• Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lưá tuổi.
• Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên :Phiếu
Học sinh : VBT
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 22 ( Từ ngày 06/02/2010 đến 10/02/2012 ) Thứ ngày Môn học Tiết Tên môn học Hai 06/02 Đạo đức 22 Giao tiếp với khách nước ngoài t2 Tập đọc 64 Nhà bác học và bà cụ TĐ- KC 65 Nhà bác học và bà cụ Toán 106 Năm tháng (tiếp theo) Chào cờ 22 Ba 07/02 Thể dục 43 Nhảy dây TN –XH 44 Rễ cây Toán 107 Hình tròn ,tâm ,đường kính Chính tả 43 Ê- đi - xơn Mỹ thuật 22 Vẽ trang trí: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều Tư 08/02 Tập đọc 66 Cái cầu Âm nhạc 22 Toán 108 Vẽ trang trí hình tròn Tập viết 22 Ôn chữ hoa P Tiếng Bah Nar Năm 09/02 Thể dục 44 TC "Lò cò tiếp sức” Toán 109 Nhân số có bốn chữ số với số LT & Câu 22 Từ ngữ về sáng tạo Chính tả 44 Một nhà thông thái Tiếng Bah Nar Sáu 10/02 Tập làm văn 22 Nói viết về người lao động trí óc Toán 110 Luyện tập TN - XH 44 Rễ cây (tiếp theo) Thủ công 22 Đan nong mốt t2 Tiếng Bah Nar SH lớp 22 Thứ hai ngày 06 tháng 02 năm 2012 ĐẠO ĐỨC Tiết 22 : TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (T2). I/ Mục tiêu : Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lưá tuổi. Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản II/ Chuẩn bị : Giáo viên :Phiếu Học sinh : VBT III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 1). - GV nhận xét 3.Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài : Tôn trọng khách nước ngoài (Tiết 2) 3.2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Liên hệ thực tế: - Y/c HS trao đổi trong nhóm đôi và hãy kể về hành vi lịch sự với khác nước ngoài mà em biết qua chứng kiến ngoài cuộc sống, qua ti vi, báo, . - Sau đó cho biết em có nhận xét gì về hành vi đó ? - Y/c HS kể trước lớp. - GV nhận xét và kết luận : Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là việc làm tốt, chúng ta nên học tập các việc làm đó. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi - Yêu cầu HS họp nhóm 4 , phát cho các nhóm phiếu ghi các tình huống, y/c thảo luận nhận xét các ứng xử với kháchnước ngoài trong 3 trường hợp sau: Khi khách nước ngoài hỏi thăm, Vi xấu hổ, lúng túng không trả lời và chạy đi. Bạn Lan biết một chút tiếng Anh đã rất nhiệt tình phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm. - Y/c các nhóm cử đại diện lên trình bày, mỗi nhóm trình bày một tình huống. - GV nhận xét và kết luận: Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi bạn không hiểu ngôn ngữ của họ. Lan giúp đỡ khách nước ngoài bằng việc làm phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách. * Vậy chúng ta nên học tập các hành vi đúng như bạn Lan, không nên như các bạn nhỏ lôi kéo bắt ép mua hàng hoặc những bạn giống bạn Vi cần mạnh dạn hơn với khách nước ngoài. Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai - Yêu cầu 6 nhóm thảo luận xử lí tình huống sau và đóng vai tình huống đó: + Tình huống 1 : Nhóm1, 2, :Hôm đó có đoàn khách nước ngoài đến trường em và hỏi em về tình hình học tập. Em sẽ ứng xử như thế nào ? + Tình huống 2: Nhóm 3 , 4 : Em thấy một số bạn nhỏ tò mò vây quanh xe ô tô của khách nước ngoài, một vài bạn lôi kéo khách đòi cho kẹo và đánh giày. Em sẽ làm gì? - Y/c các nhóm lên thể hiện trước lớp. * GV kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và giúp đỡ họ là điều cần thiết để thể hiện lòng tự trọng và tự hào của dân tộc ta, giúp người nước ngoài thêm hiểu biết và yêu mến con người Việt Nam. 4.Củng cố: - GV nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: + Bài nhà: thực hiện tốt điều đã học trong cuộc sống hàng ngày. + Chuẩn bị :Xem trước bài “ Tôn trọng đám tang” - Hát - HS thực hiện theo - HS nghe. - HS thảo luận nhóm đôi. - Một số HS kể trước lớp. Cả lớp nhận xét , bổ sung. - HS thảo luận trong nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe. - Các nhóm trao đổi và tập đóng vai. - 2 nhóm lên đóng vai. Các nhóm khác nhận xét , bổ sung. - HS nghe. *********************** TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 64, 65: Nhà bác học và bà cụ. I/ Mục tiêu : TẬP ĐỌC: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.(trả lời các CH 1,2,3,4) KỂ CHUYỆN: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai. II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. Một vài đạo cụ để HS phân vai kể chuyện: một mũ phớt cho Ê- đi – xơn, một cái khăn cho bà cụ. Học sinh : SGK III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS đọc thuộc bài” bài: “Bàn tay cơ giáo” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét – Ghi điểm 3.Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài: “Nhà bác học và bà cụ”. - GV ghi tựa bài lên bảng. 3.2. LUYỆN ĐỌC. a. GV đọc mẫu: + Đoạn 1: chậm rãi, khoan thai, nhấn giọng từ : ún ún kéo đến. + Đoạn 2 : giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi; giọng Ê-đi-xơn ngạc nhiên. + Đoạn 3 : giọng Ê-đi-xơn reo vui khi sáng kiến chợt loé lên; giọng bà cụ phấn chấn. + Đoạn 4: giọng thán phục, nhấn giọng các từ : miệt mài, xếp hàng dài; giọng Ê-đi-xơn vui, hóm hỉnh; giọng bà cụ phấn khởi. b. Hướng dẫn luyện đọckết hợp giải nghĩa từ : * Đọc từng câu: - Y/c HS đọc nối tiếp nhau từng câu (GV theo dõi để giúp HS sửa lỗi phát âm). - Mời HS nhận xét (Khi phát hiện từ bạn đọc sai). - GV ghi các từ (HS nêu) lên bảng và luyện cho HS đọc đúng. - Tiến hành tương tự với những câu còn lại. * Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài này gồm mấy đoạn ? - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. - Đính bảng phụ ghi câu dài, hướng dẫn HS nghỉ hơi giữa các cụm từ. + Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ/ để được nhìn tận mắt cái đèn điện.// Giá ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này / nơi khác / có phải may mắn hơn cho già không ?// + Già chỉ muốn có một thứ xe/ không cần ngựa kéo mà lại thật êm.// + Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định / làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.// - GV nhận xét, khen nhóm có cách ngắt hơi đúng. - Kết hợp giải nghĩa từ: nhà bác học, cười móm mém . - Y/c HS đặt câu với : “cười móm mém.” - Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp (lần 2). * Đọc từng đoạn trong nhóm: - Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 4 - GV đến từng nhóm để quan sát. * Thi đọc giữa các nhóm: 3.3.HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI * Y/c HS đọc thầm cả bài và hãy nói những điều em biết về Ê- đi- xơn? - GV tổng quát lại về nhà bác học Ê-đi-xơn: Ông sinh ngày 111-2 1847, mất ngày 18-10-1931. Ông là người Mĩ, và được coi là nhà bác học vào bậc nhất thế giới. Ông có tuổi thơ rất vất vả và khó khăn, ông phải đi bán báo, làm thuê, để tự kiếm sông. Nhưng ông rất ham học hỏi. Trong cuộc đời mình, nhờ tài năng và sự phấn đấu, nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi không biết mệt mỏi, ông đã cống hiến cho nhân loại khoảng 1200 phát minh. - Câu chuyện giữa Ê- đi- xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? * Đoạn 2 và 3: - Bà cụ mong muốn điều gì? - Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? - Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê- đi- xơn ý nghĩ gì? * Đoạn 4: - Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện? - Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? - GV nhận xét và chốt ý: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn. - ND bài? 3.4. LUYỆN ĐỌC LẠI - Y/c HS đọc lại : + Đọc ngắt nghỉ hơi đúng + Đọc diễn cảm đoạn 3 (Giọng Ê- đi- xơn : reo vui khi sáng kiến lóe lên. Giọng bà cụ : phấn chấn.) + Tổ chức thi cá nhân đọc cả bài hay. - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay. 3.5. KỂ CHUYỆN - Gọi HS nêu yêu cầu của bài kể chuyện * GV nhắc HS : Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. - Y/c HS họp nhóm và tập kể câu chuyện theo vai trong nhóm. -Tổ chức cho nhóm lên dựng lại câu chuyện theo vai. - Sau khi nghe kể, yêu cầu cả lớp nhận xét về nội dung, điễn đạt và cách thể hiện câu chuyện . - GV nhận xét. 4.Củng cố : + Câu chuyện này đã giúp em hiểu được điều gì về nhà bác học Ê-đi-xơn ? + GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Chuẩn bị : Xem trước bài “Cái cầu” - Hát - 2 HS đọc thuộc bài” bài: “Bàn tay cơ giáo” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -1 HS nhắc lại tựa bài. - HS đọc thầm theo dõi SGK. - HS đọc nối tiếp từng câu. Cả lớp theo dõi để phát hiện từ bạn đọc sai. - HS nhận xét và nêu lên từ bạn đọc chưa đúng. - HS luyện đọc từ. - 4 đoạn : Đoạn 1: “Ê- đi- xơn thùm thụp”. Đoạn 2: “Lúc ấy lại thật êm”. Đoạn 3: “Nghe bà cụ bao lâu đâu”. Đoạn 4: Còn lại. - 4 HS đọc. - HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra cách ngắt nghỉ hơi . - Một HS lên sổ dọc thể hiện cách ngắt hơi trên bảng phụ. - Vài HS đọc lại câu. - HS nêu phần chú giải. - HS tập đặt câu với “ cười móm mém”. - HS luyện đọc. - HS luyện đọc trong nhóm 4. (Mỗi em đọc một đoạn, thay phiên nhau).HS nghe bạn đọc và góp ý. - HS đọc - HS trả lời. - HS nghe. - Lúc bà cụ đi bộ 12 cây số ,mỏi quá ,ngồi xuống vệ đường bóp chân ,đấm lưng,lúc ấy Ê –đi xơn đi qua - 1 HS đọc - Bà cụ chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm. - HS trả lời - . Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê- đi- xơn ý định làm ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện - 1 HS đọc - Nhờ sự cần cù ,miệt mài với công việc Ê- đi –xơn đã chế tạo ra xe điện và đã thành công - HS thảo luận nhóm 2 và trả lời. - HS nghe. -Nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người - HS luyện đọc lại. - 2 HS thi đua đọc hay. HS khác nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - HS phân vai và tập kể theo nhóm 3 . - 3 HS lên phân vai dựng lại câu chuyện. - HS nhận xét và bình chọn HS thể hiện sinh động và hấp dẫn. - HS trả lời ********************* TOÁN TIẾT 106: Luyện tập I/ Mục tiêu : Biết tên gọi các tháng trong năm;số ngày trong từng tháng Biết xem lịch(tờ lịch tháng, tờ lịch năm.) Dạng bài 1,2. II/ Chuẩn bị : Giáo viên :Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004. Tờ lịch năm 2011 và lịch năm 2012. Học sinh : SGK.VBT III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Y/c HS nêu số ngày của từng ... u và sửa lỗi bằng bút chì. - HS