Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I/ Yêu cầu cần đạt:

A.Tập đọc:

 - Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 )

 B. Kể chuyện:

 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện .

 HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I/ Yêu cầu cần đạt: 
A.Tập đọc: 
 - Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 )
 B. Kể chuyện: 
 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
 HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc.
III/ Các hoạt động dạy - học: Tiết1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tập đọc: 
1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Bận” và trả lời câu hỏi.
+ Mọi người, mọi vật xung quanh bé bận những việc gì?
+ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài : Quanh ta trong cuộc sống thường ngày có những người không may gặp khó khăn, hoặc gặp những nổi buồn. Tình cờ gặp phải cảnh đó, ta sẽ làm gì ? Qua bài tập đọc “ Các em nhỏ và cụ già” hôm nay cho các em thấy rõ điều đó.
* Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Gọi HS đọc từng câu
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi.
- Giải nghĩa từ khó: sếu, u sầu, nghẹn ngào
- Cho HS dặt câu với từ: u sầu, nghẹn ngào.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
* HD HS tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc thầm, trả lời câu hỏi
- Các bạn nhỏ đi đâu ? 
- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? 
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
- GV chốt lại: Các bạn nhỏ trong truyện không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy, sự quan tâm, thông cảm giữa người với người là rất cần thiết. Câu chuyện muốn nói với các em: con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau. 
 Tiết2
1. Luyện đọc lại: 
- Gọi HS tiếp nối thi đọc, Thi đọc theo vai.
- GV kết hợp HD HS đọc đúng
- GV bình chọn.
2. Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ: Sang phần kể chuyện, các em sẽ thực hiện một nhiệm vụ mới: Kể lại từng đoạn của câu chuyện.
 Với HS khá giỏi kể lại được cả chuyện theo lời một bạn nhỏ.
- GV mời 1 HS chọn kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.
- Cho từng cặp HS tập kể theo nhóm.
- GV và lớp nhận xét bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò: 
Liên hệ : Lớp ta đã có ai gặp trường hợp tương tự như vậy chưa? Nếu gặp, em đã làm gì ?
GV hỏi: Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa ?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân.
Chuẩn bị bài sau: Tiếng ru
- 2 HS đọc bài, TLCH
HS quan sát tranh
- HS theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- HS đọc
- 1 HS đọc phần chú giải
- HS đặt câu.
- 5 HS tiếp nối đọc 5 đoạn của bài.
- HS đọc thầm đoạn 1,2 TLCH
( Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ ).
( Các bạn gặp 1 cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu).
( Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ ).
( Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ )
- HS đọc thầm đoạn 3,4 trả lời.
( Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi )
 + Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẽ
 + Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.
 + Ông thấy được an ủi vì các bạn nhỏ quan tâm tới ông.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 5, trao đổi theo nhóm để chọn 1 tên khác cho truyện.
- 4 HS tiếp nối thi đọc đoạn 2,3,4,5.
- 1 tốp HS (6em) thi đọc theo vai.
- Cả lớp bình chọn cá nhân đọc tốt.
 -HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện.
 - Từng cặp HS tập kể theo nhóm
- 1 HS kể theo lời 1 bạn nhỏ.
( Chiều hôm ấy, tôi và mấy bạn cùng lớp trở về sau 1 cuộc dạo chơi thú vị. Bầu trời lúc ấy thật đẹp: mặt trời đỏ ối đang lùi dần về chân núi phía tây, một đàn sếu đang sải rộng cánh bay trên cao, còn dưới mặt đất, chúng tôi trêu chọc nhau, nói cười ríu rít ).
 - 1 vài HS thi kể trước lớp
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét bình chọn.
- HS phát biểu.
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, CHĂM SÓC, ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (TT)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết thể hiện sự quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
 - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
 - Biết bổn phận của trẻ em là phải quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học: Ba băng giấy ghi ý kiến HĐ2
	- Tranh trang 15/ SBT đạo đức
	- Học sinh vở bài tập đạo đức - Bìa hoa màu xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
a. Trẻ em có những quyền gì ?
b. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì như thế nào ?
c. Trẻ em có bổn phận gì với mọi người trong gia đình.
* Giáo viên nhận xét đánh giá
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong tiết 1 các em đã nắm được các hành vi đạo đức. Biết thế nào là quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, vận dụng điều đó vào việc xử lý các tình huống là biết thể hiện sự quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình. 
* Giáo viên ghi đề bài
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Hoạt động 3: ( Bài tập 3)
“ Đánh giá hành vi ”
- Giáo viên chia lớp 6 nhóm phát phiếu giao nhiệm vụ.
N1: Quan sát hình 3a /31
- Trong tranh ông đang làm gì?
- Bạn Hương đang làm gì ?
- Sau bữa ăn Hương còn làm gì ?
- Lúc rãnh rỗi Hương làm gì ?
- Việc làm đó của Hương theo em đúng hay sai ? Vì sao ?
- Em có bao giờ làm giống như bạn Hương chưa ? Nếu có sẽ thế nào? Và chưa sẽ làm gì ?
N2: Quan sát tranh 3b trả lời các câu hỏi:
- Thấy ngoại ở quê ra thăm Sâm đã làm gì?
-Sâm làm vậy đúng hay sai? Vì sao ?
- Theo em Sâm nên làm thế nào?
N3+4: Quan sát hình 3c
- Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ?
- Việc làm đó của Phong thể hiện điều gì ?
N5 + 6: Quan sát hình 3c
- Tranh vẽ ai ? Họ đang làm gì ?
- Bố mẹ đi vắng, Linh làm gì ?
- Vì sao em bé ngã sưng đầu ?
- Việc làm của Linh như vậy đúng hay sai ? Vì sao ?
- Nếu là em, em có làm như bạn Linh không ? Nếu không thì sẽ làm gì ?
N7+8: Quan sát hình 3d
- Bức tranh này vẽ gì ?
- Hồng đang làm gì với mẹ ?
- Vì sao Hồng không đi chơi như bạn mà ở nhà?
- Việc làm của bạn Hồng nói lên điều gì?
- Nếu là mẹ mình ốm như mẹ Hồng thì em sẽ làm gì ?
- Giáo viên gọi học sinh trình bày
* Giáo viên chốt ý: Việc làm của bạn Hương (a) Phong (c) Hồng (d) là thể hiện tình thương yêu và quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Việc làm của Sâm (b) và của Linh (d) là chưa quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ các em nhỏ.
Hỏi: Các em có thể làm được những việc như bạn Hương, Phong, Hồng không ?
* Bài tập 4: Cho HS xử lý và đóng vai theo từng tình huống 1 và 2
Nhận xét và liên hệ giáo dục cho HS.
* Bài tập 5: Cho HS nêu yêu cầu 
GV nhắc lại yêu cầu và cho HS giơ tấm bìa để tỏ thái độ tán thành hay không tán thành.
*Bài tập 6: Cho Hs vẽ hoặc kể về các món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em vào dịp sinh nhật
* Bài tập 7: Giới thiệu các bài thơ, bài hát về gia đình
C. Củng cố - dặn dò:
- Nội dung bài học hôm nay là gì ?
- Giáo viên tuyên dương những em học tốt.
- Gọi hs trả lời
- Gọi 2 em đọc lại đề bài học
- Các trưởng nhóm nhận phiếu học tập cho các bạn quan sát tranh ghi ra phiếu.
- Ông đang ngồi xem báo
- Hương đang nhổ tóc sâu cho ông
- Lấy tăm, pha nước mời ông uống
- Đọc báo nhổ tóc cho ông
- Việc làm rất đúng và thể hiện sự quan tâm của Hương đối với ông bà, cha mẹ.
- Em đã làm như Hương và em sẽ cố gắng làm tốt mãi. Chưa làm sẽ cố gắng.
- Chạy ra lục túi bà ngoại tìm quà rồi chơi tiếp với bạn.
- Không đúng vì như vậy không thể hiện sự quan tâm đến bà của Sâm.
