Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 8 Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT: GÀ GÁY

I – MỤC TIÊU

Học sinh học thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui.

- Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- Học sinh yêu thích ca hát.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ

 - Hát chuẩn xác và truyền cảm.

- Đàn, băng nhạc, các nhạc cụ gõ.

 Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 5 / 10 / 2009
 Ngày dạy: Thứ tư, 7 / 10 / 2009
TUẦN 8
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Gà gáy .
2
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cộng đồng – Ôn tập câu: Ai là gì? 
3
Toán
Luyện tập 
4
TN - XH
Vệ sinh thần kinh. 
5
Thủ công
Gấp cắt dán bông hoa. (Tiết 2)
Môn: Âm nhạc
Tiết 8 Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT: GÀ GÁY
TUẦN 8
I – MỤC TIÊU
Học sinh học thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui.
Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Học sinh yêu thích ca hát.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
Hát chuẩn xác và truyền cảm. 
Đàn, băng nhạc, các nhạc cụ gõ.
 Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định : Hát + Điểm danh.
Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh lên hát và vỗ tay theo phách bài Gà gáy.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Ôn tập bài hát Gà gáy.
Giáo viên mở máy.
Học sinh nghe băng bài hát Gà gáy.
Học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2/4.
Con gà gáy le té le te sáng rồi ai ơi!
 * * * * 
Hoạt động 2
Tập vận động phụ hoạ và biểu diễn bài hát.
Hướng dẫn học sinh hát và vận động.
Học sinh vừa hát vừa vận động.
Động tác 1 : Gà gáy (câu 1,2). Đưa 2 tay lên miệng hình loa, đầu ngẩng cao, chân nhún nhịp nhàng.
Động tác 2 : (câu 3,4) đưa hai tay lên cao và thả dần xuống, chân nhún nhịp nhàng.
Hoạt động 3
Nghe hát.
Giáo viên giới thiệu bài hát: Mèo đi câu cá Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
Mở máy cho học sinh nghe.
Học sinh nghe bài hát Mèo đi câu cá và tập hát nhẩm theo.
2 nhóm lên biểu diễn trước lớp.
 Học sinh nhận xét.
4. Củng cố: 1 học sinh lên hát + Múa.
5. Dặn dò: Về tập hát múa thêm.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-Nhắc nhở.
--------------------------------0--------------------------------
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 8 Bài: TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG 
- ÔN TẬP CÂU – AI LÀM GÌ ?
TUẦN 8
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Mở rộng vốn từ về cộng đồng.
Ôn kiểu câu Ai làm gì ?
Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1)
Biết tìm các bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi : Ai ( cái gì, con gì) ? Làm gì ? (BT3)
Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định ( BT4)
Rèn cho học sinh kỹ năng tìm từ và đặt câu.
 HS vận dụng tốùt vào các bài viết của mình.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ trình bày bảng phân loại bài tập 1.
 Bảng lớp viết các câu văn ở bài tập 3, bài tập 4.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh làm bài tập 2; 1 học sinh làm miệng bài tập 3/vở BT: tiết LTVC tuần 7.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Bài 1: 
Yêu cầu học sinh làm mẫu 1 từ
Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: 
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Nêu yêu cầu của đề.
Thảo luận theo nhóm.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
Nhiệm vụ của các em là tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi.
Bài tập 4: 
Ba câu văn được viết trong bài tập được viết theo mẫu câu nào?
Bài tập 3 yêu cầu các em tìm các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Và câu hỏi làm gì? Bài tập 4 yêu cầu ngược lại: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm trong từng câu văn.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 1: 
1 học sinh đọc nội dung bài tập 1
Lớp theo dõi.
1 học sinh làm mẫu 
 Lớp nhận xét.
Học sinh làm nháp - đọc bài.
Lớp làm vào vở.
Giải: Những người trong cộng đồng: Cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương.
- Thái độ, hoạt động trong cộng đồng: Cộng tác, đồng tâm.
Bài tập 2: 
Học sinh đọc nội dung bài tập, nêu yêu cầu của đề bài.
Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Giải: tán thành câu a,c; không tán thành câu b.
Bài tập 3: 
Học sinh đọc nội dung bài tập - Nắm yêu cầu.
2 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét, sửa bài.
a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao
 Con gì ? Làm gì ?
b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
 Ai ? Làm gì ?
c) Các em / tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
 Ai ? Làm gì ?