đọc y/c của bài . - HS làm bài . - HS nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. ************************** Thứ sáu ngày 10 tháng 02 năm 2012 TẬP LÀM VĂN TIẾT 22: Nói, viết về người lao động trí óc. I/ Mục tiêu : Kể được một vài điều về một người lao động trí óctheo gợi ý trong SGK(BT1). Viết những điều vừa kể thành một đọan văn ngắn(khoảng 7 câu)(BT2Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói và viết thành thạo . II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Tranh minh họa về một số tri thức . Bảng phụ viết gợi ý kể về một người lao động trí óc . Học sinh : SGK, VBT . III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” . - GV nhận xét –Ghi điểm. 3.Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài : Trong hai tuần học chủ điểm Sáng tạo đã giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về những người lao động trí óc. Tiết TLV hôm nay các em sẽ tập kể về một người lao động trí óc mà em biết rồi viết lại những điều mình vừa kể thành một đọan văn . GV ghi tựa . 3.2. Tập nói về một người lao động trí óc . - Gọi HS nêu yêu cầu 1. - Đính bảng phụ ghi gợi ý. Gọi HS đọc các gợi ý. - Hãy kể tên một số nghề lao động trí óc mà em biết ? - Khi kể các em có thể mở rộng hơn, như : a)Người đó là ai ? Làm nghề gì ? Ở đâu ? Quan hệ thế nào với em ? b) Người đó hàng ngày làm nhũng việc gì ? c) Người đó làm việc như thế nào ? d) Công việc ấy quan trọng , cần thiết như thế nào với mọi người ? e) Em có thích công việc như người ấy không ? - Y/c HS tập kể với nhau trong nhóm đôi . - Gọi 2, 3 HS thi kể trước lớp . - GV nhận xét. 3.3. Viết về một người lao động trí óc . - Gọi HS đọc yêu bài 2. - Nhắc HS : Viết những lời mình vừa kể vào vở một cách rõ ràng từ 7 đến 10 câu , có thể viết theo trình tự câu hỏi gợi ý . Lưu ý : Đây chỉ là câu hỏi gợi ý, không viết như trả lời câu hỏi. - Đề nghị HS làm bài vào VBT . - GV theo dõi các em viết bài , hướng dẫn thêm cho các em HS yếu. - Gọi một số HS đọc bài trước lớp . - GV nhận xét . 4.Củng cố: GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS kể tốt, viết bài tốt . 5. Dặn dò: + Nhắc HS chưa viết bài xong về nhà làm tiếp . + Chuẩn bị : bài “ Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật”. - Hát - 2 HS kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” . - HS nghe. - Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết. - 1 HS đọc các gợi ý. - HS lần lượt liệt kê : Bác sĩ , giáo viên , kĩ sư , - HS tập kể trong nhóm đôi. - HS thi kể . HS khác nhận xét . - Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) . - HS làm bài trong VBT. - 3, 4 HS đọc bài trước lớp. Cả lớp nhận xét. - HS nghe. ********************* TOÁN Tiết 110: Luyện tập I/ Mục tiêu : Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số(có nhớ 1 lần). Làm BT1,BT2(cột1,2,3),BT3,BT4(cột 1,2) II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Bảng phụ Học sinh : VBT, BLL. III/ Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : GV cho 3 phép tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, gọi 3 hS lên đặt tính rồi tính. - GV nhận xét –Ghi điểm 3.Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài : Luyện tập thực hành nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 1 lần), giải toán có hai phép tính. 3.2. Luyện tập. Bài 1: - Hãy nêu y/c của bài. - Y/c HS tự làm. Gọi 3 HS lên bảng làm. - Hãy HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét và yêu cầu HS sửa bài. Bài 2: - Hãy nêu y/c của bài. - GV y/c HS tự làm. - Sửa bài :Y/c HS nêu bài làm của mình. - Hãy nêu cách tìm số bị chia. - Y/c HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và yêu cầu HS sửa bài. Bài 3: - Hãy đọc đề bài 3. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì ? - Hướng dẫn tóm tắt. Tóm tắt: Có : 2 thùng, mỗi thùng : 1025 l Lấy ra : 1350 l Còn : .l? -Y/c HS làm bài, gọi 1 HS làm trên bảng - Hướng dẫn HS sửa bài. Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài và đọc bài mẫu. - Y/c HS làm. - Thêm 6 đơn vị vào số đã cho ta làm thế nào? - Gấp 6 lần số đã cho ta làm thế nào? -Y/c HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và yêu cầu HS sửa bài. - GV nhận xét. 4.Củng cố : GV nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: + Chuẩn bị :Xem trước bài “ Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số(tt)” - Hát. - 3 lên bảng đặt tính rồi tính 1212 x 4 2006 x 3 1072 x 4 -1 HS nhắc lại. - Viết thành phép nhân và ghi kết quả. - 3 HS lên bảng làm.Cảlớp làm vàoVBT -- Nhận xét bài làm trên bảng . - HS sửa bài. - Điền số thích hợp vào ô trống. - Cả lớp làm vào VBT. - HS nêu, HS khác nhận xét. - lấy thương nhân với số chia. - Nhận xét bài làm trên bảng. -1 HS đọc. - Có 2 thùng, mỗi thùng chứa 1025 l dầu. Người ta lấy ra 1350 l. - Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? - 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở Bài giải: Số lít dầu 2 thùng cĩ là: 1025 x 2 =2050 (lít) Số lít dầu còn lại là: 2050 –1350 = 700 (lít) Đáp số :700 lít - HS nhận xét bài làm trên bảng. - HS đọc - HS làm .lấy số đã cho cộng với 6 - lấy số đã cho nhân với 6 - Nhận xét bài làm trên bảng. - HS nghe. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 44 : Rễ cây (tt) I/ Mục tiêu : Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Các hình trong SGK, bảng phụ, mẫu vật Học sinh : SGK, HS thực hành trước yêu cầu trong SGK/84. III/ Các hoạt động dạy và học: HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : Rễ cây - Y/c HS nêu đặc điểm các loại rễ cây đã học. - GV nhận xét 3.Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vai trò của rễ cây. - GV ghi tựa bài. 3.2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về chức băng của cây. - Yêu cầu các nhóm 4 thảo luận các câu hỏi sau: * Nếu nhổ cây lên hỏi mặt đất và để cây đó trong một thời gian , cây sẽ ra sao? * Cắt một cây sát gốc, bỏ rễ đi rồi trồng lại vào đất, cây sẽ ra sao? -Y/c các nhóm trình bày ý kiến của nhóm. - Yêu cầu HS trao đổi với nhau :Vì sao trong các trường hợp đó cây không sống được? - Vậy rễ cây có chức năng gì? * Kết luận: Rễ cây có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan có trong đất để nuôi cây. - Gọi HS đọc mục: Bạn cần biết/ 84 Hoạt động 2: Ích lợi của rễ cây đối với đời sống con người - GV trưng bày mẫu vật : khoai mì, nhân sâm, tam thất, củ cải. - Y/c HS quan sát các H2,3,4,5/ 85 và thảo luận theo nhóm 4 câu hỏi trong SGK. Gọi 1 HS đọc câu hỏi - GV quan sát các nhóm và chỉ dẫn thêm. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận Kết luận: Rễ của một số cây có thể dùng làm thức ăn cho người, động vật, làm thuốc, làm đường. 4.Củng cố : - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: sưu tầm thêm một số rễ cây được sử dụng làm thức ăn, làm thuốc + Chuẩn bị :Xem trước bài : Lá cây - Hát - HS nêu đặc điểm các loại rễ cây đã học. - 1 HS nhắc lại tựa bài - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày(cây không sống được, sẽ héo dần và chết ) - vì cây không được cung cấp chất dinh dưỡng, cây không có rễ. - HS trả lời. - HS đọc. - HS quan sát - 1 HS đọc: Hãy chỉ rễ của những cây dưới đây. Người ta thường dùng rễ những cây đó để làm gì ? - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày + Cây sắn: có rễ củ, dùn g làm thức ăn cho người, động vật, làm nước giải khát (bột sắn) + Cây nhân sâm và rễ cây tâm thất: có rễ củ, dùng để làm thuốc + Cây củ cải đường: có rễ củ, dùng làm thức ăn và làm thuốc. - Nhận xét, bổ sung - HS nghe. - HS nghe. ****************************** THỦ CÔNG Tiết 22: ĐAN NONG MỐT (T2) I/ Mục tiêu : Biết cách đan nong mốt. Kẻ,cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt.dồn được nan nhưng có thể chưa khít II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Mẫu tấm đan nong mốt, quy trình đan nong mốt. Học sinh : Bìa màu hoặc giấy thủ công. III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - KT dụng cụ học tập của HS 3.Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : Giờ học Thủ công hôm nay các em sẽ thực hành đan nong mốt. 3.2. Các hoạt động Hoạt động 1 : Nhắc lại cách đan nong mốt - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong mốt. - GV nhận xét và nhắc nhở HS. Hoạt động 2 : Tổ chức cho HS thực hành. - Y/c HS ngồi theo nhóm 4 thực hành đan nong mốt. Y/c HS trình bày bài của mình theo nhóm. - GV đi quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành tấm đan. - Tổ chức cho HS trìnnh bày sản phẩm tổng hợp của nhóm. - Y/c HS quan sát và nhận xét sản phẩm của các nhóm. - GV nhận xét đánh giá bài tập đan nong của HS. 4.Củng cố : GV nhận xét tiết học. 5.Dặn dò : Chuẩn bị : Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo để học bài Đan nong đôi. - Hát - HS nghe. - HS nhắc lại các bước đan nong mốt: Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy màu theo cách đan nhấc một nan, đè một nan. Đan xong mỗi nan cần dồn nan cho khít. Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan. - HS thực hành đan nong mốt. - HS trang trí, trình bày sản phẩm. - HS nhận xét. - HS nghe. ********************** Tiết 22: SINH HOẠT LỚP I)MỤCTIÊU - Tổng kết công tác thi đua của lớp trong tuần qua . - Phổ biến công tác tuần tới II) Chuẩn bị - GV Tổng hợp ưu điểm ,và những tồn tại của học sinh trong tuần qua - HS :Tự nhận xét chất lượng học tập ,và các hoạt động III) LÊN LỚP 1.Tổng kết những ưu khuyết điểm trong tuần qua - Lớp trưởng cùng với tổ trưởng báo cáo công tác thi đua của tổ ,của lớp trong tuần qua - GV nhận xét nhắc nhở thêm + Các em cần ổn định nề nếp học tập , còn một số em còn thiếu dụng cụ học tập . + Một số em còn nói chuyện ,làm việc riêng trong giờ học ,chưa nghiêm túc trong giờ học . + Sinh hoạt 15’ đầu buổi một số em thực hiện nghiêm túc + Trong tuần qua có nhiều em cố gắng học tập ,ngoan ngoãn ,vâng lời ,biết giúp đỡ bạn trong học tập + Một số em phát biểu ý kiến xây dựng bài ,học thuộc bài . 2)Kế hoạch tuần tới - Học chương trình 23 - Tiếp tục ổn định nề nếp học tập và nề nếp ra vào lớp - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Tham gia phụ đạo HS yếu - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như SGK ,bảng con ,giấy thủ công ,viết . - Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc - Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
Tài liệu đính kèm: