Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Đặng Văn Sơn - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Đặng Văn Sơn - Trường Tiểu học Quảng Sơn

2.Đạo đức

 Tiết 9: Chia sẻ vui buồn cùng bạn

I. Mục đích yêu cầu:.

1. Học sinh hiểu:

- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi động viên bạn khi có chuyện buồn.

- ý nghĩa của việc chia sẻ buồn vui cùng bạn.

- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn, có quyền được đối xử bình đẳng.

2. Học sinh biết thông cảm, chia sẻ buồn cùng bạn trong tình huống cụ thể.

3. Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn

II. Đồ dùng dạy học

Tranh minh hoạ TH của hoạt động 1.

- Phiếu học tập dùng cho hoạt động 1 của tiết 2.

- Câu chuyện bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình cảm bạn bè, về sự chia sẻ cùng bạn bè.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Đặng Văn Sơn - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
 Ngày soạn : 11/ 10 / 2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
1.Hoạt động tập thể
Toàn trường chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét chung.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
2.Đạo đức
 Tiết 9 : Chia sẻ vui buồn cùng bạn
 Mục đích yêu cầu:.
1. Học sinh hiểu:
- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi động viên bạn khi có chuyện buồn.
- ý nghĩa của việc chia sẻ buồn vui cùng bạn.
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn, có quyền được đối xử bình đẳng.
2. Học sinh biết thông cảm, chia sẻ buồn cùng bạn trong tình huống cụ thể.
3. Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ TH của hoạt động 1.
- Phiếu học tập dùng cho hoạt động 1 của tiết 2.
- Câu chuyện bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình cảm bạn bè, về sự chia sẻ cùng bạn bè.
- Cây hoa để chơi trò: Hái hoa dân chủ.
- Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ: 5p
- Em đã làm gì để chăm sóc mọi người trong gia đình ?
- GV nhận xét chung.
B. Bài mới: 32p
Hoạt động 1: Thảo luận phân tích 
 tình huống.
* Mục tiêu: Học sinh biết 1 số biểu hiện của quan tâm chia sẻ buồn vui cùng bạn.
* Tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ tình huống và cho biết nội dung tranh. Giáo viên giới thiệu tình huống. (BT1/16 – VBTĐĐ)
Giáo viên kết luận: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi hoặc giúp đỡ bạn bàng những việc làm phù hợp với khả năng.
Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: Học sinh biết cách chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống
* Tiến hành:
Giáo viên chia nhóm: 4 nhóm (4 tổ). Yêu cầu học sinh xây dựng kịch bản đóng vai. Tổ 1, tổ 2 tình huống 1. Tổ 3, tổ 4 tình huống 2.
- Tình huống 1: Chung vui với bạn.
- Tình huống 2: Chia sẻ với bạn, giúp bạn khi bạn gặp khó khăn.
Giáo viên kết luận: 
- Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng.
- Khi bạn có chuyện buồn, cần an ủi, giúp đỡ.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết bày tỏ thái độ trứơc các ý kiến có liên quan đến nội dung bài học.
* Tiến hành: 
Giáo viên viết BT3/17 – VBTĐĐ lên bảng.
Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến, học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ những tấm bìa màu đỏ, màu xanh, màu trắng . . .
- Giáo viên hỏi học sinh về lý do có thái độ tán thành, không tán thành, hoặc lưỡng lự.
Giáo viên kết luận: Các ý kiến a, c, đ, e là đúng.b là sai.
3. Củng cố dặn dò: 3p
- Hôm nay ta học bài gì?
Hướng dẫn thực hành:
- Quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở.
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát  nói về tình cảm, sự cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- 1HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- Học sinh quan sát tranh tình huống.
- 1 học sinh nói nội dung tranh.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 về cách ứng xử và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
- Học sinh chia 4 nhóm
- Nghe các tình huống giáo viên phổ biến
- Xây dựng kịch bản.
 - Phân vai. 
- Tập đóng vai.
- Từng nhóm lên trình diễn.
- Học sinh cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Hs lắng nghe
- Học sinh bày tỏ thái độ bằng các tấm bìa trắng, đỏ, xanh.
Học sinh thảo luận trả lời.
- Hs trả lời
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
3.Toán
Tiết 41: Góc vuông và góc không vuông
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS làm quen với các khái niệm: góc, góc vuông và góc không vuông. Biết dùng êke để nhận biết góc vuông và góc không vuông, vẽ góc vuông.
- Rèn KN nhận biết và vẽ góc vuông.
- GD HS chăm học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV : Ê ke, thước dài, phấn màu.
HS : SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ: 5p
- Tìm x: 56 : x = 8 x : 7 = 5
- Nhận xét ghi điểm.
2/ Bài mới: 32p
* Giới thiệu bài.
a) HĐ 1: Làm quen với góc.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ1.
- GV nêu: Hai kim trong mặt đồng hồ có chung một điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc.
- Tương tự HS quan sát đồng hồ thứ 2 và 3 để nhận biết góc.
- GV vẽ góc và GT: Góc được tạo bởi 2 cạnh có chung một gốc. Góc thứ nhất có 2 cạnh OA và OB, chung gốc O ( Hay còn gọi là đỉnh O).
- ( Tương tự GV GT góc thứ 2 và góc thứ 3)
* GV HD HS đọc tên các góc: 
(VD: Góc đỉnh O; cạnh OA, OB.)
b) HĐ 2: Giới thiệu góc vuông và góc không vuông.
+ GV vẽ góc AOB và GT đây là góc vuông
- Nêu tên đỉnh và các cạnh tạo thành góc vuông AOB?
+ GV vẽ hai góc MPN và góc CED và GT: Đây là góc không vuông.
- Nêu tên đỉnh và các cạnh của từng góc?
c) HĐ 3: Giới thiệu Êke.
- Thước êke dùng để kiểm tra góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
- Thước êke có hình gì? Có mấy cạnh và mấy góc?
- Tìm góc vuông của thước?
- Hai góc còn lại có vuông không?
d) HĐ 4: HD dùng êke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
+ GV vừa giảng vừa thao tác:
- Tìm góc vuông của êke
- Đặt một cạnh của góc vuông trong thước trùng với cạnh của góc cần KT
- Nếu cạnh góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh của góc cần KT thì góc này là góc vuông và ngược lại là góc không vuông.
5) HĐ 5: Thực hành:
* Bài 1: Treo bảng phụ
- Hình chữ nhật có mấy góc vuông?
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Góc nào vuông, không vuông?
- Chữa bài, cho điểm.
* Bài 3:
- Tứ giác MNPQ có các góc nào?
- Dùng êke để KT xem góc nào vuông, không vuông?
* Bài 4:
- Hình bên có bao nhiêu góc?
- Dùng êke để KT từng góc? Đánh dấu góc vuông và góc không vuông?
- Đếm số góc vuông và góc không vuông?
3/ Củng cố dặn dò: 3p
- Đánh giá QT thực hành của HS
- Chốt lại ND bài.
* Dặn dò: Thực hành kiểm tra góc vuông, làm bài VBT.
- Hs lên bảng làm, dưới lớp làm vào nháp.
- HS quan sát và nhận xét: Hai kim đồng hồ có chung một điểm gốc. Vậy hai kim đồng hồ này tạo thành một góc.
 A E C M 
O B D P 
 Góc vuông Góc không vuông N
- Góc vuông đỉnh O, cạnh OA và OB.
- Góc đỉnh D, cạnh DC và DE
- Góc đỉnh P, cạnh MP và NP
- Thước có hình tam giác, có 3 cạnh và 3 góc
- HS tìm và chỉ.
- Hai góc còn lại không vuông
- HS quan sát 
- HS thực hành dùng êke để kiểm tra góc
- HCN có 4 góc vuông 
- Đọc đề. Dùng êke để KT xem góc nào vuông và trả lời:
a) Góc vuông đỉnh A, hai cạnh là AD và AE
- Góc vuông đỉnh G, hai cạnh là GX và GY.
b) Góc không vuông đỉnh B, hai cạnh là BG và BH... 
- Góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q
- Các góc vuông là góc đỉnh M, đỉnh Q.
- Hình bên có 6 góc 
- Có 4 góc vuông. 
- Hai góc không vuông.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
4.Tập đọc – kể chuỵện
 Tiết 17 : Ôn tập giữa học kì I ( tiết 1)
I Mục đích yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm đọc:
- Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
- Kĩ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu: 65 chữ/ 1 phút; biết ngắt, nghỉ đúng sau mỗi dấu câu và giữa các cụm từ
- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học
2. Ôn luyện về phép so sánh:
- Tìm đúng những từ chỉ sự vật được so sánh trên ngữ liệu cho trước
- Chọn đúng những từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 2
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ: 5p
 - Yêu cầu HS nhắc lại những bài tập đọc đã học 
B/ Bài mới: 32p
a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học
- Ghi bài lên bảng
b) Kiểm tra bài đọc
- Cho HS lên bảng bộc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và TLCH 1, 2 câu về nội dung bài đọc
- Gọi HS nhận xét bài vừa đọc
- Cho điểm trực tiếp từng HS
c) Ôn luyện về phép so sánh:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Mở bảng phụ
- Gọi HS đọc câu mẫu
? Trong câu văn trên những sự vật nào được so sánh với nhau
- GV dùng phấn màu gạch 2 gạch dưới từ “ như”, dùng phấn trắng gạch một gạch dưới 2 sự vật so sánh với nhau
- Từ nào được dung để so sánh?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở theo mẫu trên bảng
- Yêu cầu HS tự làm bài tập của mình và gọi HS nhận xét 
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV chia lớp thành 3 nhóm
- Yêu cầu HS làm tiếp sức
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
3. Củng cố, dặn dò: 3p
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu: Cậu bé thông minh,...tiếng ru.....
- HS lắng nghe
- Nhắc lại nội dung bài
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài( 8 HS), về chỗ chuẩn bị 2 phút
- Đọc và TLCH
- Theo dõi và nhận xét 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu SGK
- 1 HS đọc: “ Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh”.
-> Hồ và chiếc gương bầu dục khổng lồ
- HS quan sát: “ Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh”
- Đó là từ như
- HS tự làm
- 2 HS đọc lời giải, 2 HS nhận xét 
- HS làm bài vào vở
+ Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm
+ Con rùa đầu to như trái bưởi
- HS nêu: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn với mỗi chỗ trống tạo thành những hình ảnh so sánh
- Các đội cử đại diện HS lên thi, mỗi HS điền vào một chỗ trống
- 1 HS đọc lại bài của mình
- HS làm vào vở:
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng như một cánh diều
+ Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo
+ Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
5.Tập đọc - kể chuỵện
 Ôn tập giữa học kì I ( tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kĩ thuật đọc: yêu cầu như tiết 1
- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận của câu( Ai? Cái gì? Con gì? Là gì?)
- Nhớ và kể lại trôi chảy đúng diễn biến một trong các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 2
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5p
B. Bài mới: 32p
a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học
- Ghi tên bài lên bảng
b) Luyện đọc:
* Kiểm tra tập đọc:
- Gọi HS lên bốc thăm, đọc bài, TLCH nội dung
- GV nhận xét ghi điểm
* Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu là gì?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
? Các em đã được học những mẫu câu nào?
? Hãy đặt những câu văn trong phần a?
? Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
- Gọi HS đọc lời giải
Bài 3:
? Bài tập yêu cầu ch ... 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã điền đủ vào chỗ trống
- Chốt lại lời giải
d. Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy:
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu, yêu cầu HS tự làm
- GV đưa ra đáp án đúng
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
3. Củng cố, dặn dò: 3p
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị trước các tiết ôn tập tiếp, chuẩn bị kiểm tra.
- HS lắng nghe
- Nhắc lại đề bài
- HS đọc bài, chuẩn bị đến lượt đọc bài và TLCH
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- HS tự làm vào vở
- HS đọc bài của mình và so sánh nhận xét bài bạn
- HS đọc: Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nở khoe sắc. Nào chị hoa Huệ trắng tinh, chị hoa Cúc vàng tươi, chị hoa Hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai. Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một câu, HS dưới lớp có thể cùng bút chì đánh dấu vào SGK
- Nhận xét bài của bạn
- HS làm bài vào vở:
+ Sau tháng 3 hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn
+ Hằng năm cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới
 + Đúng 8 giờ trong tiếng quốc ca hoành tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
3.Tự nhiên xã hội
 Tiết 18: Ôn tập: Con người sức khỏe (Tiếp)
I. Mục đích yêu cầu:
 - Giúp các em hệ thống hoá các kĩ thuật về cấu tạo ngoài và chức năng các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Vẽ tranh và vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như: Thuốc lá, rượu, bia,...
II.Đồ dùng dạy – học
- Các hình trong sgk phóng to
- Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi để HS bốc thăm
- Giấy A4  và bút vẽ
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 5p
- Kiểm tra VBT của HS
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài
b, Hướng dẫn ôn tập. 
- Mục tiêu:
- GV hướng dẫn: Yêu cầu mỗi HS chọn một nội dung để vẽ tranh vận động. VD:
+ Vận động không hút thuốc lá
+ Không uống rượu
+ Không sử dụng ma tuý
- Hướng dẫn HS thực hành
- Giúp đỡ các nhóm còn yếu
- Yêu cầu SH trình bày, đánh giá
- Đánh giá, nhận xét 
- Khen các ý tưởng hay
4. Củng cố dặn dò: 3p 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài, làm bài VBT, chuẩn bị bài sau Các thế hệ trong một gia đình.
- Hs lắng nghe
- HS vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý,...
- HS chọn nội dung
- Chọn nội dung và thực hành vẽ
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm mình vẽ
- Nhóm khác bình luận, góp ý
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
4.Thủ công
Tiết 9: Ôn tập chương I: Phối hợp gấp, 
cắt, dán hình.
Mục đích yêu cầu:
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng của Học sinh qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học
- Rèn cho học sinh ý thức tự giác làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giấy màu, kéo, hồ dán. Mẫu bài 1,2,3,4,5.
Kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
Giúp học sinh nâng cao kỹ năng cắt dán
 Học sinh yêu thích môn học
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Gv nx đánh giá
B. Bài mới: 30p
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
- Giáo viên đưa nội dung ôn tập:
- Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I
- Nhắc lại tên bài đã học
- Cho Học sinh quan sát mẫu
- Thực hành
Giáo viên quan sát, uốn nắn Học sinh thực hiện
* Trưng bày sản phẩm
* Đánh giá, nhận xét
3. Củng cố dặn dò: 3p
- Nhấn mạnh nội dung bài.
 - Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Nhắc lại các bài đã học
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành gấp, cắt, dán.
-Trưng bày sản phẩm
Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm vừa làm xong.
- Lớp nhận xét, đánh giá
Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mìn và đánh giá sản phẩm của bạn.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
5.Thể dục
Tiết 18: Ôn 2 động tác : Vươn thở, tay của bài thể dục phát triển chung.
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. 
- Biết chơi trò chơi "Chim về tổ". Yêu cầu biết tham gia chơi một cách chủ động.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
- Phương tiện : Chuẩn bị còi cho trò chơi
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Phần mở đầu : 6 phút
* Giáo viên nhận lớp.
* Giới thiệu bài.
* Khởi động.
B. Phần cơ bản : 18- 22 phút
* Ôn động tác vươn thở
Luyện tập động tác 1
Giáo viên quan sát, uốn nắn
* Ôn tập động tác tay
Giáo viên làm mẫu nếu cần
Luyện tập kết hợp cả 2 động tác
* Cho học sinh chơi trò chơi "Chim về tổ”
- Giáo viên hướng dẫn.
- Quan sát, nhận xét, đánh giá.
C. Phần kết thúc : 3- 4 phút
* Hồi tĩnh.
* Hệ thống lại kiến thức.
* Nhận xét tiết học.
 € € € € €
 € € € € €
 Gv €
_____________________________________________
 Ngày soạn: 15/10/2009
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
1.Âm nhạc
Tiết 9: Ôn tập 3 bài hát: Bài ca đi học, 
Đếm sao, Gà gáy.
 ( Giáo viên bộ môn soạn giảng )
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
2.Toán
 Tiết 45: Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu :
- Làm quen với cách viết số đo độ dài là ghép của 2 đơn vị. Đổi đơn vị đo độ dài. Củng cố KN cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài. So sánh ssố đo độ dài.
- Rèn KN tính toán và đổi đơn vị đo.
- GD HS chăm học.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ KTBC : 5p
- Đọc tên các đơn vị đô độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài?
- Gv nhận xét ghi điểm
2/ Bài mới: 32p
a, Giới thiệu bài
b, Luyện tập
* HĐ 1: GT về số đo có hai đơn vị đo:
- Vẽ đoạn thẳng AB dài 1m9cm. Gọi HS đo.
- HD cách đọc là: 1mét 9 xăng- ti- mét.
- Ghi bảng: 3m2dm. Gọi HS đọc?
- Muốn đổi 3m2dm thành dm ta thực hiện đổi
- 3 m bằng bao nhiêu dm?
+ vậy 3m2dm bằng 30dm cộng với 2dm bằng 32dm.
+ GV KL: Khi muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị ta đổi từng thành phần của số đo có hai đơn vị, sau đó cộng các thành phần đã đổi với nhau.
* HĐ2: Cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài
- HD : Thực hiện như với STN sau đó ghi thêm đơn vị đo vào KQ.
- Chấm bài, nhận xét.
* HĐ 3: So sánh các số đo độ dài.
- Đọc yêu cầu BT 3?
- Chấm bài, nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 3p
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
5cm2mm = ....mm
6km4hm = ...hm
* Dặn dò: Ôn lại bài, làm bài VBT.
- Chuẩn bị bài Thực hành đo độ dài.
- HS đọc
- Nhận xét
- HS thực hành đo
- HS đọc
- Ba mét 2 đề- xi- mét
 3m = 30dm
3m2dm = 32dm
4m7dm = 47dm
4m7cm = 407cm
9m3cm = 903cm
+ 2 HS chữa bài
+ Làm BT
8dam + 5dam = 13dam 
720m + 43m = 763m
57hm - 28hm = 29hm
12km x 4= 48km
27mm : 3 = 9mm
- Làm vở
6m3cm < 7m 6m3cm < 630cm
6m3cm > 6m 6m3cm = 603cm
5m6cm =506cm 
5m6cm < 560cm
- HS thi điền số nhanh
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
3.Chính tả
 Tiết 18: Kiểm tra đọc
( Đề của phòng giáo dục ).
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
4.Tập làm văn
 Tiết 9: Kiểm tra viết
( Đề của phòng giáo dục ).
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
5. An toàn giao thông
 Tiết 9: Con đường an toàn đến trường ( tiết 1 ).
I. Mục đích yêu cầu:
HS biết tờn đường phố xung quanh trường. Biết cỏc đặc điểm an toàn và kộm an toàn của đường đi. Biết lựa chọn đường an toàn đến trường.
II. Nội dung:
Đặc điểm của đường an toàn.
Đặc điểm của đường chưa đảm bảo an toàn.
III. Chuẩn bị:
Thầy:tranh , phiếu đỏnh giỏ cỏc điền kiện của đường.
Trũ: ễn bài.
IV. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
HĐ1: Đường phố an toàn và kộm an toàn.
a-Mục tiờu:Nắm được đặc điểm của đường an toàn,đặc điểm của đường chưa đảm bảo an toàn.
b- Cỏch tiến hành:
Chia nhúm.
Giao việc: Nờu tờn 1 số đường phố mà em biết, miờu tả 1 số đặc điểm chớnh? Con đường đú cú an toàn khụng? Vỡ sao?
*KL: Con đường an toàn: Cú mặt đường phẳng, đường thẳng ớt khỳc ngoặt, cú vạch kẻ phõn chia làn đường , cú đốn tớn hiệu GT, cú biển bỏo GT, cú vỉa hố rộng khụng bị lấn chiếm, cú đốn chiếu sỏng
HĐ2: Luyện tập tỡm đường đi an toàn.
a-Mục tiờu: Vận dụng đặc điểm con đường an , kộm an toàn và biết cỏch xử lý khi gặp trường hợp an toàn.
b- Cỏch tiến hành:
Chia nhúm.
Giao việc:
HS thảo luận phần luyện tập SGK.
*KL: Nờn chọn đường an toàn để đến trường.
HĐ3: Lựa chọn con đường an toàn để đi học.
a-Mục tiờu: HS đỏnh giỏ con đường hàng ngày đi học cú đặc điểm an toàn hay chưa an toàn? vỡ sao?
b- Cỏch tiến hành:
Hóy GT về con đường tới trường?
V- Củng cố- dăn dũ.
Hệ thống kiến thức.
Thực hiện tốt luật GT.
Cử nhúm trưởng.
Thảo luõn.
Bỏo cỏo KQ
Cử nhúm trưởng.
HS thảo luận.
Đại diện bỏo cỏo kết quả, trỡnh bày trờn sơ đồ.
HS nờu.
Phõn tớch đặc điểm an toàn và chưa an toàn.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 9.
I / mục đích yêu cầu:
- Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động để các em thấy đợc ưu, nhược điểm của bản thân , từ đó có hướng phấn đấu, sửa chữa
-Rút kinh nghiệm công tác tuần qua và đề ra công tác tuần tới .
II/ Nội dung sinh hoạt
1/ Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần.
- Đạo đức: 
- Học tập: 
 - Các hoạt động Sao nhi đồng: 
2/ Rút kinh nghiệm chung trong tuần- Đề ra công tác tuần tới
- Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm những nhược điểm mắc phải trong tuần và duy trì tốt các mặt hoạt động:Đạo đức, học tập và các hoạt động của đội
- Y/c HS thực hiện tốt với ý thức tự giác, nghiêm túc.
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân:Tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng giám sát các thành viên trong lớp thực hiện tốt các mặt hoạt động trong tuần 10. 
Kí duyệt
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 soan S.doc