Bài tập 4: 
2 học sinh đọc nội dung bài tập.
Ai làm gì?
Học sinh làm bài vào vở.
2 em lên bảng làm bài.
Nhận xét - sửa bài.
a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ?
b) Ông ngoại làm gì ?
c) Mẹ bạn làm gì ?
3. Củng cố: Học sinh nhắc lại những nội dung vừa học.
4. Dặn dò: Về học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Toán
Tiết 38 Bài: LUYỆN TẬP
TUẦN 8
I – MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
Củng cố về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản.
Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
Rèn kĩ năng làm tính, giải toán.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II - CHUẨN BỊ: 
Bảng phụ viết nội dung bài 1.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
1 học sinh lên bảng làm bài tập 2/ Vở BT.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Bài 1: Giáo viên chuẩn bị sẵn ở trên bảng để HS lên bảng viết.
Yêu cầu học sinh giải thích mẫu, cách tính ra kết quả (tính nhẩm).
Giáo viên nhận xét-Sửa bài.
Bài 2:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng toán nào?
Nhận xét về kết quả của câu a, b.
Giáo viên nhận xét - Sửa bài.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Nêu cách làm và làm bài.
Giáo viên nhận xét - Sửa bài cho học sinh.
Bài 1: Học sinh đọc đề bài - Nêu yêu cầu của bài.
1 học sinh đọc mẫu - giải thích mẫu.
2 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp làm vào vở. Nhận xét - Sửa bài.
6
30
5
 gấp 5 lần giảm 6 lần
 6 
4
 gấp 6 lần giảm 3 lần
 24 8 
7
 gấp 6 lần giảm 2 lần
 42 21
25
 giảm 5 lần gấp 4 lần
 25 5 20 
Bài 2: Học sinh đọc đề bài
Nêu dữ kiện bài toán.
Giảm đi một số lần và tìm một phần 3 của môït số.
2 học sinh lên làm câu a; 2 học sinh làm câu b
Lớp nhận xét - Sửa bài.
a)
Tóm tắt: 60l
Buổi sáng
Buổi chiều
 ? l
Giải:
Buổi chiều cửa hàng bán được số lít dầu là:
60 : 3 = 20 (lít)
Đáp số: 20 lít dầu.
b)
Tóm tắt: 60 quả
 Có
 Còn
 ? quả 
Giải:
Số quả cam còn lại trong rổ là:
60 : 3 = 20 (quả)
Đáp số : 20 quả cam.
Bài 3: Học sinh đọc đề bài - Nêu cách làm
Đo độ dài đoạn thẳng AB được 10 cm
Độ dài đoạn thẳng AB giảm 5 lần được:
MN: 10 : 5 = 2 cm.
Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 2 cm.
M N
 2 cm.
3. Củng cố: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ? Học sinh trả lời.
Muốn giảm đi một số lần ta làm thế nào ? Học sinh trả lời.
4. Dặn dò: Về nhà làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết 15 Bài: VỆ SINH THẦN KINH
TUẦN 8
I – MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
Kể được tên một số thức ăn, đồ uống, nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn bảo vệ cơ quan thần kinh.
Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
- HS có ý thức học tập làm việc đúng cách để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh . 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Các hình trong SGK trang 22,23.
Phiếu học tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh: Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? Não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
1 học sinh: Bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp em ghi nhớ những điều đã học? Não giúp chúng ta học và ghi nhớ .
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Quan sát và thảo luận.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên phát phiếu học tập.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
* Kết luận: : Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn,nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi quá sức.
Khi chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc sẽ rất tốt cho cơ quan thần kinh. Ngược lại, nếu buồn bã, sợ hãi hay bị đau đớn sẽ có hại tới cơ quan thần kinh.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình trang 32/SGK.
Đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
Tranh 1 :Bạn nhỏ đang ngủ. Có lợi cho cơ quan thần kinh vì khi đó cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
Tranh 2 : Bạn nhỏ đang chơi trên bãi biển . Có lợi vì cơ quan thần kinh được thư giãn.
 Có hại nếu phơi nắng ... ỏ đang ngủ. Có lợi cho cơ quan thần kinh vì khi đó cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
1 học sinh: Trạng thái tâm lí của một người luôn tức giận, sợ hãi thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh? - Trạng thái tâm lí của một người luôn tức giận, sợ hãi thì sẽ có hại đối với cơ quan thần kinh.Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
Có khi nào bạn ngủ ít không ? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó ?
Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
Hàng ngày bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?
Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ mấy giờ trong một ngày?
 Học sinh thảo luận theo cặp.
Cơ quan thần kinh đặc biệt là não được nghỉ ngơi tốt nhất.
Học sinh trả lời.
Người, cơ thể, cơ quan thần kinh mệt mỏi, làm việc không sáng suốt.
Làm việc, nghỉ ngơi đúng giờ.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Một số học sinh lên trình bày kết quả.
Lớp nhận xét.
Từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
Hoạt động 2
Thực hiện lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày.
Bước 1: Hướng dẫn cả lớp
- Thời gian biểu là gì?
Giáo viên nhận xét.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
Bước 3: Làm việc theo cặp
Bước 4: Làm việc cả lớp
- Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
- Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- Yêu cầu học sinh đọc mục bạn cần biết.
Là một bảng trong đó có các mục: Thời gian, công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong một ngày.
1 học sinh lên điền vào thời gian biểu treo trên lớp.
Học sinh tự điền vào vở bài tập thời gian biểu của cá nhân.
Học sinh trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý để hoàn thiện bài.
2 học sinh giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.
Lập thời gian biểu chúng ta sẽ sinh hoạt và làm việc một cách khoa học.
Bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập
Học sinh đọc bài.
3. Củng cố: Nêu ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng thời gian biểu ? - Bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập
4. Dặn dò: Về làm các bài tập còn lại trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-Nhắc nhở.
--------------------------0-----------------------
Môn: Luyện tập tiếng việt . Ôn tập làm văn.
Tiết 8 Bài: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM.
TUẦN 8
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 Củng cố lại bài tập làm văn vừa học.
1. Rèn kĩ năng kể tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
Biết kể về người hàng xóm theo gợi ý ( BT1)
Rèn kĩ năng viết: viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) (BT2) diễn đạt rõ ràng, viết câu đúng ngữ pháp.
 Giáo dục HS biết cư xử tốt đối với những người xung quanh mình .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi học sinh lên đọc BT3 tiết trước ôn về luyện từ và câu. Bài từ ngữ về gia đình . Ôn tập câu Ai –Là gì?
Bài tập 3:- Đặt câu theo mẫu ai là gì?
a) Tuấn là anh trai của Lan ./ Tuấn là người anh rất yêu thương em./ Tuấn là ngưòi anh rất nhường nhịn em./ Tuấn là đứa con hiếu thảo./ Tuấn là người con ngoan./ 
b) Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà./ Bạn nhỏ là người rất yêu bà./ Bạn nhỏ là ngưòi rất thương bà./ Bạn nhỏ là người biết quan tâm, chăm sóc bà./ Bạn nhỏ là cô bé đáng quý./ 
c) Bà mẹ là người rất yêu thương con./ Ba mẹ là người rất dũng cảm./ Bà mẹ là người có thể hy sinh tất cả vì con./ Bà mẹ là người thật đáng quý trọng./ 
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: Kể về người hàng xóm( 10 phút)
Yêu cầu HS đọc đề . 
GV chép đề bài lên bảng .
Yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi gợi ý .
GV HD học sinh kể từ 5 đến 7 câu theo câu hỏi đã gợi ý .
Người đó làm nghề gì? 
Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi ?
Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào ? 
Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ? 
Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ra sao ?
Yêu cầu 1HS khá kể mẫu .
Yêu cầu HS kể theo nhóm 2.
Yêu cầu HS thi kể trước lớp .
GV nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng học sinh .
SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm.
Em có thể kể 5 đến 7 câu theo sát những gợi ý đó hoặc kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn về đặc điểm, hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em.
Lưu ý: Phần kể – Thuộc về văn nói, cần chú ý ngữ điệu khi kể.
Bài tập 2: Viết về người hàng xóm ( 20 phút) .
Yêu cầu HS đọc đề .
Yêu cầu HS làm bài vào vở .
Các em viết giản dị, chân thật những điều vừa kể.
Lưu ý: Phần viết – thuộc về văn viết, cần chú ý ngữ trau chuốt từ ngữ khi dùng để câu văn vừa đúng ngữ pháp, vừa có hình ảnh, ý diễn đạt rõ ràng, trôi chảy.
GV theo dõi – nhắc nhở .
Yêu cầu HS đọc bài viết của mình .
GV nhận xét – tuyên dương .
Bài tập 1: 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý, lớp đọc thầm.
1HS khá giỏi kể mẫu một vài câu , cả lớp theo dõi và nhận xét rút kinh nghiệm.
HS kể theo nhóm 2.
Đại diện 4 HS lên bảng thi kể toàn bài. Cả lớp theo dõi .
Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay.
Bài tập 2:
1 HS đọc đề .
HS làm bài vào vở 
5 HS đọc bài . Cả lớp nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất . 
3. Củng cố: 1 học sinh đọc lại bài.
4. Dặn dò: Về nhà viết lại bài cho hay hơn.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Bên cạnh nhà em có một chị hàng xóm rất tốt bụng. Chị tên là Hương là con một của bác hàng xóm. Chị khoảng mười tám tuổi. Năm nay chị học lớp mười hai trường phổ thông trung học Bảo Lộc, chị học rất giỏi , năm nào cũng có giấy khen. Mặt chị hình trái xoan, tóc chị dài và mượt . Chị thường mặc áo dài trắng thướt tha để đến trường, dáng điệu uyển chuyển mỗi khi chị bước đi. Chị rất hiền lành và dễ mến. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Đi học về chị còn giúp gia đình hái chè và cà phê. Chị làm việc rất nhanh nhẹn. Chị ở trong ca đoàn của giáo xứ Gio An, chị còn dạy chúng em học giáo lý. Ai cần giúp đỡ nhờ chị việc gì, chị không từ chối và giúp rất nhiệt tình. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người lại đẹp cả nết. Chị thường chỉ cho em học bài những chỗ khó hiểu của bài toán, chị dạy em hát, múa. Chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em . Em rất yêu mến chị . Bố mẹ em rất quý chị coi chị như con gái của mình.
Chị coi nhà em là nơi thân thuộc của mình.
Bên cạnh nhà em có một chị hàng xóm rất tốt bụng. Chị tên là Hương là con một của bác hàng xóm. Chị khoảng mười tám tuổi. Năm nay chị học lớp mười hai trường phổ thông trung học Bảo Lộc, chị học rất giỏi , năm nào cũng có giấy khen. Mặt chị hình trái xoan, tóc chị dài và mượt . Chị thường mặc áo dài trắng thướt tha để đến trường, dáng điệu uyển chuyển mỗi khi chị bước đi. Chị rất hiền lành và dễ mến. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Đi học về chị còn giúp gia đình hái chè và cà phê. Chị làm việc rất nhanh nhẹn. Chị ở trong ca đoàn của giáo xứ Gio An, chị còn dạy chúng em học giáo lý. Ai cần giúp đỡ nhờ chị việc gì, chị không từ chối và giúp rất nhiệt tình. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người lại đẹp cả nết. Chị thường chỉ cho em học bài những chỗ khó hiểu của bài toán , chị dạy em hát, múa. Chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon , cái gì đẹp , chị cũng chia phần cho em . Em rất yêu mến chị . Bố mẹ em rất quý chị coi chị như con gái của mình.
Chị coi nhà em là nơi thân thuộc của mình.
Bên cạnh nhà em có một chị hàng xóm rất tốt bụng. Chị tên là Hương là con một của bác hàng xóm. Chị khoảng mười tám tuổi. Năm nay chị học lớp mười hai trường phổ thông trung học Bảo Lộc, chị học rất giỏi , năm nào cũng có giấy khen. Mặt chị hình trái xoan, tóc chị dài và mượt . Chị thường mặc áo dài trắng thướt tha để đến trường, dáng điệu uyển chuyển mỗi khi chị bước đi. Chị rất hiền lành và dễ mến. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Đi học về chị còn giúp gia đình hái chè và cà phê. Chị làm việc rất nhanh nhẹn. Chị ở trong ca đoàn của giáo xứ Gio An, chị còn dạy chúng em học giáo lý. Ai cần giúp đỡ nhờ chị việc gì, chị không từ chối và giúp rất nhiệt tình. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người lại đẹp cả nết. Chị thường chỉ cho em học bài những chỗ khó hiểu của bài toán , chị dạy em hát, múa. Chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon , cái gì đẹp , chị cũng chia phần cho em . Em rất yêu mến chị . Bố mẹ em rất quý chị coi chị như con gái của mình.
Chị coi nhà em là nơi thân thuộc của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8, thu 4,5,6.doc