48 ( bút màu)
 Đáp số: 48 bút màu.
----------------------------------------------------
THỦ CÔNG
Tiết 4: GẤP CON ẾCH (Tiết 
I/ MỤC TIÊU: 
- HS biết cch gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
II/CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Mẫu con ếch có kích thước đủ lớn để cả lớp quan sát được. Quy trình gấp con ếch, giấy màu, kéo.
- Học sinh: Vở thủ công, giấy màu, kéo.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Ổn định tỏ chức :(5 pht)
 Hát	
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS: vở thủ công, giấy màu, kéo.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1: HS thực hành gấp con ếch.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các thao tác gấp con ếch theo các bước đã học ở tiết trước.
- Sau khi HS nhận xét, GV cho HS quan sát và nhắc lại quy trình gấp con ếch theo các bước sau:
+ Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
+ Bước 2: Gấp tạo hai chân trước con ếch.
+ Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch. 
- GV gợi ý cho HS: Sau khi gấp được con ếch, các em có thể dán vào vở và dùng bút màu vẽ cho đẹp.
*GV tổ chức cho HS thực hành.
- Trong khi HS thực hành GV có thể đến từng bàn, uốn nắn cho các em để các em hoàn thành sản phẩm.
- GV tổ chức cho các em trưng bày sản phẩm.
- GV nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS. 
4. Nhận xét- dặn dò:(5 pht)
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
- Dặn HS giờ sau nhớ mang giấy, kéo để học bài: Gấp,cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- HS nhắc lại quy trình gấp.
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm.
-------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
Tiết 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN.
I/ MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan tuần hoàn.
- Học sinh biết một số việc làm có hại, có lợi cho sức khoẻ. 
II.KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch.
III/CHUẨN BỊ: 
-Giáo viên: Giấy khổ to, bút dạ, SGK.
-Học sinh :Vở bài tập. 
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1.Ổn định tổ chức :(5 phút)
 Hát	
 2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
- Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
 b.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động của tim.
 Bước 1: Hoạt động cả lớp.
+ Hỏi : Trong hoạt động tuần hoàn, bộ phận nào làm nhiệm vụ co bóp, đẩy máu đi khắp cơ thể?
- Cơ thể sẽ chết nếu bộ phận nào ngừng hoạt động?
+Theo các em, Tim có vai trò như thế nào đối với cơ quan tuần hoàn nói riêng và đối với cơ thể con người nói chung?
* Để hiểu rõ hơn về cơ quan tuần hoàn, ngày hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động của tim nhé.
Bước 2:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, viết ra giấy những hiểu biết của nhóm về hoạt động của tim.
- GV gợi ý cho các nhóm HS: Hãy so sánh nhịp tim đập khi các em vừa học xong 1 tiết thể dục hoặc vừa ra chơi với 1 tiết học bình thường, so sánh nhịp tim của trẻ em với người lớn 
*Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm
Kết luận: Tim của chúng ta luôn luôn hoạt động. Khi chúng ta hoạt động mạnh hoặc vui chơi, nhịp đập của tim nhanh hơn bình thường. Điều này rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên nếu lao động vui chơi quá sức, tim có thể sẽ bị mệt, ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải biết làm những việc để bảo vệ tim mạch của mình.
*Hoạt động 2: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
Bước 1: Thảo luận nhóm.
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Theo em, các bạn làm như thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch?
*GV nhận xét, tổng kết các câu trả lời của HS.
Bước 2: Hoạt động cá nhân.
+Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân: em đã làm gì để bảo vệ tim mạch?
- GV nhận xét.
*Kết luận: Để bảo vệ tim mạch, chúng ta cần:
+ Sống vui vẻ, tránh xúc động mạnh, hay tức giận
+ Không mặc quần áo và đi giầy dép quá chật.
+ Ăn uống điều độ, đủ chất: Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá . ..
*Hoạt động 3: Trò chơi “Nếu. thì”
- GV chia lớp thành 2 dãy và phổ biến luật chơi, cách chơi.
- GV tổng kết cuộc chơi, tuyên dương nhóm nhanh nhẹn, đưa ra đáp án đúng, thông minh.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS làm bài tập trong vở BT tự nhiên xã hội.
- Thực hiện vệ sinh tuần hoàn trong cuộc sống hằng ngày.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- Tim.
- Cơ thể sẽ chết nếu tim ngừng đập.
- HS tự do phát biểu.
- HS lắng nghe.
- Tiến hành thảo luận và ghi kết quả sau khi tham khảo ý kiến trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- 5 đến 6 HS/ mỗi dãy trả lời câu hỏi 
+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
+ Không hút thuốc.
+ Tập thể dục hằng ngày.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- HS chơi trò chơi.
---------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 04
I. Mục tiêu:
- Tổng kết tình hình học tập trong tuần 04.
- Phương hướng tuần 05.
II.Tiến hành sinh hoạt:
1.Tổng kết:
- GV nêu nội dung yêu cầu giờ sinh hoạt.
- GV cho cán sự lớp báo cáo các mặt hoạt động trong tuần (GV theo dõi)
* Nhận xét chung:
 + Những bạn có ưu điểm trong tuần qua.
 + Trong tuần qua các tổ còn có bạn đi học quên đồ dùng, tập,
 * Văn nghệ:
- GV cho lớp phó văn nghệ điều khiển.
2. Phương hướng tuần 05
- Tiếp tục thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
+ Những em cần khắc phục trong tuần tới.
- Phân công học sinh khá, giỏi kèm học sinh yếu kém.
- Cả lớp lắng nghe.
- Tổ trưởng 3 tổ nêu ưu khuyết điểm của các bạn tổ mình trong tuần như sau:
+ Học tập, chuyên cần, vệ sinh, đồng phục,..
+ Tuyên dương trước lớp.
..
..
..
+ Nhắc nhở phê bình.
......
..
..
- 1 vài học sinh lên hát.
- Học sinh thực hiện.
- 
..
 Duyệt, ngày: 
 Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN TUAN 4(13-14).doc