Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - GV: Trần Thi Hằng

Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - GV: Trần Thi Hằng

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

Bài: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

Thời gian 80 phút

I.Mục đích yêu cầu:

 A. TẬP ĐỌC:

- Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ( chú lính nhỏ,viên tướng, thầy giáo

- Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi . Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm ( trả lời các câu hỏi sgk)

 B. KỂ CHUYỆN:

- Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

II.Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa, 3 bảng phụ.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - GV: Trần Thi Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai, ngày 13 tháng 09 năm 2010
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Bài: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
Thời gian 80 phút
I.Mục đích yêu cầu:
 A. TẬP ĐỌC:
- Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ( chú lính nhỏ,viên tướng, thầy giáo 
- Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi . Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm ( trả lời các câu hỏi sgk)
 B. KỂ CHUYỆN:
- Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa, 3 bảng phụ.
III.Hoạt động lên lớp: 
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
20
20
 1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài: Ông ngoại . Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài
2. Bài mới 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Giáo viên hướng học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ .
- Học sinh đọc từng câu đến hết bài .
- Hs đọc từng đoạn trước lớp .
- Hs hiểu nghĩa của từ qua từng đoạn .
- Hs luyện đọc trong nhóm .
- Hs đọc đồng thanh đoạn 3,4.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Câu 1 : Hs đọc đoạn 1: dùng bút chì gạch chân .
- Câu 2,3 : Hs đọc đoạn 2 : Trả lời .
- Câu 4 :Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời 
* Ai là người lính dũng cảm trong truyện này ? Vì sao ?
- Theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Treo bảng phụ hướng dẫn Hs đọc câu khó.
+ Bắn thêm một loạt đạn / vẫn không diệt được máy bay địch / viên tướng hạ lệnh.//
- Hs đọc chú giải.
- Làm chung.
- Treo bảng phụ ghi câu hỏi :Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào ?
a/ Vì chú vhèn.
b/ Vì chú sợ hàng rào đổ.
c/ Vì chú không dũng cảm .
- Làm chung.
10
25
2
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn đọc lại truyện theo vai
- Có mấy vai?
- Phân vai cho học sinh
 * Hoạt động 4 : Kể chuyện . 
- Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện trong SGK và kể lại câu chuyện
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh . 
- Hs kể theo nhóm.
- 4 học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện. 
* Hoạt động 5 : Củng cố – dặn dò.
- nhận xét tiết dạy, về tập kể. Chuẩn bị bài : Mùa thu của em .
- Được luyện đọc, GV uốn nắn giọng đọc của học sinh.
- Hướng dẫn Hs quan sát và nhận ra màu áo chú lính ,viên tướng.Theo dõi hướng dẫn học sinh quan sát tranh, dựa vào bài tập đọc kể nội dung chính của tranh.
TOÁN
Tiết 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
Thời gian 45 phút
 I.Mục đích yêu cầu:
 - Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ ) 
- Áp dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có một phép nhân.
- Làm bài 1( cột 1,2,4), bài 2,3.
 II.Đồ dùng dạy học: 
- 1 bảng phụ.
III.Hoạt động lên lớp : 
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
20
20
2
 1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc bảng nhân 6
2. Bài mới 
* Hoạt động 1 :Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
 ( có nhớ )
a)Phép nhân 26 x 3 = ?
- Viết lên bảng phép nhân 26 x 3 = ?
- Học sinh đặt tính , tính và nêu cách tính 
b)Phép nhân 54 x 6 
_Tiến hành tương tự như với phép nhân 26 x 3 = 78 . Lưu ý học sinh kết quả của phép nhân 54 x 6 là một số có 3 chữ số 
* Hoạt động 2 : Luyện tập,thực hành 
+ Bài 1:1 Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh tự làm bài .
+ Bài 2 : Học sinh đọc đề bài toán .
 - Hs nghe hướng dẫn .
- 1 em làm bảng phụ.
+ Bài 3: 
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Hs làm bài vào vở,2 hs làm bảng lớp. 
* Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò . 
- Hướng dẫn Hs chậm để Hs nắm.
- Hs làm cột 1,2,4.
- Hướng dẫn Hs dùng bút chì gạch chân.
- Có tất cả mấy cuộn vải?
- Mỗi mỗi cuộn vải dài bao nhiêu mét ?
-Vậy, muốn biết cả hai cuộn vải dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài .
- H/ dẫn Hs .
+ Bài a tìm số gì, muốn tìm số đó ta làm sao ?
 ĐẠO ĐỨC
Tiết 5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
Thời gian 35 phút
I.Mục đích,yêu cầu :
 - Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm những công việc của mình ở nhà, ở trường.
II.Đồdùng dạy học:
- Tranh SGK.
III.Hoạt động lên lớp: 
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
10
10
10
2
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao em phải giữ lời hứa ?
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Xử lý tình huống 
* Mục tiêu : Học sinh biết biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình .
*Cách tiến hành:
 + GV nêu tình huống, Hs giải quyết tình huống.
 * GV kết luận :
1)Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng cho bản thân mà không phải nhờ vả vào người khác .
2)Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ không làm phiền người khác .
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu :Học sinh hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấyviệc của mình .
* Cách tiến hành : Hs dùng bút chì điền từ thích hợp vào bài tập 2.
* Hoạt động 3 : xử lý tình huống .
* Mục tiêu : Hs có khả năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
* cách tiến hành : Thảo luận nhóm. 
- Hs giải quyết tình huống.
* Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò .
- Hs tham gia trả lời 2 tình huống đầu.
- Tự làm lấy việc của mình giúp ta như thế nào?
- Làm chung.
- Hs quan sát hình trang 10 và giải quyết các tình huống ở bài tập 3, GV quan sát giúp đỡ.
Thứ ba , ngày 14 tháng 09 năm 2010
Chính tả
Tiết 9: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
(TÍCH HỢP: BÁC HỒ LÀBỘ PHẬN)
Thời gian 45 phút
I.Mục đích yêu cầu:
- Nghe,viết chính xác một đoạn trong bài: Người lính dũng cảm , trình bày đúng hình thức văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi.
- Viết đúng những tiếng có vần dễ lẫn: en / eng (BT2)a/b
-Biết điền đúng 9 chữ vào ô trống trong bảng những chữ do hai chữ cái ghép lại : ng , ngh, nh, ph ( bài 3)
 II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ :
III.Hoạt động lên lớp: 
TL
 Nội dung
 Hỗ trợ HS yếu
3
25
15
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 Hs nhận diện cặp từ.
a/ Loay hoay. b/ Lay hoay.
c/ Gió xoáy. c/ Gió soáy.
- Cả lớp viết từ : Trống trường.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị. 
- Hs đọc đoạn viết.
- Hs tìm từ khó.
- Hs luyện viết tiếng khó vào bảng con.
* Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả :
+Bài tập 2: Lựa chọn 
- Học sinh làm bài tập 2b giúp các em nắm được yêu cầu của bài tập.
- 2 học sinh lên bảng làm bài 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại và giải đúng 
+ Tích hợp: Qua câu thơ Tháp Mườimuốn ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của ai?
