Tập đọc - Kể chuyện .
BÀI TẬP LÀM VĂN.
I/ Mục tiêu:
A/ Tập đọc:
- Đọc đúng: Loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ.
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải của bài.
- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B/ Kể chuyện:
- Biết sắp xếp lại các tranh(SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạt truyện .
Buổi sáng: Tuần 6: Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010. Tập đọc - Kể chuyện . Bài tập làm văn. I/ Mục tiêu: A/ Tập đọc: - Đọc đúng: Loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ. - Hiểu nghĩa các từ được chú giải của bài. - Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). B/ Kể chuyện: - Biết sắp xếp lại các tranh(SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạt truyện . III/ Hoạt động dạy và học: Tập đọc. A/Bài cũ : 5’. - 2 HS đọc lại bài: Cuộc họp của chữ viết. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 30’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện đọc : a- GV đọc diễn cảm toàn bài: b- Hướng dẫn HS luyện đọc- kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - GV viết bảng: Lui- xi -a, Cô- li - a, HS đọc. - Đọc từng đoạn trước lớp: kết hợp giải nghĩa từ khó. - Đọc từng đoạn trong bài. Tiết 2: 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: 15. - Nhân vật xưng “ Tôi” trong truyện tên là gì? - Cô giáo ra đề văn cho lớp thế nào? - Vì sao Cô- li -a thấy khó khi vết bài văn. - Thấy các bạn viết nhiều, Cô li na đã làm cách gì cho bài viết dài ra.? - Vì sao khi mẹ bảo Cô - li- a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô- li -a ngạc nhiên? - Vì sao sau đó, Cô- li- a vui vẻ làm theo lời mẹ? 4/ Luyện đọc lại. - GV đọc mẩu đoạn 3, 4. - Một vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - Bốn HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn văn. Kể chuyện. 18’ 1/ GV nêu nhiệm vụ: 2/ Hướng dẫn kể chuyện: a- Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. b- Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em. - Một HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu. - Một HS kể mẫu 2 hoặc 3 câu. - Từng cặp HS tập kể. - Ba, bốn HS nối tiếp nhau thi kể 1 đoạn bất kỳ của câu chuyện. - Cả lớp bình chọn người kể hay nhất, hấp dẫn nhất. IV/ Cũng cố – dặn dò: 2’ - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------- Mĩ thuật: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đườngdiềm. -------------------------------------------------------- Toán. Luyện tập. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một sốvà vận dụng được để giải các bài toán có lời văn. - Các bài tập cần làm 1,2,4. - Dành cho HS khá, giỏi: Bài 4. II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’ . - 2 HS lên bảng thực hiện. - Tìm 1/3 của 18 m. - Tìm 1/4 của 12 kg. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ . HS làm BT 1, 2, 3, 4. - Gọi HS lần lượt đọc yêu cầu từng bài tập - GV giải thích, hướng dẫn thêm. - HS làm bài vào vở. GV chấm 1 số bài. * Chữa bài: - Bài1: Gọi HS nêu miệng kết quả tính. a) Tìm 1/2 của : 12 cm; 18 kg ; 10 l. 12 : 2 = 6 cm 18 : 2 = 9 kg 10 :2 = 5 l b) Tìm 1/6 của: 24 m; 30 giờ ; 54 ngày. 24 :6 = 4 m 30 : 6 = 5 giờ 54 :6 = 9 ngày b- Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài. - HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gọi 1 Hs lên bảng chữa bài: Giải Vân đã tặng bạn số bông hoa là: 30 : 6 = 5 (bông) Đáp số ; 5 bông. c- Bài 3: Dành cho HS khá giỏi. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài . Giải Số học sinh lớp 3 A đang tập bơi là: 28 : 4 =7 ( h/s) Đáp số 7 h/s d- Bài 4: - Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình1,2,3,4 ở SGK trang 27. - Đã tô màu 1/5 số ô vuông của hình nào?. - HS trả lời , GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Đã tô màu H2,4 C/ Củng cố, dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. -------------------------------------------------- Thứ 3 ngày 28 tháng9 năm 2010. Thể dục. Ôn: Đi vượt chướng ngại vật thấp. --------------------------------------------------- Toán. Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. I/ Mục tiêu: Giúp HS. - Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp chia hết ở các lượt chia). - Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. - Các bài tập cần làm:1,2(a),3. - Dành cho HS khá, giỏi: Bài 2(b). II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - 2 HS lên bảng chữa bai 1,4 (sgk). - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’. * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia 96 : 3. - GV viết phép chia lên bảng. - HS nêu nhận xét: Đây là phép chia số có 2 chữ số (96) cho số có 1 chữ số (3). - GV hướng dẫn thêm: + Đặt tính 96 : 3 + Tính : Gv hướng dẫn HS tính lần lượt ( nói và viết) như phần bài học của sgk. + Cho vài HS nêu lại cách chia rồi nêu: 96 : 3 = 32. * Hoạt động 2: Thực hành: - HS đọc yêu cầu 1, 2, 3 ở SGK GV hướng dẫn thêm. - HS làm bài vào vở. GV chấm bài. * Hoạt động 3: Chữa bài: a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính. - HS nêu, GV ghi bảng: Củng cố về cách chia. b- Bài 2: - Củng cố về cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. - Cho HS đọc yêu cầu bài. a) Tìm 1/3 của: 69 kg ; 36 m; 93 l 69 : 3 = 23 kg 36 : 3 = 12 m 93 : 3 = 31 l b) Dành cho HS khá , giỏi - Tìm 1/2 của :24 giờ ; 48 phút ; 44 ngày 24 : 2 =12 giờ 48 : 2 =24 phút 44 :2 = 22 ngày. c- Bài 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - 1 HS lên bảng chữa bài. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Giải Mẹ biếu bà số cam là: 36 :3 = 12(quả cam) Đáp số; 12 quả cam. C/ Củng cố, dặn dò: 2’. - Gv nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------ Chính tả (nghe viết). Bài tập làm văn. I/ Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả .Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Làm đúng bài tập điền vần eo/ oeo (BT2). - Làm đúng bài tập (3) a/b. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - 3 HS viết bảng lớp 3 tiếng có vần oam. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS viết chính tả: a- Hướng dẫn HS chuẩn bị: GV đọc bài lần 1; 2 HS đọc lại bài. - Tìm tên riêng trong bài chính tả? - Tên riêng được viết như thế nào? - HS tập viết chữ khó vào bảng con : Cô- li - a; lúng túng, ngạc nhiên. b- GV đọc cho HS viết bài. c- GV chấm, chữa bài. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. - HS làm BT2: - Cho HS đọc yêu cầu bài.Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm. - Ba học sinh lên bảng làm bài , GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. a) khoeo chân b) người lẻo khỏeo c) ngóeo tay - Bài tập 3( a/b) - GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT HS làm BT vào vở . - Gọi 1 số HS đứng dậy đọc bài làm của mình. -GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. a) Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm. Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời. 4/ Củng cố - dặn dò : 2. - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------- Tự nhiên xã hội. Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Nêu được một số việc cần làm để gữi gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên. - Dành cho HS khá, giỏi: Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình ( trang 24, 25). - Hình các cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to. III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : * Hoạt động 1: 15’Thảo luận cả lớp. - Bước 1: Thảo luận nhóm đôi: - Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? - HS trình bày kết quả thảo luận. * Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng. * Hoạt động 2: 15’. Quan sát và thảo luận: - Bước 1: Làm việc theo cặp: Từng cặp HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và nói xem các bạn đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đói với việc gĩư vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nớc tiểu. - Bước 2: Làm việc cả lớp. + Gọi 1 số lên trình bày trớc lớp. + HS thảo luận: - Hỏi: Chúng ta làm gì để gĩư VS bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu? - Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước? ------------------------------------------------------------------ Thứ 4 ngày 29 tháng 9 năm 2010. Âm nhạc: Ôn tập bài hát :Đếm sao. --------------------------------------------------- Toán : Luyện tập I/ Mục tiêu: - Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số . ( chia hết ở tất cả các lượt chia). - Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số và vận dụng trong giải toán. - Các bài tập cần làm1,2,3. II/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ : 5’ Gọi 3 HS chữa BT 1 – SGK trang 28. - HS làm bài , GV theo dõi , nhận xét. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài : 2/ Luyện tập : * Hoạt động 1: GV yêu cầu HS đọc các bài tập 1,2,3 - GV hướng dẫn , giải thích thêm. - HS làm bài vào vở , GV theo dõi , nhận xét. * Hoạt động 2: Chữa bài a) Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài. a) Đặt tính rồi tính. - 4 HS lên bảng chữa bài a . Giúp HS đặt tính rồi chia trong phạm vi bảng chia đã học. b) Đặt tính rồi tính( theo mẫu). - GV giải thích mẫu. - Cho HS làm bài vào vở, gọi một số HS đọc bài làm của mình , GV cùng cả lớp nhận xét . b) Bài 2 : Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số. - Tìm 1/4 của :20 cm; 40 km ;80 kg. 20 :4 = 5 cm 40 : 4 = 10 km 80 : 4 = 20 kg c) Bài 3 : - Gọi 1 HS tóm tắt bài toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Một HS nêu bài giải Giải : My đã đọc được số trang là: 84 : 2 = 4 2 ( trang ) Đáp số : 42 trang - GV chấm một số bài nêu nhận xét. C/ Củng cố - dặn dò : 2’ - Nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------- Luyện từ và câu. Từ ngữ về Trường học, dấu phẩy. I/ Mục đích, yêu cầu: - Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ (BT1). - Biết điền đúng dấu phẩyvào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2). II/ Đồ dùng dạy học: - Ba tờ phiếu khổ to kẻ sẳn ô chữ ở bài tập 1. - Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 2. III/ Hoạt động dạy và học: 33’ 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn làm bài tập. a- BT1: Một vài HS nối tiếp nhau đọc toàn văn yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo, quan sát ô chữ và điền chữ mẩu.( Lên lớp). - GV chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện yêu cầu bài tập: + Bước 1: Dựa theo gợi ý, các em phải đoán đ ... ép chia. - HS kiểm tra lại bằng mô hình. ( 8 chấm tròn chia thành 2 phần = nhau, mỗi phần được 4 chấm tròn 9 chấm tròn chia thành 2 phần = nhau, mỗi phần được 4 chấm tròn, con thừa 1 chấm.) - Giáo viên nêu: 8 chia 2 được 4 không còn thừa, ta nói 8 : 2 là phép chia hết và viết là 8 : 2 = 4. 9 chia 2 được 4 còn thừa 1 ta nói 9 chia 2 là phép chia có dư. 1 là số dư và viết 9 : 2 = 4 (d 1). GV lưu ý HS: Số dư phải bé hơn số chia. b- Thực hành: BT 1, 2, 3 SGK. - GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm bài. * Chữa bài: a- Bài 1: Cho HS làm vào vở. - Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính rồi viết theo mẫu. - GV phân tích mẫu lần lượt bài a,b. - HS lần lượt nêu miệng cách chia từng bài. b- Bài 2: Cho HS làm bài vào vở. - Cho HS đọc yêu cầu bài Điền Đ hoặc S vào ô trống. - HS lên bảng chữa bài( Điền Đ, S). - Kết quả là: a,c điền Đ. b,d điền S vào ô trống. c- Bài 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài. Đã khoanh vào 1/2 số ô tô trong hình nào? - HS trả lời bằng miệng. Cuối cùng đã khoanh 1/2 vào hình a. C/ Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------- Thủ công : Gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng ( tiết 2 ) ------------------------------------------------------ Đạo đức : Tự làm lấy việc của mình ( tíêt 2 ) I/ Mục tiêu: - Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy. - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. - Biết tự làm lấy việc việc của mình ở nhf , ở trường. - Dành cho HS khá, giỏi: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày. II/ Hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1 : 10’. Liên hệ thực tế : - GV yêu cầu HS tự liên hệ thực tế + Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình ? + Các em đã thực hiện những việc đó như thế nào ? + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ? * Hoạt động 2 : 10’ Đóng vai - Giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận tình huống 1 , 1 nửa còn lạithảo luận tình huống 2, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai . - Các nhóm HS độc lập làm việc. - Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trớc lớp . - GV kết luận. * Hoạt động 3 :10’. Thảo luận nhóm - GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô trống dấu cộng trớc ý kiến mà em đồng ý, dấu trừ vào ý kiến không đồng ý. - Sau khi thảo luận , từng HS độc lập làm việc . - Theo từng nội dung, một số em nêu kết quả , các em khác bổ sung. - GV kết luận theo từng nội dung. * Kết luận chung : 5’.Trong học tập , lao động và sinh hoạt hàng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình , không dựa dẫm vào người khác. Như vậy , em mới mau tiến bộ và đợc mọi ngời quí mến. ------------------------------------------------------- Tập đọc : Nhớ lại buổi đầu đi học I/ Mục tiêu: - Đọc đúng : tựu trường , náo nức , nảy nở . - Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng tình cảm. - Hiểu từ ngữ : náo nức , mơn man , quang đãng. - Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3). - Dành cho HS khá, giỏi: Đối với HS khá ,giỏi thuộc 1 đoạn văn em thích. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ : 5’. - 2 HS đọc lại bài : Bài tập làm văn. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài : 2/ Luyện đọc : a) GV đọc diễn cảm toàn bài . b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc nối tiếp câu. - Đọc nối tiếp đoạn . Kết hợp nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng. - GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới - Đọc từng đoạn trong nhóm. 3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Điều gì gợi tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường ? - Trong ngày đến trường đầu tiên vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn? -Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ , rụt rè của HS mới tựu tưrờng ? 4/ Học thuộc lòng một đoạn văn : - GV chọn đọc một đoạn văn. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn. - GV nêu yêu cầu : mỗi em cần học thuộc lòng một trong ba đoạn của bài. - HS thi đọc thuộc lòng IV/ Củng cố - dặn dò : 2’. - GVnhận xét giờ học ---------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 1 tháng 10 năm 2010. Chính tả.(nghe viết) Nhớ lại buổi đầu đi học. I/ Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo / oeo (BT1). - Làm đúng BT (3) a/b. II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - 3 HS lên bảng viết: Kheo chân, lẻo khẻo, khoẻ khoắn. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn nghe viết: a- Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc lần 1 đoạn văn sẽ viết chính tả, 2 HS đọc lại. - HS viết bảng con: Bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng. - Gv nhận xét sửa sai (nếu có). b- GV đọc bài cho HS viết . c- Chấm , chữa bài . 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : - Bài tập 1 : GV nêu yêu cầu của bài HS cả lớp làm vào vở . - Mời 2 HS lên bảng điền vần - sau đó đọc kết quả . - GV nhận xét về chính tả , phát âm, chốt lại lời giải đúng. Nhà nghèo , đường ngoằn ngòeo, cười ngặt nghẽo, ngọeo đầu. - Bài tập 2 : HS thảo luận nhóm câu a ,b. - Gọi đại diện 2 nhóm lên làm bài trên bảng phụ. - GV chốt lại lời giải đúng - HS làm bài vào vở . 4/ Củng cố - dặn dò : 2’. - GVnhận xét giờ học ---------------------------------------------------- Tập làm văn : Kể lại buổi đầu đi học I/ Mục tiêu: - Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học. - Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’.Gọi 2 HS : HS1 : Để tổ chức một cuộc họp , cần chú ý những gì? HS 2 : Nêu vai trò của người điều hành cuộc họp ? - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : a- Bài tập 1 : GV nêu yêu cầu : Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật , có cái riêng. - Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ? - Thời tiết hôm đó như thế nào ? Ai dẫn em đến trường ? - Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ? - Buổi học đã kết thúc nh thế nào ? - Cảm xúc của em về buổi học đó ? Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình . 3-4 HS thi kể trước lớp . b- Bài tập 2 : 1HS đọc yêu cầu - GV nhắc các em viết giản dị , chân thực Sau khi HS viết xong mời 5 -7 em đọc bài viết của mình . Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn bạn viết tốt nhất . 3/ Củng cố - dặn dò : 2’. - Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------- Toán : Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS : -Xác định được phép chia hết và chia có dư . -Vận dụng phép chia hết trong giải toán. - Các bài tập cần làm : Bài 1,2(cột 1,2,4) ,bài 3,4. - Dành cho HS khá,giỏi: Bài 2(cột 3). II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - 2 HS thực hiện : 27 : 9 29 : 9 - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài : 2/ Luyện tập : HS làm bài tập 1, 2, 3 , 4 . - HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn thêm . - HS làm bài - GV chấm một số bài * Chữa bài : a- Bài 1 : -Cho HS đọc yêu cầu. Tính. - Gọi 1 số HS lên bảng chữa bài , các HS khác đối chiếu , nhận xét ( Củng cố về chia hết và chia có dư ) b- Bài 2 : Dành cho HS khá, giỏi (cột 3). - Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính. a) 24 : 6 30 : 5 15 : 3 20 : 4 b) 32 : 6 34 : 6 20 : 3 27 : 4 - Gọi 4 HS lên bảng giải. - Cả lớp giải vào vở . c- Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài. - GV tóm tắt lên bảng. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gọi 1 HS lên bảng giải. - Cả lớp giải vào vở, gọi 1 số HS đọc bài làm của mình, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Giải Lớp đó có số học sinh giỏi là: 27 : 3 = 9 (học sinh) Đáp số: 9 học sinh. d- Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. -Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của các phép chia đó là: A. 3 B. 2 C .1 D.o -Hướng dẫn cho hS cuối cùng khoanh vào ý( B) C/ Củng cố - dặn dò : 2’. - GV nhận xét giờ học . -------------------------------------------------------- Tự nhiên xã hội. Cơ quan thần kinh. I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết. - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của các cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc trên mô hình. II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trong sách giáo khoa trang 26, 27. - Hình cơ quan thần kinh phóng to. III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’. - Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước? - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : * Hoạt động 1: 13’. Quan sát. - Bước 1: Làm việc theo nhóm. + Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ? + Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống. + Sau khi chỉ trên sơ đồ, nhóm trởng đề nghị chỉ vị trí bộ não, tuỷ sống trên cơ thể mình hoặc trên cơ thể bạn. - Bước 2: Làm việc cả lớp. GV treo sơ đồ trên bảng, HS chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh. * Kết luận: Cơ quan TK gồm bộ phận não và tuỷ sống. * Hoạt động 2: 15’ Thảo luận. - Bước 1: Chơi trò chơi. Chơi trò chơi đòi hỏi phẩn ứng nhanh : “ Con thỏ, ăn cỏ...”. Hỏi: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi? - Bước 2: Thảo luận nhóm. + Não và tuỷ sống có vai trò gì? + Nêu vai trò của dây thần kinh và các giác quan? - Bước 3: Làm việc cả lớp. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Kết luận: Não và tuỷ sống là trung ơng thần kinh.... C/ Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể : Sinh hoạt lớp I/ Nhận xét , đánh giá tuần 6 : - Mọi hoạt động đều thực hiện nghiêm túc - Nhìn chung HS đi học đều , đúng giờ . - Vệ sinh trực nhật sạch sẽ. - Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc . - Đồng phục đúng qui định. * Tuyên dương : Kiều Nhi, Bùi Nhi , Ngọc Nam, Nhâm, Huy. * Tồn tại : Một số nhóm trực nhật chưa thật sạch. - Một số em còn hay quên sách vở như: Tiên, Hà Giang, Thắng. II/ Kế hoạch tuần 7 : -Thực hiện nghiêm túc các nội qui của nhà trường. - Mặc đồng phục đúng quy định. - Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc. - Đi học đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ. ------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: