Giáo án Lớp 3 Tuần học 13 - Trường Tiểu học Hừa Ngài

Giáo án Lớp 3 Tuần học 13 - Trường Tiểu học Hừa Ngài

. Mục tiêu

* Tập đọc

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các CH trong SGK)

* Kể chuyện :

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện

*Giáo dục tinh thần yêu đất nước

 

doc 106 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần học 13 - Trường Tiểu học Hừa Ngài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13:
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
SÁNG
Tiết 1:Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
___________________________________
Tiết 2+3 : Tập đọc – kể chuyện
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu
* Tập đọc
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các CH trong SGK)
* Kể chuyện :
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện 
*Giáo dục tinh thần yêu đất nước 
II. Đồ dùng
	GV : ảnh anh hùng Núp
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của trò
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Cảnh đẹp non sông
- Mỗi câu ca dao nói đến vùng miền đó là những vùng miền nào ?
- GV nhận xét
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu bài )
b. Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm toàn bài
- Hướng dẫn HS giọng đọc
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ đúng giữa các dấu câu và cụm từ
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc đồng thanh
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Hướng dẫn HS trả lới các câu hỏi trong SGK
d. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 3
- Hướng dẫn HS đọc đúng, giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động
- GV và HS bình chọn cá nhân đọc tốt
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Chọn kể lại 1 đoạn câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời 1 nhân vật trong chuyện
2. Hướng dẫn học sinh kể bằng lời của nhân vật
- Đoạn văn mẫu trong SGK người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1 ?
- GV hướng dẫn học sinh có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, 1 người dân trong làng, ... nhưng chú ý : người kể cần sưng " tôi "
- GV và HS nhận xét bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
3.Củng cố dặn dò
- Nêu ý nghĩa của chuyện
- GV khen những HS đọc bài tốt, kể chuyện hay
- Nhận xét chung tiết học
- 6 em đọc bài
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét 
- HS nghe, theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
+ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài
+ HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đồng thanh đoạn 2, 1 HS đọc đoạn 3
- HS suy nghĩ trả lời
- 1 vài HS thi đọc đoạn 3
- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài
- HS nghe
- 1 HS đọc đoạn văn mẫu, cả lớp đọc thầm
- Nhập vai anh Núp
- HS chọn vai suy nghĩ về lời kể
- Từng cặp HS tập kể
- 3, 4 HS thi kể trước lớp
Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp
_________________________________
Tiết 4:Toán
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
- Giáo dục HS yêu môn toán
II. Đồ dùng
GV : Bảng phụ - Phiếu HT
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức:
2.Bài mới:
a. Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?( Vẽ hình như SGK)
- Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
b. Bài toán:
- Gọi HS đọc đề?
- Mẹ bao nhiêu tuổi?
- Con bao nhiêu tuổi?
- Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
- GV HD cách trình bày bài.
- Bài toán trên gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
c. Luyện tập:
* Bài 1: Treo bảng phụ
- Đọc dòng đầu của bảng?
- 8 gấp mấy lần 2?
- Vậy 2 bằng một phần mấy của 8?
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Chấm bài, chữa bài.
* Bài 3:cột a, b
- Đọc đề?
- Nêu số hình vuông màu xanh? màu trắng?
- Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh? Số hình vuông màu xanh bằng một phần mấy số hình vuông màu trắng?
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét bài làm của HS
- Ôn lại dạng toán vừa học.
- Hát
- HS đọc đề
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB
- HS đọc
- Mẹ 30 tuổi
- Con 6 tuổi
- Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần
- Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ
Bài giải
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là;
30 : 6 = 5( lần)
Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ
 Đáp số: 1/5
- HS đọc
- 4 lần
- bằng 1/4
- HS làm phiếu HT
- Đọc đề
- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài giải
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là: 
 24 : 6 = 4( lần)
Vậy số sách ngăn dưới bằng 1/4 số sách ngăn trên.
 Đáp số: 1/4
- HS đọc
- HS nêu
- Số hình vuông màu trắng gấp 5 : 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh. Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.
_____________________________________________________________
CHIỀU
Tiết 1:Tiếng việt *
 TIẾT 1:LUYỆN ĐỌC CẢNH ĐẸP NON SÔNG,NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu
- Đọc thuộc lòng câu ca dao trong bài cảnh đẹp non sông ( Từ Đồng Đăng...đến cá tôm )
-Đọc rõ ràng, rành mạch một đoạn trong bài Người con của Tây Nguyên ( Từ Núp mở những đến nửa đêm.)
- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi
II. Đồ dùng GV : SGK
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
2. Bài mới
a. HĐ1: Học thuộc lòng
- GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc
- Đọc câu
- Đọc khổ thơ
- Đọc cả bài
b. HĐ 2 : Tìm hiểu nội dung câu ca dao
- GV đưa ra câu hỏi cho HS trả lời
c. Hướng dẫn HS đọc một đoạn trong bài Người con của Tây Nguyên
GV:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và làm bài
Nhận xét câu trả lời của học sinh
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học
- 3 HS đọc bài
- Nhận xét bạn đọc
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
 Đọc nối tiếp 3 khổ
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Bình chọn nhóm đọc hay
3 HS đọc cả bài
- HS trả lời
-HS:Đọc câu ca dao và trả lời câu hỏi
Đáp án C 
Thảo luận và trả lời câu hỏi
Làm bài tập
________________________________________
Tiết 2+3.Dạy học tiếng H’Mông
ĐỒNG CHÍ LỒNG SOẠN GIẢNG
_____________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
SÁNG
Tiết 1:Thể dục
ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TUÂN SOẠN GIẢNG
___________________________________
Tiết 2:Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
- Biết giải bài toán có lời văn ( 2 bước tính)
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS
II. Đồ dùng
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức:
2. Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1: Đọc đề?
- 12 gấp mấy lần 3?
- 3 bằng một phần mấy của 12?
+ Tương tự HS làm các phần còn lại
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Chấm bài, chữa bài.
* Bài 3: Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: 
- GV yêu cầu HS tự xếp hình.
3. Củng cố:
- Đánh giá KQ làm bài.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- HS đọc đề
- gấp 4 lần
- Bằng 1/4 của 12
- HS làm phiếu HT
- 1 HS chữa bài- Lớp làm vở
- HS đọc đề
-So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài giải
Số con bò có là:
7 + 28 = 35( con)
Số con bò gấp số con trâu số lần là:
35 : 7 = 5( lần)
Vậy số con trâu bằng 1/5 số con bò.
 Đáp số: 1/5
- HS nêu
- HS nêu
- Bài toán giải bằng hai phép tính.
Bài giải
Số con vịt đang bơi dưới ao là:
48 : 8 = 6( con)
Số con vịt đang ở trên bờ là:
48 - 6 = 42( con)
 Đáp số: 42 con vịt
- HS xếp hình
___________________________________
Tiết 3:Âm nhạc
ĐỒNG CHÍ HƯNG SOẠN GIẢNG
__________________________________
Tiết 4:Chính tả
NGHE-VIẾT:ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần iu/ uyu ( BT2)
- Làm đúng BT3 a/b
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết các từ ngữ BT2
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết các từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch
- GV nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích,yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn HS viết chính tả
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- GV đọc bài : Đêm trăng trên Hồ Tây 
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả
* GV đọc cho HS viết
- GV quan sát, động viên HS
* Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 / 105
- Nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu học sinh
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 105
- Đọc yêu cầu BT
- Cả lớp và giáo viên nhận xét
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng, các lớp viết bảng con
- HS nghe, theo dõi SGK
- 1, 2 HS đọc lại
- HS trả lời
+ HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở
+ Điền vào chỗ trống iu hay uyu
- 2 em lên bảng, cả lớp làm vở
- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn
- Đọc bài làm của mình
+ Lời giải : đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay.
+ Viết lời giải câu đố
- HS quan sát hình minh hoạ gợi ý giải câu đố
- Viết lời giải ra giấy nháp
- 4, 5 HS lên bảng viết lời giải, đọc kết quả
+ Lời giải : 
a. con ruồi, quả dừa, cái giếng
_____________________________________________________________
CHIỀU
Tiết 1:Mĩ thuật
ĐỒNG CHÍ HIỀN SOẠN GIẢNG
___________________________________
Tiết 2:Tiếng việt *
TIẾT 2:LUYỆN VIẾT
I. Mục tiêu
- Nghe –viết đúng bài chính tả : Cửa Tùng ( từ Từ cầu Hiền Lương ...đến “Bà chúa của các bãi tắm” )
- Làm đúng bài tập 2,3
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết nội dung BT2
	 HS : Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết 3 từ có tiếng chứa vần ooc
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích ,yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh viết chính tả
* Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả cần viết
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả
* GV đọc cho HS viết
- GV theo dõi, động viên HS viết bài
* Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2
-Gọi 1 HS lên bảng làm
- GV phát phiếu học tập cho HS làm bài 3
- GV chữa bài ,nhận xét
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn
Lắng nghe
1 HS đọc bài
- Cả lớp đọc thầm 
- HS viết bảng con
- HS nghe và viết bài vào vở chính tả
- Điền vào chỗ trống iu hoặc uyu
- HS làm bài vào bảng con
1  ... iá trị của biểu thức
- HS thảo luận nhóm và làm bài tập
Đại diện nhóm lên bảng trình bày
a) 325 + 12 x 5 =325 + 60
 = 385
b) 300 – 7 x 8 = 300 – 56
 = 244
c) 34 x 6 – 90 = 204 – 90
 = 114
d) 40 x 9 + 40 = 360 + 40
 = 400
e) 100 – 56 : 7 = 100 – 8
 = 92
g) 75 + 30 x 2 = 75 + 60
 = 135
-HS nhận xét bài của các nhóm
- Đọc đề
- Bao thứ nhất 50kg gạo,bao thứ hai 30kg. Số gạo của hai bao này đổ đều vào các túi , mỗi túi 5kg
- Hỏi có bao nhiêu túi gạo như thế?
- HS lên bảng làm bài
Bài giải:
Có số túi gạo là:
( 50 + 30 ) : 5 = 18 ( túi )
 Đáp số: 18 túi
- Lên bảng làm bài
a) 50 - 5 ´ 4 = 30 	 Đ
210 : 7 + 20 = 50 	Đ
40 + 30 ´ 3 = 130 	Đ
300 - 100 : 5 = 40	S
b) 32 ´ 3 - 2 = 32 	 S
130 + 20 : 5 = 30	S
40 + 30 ´ 3 = 210 	 S
300 - 100 : 5 = 280	Đ
- Chia nhóm thảo luận làm bài vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm lên trình bày
_____________________________________________________________
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
SÁNG
Tiết 1:Thủ công
ĐỒNG CHÍ LỒNG SOẠN GIẢNG
__________________________________
Tiết 2:Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( Tiếp )
I. Mục tiêu
- HS biết thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng , trừ ,nhân , chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức
- Rèn KN tính giá trị biểu thức và giải toán.
- GD HS chăm học toán.
II. Đồ dùng 
- GV : Bảng phụ- Phiếu HT
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ta thực hiện tính ntn?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. HD thực hiện tính GTBT có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Ghi bảng 60 + 35 : 5
- Yêu cầu HS tính GTBT
- GV nhận xét và KL: Khi tính GTBT có các phép tính cộng, trù, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
b. HĐ 2: Thực hành
* Bài 1:- BT yêu cầu gì?
- Nêu cách tính già trị biểu thức?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2: Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- GV nhận xét, chữa
* Bài 3:- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chấm, chữa bài.
3.Củng cố:
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- 2- 3 HS nêu
- Nhận xét
- HS đọc BT và tính
60 + 35 : 5 = 95 : 5 86 - 10 x 4 = 86 - 40
 = 19 = 46
- HS đọc quy tắc
- HS nêu
- HS nêu và làm phiếu HT
41 x 5 - 100 = 205 - 100
 = 105
93 - 48 : 8 = 93 - 6
 = 87
- HS đọc- làm nháp rồi điền Đ, S
- HS nêu
- HS nêu
Bài giải
Cả mẹ và chị hái được số táo là:
60 + 35 = 95( quả)
Mỗi hộp có số táo là:
95 ; 5 = 19( quả)
 Đáp số; 19 quả táo.
_____________________________________
Tiết 3:Toán *
BÀI 77 TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( Tiếp )
I. Mục tiêu
- Củng cố thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng , trừ ,nhân , chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức
- Rèn KN tính giá trị biểu thức và giải toán.
- Giáo dục HS chăm học toán.
II. Đồ dùng 
- GV : Bảng phụ- Phiếu HT 
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết trước
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Làm bài tập
* Bài 1:Viết vào chỗ chấm cho thích hợp
- Cho HS làm các nhân trên phiếu học tập
- Nhận xét
* Bài 2:Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Cho HS chơi trò chơi tiếp sức
1 phiếu gắn biểu thức,HS gắn Đ hoặc S vào các biểu thức
- Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc
* Bài 3:- Nêu đề?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS lên bảng làm
- Chữa bài nhận xét
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
- HS lên bảng làm bài,dưới lớp làm nháp
- Lắng nghe
HS lên bảng làm,dưới lớp làm vào phiếu học tập
a) 172 + 10 x 2 = 172+20
 = 192
b) 10 x 2 + 300 = 20 + 300
 = 320
c) 69 – 54 : 6 = 69 – 9 
 = 60
d) 900 + 9 x 10 = 900 + 90 
 = 990
e)20 x 6 + 7 = 120 + 7
 = 127
g) 72 + 300 x 3 = 72 + 900
 = 972
HS chia nhóm tham gia trò chơi
a) Đ b) S c) S d) S
e) S g) S h) Đ i) Đ
- Nêu đề
- Có 24 bạn nam và 21 bạn nữ, xếp thành 5 hàng đều nhau
- Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn?
- HS lên bảng làm bài
Bài giải:
Mỗi hàng có số bạn là:
 ( 24 + 21) : 5 =10 (bạn)
 Đáp số: 10 bạn
_____________________________________
Tiết 4:Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN.DẤU PHẨY
I. Mục tiêu
	- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và nông thôn (BT1,BT2)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3)
II. Đồ dùng.
	GV : Bản đồ Việt nam có tên các tỉnh, huyện, thị, bảng lớp viết đoạn văn BT3
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Làm BT1, BT3 tiết LT&C tuần 15
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu
b. Hướng dẫn HS làm BT
* Bài tập 1 / 135
- Nêu yêu cầu BT
- GV treo bản đồ Việt Nam, kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ.
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 135
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 135
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
- 2 HS làm miệng
- Nhận xét
+ Kể tên 1 số thành phố ở nước ta, 1 vùng quê mà em biết.
- HS tao đổi theo bàn
- Đại diện các bàn lần lượt kể
- 1 số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị tí từ phía Bắc đến phía Nam : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, ĐIện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì...
- Mỗi HS kể tên 1 vùng quê 
+ Kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, thường thấy ở nông thôn
- HS trao đổi theo nhóm đôi
- Phát biểu ý kiến
+ Chép lại đoạn văn và đặt dấu phẩy vào những chỗ chấm thích hợp.
- HS làm bào vào vở
- 1 em lên bảng làm
- Nhận xét
_____________________________________________________________
CHIỀU
Tiết 1:Chính tả ( Nhớ - viết )
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát
- Làm đúng BT2 a/b
- Giáo dục tính cẩn thận cho HS
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết BT2, các câu đố. Phiếu BT2
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
b. Hướng dẫn HS nhớ viết.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc 10 dòng thơ bài Về quê ngoại
- Nêu cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát ?
* Hướng dẫn HS viết bài
- GV nêu yêu cầu 
* Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. Hướng dẫn HS làm BT
* Bài tập 2 / 137
- Nêu yêu cầu BT phần a
- GV phát phiếu 
- GV nhận xét
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- 2 HS đọc thuộc lòng, lớp đọc thầm theo
- Câu 6 lùi vào 2 ô, câu 8 lùi vào 1 ô
- HS tự viết ra bảng con những tiếng dễ sai chính tả.
- HS đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ.
- HS tự viết bài
+ Điền vào chỗ trống tr/ch
- HS làm bài vào phiếu
- 1 em lên bảng
- Nhận xét bài làm của bạn
- Lời giải: công cha, trong nguồn, chảy ra, kính cha, tròn chữ hiếu.
_______________________________________
Tiết 2:Thể dục
ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TUÂN SOẠN GIẢNG
__________________________________________
Tiết 3:Giáo dục ngoài giờ lên lớp
HỘI VUI HỌC TẬP
_____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
SÁNG
Tiết 1:Đạo đức
ĐỒNG CHÍ LỒNG SOẠN GIẢNG
___________________________________
Tiết 2:Toán 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ, chỉ có phép nhân, phép chia; các phép phép cộng, trừ, nhân, chia.
- Rèn KN tính giá trị biểu thức và giải toán.
- GD HS chăm học toán.
II. Đồ dùng
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Nêu quy tắc tính giá trị biểu thức?
- Nhận xét, cho điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Luyện tập
* Bài 1:
- Đọc đề?
- Biểu thức có dạng nào? Nêu cách tính?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 2: Tương tự bài 1
* Bài 3: Tương tự bài 2
- Chấm bài, chữa bài.
3. Củng cố:
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- 2 - 3HS nêu
- Nhận xét.
- HS đọc
- HS nêu
- làm phiếu HT
125 - 85 + 80 = 40 + 80 
 = 120
21 x 2 x 4 = 42 x 4
 = 168
- HS làm vở
81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
20 x 9 : 2 = 180 : 2
 = 90
11 x 8 - 60 = 88 - 60
 = 28
______________________________________
Tiết 3:Tự nhiên và xã hội
ĐỘNG CHÍ LỒNG SOẠN GIẢNG
______________________________________
Tiết 4:Tập làm văn
NGHE – KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN . NÓI VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết kể về thành thị nông thôn dựa theo gợi ý (BT2)
- Giáo dục HS yêu môn học
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết gợi kể chuyện, 1 số tranh ảnh về cảnh nông thôn.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc bài tập 2 tiết TLV trước
- Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học
b. Hướng dẫn làm BT
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT
- GV mở bảng phụ viết gợi ý
- Cả lớp và GV bình chọn bạn nói hay
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
- 2 HS đọc bài
- Kể những điều em biết về nông thôn
- Dựa vào câu hỏi gợi ý1 HS làm mẫu
- HS xung phong trình bày bài trước lớp
________________________________________
Tiết 5:Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP TUẦN 16
I. Mục tiêu 
- Hs nhận ra ưu khuyết điểm trong tuần, biết phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm
- Đề ra phương hướng tuần tới
- Giáo dục HS có tính phê bình và tự phê bình
II. Chuẩn bị
 Nội dung sinh hoạt
III. Nội dung
1.Nhận xét chung
* Đạo đức : Nhìn chung đa số các em ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết vời bạn bè.
* Học tập: Đi học tương đối đều và đầy đủ, học và làm bài về nhà tương đối tốt, trong lớp chú ý nghe giảng phát biểu ý kiến xây dựng bài như em : Trang,Ánh, Nhẻ,Tiến
- Vẫn còn em đi học muộn và hay nghỉ học như em Hải,Cá,
- Chữ viết xấu như em Hải, Tú,Cá
- Đọc yếu như em Hải,Cá , Phúc
- Học toán yếu như em Hải,Cá, Tú
Một số em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng như em Anh , Hải
* Thể dục – vệ sinh:
 - Ra xếp hàng nhanh nhẹn nghiêm túc, tập đều đẹp
 - Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ
 2. Phương hướng tuần 17
- Thi đua học tập dành nhiều hoa điểm tốt
- Đi học chuyên cần , không nghỉ học tự do,đi học đúng giờ
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN LỚP 3A2 TUÁN 13,14,15,16.doc