- Mở cửa, mời bà ngoại vào lấy nón, dụng cụ của bà cất vào chỗ, rót nước mời bà bật quạt cho bà mát.
- Tranh vẽ bố Phong đang làm việc
- Sự quan tâm đến ba của Phong
- Tranh vẽ Linh đang nhảy dây cùng 2 bạn, 1 em bé đang nằm dưới đất.
- Ở nhà trông em
-Linh ham chơi với bạn để em ngã sưng đầu.
- Việc làm của Linh không đúng vì chưa thể hiện sự quan tâm chăm sóc em mình.
- Em sẽ không làm như bạn Linh.Mà em sẽ chăm sóc em cẩn thận để bố mẹ yên tâm đi công tác.
- Tranh vẽ mẹ Hồng đang bị ốm nằm trên giường.
- Hồng đang thay khăn trán cho mẹ.
- Hồng sợ mẹ bị ốm không có người bên cạnh sẽ bị ngã nếu mẹ ngồi lên.
- Việc làm của bạn Hồng nói lên sự quan tâm chăm sóc của con cái với bố mẹ.
- Nếu mẹ em ốm như mẹ Hồng em cũng sẽ ở nhà lấy thuốc pha nước cho mẹ.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp bổ sung thêm
- Các em có thể làm được và làm tốt hơn
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Em khác nhắc lại
HS đọc nội dung từng tình huống và đóng vai.
HS nêu YC và giơ tấm bìa để tỏ thái độ tán thành hay không tán thành.
HS thực hành 
Một số HS hát hoặc đọc các bài thơ , câu chuyện về gia đình
HS trả lời
TẬP ĐỌC
TIẾNG RU
I/Yêu cầu cần đạt: 
– Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp họp lý.
 _ Hiểu ý nghĩa :Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí( Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài)
Học thuộc lòng cả bài thơ (đối với HS khá giỏi).
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài thơ
III/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên kể lại câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già”
- Trả lời câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- GV nhận xét
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài : Trong một xã hội thì cuộc sống giữa con người với con người cần có sự quan tâm chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy thì cuộc sống thêm ý nghĩa, thêm tin tưởng nhau tạo được cuộc sống tươi đẹp. Bài tập đọc “ tiếng ru” hôm nay giúp các em hiểu rõ hơn điều đó.
2. Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- Cho HS quan sát tranh.
- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV cho HS đọc từng câu thơ
- Cho HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
 GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đ ...  hạt sen là những thức ăn đồ uống có tác dụng bồi bổ cơ thể có lợi cho thần kinh.
- Vẽ bao thuốc lá là chất kích thích đồng thời hút làm cứng phổi ..có hại cho cơ thể.
- Gọi học sinh lên trình bày
- Ma tuý
- Mắc vào ma tuý làm cho con người đi vào nghiện ngập cai nghiện sẽ gây chết người.
TN & XH:
VỆ SINH THẦN KINH ( tt )
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
 - Biết lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
	Các hình trong SGK trang 34/35
 Bảng mẫu thời gian biểu phóng to
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên những thức ăn đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh.
- Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa. Kể cả trẻ em và người lớn.
* Giáo viên nhận xét
2. Giới thiệu bài:
Các em đã hiểu rõ những việc làm cần thiết và những việc không cần làm để bảo vệ cơ quan thần kinh. Bài học hôm nay cho các em thấy được những việc làm có kế hoạch cụ thể, điều độ và làm việc khoa học sẽ đem lại ích gì cho cơ quan thần kinh. Nhất là với giấc ngủ của chúng ta. Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo cặp
+ Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi ?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không ?
+ Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó.
- Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt.
- Hằng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ ?
- Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Cho học sinh trình bày kết quả mỗi học sinh chỉ trình bày phần trả lời 1 câu hỏi.
* Kết luận: Khi ngủ cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên mỗi người cần ngủ từ 7 - 8 giờ trong một ngày.
* Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.
Bước 1: Hướng dẫn cả lớp
Giáo viên giảng: Thời gian biểu là trong đó có các mục:
* Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
* Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong một ngày từ việc ngủ dậy, làm việc cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình.
- Giáo viên gọi vài học sinh lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên lớp
Bước 2: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh tự kẻ và viết vào vở thời gian biểu cá nhân theo mẫu như trong SGK.
Bước 3: Làm việc theo cặp
Bước 4: Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi vài học sinh lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp.
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta lập thời gian biểu ?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian có lợi gì ?
* Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu là giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc 1 cách khoa học vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
* Củng cố - dặn dò: 
-Bảo vệ cơ quan thần kinh là bảo vệ cái gì ?
- Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ bài - Thực hiện tốt những gì đã học 
- Bài sau: Ôn tập và kiểm tra:
- 2 học sinh trả lời
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi
- Cơ quan thần kinh
- Học sinh phát biểu
- Có rất mệt mỏi
- Chỗ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Thức dậy lúc 6 giờ và đi ngủ lúc 21 giờ.
- Học sinh phát biểu
- 1 số học sinh trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- 2 học sinh lên điền
- Học sinh kẻ và viết vào vở
- Học sinh trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện.
- 3 học sinh lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.
- Giúp ta sinh hoạt và làm việc 1 cách khoa học.
- Bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả cộng việc, học tập.
- 2 học sinh đọc mục bạn cần biết Trang 35/SGK
 Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
 - Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
	HS: Bảng con vở làm bài tập
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Tìm x : Giáo viên ghi phép tính lên bảng và hỏi cách thực hiện của từng bài.
 a. x + 12 = 36 : Tìm gì ?
 - Gọi 1 học sinh nhắc lại
 b. X x 6 = 30: Tìm gì ?
 c. X – 25 = 15
 d. X : 7 = 5
 e. 80 – X = 30	
 g. 42 : X = 7
Bài 2: Cho học sinh thực hiện trong VBT.( cột 1,2)
- Giáo viên sửa bài nhận xét
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Ta làm thế nào ?
- Cho học sinh làm bài vào vở - 2 em lên bảng làm.
- Giáo viên quan sát học sinh làm
- Chấm 10 vở - sửa bài nhận xét
Củng cố - dặn dò:
 Tìm X :
 30 + x = 85 x : 5 = 45
 x – 70 = 52 45 : x = 5 
Hỏi lại: Tìm số bị trừ, số bị chia, số chia, thừa số.
- Giáo viên nhận xét
- Bài sau: Góc vuông, góc không vuông
- Học sinh trả lời và làm bảng con
a. Tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- 1 số em nhắc lại và làm bảng con
b.Học sinh trả lời tìm thừa số chưa biết.
c. Tìm số bị trừ
d. Tìm số bị chia
e. Tìm số trừ
g. Tìm số chia
- Học sinh làm bài vàoVBT
- 4 em lên bảng làm ( mỗi em làm 1 phép nhân và 1 phép chia)
- Học sinh đổi vở để sửa bài
- Trong thùng có 36 lít dầu. Sau khi sử dụng trong thùng còn lại 1/3 số dầu.
- Trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu
- Dạng toán “ Tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số ” 
- Lấy 36 chia cho 3 để tìm một phần còn lại.
- Cho học sinh làm bài vào vở
- 2 em lên bảng: 1 em tóm tắt – 1 em giải.
Giải
Sau khi sử dụng số dầu còn lại là:
36 : 3 = 12 (lít)
 Đáp số: 12 lít dầu
- Học sinh trả lời theo yêu cầu.
THỦ CÔNG: 
GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
 - Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bônghoa tương đối đều nhau.
 Với HS khéo tay: Gấp , cắt,dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Các cánh của bông hoa đều nhau. Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.
II. Chuẩn bị:
Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu
Tranh quy trình gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
Giấy thủ công các màu giấy trắng làm nền.
 Kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học sinh
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn thực hành
+ Yêu cấu hs nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp cắt để được hình bông hoa 5cánh, 4 cánh, 8 cánh
-Gv treo qui trình gấp cắt dán bông hoa 5 cánh nhắc lại các bước thực hiện
+Gấp, cắt bông hoa 5 cánh
+Gấp, cắt bông hoa 4 cánh
+Gấp, cắt bông hoa 8 cánh
-Lưu ý khác hs có thể cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh có kích thước khác nhau
+Cho hs thực hành gấp, cắt, dán bông hoa
+Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
+Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm
+Đánh giá kết quả thực hành
Nhận xét tiết học
C. Ccố-ddò
Dặn dò bài sau: Phối hợp gấp cắt dán hình
-3 Học sinh nhắc lại và thực hiện thao tác gấp 
-Học sinh thực hành 
-Học sinh trưng bày sản phẩm
TẬP LÀM VĂN:
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
 I . Yêu cầu cần đạt:
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng lớp viết 4 câu gợi ý kể về một người hàng xóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1,2 học sinh kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn. Nêu nội dung của câu chuyện.
 -Nhậm xét bài cũ
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Chúng ta ai cũng có hàng xóm, láng giềng.Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Qua đó viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
- Giáo viên ghi đề
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài tập 1: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý ( Kể về một người hàng xóm mà em quý mến)
- Giáo viên nhắc học sinh: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm.
- Em có thể kể 5-7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kĩ hơn, với nhiều câu hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của ngừơi đó, tình cảm của em với gia đình người đó, tình cảm của người đó với gia đình em không cần lệ thuộc và 4 câu hỏi gợi ý.
* Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm
- Cho học sinh xung phong thi kể
* Bài tập 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn 5-7 câu
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập
- Nhắc học sinh chú ý viết giảng dị chân thật những điều em vừa kể.
- Có thể viết 5-7 câu hoặc nhiều hơn 7 câu.
- Học sinh viết xong – GV mời 5-7 học sinh đọc lại bài
* Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm, bình chọn cho những người viết tốt nhất.
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Xem lại bài và bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Bài sau: Ôn tập.
- 2 học sinh kể lại câu chuyện: Không nở nhìn.
- Học sinh theo dõi
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý ( kể về hàng xóm mà em quý mến.)
- Cả lớp đọc thầm theo
- 1 học sinh khá, giỏi kể mẫu vào câu
VD: Gần cạnh nhà em có nhà Bác Tư. Năm nay Bác trạc độ 50 tuổi thân hình Bác đẫy đà khoẻ mạnh. Lúc nào gặp em Bác cũng nở một nụ cười tươi tắn. Ngày chủ nhật được nghỉ việc ở nhà máy dệt Bác thường qua nhà em nói chuyện với bố. Cả nhà em ai cũng quý mến Bác.
- Học sinh nhận xét
- 3 – 4 học sinh thi kể
- Học sinh viết vào vở những điều em vừa kể
- 5 – 7 học sinh đọc lại bài viết của mình.
* Lớp nhận xé bình chọn bạn viết tốt
- Học sinh rút kinh nghiệm cách viết văn
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I. Giáo viên nhận xét tuần 8:
	* Ưu điểm : 
-	Qua kiểm tra nề nếp học sinh đi vào nề nếp tốt, đi học đúng giờ.
-	Thực hiện tốt truy bài đầu giờ.
-	Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp tốt.
-	Xếp hàng ra vào lớp tốt.
	* Tồn tại :
-	Còn một số em chưa chú ý trong giờ học.
-	Trong hoạt động nhóm một số học sinh chưa tích cực.
-	Nề nếp thể dục giữa giờ còn chậm.
 * Tuyên dương:
 - Cá nhân : Huỳnh Thị Hân - Phạm Thị Hạ
 - Tập thể : Sao Ngoan
 Nêu ý nghĩa ngày 10 tháng 10 là ngày giỗ anh Trỗi và cũng là ngày Bác Nồ gửi thư lần cuối cùng cho ngành giáo dục. 
II. Công tác tuần 9 :
-	Phát động phong trào thi đua học tập trong các tổ, nhóm.
-	Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, trường lớp.
-	Phụ đạo học sinh yếu.
- Nhắc nhở thực hiện các khoản thu.
 - Ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ I.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 ky 1(4).doc