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ.
+Bài tập 3: 
- Giáo viên mời học sinh tiếp nối nhau lên bảng điền cho đủ 9 chữ và tên chữ . Sau đó , cả lớp và giáo viên sửa lại từng chữ và tên chữ cho đúng.
* Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò 
- Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? 
- Lời các nhận vật được đánh dấu bằng những dấu gì ? 
- Hs gạch chân các từ khó.
- Theo dõi, sửa chữa, phân tích nghĩa( nếu HS viết sai)
- Làm chung.
- Treo bảng phụ hướng dẫn Hs chép chữ còn thiếu.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA : C 
Thời gian 40 phút
 I.Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ C( 1dòng Ch), V,A( 1 dòng), Viết đúng tên riêng Chu Văn An( 1dòng) và câu ứng dụng Chim khôndễ nghe (1lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II.Đồ dùng dạy học :
 - Mẫu chữ viết hoa Ch
 - Tên riêng Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li . 
III.Hoạt động lên lớp :
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
15
20
2
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra học sinh viết bài ở nhà, 2 học sinh viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con các tiếng : Cửu Long , Công 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con .
a)Luyện viết chữ hoa:
- Giáo viên viết mẫu.
- Giáo viên giới thiệu : Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần ( sinh 1292 , mất 1370 ) .Ông có nhiều học trò giỏi , nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước
c)Luyện viết câu ứng dụng
- Giáo viên giúp học sinh hiểu lời khuyên của câu tục ngữ : con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở .
+ Viết chữ Ch : 1 dòng 
+ viết các chữ V, A : 1 dòng 
+ Viết tên riêng Chu Văn An : 2 dòng 
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần 
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh 
* Hoạt động 2 : Củng cố – dặn dò.
- nhận xét bài viết của Hs,Hs về viết bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài : Ôn chữ hoa D – Đ
- Hướng dẫn Hs quy trình viết chữ hoa.
- Giải thích để Hs hiểu.
_ GV quan sát uốn nắn khi hs viết
TOÁN
Tiết 22: LUYỆN TẬP
Thời gian 40 phút.
 I.Mục đích yêu cầu:
- Biết cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ 
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
- Làm bài 1,2(a,b),3,4.
 II.Đồ dùng dạy học :
- bảng phụ, mô hình đồng hồ.
III.Hoạt động lên lớp:
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
35
2
1. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu học sinh trình bày cách thực hiện phép tính 42 x 5 và học sinh nêu cách tìm số bị chia chưa biết trong phép chia .
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Luyện tập,thực hành 
+Bài 1:Học sinh nêu yêu cầu bài.
- Hs làm bài.
+Bài 2 : Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Khi đặt tính cần chú ý điều gì ?
- Ta thực hiện tính từ đâu ?
- Học sinh làm bài .
-Nhận xét và chữa bài học sinh 
+Bài 3: Học sinh nêu đề bài .
- Hs làm bài.1 em làm bảng phụ.
+Bài 4:Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên đọc từng giờ, sau đó yêu cầu học sinh sử dụng mặt đồng hồ để quay kim đến đúng giờ đó. 
* Hoạt động 2 : Củng cố – dặn dò . 
 - Học sinh nhắc lại cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ 
 - Về làm bài tập luyện tập thêm 
 - Chuẩn bị bài : Bảng chia 6 .
- Hs làm 3 cột đầu.
- Hướng dẫn chung.
- HS làm bài a,b
- Hs làm chung.
- Được quay đồng hồ.
Tự nhiên xã hội
Tiết 9: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
VSCN: ĂN UỐNG SẠCH SẼ
Thời gian 35 phút
I/ Mục tiêu :
Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
HS khá giỏi biết nguyên nhân của bệnh thấp tim.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Các hình trang 20, 21.
III/ Các hoạt động.
