TUẦN 7
Tập đọc - Kể chuyện
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. YC
TĐ
Đọc đúng, rành mạch, Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.(trả lời được các CH trong SGK)
KC
Kể lại được một đoạn của câu chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Một bức tranh vẽ (hoặc ảnh chụp HS cắt tóc húi cua).
TUẦN 7 Tập đọc - Kể chuyện TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I. YC TĐ Đọc đúng, rành mạch, Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.(trả lời được các CH trong SGK) KC Kể lại được một đoạn của câu chuyện II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Một bức tranh vẽ (hoặc ảnh chụp HS cắt tóc húi cua). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA BÀI CŨ 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Giới thiệu bài mới - Theo các em chúng ta có nên chơi bóng đá dưới lòng đường không? Vì sao? - Vậy mà có một nhóm bạn của chúng ta lại không để ý đến điều ấy, các bạn đã chơi bóng dưới lòng đường. Chuyện gì đã xảy ra hôm đó? Chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường. Đây là bài học mở đầu chủ điểm Cộng đồng, chủ điểm nói về quan hệ giữa con người với xã hội. Luyện đọc a). Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. Chú ý thể hiện diễn biến nội dung câu chuyện: + Đoạn 1,2 : Miêu tả trận đấu bóng, giọng dồn dập, nhanh. + Đoạn 3: Miêu tả hậu quả của trò chơi không đúng chỗ, giọng chậm. b). Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: + Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt). - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. + Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc. Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu? - Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu? - Mặc dù Long suýt tông phải xe máy, thế nhưng chỉ được một lúc, bọn trẻ hết sợ lại hò nhau xuống lòng đường đá bóng và đã gây ra hậu quả đáng tiếc. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 để biết chuyện gì đã xảy ra. - Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn? - Khi gây ra tai nạn, bọn trẻ chạy hết, chỉ có Quang còn nán lại. Hãy đọc đoạn 3 của truyện và tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra. - Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Luyện đọc lại bài - GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 1 hoặc đoạn 3 của bài. - Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm. - Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối. - Tuyên dương nhóm đọc tốt. - 3HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Không chơi bóng đá dưới lònh đường vì lòng đường là để dành cho xe cộ đi lại, nếu chơi bóng sẽ rất nguy hiểm, vi phạm luật giao thông. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV: - Mỗi HS đọc một đoạn. Chú ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc câu: - Thực hiện yêu cầu của Giáo viên . - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 3 tổ đọc từ đầu đến hết bài. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường. - Vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông phải xe máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn. - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - Quang suýt bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập vào đầu một cụ già đang đi đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi đỡ cụ già dậy, quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy hết. - 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. HS suy nghĩ và trả lời: uang nấp sau một gốc cây và lén nhìn sang. Cậu sợ tái cả người. Nhìn cái lưng còng của ông cụ cậu thấy nó sao mà giống cái lưng của ông nội đến thế. Cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo xin lỗi ông cụ. - HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em - Theo dõi bài đọc mẫu. - 3 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi em đọc 1 đoạn trong bài. Kể chuyện XÁC ĐỊNH YÊU CẦU - Gọi HS đọc yêu cầu cuả phần kể chuyện - Truyện có những nhân vật nào? - Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện? - Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai 1 trong 3 nhân vật để kể. - GV hỏi tương tự với đoạn 2 và đoạn 3 để HS xác định được nhân vật mà mình sẽ đóng vai để kể - Khi đóng vai nhân vật trong truyen để kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô? KỂ MẪU - Gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn truyện. KỂ THEO NHÓM - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS , yêu cầu mỗi em chọn 1 đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. KỂ TRƯỚC LỚP - Tổ chức cho HS thi kể chuyện. - Tuyên dương HS kể tốt. -Hỏi: Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói bạn Quang thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Vì sao? Củng cố – dặn dò. * GV hướng dẫn để HS nhận thấy rằng Quang và các bạn có lỗi là đá bóng dưới lòng đường và làm cụ già bị thương nhưng em đã biết ân hận. Quang là cậu bé giàu tình cảm, khi nhìn cái lưng còng của ông cụ, em nghĩ đến cái lưng của ông nội mình và mếu máo xin lỗi ông cụ. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau - Kể lại một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhân vật. - Các nhân vật của truyện : Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy, bác đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô. - Đoạn 1 có 4 nhân vật là Quang, Vũ, Long và bác đi xe máy. - Đoạn 2 có 5 nhân vật là Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi và cụ già. - Đoạn 3 có 4 nhân vật là Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác đạp xích lô. - Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em) và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi. - 3 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 đến 3 HS thi kể một đoạn truyện. - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất. - HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em. Ví dụ về kể chuyện: Đoạn 1: (kể theo lời của Long) Đó là trận bóng cuối cùng dưới lòng đường của tôi và các bạn, trận bóng diễn ra thật gay cấn. Tôi, Vũ, Quang cùng một đội. Quang cướp được bóng, chuyền cho Vũ. Lúc ấy, tôi đang ở bên cánh trái và hầu như trống các cầu thủ đối phương. Vũ chuyền bóng cho tôi, chỉ đợi có vậy, tôi dốc nhanh bóng về phía khung thành đối phương. Bỗng “kitit” tôi ngẩng đầu lên đã thấy mình đứng trước đầu một chiếc xe máy. Bác lái xe nổi nóng quát lớn làm cả bọn chúng tôi bỏ chạy tán loạn. Đoạn 2: (Kể theo lời của Quang) Chỉ được một lát sau, chúng tôi đã hết sợ. Trận đấu bóng lại tiếp tục. Khi thấy mình chỉ còn cách khung thành năm mét, tôi quyết định chơi bóng bổng. Tôi co chân, sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đạp vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo ôm lấy đầu và ngã khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi ở gần đấy vội đỡ cụ dậy. Bác quát to làm chúng tôi hoảng sợ bỏ chạy. Đoạn 3: Kể theo lời Quang Sợ quá, tôi bỏ chạy và nấp vào một góc cây to gần đấy. Từ phía góc cây nhìn ra, tôi thấy bác đứng tuổi đang xuýt xoa hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới, bác vội dìu cụ lên xe. Bực chúng tôi lắm nên bác lại quát: “Thật là quá quắt!”. Tôi sợ đến tái xanh cả người nhưng vẫn cố nhìn ông cụ. Tôi bỗng thấy cái lưng ông cụ sao mà giống lưng ông nội tôi đến thế. Chỉ vì ham chơi, lại chơi ở lònh đường, tôi đã làm bị thương ông cụ. Tôi vội chạy theo chiếc xích lô và kịp xin lỗi cụ. Chính tả Tập chép TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I. YC Chép và trình bài đúng bài CT .không mắc quá 5 lỗi trong bài Làm đúng BT(2) a/ b Điền đúng 11 chữ va 2tên chữ vào ô trống trong bảng BT(3) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Đoạn văn chép sẵn trên bảng. Bài tập 2 viết 3 lần trên bảng. Bài tập 3 viết vào giấy to (8 bản) + bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, sóng biển.. nhà nghèo, ngoẹo đầu, cái gương. - Gọi 3 HS đọc lại 27 chữ cái đã học. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Giới thiệu bài - Trong giờ Chính tả này các em sẽ viết đoạn cuối trong bài Trận bóng dưới lòng đường và làm bài tập chính tả và học thuộc 11 chữ cái tiếp theo. Hướng dẫn viết chính tả a) Trao đổi về nội dung đoạn văn - GV đọc đoạn văn 1 lần sau đó yêu cầu HS đọc lại. - Hỏi: Vì sao Quang lại ân hận sau sự việc mình gây ra? - Sau đó Quang sẽ làm gì? b) Hướng dẫn trình bày - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn trên? - Lời các nhân vật được viết như thế nào? c) Hướng dẫn viết từ khó - GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con, 3 HS viết bảng lớp. - Yêu cầu HS đọc lại các từ trên. - Theo dõi và chỉnh sửa lỗi ch ... ạn có phản xạ nhanh. SGK/28;29. + Làm việc theo nhóm. + Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1a; 1b và đọc mục “Bạn cần biết”/28 / SGK để trả lời câu hỏi. + Nhóm phát biểu. + Ghi biên bản, cử đại diện lên trình bày trước lớp. + Làm việc cả lớp. + Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi. + Các nhóm khác bổ sung. - Khi tay chạm vào cốc nước nóng lập tức rụt tay lại. - Tuỷ sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng. - Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là phản xạ. + Học sinh phát biểu. + Một học sinh làm mẫu (SGV/48). + Học sinh thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm. + Các nhóm thực hành thử phản xạ đầu gối trước lớp. + Học sinh chơi thử. + Học sinh chơi thật vài lần. + Các học sinh thua bị phạt hoặc múa hát một bài. 4. Củng cố & dặn dò: + Giáo viên chốt nội dung: 2 học sinh đọc lại mục “Bạn cần biết” SGK/28. + Giáo viên liên hệ giáo dục. + Nhận xét tiết học. + CBB: Hoạt động thần kinh ( tiếp theo). Tự nhiên – xã hội T14 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH ( TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: *Biết được vai trò của não trong điều khiển mọi người hoạt động có suy nghĩ của con người II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trong SGK/30;31. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động (ổn định tổ chức). 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động thần kinh. Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng? Nêu ví dụ một số phản xạ thường gặp trong đời sống hằng ngày? Nhận xét. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Làm việc với SGK. - Bước 1. Làm việc theo nhóm. + Dực vào phân tích hoạt động phản xạ “rụt tay lại khi chạm vào cốc nước nóng” ở tiết học trước. Giáo viên nêu câu hỏi. - Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động nào do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển? - Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì? - Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường? - Bước 2. Làm việc cả lớp. + Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi. + Giáo viên kết luận: SGV/49. Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam đã co ngay chân lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam đã vứt chiếc đinh đó vào thùng rác Não đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường. * Thảo luận. - Bước 1. Làm việc cá nhân. - Bước 2. Làm việc theo cặp. - Bước 3: Làm việc cả lớp. + Để chứng tỏ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. Giáo viên đặt câu hỏi thêm: - Theo các em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học? - Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ. Kết thúc bài học ( nếu còn thời gian). + Hoạt động theo nhóm. + Các nhóm trưởng điểu khiển các bạn quan sát hình 1/ SGK/30. + co chân lại, rút đinh ra _ tuỷ sống trực tiếp điều khiển. + thùng rác giúp người đi đường không giẫm phải đinh giống Nam. Não điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định không vứt đinh ra đường. + Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + Các nhóm khác bổ sung. + Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/30. + Học sinh đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2/SGK/31. + 2 học sinh quay mặt nhau lần lượt nói với nhau về kết quả làm việc. + Góp ý bổ sung cho nhau để cùng hoàn thiện những ví dụ mới của nhóm. + Một số học sinh xung phong trình bày trước lớp ví dụ cá nhân. + Học sinh phát biểu. + Học sinh chơi trò “ Thử trí nhớ” SGV/50. 4. Củng cố & dặn dò: + Giáo viên chốt nội dung: 2 học sinh nhắc lại mục “bạn cần biết” SGK/30. + Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh thực hành. + Ghi nhớ phần “bạn cần biết”. Thủ công T7 GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA I. MỤC TIÊU: Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa Gấp, cắt, dán được được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu. Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động (ổn định tổ chức). 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra ĐDHT , sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. + Giáo viên giới thiệu mẫu một số bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh (cắt bằng giấy màu). - Các bông hoa có màu sắc như thế nào? - Các cánh hoa của bông hoa có giống nhau không? - Khoảng cách giữa những cánh hoa như thế nào? + Giáo viên nêu câu hỏi và gợi ý để học sinh quan sár trả lời về gấp, cắt bông hoa 5 cánh trên cơ sở nhớ bài học trước. - Aùp dụng cách gấp ngôi sao để gấp bông hoa 5 cánh. - Muốn gấp bông hoa 4 cánh ta làm như thế nào? (8 cánh làm như thế nào?). + Giáo viên liên hệ : Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều loại hoa. Màu sắc, hình dạng số cánh hoa của các loại hoa rất đa dạng (hoa hồng, huệ, lan, rau muống, thiên lý ...) -Giáo viên hướng dẫn mẫu. - Bước 1. Gấp, cắt bông hoa 5 cánh. + Củng cố lại phần gấp, cắt ngôi sao 5 cánh. + Giáo viên hướng dẫn gấp, cắt bông hoa 5 cánh theo các bước sau: - Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 6 ô. - Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh. Cách gấp giống như cách gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh. - Vẽ đường cong như hình 1/ SGV. - Dùng kéo cắt lượn đường cong để được bông hoa 5 cánh. Có thể cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy hoa hình 2 - Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sáng tạo thêm. - Bước 2.Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh. + Nhằm rèn kỹ năng gấp cắt nhiều loại hoa dùng để trang trí, sử dụng nhiều mục đích khác nhau.Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần (hình 5a). Tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần bằng nhau (hình 5b). Vẽ đường cong để được bông hoa 4 cánh, Cắt lượn vào sát góc nhọn để được nhụy. + Tương tự cách gấp 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh (hình 6). - Bước 3: Dán hình các bông hoa. + Bố trí các bông hoa vừa cắt được vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng. + Nhắc từng bông hoa, lật mặt sau bôi hồ sau đó dán đúng vị trí đã định. + Vẽ thêm cành, lá để trang trí hoặc tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa tùy ý thích của mình (hình 7). + Học sinh quan sát mẫu và nêu nhận xét. + màu hồng, đỏ, vàng + giống nhau. + bằng nhau. + Phải gấp tờ giấy ban đầu làm 4 phần để cắt được bông hoa 4 cánh, gấp tờ giấy làm 8 phần để gấp bông hoa 8 cánh. + 2 học sinh lên bảng thực hiện thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và nhận xét. + Học sinh quan sát, theo dõi hướng dẫn và thao tác mẫu của giáo viên. 4. Củng cố & dặn dò: + Giáo viên gọi 1 vài học sinh thực hiện lại thao tác gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Sau đó tổ chức cho học sinh tập gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh ( giấy nháp). + Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau thực hành trên giấy thủ công. Thủ công T8 GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa Gấp, cắt, dán được được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giỏ hoa như SGV (hoa thật nếu có). Dụng cụ kéo, hồ, thủ công. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động (ổn định tổ chức). 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. Kéo, hồ, thủ công. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Thực hành + Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. + Giáo viên lưu ý: Học sinh có thể cắt các bông hoa có kích thước khác nhau để trình bày cho đẹp. + Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành và trang trí sản phẩm. Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh thực hiện thao tác gấp, cắt, dán chưa đúng kỹ thuật hoặc còn lúng túng. + Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm. + Giáo viên bình chọn, đánh giá kết quả A+;A;B. + Học sinh thực hành gấp, cắt, dán bông hoa. + Gấp, cắt bông hoa 5 cánh. Cắt tờ giấy hình vuông mỏng rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra được bông hoa 5 cánh. + Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh. + Gấp, cắt bông hoa 8 cánh. Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh. + Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. + Có thể cho học sinh trưng bày sản phẩm theo tổ (nhóm) trên tờ giấy lớn (hoặc từng cá nhân). + Lớp nhận xét kết quả thực hành. 4. Củng cố & dặn dò: + Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành. + Dặn dò học sinh ôn lại các bài đã học, giờ sau mang giấy nháp thủ công, bút màu để kiểm tra cuối Chương “Phối hợi gấp, cắt, dán hình”.
Tài liệu đính kèm: