Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 14

Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 14

1.Kiến thức: - Biết so sánh các khối lượng.

- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.

2.Kĩ năng: - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.

- HS làm được các bài tập: 1,2,3,4.

3.Thái độ: GD HS yêu thích bộ môn

II/CHUẨN BỊ

 1.Chuẩn bị của gv

- Một cân đồng hồ loại nhỏ 2 kg ; 5 kg.

2. Chuẩn bị của hs

 Sgk,vở

 

doc 80 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tiết: 1
TOÁN :
LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Biết so sánh các khối lượng.
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
2.Kĩ năng: - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
- HS làm được các bài tập: 1,2,3,4.
3.Thái độ: GD HS yêu thích bộ môn
II/CHUẨN BỊ
 1.Chuẩn bị của gv
- Một cân đồng hồ loại nhỏ 2 kg ; 5 kg.
2. Chuẩn bị của hs
 Sgk,vở
III/ DỰ KIẾN HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 Cá nhân, nhóm , lớp
IIV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Bài cũ:
2 . Bài mới 
a,Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 : Thực hiện các phép tính với số đo khối lượng bằng cách so sánh
- Yêu cầu HS đọc kĩ bài tập rồi tự làm bài vào bảng con.
Bài 2 : 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi điều gì ? 
-Yêu cầu HS tự giải vào vở
- GV nhận xét,chữa bài
Bài 3 : 
- GV hướng dẫn các em đổi 1kg = 1000g
+ Số đường còn lại nặng bao nhiêu gam .
+ Tìm mỗi túi nhỏ nặng bao nhiêu gam .
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở
- GV nhận xét 
Bài 4 : GV tổ chức dưới dạng trò chơi:
+ Cân hộp bút và can 6 hộp đồ dùng học toán 
+ GV cho HS so sánh khối lượng hai vật xem vật nào nhẹ hơn .
3 . Củng cố – Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS
-3 HS đọc bảng nhân 9 
-3 HS nhắc lại 
- HS làm bảng con :
744g > 474g 305g < 350g
400g + 8g < 480g; 450g < 500g - 40g
- 2 HS đọc bài toán 
- HS trả lời .
 Tất cả có bao nhiêu gam bánh và kẹo ? 
-HS thực hiện:
 Bài giải
Cả 4 gói kẹo cân nặng là 
 130 x 4 = 520g
Cả kẹo và bánh cân nặng là.
 520 + 175 = 695 (g)
 Đ/S: 695 gam
- HS theo dõi
- HS thực hiện:
Bài giải
1kg = 1000g
số đường còn lại cân nặng là.
1000 - 400 = 600g
mỗi túi đường nhỏ cân nặng là:
600 : 3 = 200(g)
Đ/S: 200(g)
- 2 nhóm HS lên thi đua cân rồi ghi lại kết quả (hai vật) . So sánh khối lượng hai vật .
- Các nhóm khác kiểm tra , nhận xét 
- HS lắng nghe
 	V/ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
...............................
	Thứ ba ngày20 tháng 11 năm 2012
Tiết: 1+2
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Đọc đúng, rành mạch, biết cách nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2.Kĩ năng: - Hiểu nội dung: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
3.Thái độ: GD HS yêu thích bộ môn
II/CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: - Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện .
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 Sgk,vở
III/ DỰ KIẾN HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 Cá nhân, nhóm , lớp
IIV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc: Cửa Tùng.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
- Tranh vẽ một chiến sĩ liên lạc đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ. Người liên lạc là anh Kim Đồng.Anh là một chiến sĩ liên lạc có nhiều đóng góp cho cách mạng.Năm 1943, trên đường đi liên lạc, anh bị trúng đạn của địch và hi sinh khi mới 15 tuổi. Bài hôm nay sẽ giúp các em thấy được sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của người anh hùng nhỏ tuổi này. 
a)Đọc mẫu:Giáo viên đọc mẫu bài, chú ý giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
b)Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn . 
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Theo dõi học sinh đọc bài để chỉnh sửa lỗi ngắt giọng. 
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. Giáo viên có thể giảng thêm nghĩa của các từ này nếu thấy học sinh chưa hiểu.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại bài trước lớp.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
- Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ.
- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
+ Giảng: Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng của ta đang trong thời kì hoạt động bí mật và bị địch lùng bắt ráo riết.Chính vì thế,các cán bộ kháng chiến thường phải cải trang để che mắt địch. Khi đi làm nhiệm vụ phải có người đưa đường và bảo vệ.Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 và 3 của bài.
- Chuyện gì xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối?
- Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện bác cán bộ?
- Khi qua suối, hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần, thế nhưng nhờ sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của Kim Đồng mà hai bác cháu đã bình an vô sự. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch.
- Hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của Kim Đồng.
- Giáo viên tiến hành các bước tương tự như ở các tiết tập đọc trước.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc các từ phát âm đúng, mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên 
- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, chú ý đọc các câu.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên .
- Mỗi nhóm 4 học sinh , lần lượt từng học sinh đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Đọc đồng thanh.
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. 
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.
- Bác cán bộ đóng vai một ông già Nùng. Bác chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai bợt cả hai cửa tay, trông bác như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa.
- Học sinh thảo luận cặp đôi, sau đó đại diện học sinh trả lời. Vì đây là vùng dân tộc Nùng, bác cán bộ sẽ hòa đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa
phương và không nghi ngờ.
- Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu , người đi sau tránh vào ven đường.
- Nghe giảng, sau đó 1 học sinh đọc lại đoạn 2,3 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần.
- Chúng kêu ầm lên.
- Khi gặp địch Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo ra hịêu cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi, anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm rồi thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa.
- Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
* Kể chuyện:
1. Xác định yêu cầu và kể mẫu:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Hỏi: Tranh 1 minh họa điều gì?
- Hai bác cháu đi đường như thế nào?
- Hãy kể lại nội dung của tranh 2.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh 3, và hỏi: Tây đồn hỏi Kim Đồng điều gì? Anh đã trả lời chúng ra sao?
- Kết thúc của câu chuyện như thế nào?
2. Kể theo nhóm.
- Chia học sinh thành nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm.
 3. Kể trước lớp:
- Tuyên dương học sinh kể tốt.
- Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
- Tranh 1 minh họa cảnh đi đường của hai bác cháu.
- Kim Đồng đi trước, bác cán bộ đi sau. Nếu thấy có điều gì đáng ngờ thì người đi trước ra hiệu cho người đi sau nấp vào ven đường .
- 1 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét: Trên đường đi, hai bác cháu gặp Tây đồn đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh ứng phó với chúng, bác cán bộ ung dung ngồi lên tảng đá như ngồi bị mỏi chân ngồi nghỉ.
- Tây đồn hỏi Kim Đồng đi đâu, anh trả lời chúng là đi mời thầy mo về cúng cho mẹ đang bị ốm rồi giục bác cán bộ lên đường kẻo muộn.
- Kim Đồng đã đưa bác cán bộ đi an tòan. Bọn Tây đồn có mắt mà như thong manh nên không nhận ra bác cán bộ. 
- Mỗi nhóm 4 học sinh. Mỗi học sinh chọn kể lại đoạn truyện mà mình thích. Học sinh trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau.
- 2 nhóm học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi , nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
 4. Củng cố 
- Phát biểu cảm nghĩ của học sinh về anh Kim Đồng. 2 đến 3 học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét tiết học .
5.Dặn dò: - Bài về nhà : Tập đọc và tập kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Nhớ Việt Bắc.
V/ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
...............................
Tiết: 3
TOÁN
BẢNG CHIA 9
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng bảng chia 9 trong giả toán (có một phép chia 9).
2.Kĩ năng: - Cột 4 bài 1 và 2 dành cho học sinh giỏi.
3.Thái độ: GD HS yêu thích bộ môn
II/CHUẨN BỊ
 1.Chuẩn bị của gv/- Các tấm bia, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn.
-Tranh vẽ minh hoạ bài toán như trong SGK. 
2. Chuẩn bị của hs:Vở, Vở nháp, bảng con.
III/ DỰ KIẾN HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 Cá nhân, nhóm , lớp
IIV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 9. 
3. 3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài:Trong giờ học toán này, các em sẽ dựa vào bảng nhân 9 để thành lập bảng chia 9 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 9.
b) Lập bảng chia 9
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 9 chấm tròn và hỏi: Lấy một tấm bìa có 9 chấm tròn.Vậy 9 lấy 1 lần 
- Hãy viết phép tính tương ứng với “9 được lấy 1 lần bằng 9”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 9 chấm tròn, biết mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa
- Vậy 9 chia 9 được mấy?
- Viết lên bảng 9 : 9 = 1 và yêu cầu học sinh đọc phép nhân và phép chia vừa lập được.
- Gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn? 
- Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn? 
- Trên tất cả các tấm bìa có 18 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa .
- Vậy 18 chia 9 bằng mấy?
- Viết lên bảng phép tính 18 : 9 = 2 lên bảng, sau đó cho học sinh cả lớp đọc hai phép tính nhân, chia vừa lập được.
- Tiến hành tương tự với một vài phép tính khác.
c) Học thuộc lòng bảng chia 9.
-Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 9 vừa xây dựng được.
- Yêu cầu học sinh tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 9.
- Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 9
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 9? 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc ...  BỊ
 1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa : N, Q.
Tên riêng và câu ứng dụng.
 2. Học sinh : Vở tập viết.
III/ DỰ KIẾN HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 Cá nhân, nhóm , lớp
IIV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC:
 -Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ: Mạc Thị Bưởi.
- Nhận xét – ghi điểm.
B.Bài mới:
a/ GTB: Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa N, Q có trong từ và câu ứng dụng
b/ HD viết chữ hoa:
* QS và nêu quy trình viết chữ hoa : N, Q.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
c/ HD viết từ ứng dụng:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về Ngô Quyền?
- Giải thích: Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc nước ta. Năm 938 ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập của nước ta.
- QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào?
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
Ngo Quyền 
d/ HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
- Giải thích: Câu ca dao ca ngợi phong cảnh của vùng xứ Nghệ An, Hà tỉnh rất đẹp, đẹp như tranh vẽ.
-Nhận xét cỡ chữ.
-HS viết bảng con. Đường,non
e/ HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/1. Sau đó YC HS viết vào vở.
Viết đúng chữ hoa N (1 dòng), Q, Đ (1 dòng)
Viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1 dòng) và câu ứng dụng: Đường vơ xứ Nghệ .hoạ đồ (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
Thu chấm 10 bài. Nhận xét .
4. Củng cố - HS nhắc lại qui trình viết các chữ N, Q.
5.Dặn dò: -Về nhà luyện viết phần ở nhà
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc: Mạc Thị Bưởi.
Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại lên hịn núi cao.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: N, Q, Đ
-- HS nhắc lại qui trình viết các chữ N, Q. Lớp theo dõi.
-1HS lên bảng viết,
 HS lớp viết bảng con: N, Q, Đ
-2 HS đọc Ngo Quyền
-2 HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
-Chữ N, Q, Đ, Y cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách bằng 1 con chữ o.
- 1 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
 Ngo Quyền
-3 HS đọc.
-Chữ N, Đ, g, q, h, b, đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. 
- 1 HS lên bảng,
 lớp viết bảng con. Đường,non .
-HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
HS khá, giỏi: Viết đúng và đủ các dòng (Tập viết trên lớp) trong trang vở Tập viết 3.
- Hs nhắc lại
 V/ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
...............................
 Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2012
Tiết: 1
TOÁN:
 HÌNH VUÔNG
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Nhận biết một số yếu tố(đỉnh, cạnh , góc) của hình vuông
2.Kĩ năng:Vẽ hình vuông đơn giản trên giấy kẻ ô vuông.
3.Thái độ: Yêu thích các vật có dạng hình vuông,thích học toán
II/CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Thước thẳng, êke, mô hình hình vuông.
 2. Học sinh : SGK, vở Thước thẳng, êke, mô hình hình vuông.
III/ DỰ KIẾN HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 Cá nhân, nhóm , lớp
IIV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài tập đã giao về nhà,gọi 2 HS nêu tên HCN, cạnh, độ dài của các cạnh hình chữ nhật có trong bài tập 3.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học lên bảng.
b. Giới thiệu hình vuông:
-Vẽ lên bảng hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình tam giác, 1 hình chữ nhật.
-YC HS đo về góc , các cạnh của hình
 (Theo em, các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc như thế nào?)
-YC HS dùng êke để ktra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
 -YC HS ước lượng và so sánh (ss) độ dài của cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại.
-Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
-YC HS suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông.
-YC HS tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
c. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
-YC HS tự nhận biết HV, sau đó dùng thước và êke để Ktra lại.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 2: 
-YC HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai HV 
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 3:
-Tổ chức cho HS tự làm bài và kiểm tra 
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 4: GVHD-HS kẻ giấy ô vuông
-YC HS vẽ hình như SGK vào vở ô li
-Cho hs làm
 vở
3. Củng cố YC nêu đặc điểm của hình vuông.
Giáo dục liên hệ
4.Dặn dò: -YC HS luyện thêm về các hình đã học.
-Chuẩn bị bài:Chu vi hình chữ nhật
-2 học sinh lên bảng làm bài.
-Độ dài AB = CD = 4cm và AD = BC = 3cm; độ dài MN = PQ = 5cm và MQ = NP = 2cm.
-Nghe giới thiệu. 
-1 HS tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ GV đưa ra.
-Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều là góc vuông.
-Độ dài 4 cạnh của hình vuông là bằng nhau
Vài HS nhắc lại
-Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền,
-Giống nhau: Đều có 4 góc vuông ở 4 đỉnh.
-Khác nhau: HCN có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau còn HV có 4 cạnh bằng nhau.
- HS trả lời miệng
-HS dùng thước êke để ktra từng hình, sau đó báo cáo KQ với GV.
+ Hình ABCD là HCN không phải là HV.
+ Hình MNPQ không phải là HV vì các góc ở đỉnh không phải là góc vuông.
+ Hình EGHI là HV vì có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
-Làm bảng con, 1 HS làm bảng lớp
+Hình ABCD có độ dài cạnh là 3cm.
+Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4cm.
- HS nêu
V/ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
...............................
Tiết 2
CHÍNH TẢ (nghe – viết)
 ÂM THANH THÀNH PHỐ
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Nghe - viết đúng bài chính tả;trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Tìm được từ có vần ui/uôi (BT 2), làm bài tập 3 /b
2.Kĩ năng:Trình bày bài đẹp,đúng.
 3.Thái độ: GDHS rèn chữ viết đúng đẹp
II/CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ, hoặc giấy khổ to. Bút dạ.
 2. Học sinh : SGK, Vở
III/ DỰ KIẾN HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 Cá nhân, nhóm , lớp
IIV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt trong tiết chính tả trước.
-Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu cầu cầu bài 
b.Hướng dẫn viết chính tả:
-GV đọc đoạn thơ 1 lượt.
-Hỏi: Khi nghe bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven anh Hải có cảm giác như thế nào?
*Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn có những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
*Viết chính tả.
- Gv đọc mẫu
GV nhắc nhở tư thế ngồi viết
-GV đọc, HS viết bài.
- Sốt lỗi
*Chấm bài.
- GV sửa lỗi
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2.: Tìm 5 từ có vần ui ,5từ có vần uôi
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi nhóm đọc bài làm của mình, các nhóm khác bổ sung nếu có từ khác. 
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: a
Gọi HS đọc YC bài tập.
-YC HS hoạt động trong nhóm đôi.
-Gọi các đôi thực hành.
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
4. Củng cố -Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: -Dặn HS về nhà nhớ các từ vừa tìm được, HS nào viết xấu, sai từ 5 lỗi trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau
-1 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
 dịu dàng, giản dị ,giĩng giả, rộn ràng
-Theo dõi GV đọc, 3 HS đọc lại.
-Anh Hải có cảm giác dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.
-Bét-tô-ven, ngồi lặng, dễ chịu, pi-a-nô, căng thẳng,.
- 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Đoạn văn có 3 câu.
-Các chữ đầu câu: Hải, Mỗi, anh. Tên riêng: Cẩm Phả, Hà Nội, Hải, Bét-tô-ven, Ánh.
-Nghe GV đọc và viết vào vở.
- HS soát lỗi
-Đổi chéo vở và dò bài.
-Nộp 5 -10 bài chấm điểm nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-HS làm bảng nhóm
-Đọc lại các từ vừa tìm được 
+ui: củi, cặm cụi, dụi mắt, dùi cui, bụi cây, núi,
+uôi: chuối, buổi sáng, cuối cùng, suối đá, nuôi nấng, tuổi tác,
-1 HS đọc YC SGK.
-2 HS ngồi cùng bàn hỏi và trả lời.
-Lời giải: giống-ra- dạy
-HS đọc lại các từ BT2
-Lắng nghe, về nhà thực hiện.
V/ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
...............................
Tiết: 3
 TẬP LÀM VĂN
 VIẾT VỀ THÀNH THỊ NÔNG THÔN
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Viết được 1 bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho bạn kể những điều mình biết về thành thị , nông thôn.
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng viết thư.
3.Thái độ: Yêu thích viết thư kể về thành thị,nông thôn	
II/CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Mẫu trình bày bức thư. 
Tranh ảnh về cảnh nông thôn hoặc thành thị.
 2. Học sinh : SGK, vở
III/ DỰ KIẾN HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 Cá nhân, nhóm , lớp
IIV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng YC kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên.
-GV kiểm tra phần đoạn văn viết về thành thị hoặc nông thôn đã giao về nhà ở tiết 16.
-Nhận xét ghi điểm.NXC
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn này em sẽ viết vàø nói về thành thị, nông thôn mà em biết cho bạn mình nghe qua một bức thư mà em gửi cho bạn.
b.Hướng dẫn viết thư:
-Gọi 2 HS đọc YC đề bài.
-Em cần viết thư cho ai?
-Em viết để kể những điều em biết về thành phố hoặc nông thôn. 
-Mục đích chính viết thư là kể cho bạn nghe về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em cũng cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành. 
-Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày một bức thư. GV cũng có thể treo bảng phụ viết sẵn hình thức của bức thư cho HS đọc. 
-Gọi 1 HS làm miệng trước lớp. 
-Yêu cầu HS cả lớp viết thư.
-Gọi 5 HS đọc bài trước lớp.
-Nhận xét cho điểm.
3. Củng cố Nhắc lại trình tự một bức thư.
Nhận xét và biểu dương những HS học tốt
4.Dặn dò: -Về nhà suy nghĩ thêm về nôïi dung, cách diễn đạt của bài viết kể về thành thị hoặc nông thôn. Chuẩn bị bài thi HKI
-2 HS lên bảng thực hiện YC.
 HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc trước lớp.
-Viết thư cho bạn.
-Nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
-1 HS nêu cả lớp theo dõi và bổ sung.
-1 HS khá trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
-Thực hành viết thư.
-5 HS đọc thư của mình, lớp nhận xét bổ sung ý kiến cho thư của bạn.
-HS nhắc lại
-Lắng nghe và ghi nhận.
V/ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
...............................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 2 lop 3 tuan 14 15 16 17 lop 3.doc