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
15
15
2
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 Hs nêu những việc nên làm vàkhông nên để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Động não.
- Mục tiêu : Kể tên một số bệnh tim mạch.
- Cách tiến hành : Thảo luận nhóm đôi.
+ Hs thảo luận và tìm ra một số bệnh tim mạch.
* Hoạt độn g 2 : Thảo  ... . 
- Hs làm bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
+Bài tập3: Lựa chọn 
- Học sinh làm bài tập 3b. 
- Học sinh làm bài,sau đó trình bày kết quả.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, chọn lời giải đúng 
* Hoạt động : Củng cố dặn dò : 
- Tr ả lời chung.
- Được luyện.
- GV đọc từng câu hs xác định vần cần điền.
- Hs thảo luận cặp tìm từ cần điền.
TOÁN
Tiễt 24: LUYỆN TẬP
Thời gian 40 phút.
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về cách thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi bảng nhân, chia 6 . 
- Nhận biết 1/ 6 của hình chữ nhật.
- Áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia 
- Làm các bài 1,2,3,4.
II.Đồ dùng dạy học :
- bảng phụ 
III.Hoạt động lên lớp:
TL
 Nội dung
 Hỗ trợ HS yếu
3
35
2
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 6 . 
2.Bài mới:
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện tập 
+Bài 1: Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài , 8 em làm bảng lớp.
+Bài 2 : Hs nêu yêu cầu . 
- Hs làm bảng con.
+Bài 3 : Học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài .
- 1 em làm bảng phụ.
+Bài 4: Hs nêu yêu cấu.
- Hs làm bài. 
* Hoạt động 2 : Củng cố – dặn dò.
- Gọi vài học sinh đọc lại bảng nhân chia 6 
 - Về nhà luyện tập thêm về phép chia trong bảng chia 6 
 - Chuẩn bị bài : Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- Hs làm cột a.
- Hs làm 2 cột đầu.
- Hướng dẫn Hs :
+ Bài toán cho gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết được ta làm sao ?
- Hướng dẫn Hs nhận xét.
+ Hình nào được chia làm 6 phần.
+ Hình nào được tô 1 phần.
THỂ DỤC-
Tiết 10: TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
THỜI LƯỢNG 30 PHÚT
I. MỤC TIÊU: 
+ Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối chính xác 
+ Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
+ Chơi trò : Mèo đuổi chuột-Yêu cầu biết cách chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN
CB: Còi
Kẻ sẵn sân để đi vượt chướng ngại vật và trò chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TL
Nội dung
Hỗ trợ hs yếu
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Nhận lớp: Phổ biến nội dung, yêu cầu 
2. Khởi động: chạy chậm trên đội hình xung quanh sân.
+ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
* Trò chơi: 
Qua đường lội
- GV quan sát uốn nắn cách vung tay giậm chân.
20
PHẦN CƠ BẢN
1. Kiểm tra bài cũ. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
2. Bài mới: Ôn đi vượt chướng ngại vật. Cách tập
Mỗi em cách nhau 2-3m. Chú ý tránh học sinh tập quá gần nhau gây cản trở cho bạn đang thực hiện. Có thể tăng hình thức tăng hình thức tập luyện.
Vd: đi qua hố cát, nhảy trên đệm thảm.
3. Trò chơi: Mèo đuổi chuột
+ Giáo viên nêu trò chơi, giải thích, chơi thử chơi chính thức
- Uốn nắn sửa chữa khi xếp hàng chậm.
5
PHẦN KẾT THÚC
1. Hồi tĩnh: đứng vỗ tay và hát 
+ Giáo viên và Học sinh hệ thống bài học
2. Nhận xét-Dặn dò: 
+ Nhận xét giờ học. 
+ Ôn đi đều và đi vượt chướng ngại vật
Thứ sáu , ngày 17 tháng 09 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
Tiết 5: TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
 Thời gian 45 phút
I.Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết xác định nội dụng cuộc họp và tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước(SGK).
- Học sinh khá giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự.
II. Đồ dùng dạy học :
- bảng phụ viết trình tự diễn biến cuộc họp.
III.Hoạt động lên lớp:
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
30
10
2
1. Kiểm tra bài cũ :
- Học sinh kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi, 2 học sinh đọc bức điện báo gửi gia đình . 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập . 
a) Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu của bài. 
- Giáo viên hỏi : Bài : Cuộc họp của chữ viết đã cho các em biết : Để tổ chức một cuộc họp , các em phải chú ý những gì ? 
+Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì . Có thể là giúp nhau học tập, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20-11, trang trí lớp học, giữ vệ sinh chung, có thể là những vấn đề khác. 
+Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp.
b)Từng tổ làm việc 
- Giáo viên yêu cầu học sinh ngồi theo đơn vị tổ 
* Hoạt động 2 : Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. 
-Từng tổ thi tổ chức cuộc họp. Cả lớp vàgiáo viên bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất :Tổ trưởng điều khiển cuộc họp đàng hoàng, tự tin ; các thành viên phát biểu ý kiến tốt . 
* Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò.
- Chuẩn bị bài :Kể lại buổi đầu đi học
- Gv treo bảng phụ ghi trình tự cuộc họp và hướng dẫn Hs cách viết.
- Giáo viên theo dõi , giúp đỡ.
Toán
Tiết 25: TÌM MỘT TRONG CÁC THÀNH PHẦN BẰNG NHAU
CỦA MỘT SỐ
 Thời gian 45 phút
I/ Mục tiêu :
 -Giúp Hs biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng để giải các bài toán có lời văn.Làm bài 1,2.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - 2 bảng phụ.
 III/ Các hoạt động :
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
15
25
2
 1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 Hs đọc bảng chia 6
2.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn bài mới.
- Hs nêu yêu cầu bài toán.
- Hs nghe hướng dẫn.
- Hs làm bài.
* Hoạt động 2 : Luyện tập.
+ Bài 1 : Hs nêu yêu cầu. 
- Hs nghe hướng dẫn.
- Hs làm bài.
+ Bài 2 : Hs nêu yêu cầu.
- Hs nghe hướng dẫn.
- Hs làm bài, 1 em làm bảng phụ.
3. Củng cố dặn dò:
- Khi tìm một phần mấy của một số ta sử dụng phép tính gi?
- Treo bảng phụ ghi bài toán.
- Hướng dẫn Hs quan sát tranh.
12 cái kẹo tách thành 3 phần. Mỗi phần có mấy cái ?
- Ta thấy 12 cái kẹo chia thành mấy phần ?
- Vậy ta có : 12 : 3 = ?
- Hướng dẫn mẫu bài a.
- Làm chung.
- Hướng dẫn Hs cái đã cho, cái cần tìm là gì?
- Hs đặtcâu lời giải dựa vào câu hỏi.
- Hướng dẫn hs tìm 1/5 của 40.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 10: HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Thời gian 35 phút
I.Mục đích yêu cầu : 
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh hoặc mô hình.
- HS khá giỏi chỉ vào sơ đồ nói tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 22,23 .
III.Hoạt động lên lớp: 
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
15
15
2
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Nguyên nhân nào gây ra bệnh thấp tim ?
- Ta cần phải làm gì để đề phòng bệnh thấp tim ? 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận 
- Học sinh cùng quan sát hình 1 trang 22 SGK theo nhóm đôi và chỉ đâu là thận , đâu là ống dẫn nước tiểu 
- Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu 
+Kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận , hai ống dẫn nước tiểu , bọng đái và ống đái 
* Hoạt động 2 : Thảo luận 
- Học sinh quan sát hình 2 trang 23 SGK.
 Làm việc theo nhóm
- Nước tiểu được tạo thành ở đâu ?
- Trong nước tiểu có chất gì ?
- Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào ?
- Trước khi thải ra ngoài , nước tiểu được chứa ở đâu ?
- Nước tiểu được thải ra ngoài bằng con đường nào ?
- Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu ?
* Kết luận:Thận có chức năng lọc máu, 
Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bọng đái ra ngoài .
* Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò. 
Nhận xét tiết dạy, về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài : Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu .
- Học sinh được thảo luận .
- Học sinh quan sát tranh và chỉ các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu .
- HS nhặc lại.
- Học sinh được quan sát hình 2 / 23 đọc câu hỏi và trả lời .
_ Học sinh tham gia đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong nhóm.
ÂM NHẠC
Tiết 5: ĐẾM SAO
Thời gian 30 phút 
 I.Mục đích yêu cầu : 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- HS năng khiếu biết gõ đệm theo phách. 
II Đồ dùng dạy học:
- bảng phụ.
III.Hoạt động lên lớp:
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
3
15
10
2
* Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 học sinh hát bài: Bài ca đi họ
* Hoạt động 1 : Dạy hát bài : Đếm sao 
- Giáo viên dạy hát từng câu, nối tiếp nhau cho đến hết bài 
- Cần chú ý những tiếng ngân dài 3 phách trong nhịp ¾ .
 Cuối câu 1 với tiếng sao 
 Cuối câu 2 có tiếng vàng 
 Cuối câu 4 có tiếng sao va øtiếng cao 
- Giáo viên đếm đủ phách ở tiếng ngân , giúp các em hát đều .
- Khi học sinh tương đối thuộc bài giáo viên chia nhóm để luyện tập 
- Cả lớp hát cùng băng nhạc, vừa hát vừa vỗ tay hoặc gõ đệm 
* Hoạt động 2 : Hát kết hợp múa đơn giản
- Động tác 1:Thực hiện trong 2 câu hát đầu ; hai tay mền mại giơ cao rồi uốn cong cho 2 tay chạm nhau ở đầu ngón , lòng bàn tay quay ra phía trước . Nghiêng người sang trái rồi nghiêng sang phải nhịp nhàng theo giai điệu ,
_Động tác 2 : Giữ nguyên động tác tay , quay tròn tại chỗ khi hát 2 câu cuối bài.
* Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò. 
- Nhận xét tiết dạy.
 - Về nhà: Tập hát nhiều lần cho thuộc bài
- Chuẩn bị bài : Ôn tập hát lại bài : Đếm sao
- Cùng bạn tập hát, GV cho học sinh hát nhiều lần.
- Không yêu cầu thực hiện gõ đệm theo phách .
SINH HOẠT LỚP TUẦN 5
ATGT: BÀI 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thời lượng: 30 phút
I Mục tiêu:
- HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ.
- Nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn.
- Phân biệt các loại đường bộ biết cách đi trên đường an toàn.
- Thực hiện đúng quy định về giao thông.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam.Tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường 
III. Các hoạt động dạy học:
TL
Nội dung
Hỗ trợ HS yếu
8
* Hoạt động 1: Giới thiệu các loại đường bộ
Hs quan sát 4 bức tranh
Đặc điểm, lượng xe cộ đi trên từng hình
Gv nhắc lại ý đúng và giảng.
Gv nêu kết luận
Nhắc lại
-Hệ thống đường giao thông nước ta gồm những loại đường nào?
10
* Hoạt động 2: An toàn và chưa an toàn
Hs thảo luận và trả lời
Tại sao quốc lộ có đủ các điều kiện nói trên lại hay xảy ra tai nạn ATGT?
Kết luận:
- Hãy nêu những điều kiện an toàn cho các con đường?
10
2
* Hoạt động 3:Quy định đi trên đường quốc lộ tỉnh lộ.
GV giải thích quốc lộ.
Người đi trên đường nhỏ ra đường quốc lộ phải đi như thế nào?
Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào?
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Gv gắn 3 bức tranh, hs ghi tên đường đúng với từng tranh.
- Theo dõi hướng dẫn hs thảo luận.
* Gv nhận xét, đánh giá: 
* Những tồn tại khác: 
* Phương hướng tuần 6
- Thực hiện chương trình tuần 6
- Tiếp tục rèn hs viết chữ đẹp, kể chuyện.
- Thực hiện vệ sinh trường lớp, sản phẩm lớp.
- Phụ đạo hs yếu sau khi thi. Bồi dưỡng hs giỏi.
Duyệt tuần 5
Tổ trưởng
P hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 tuan 5.doc