Giáo án lớp 3 Tuần số 4 năm 2010

Giáo án lớp 3 Tuần số 4 năm 2010

Biết làm tính, trừ các số có 3 chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.

-Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau 1 số đơn vị).

-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.

-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.

II/Chuẩn bị:

-GV: Đồ dùng dạy học.

-HS: Đồ dùng học tập.

III/Hoạt động dạy học:

 

doc 42 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 4 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN 4.
Từ ngày 13 tháng 9 năm 2010 đến ngày 17 tháng 9 năm 2010.
Thứ, ngày, tháng, năm.
Môn dạy.
Tiết
PPCT
Tên bài dạy.
Thứ 2
Ngày 13 tháng 9
SHĐT 
Toán
Mĩ thuật Đạo đức
TNXH 
4
16
4
4
7
Sinh hoạt đầu tuần 
Luyện tập chung
Vẽ tranh: đề tài Trường em 
Giữ lời hứa (T2) 
Hoạt động tuần hoàn
Thứ 3
Ngày 14 tháng 9
Tập đọc
TĐ-KC
Tin học
Toán 
Thủ công 
10
11
7
17
4
Người mẹ
Người mẹ 
Bài kiểm tra
Gấp con ếch (T2)
Thứ 4
Ngày 15 tháng 9
Chính tả Âm nhạc 
Tập đọc
Toán 
TNXH 
7
4
12
18
7
(Nghe - viết) Người mẹ
Học hát Bài ca đi học (lời 2) 
Ông ngoại
Bảng nhân 6
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn 
Thứ 5
Ngày 16 tháng 9
Toán 
Thể dục 
Tin học
LTVC
Tập viết
19
7
8
4
4
Luyện tập
Đội hình đội ngũ. Trò chơi: Thi xếp hàng
Từ ngữ về gia đình – Ôn tập câu: Ai là gì?
Ôn chữ hoa C
Thứ 6
Ngày 17 tháng 9
Toán 
Thể dục 
Chính tả
TLV 
GDNGLL
SHTT
20
8
8
4
4
4
Nhân số có 2 chữ số  1 chữ số (không nhớ)
Đi vượt CNV thấp - TC: Tìm người chỉ huy.
 (Nghe - viết) Ông ngoại
NK: Dại gì mà đổi – Điền vào giấy tờ in sẵn.
Học tập NV của người HS, NQ của nhà trường
Sinh hoạt tập thể tuần 4
NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT
MÔN
BÀI
NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT
PHƯƠNG THỨC, MĐ TÍCH HỢP
TNXH
- Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
- Học sinh biết một số việc làm có lợi cho sức khoẻ.
Bộ phận
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010.
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
TOÁN.
TIẾT 16: LUYỆN TẬP CHUNG.
I/Mục tiêu:
-Biết làm tính, trừ các số có 3 chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
-Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau 1 số đơn vị).
-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.
-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Luyện tập
4.Củng cố – dặn dò.
-GV gọi vài em lên bảng làm bài kết hợp kiểm tra bài dưới lớp.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi vài em lên bảng làm bài.
-Gọi vài HS nói lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Muốn tìm số bị chia, thừa số chưa biết ta làm thế nào?
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi HS nêu cách tiính biểu thức này.
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi 2 em lên bảng làm bài
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi 1 em lên bảng làm bài.
+Gọi vài HS nhận xét, nêu câu lời giải khác.
+Gọi HS nêu đề toán khác có cùng phép tính giải như trên.
Bài 5: Dành cho HS khá giỏi
-GV gọi HSKG lên làm bài.
-GV hỏi lại cách làm các bài tập trên.
-Tiết sau kiểm tra.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-HS làm bài.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
a.415 + 415 = 830 
 830
-Vài HS nói lại cách thực hiện.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
a.x x 4 = 32 .
 x = 32 : 4 
 x = 8
-Số bị chia = thương x số chia.
-Thừa số = tích : thừa số đã biết.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Từ trái sang phải.
a.5 x 9 + 27 = 45 + 27 ..
 =72
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho biết: Thùng thứ 1 có 125 lít dầu, thùng thứ 2 có 160 lít dầu.
-Hỏi: Thùng thứ 2 nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu?
Bài giải
Thùng thứ 2 nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
160 – 125 = 35 (lít)
Đáp số: 35 lít dầu.
-Vài HS trả lời
-Vài HS nêu đề toán
-HSKG lên làm bài.
MĨ THUẬT
ĐẠO ĐỨC.
TIẾT 3: GIỮ LỜI HỨA (TIẾT 2)
I/Mục tiêu: (Như tiết1)
II/Chuẩn bị.
-GV: PBT, câu chuyện “Lời hứa danh dự”.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
*Hoạt động 3: Nói về chủ đề “Giữ lời hứa”
4.HD thực hành.
-Thế nào là giữ lời hứa?
-Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá thế nào?
+Mục tiêu: HS biết đưa ra ý kiến có liên quan về giữ lời hứa. 
+Cách tiến hành:
-GV đọc câu chuyện “Lời hứa danh dự” từ đầu cho đến  Nhưng chú không phải là bộ đội mà.
-Chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm cách ứng xử cho tác giả trong tình huống trên.
-GV đọc tiếp phần còn lại của câu chuyện.
-GV chốt lại ý chính.
+Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến tán thành với người biết giữ lời hứa và không tán thành với người không biết giữ lời hứa.
+Cách tiến hành:
-GV lần lượt đọc các ý kiến, HS bày tỏ bằng cách giơ các tấm thẻ.
1.Người lớn không cần giữ lời hứa với trẻ con.
2.Khi không thực hiện được lời hứa với ai đó, cần xin lỗi và nói rõ lí do với họ.
3.Bạn bè bằng tuổi không cần phải giữ lời hứa.
4.Đã hứa với ai điều gì, bạn phải cố gắng thực hiện được lời hứa đó.
5.Giữ lời hứa sẽ luôn được mọi người quý trọng và tin tưởng.
-GV kết hợp hỏi vì sao HS lại chọn ý kiến đó là tán thành hoặc không tán thành.
+Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
+Cách tiến hành:
-Cho các nhóm tập hợp các câu ca dao, tục ngữ, đã sưu tầm được về chủ đề giữ lời hứa.
-Kết luận chung: giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng. 
-Thực hiện tốt việc giữ lời hứa với mọi người.
-Sưu tầm những gương biết giữ lời hứa.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa với người khác.
-Quý trọng, tin cậy và noi theo.
-HS chú ý.
-HS thảo luận.
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-HS bày tỏ ý kiến.
-Không tán thành.
-Tán thành.
-Không tán thành.
-Tán thành.
-Tán thành.
-HS tự liên hệ và trả lời.
-Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
-Lời nói đi đôi với việc làm.
-Lời nói gió bay.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI.
TIẾT 7: HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN.
I/Mục tiêu:
-Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
-Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
II/Chuẩn bị:
-GV: Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Thực hành.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
*Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Thi vẽ vòng tuần hoàn.
4.Củng cố – dặn dò.
-Máu được chia thành mấy phần? Đó là những phần nào?
-Kể tên các cơ quan tuần hoàn.
+Mục tiêu: Biết nghe và đếm nhịp đập của tim.
+Cách tiến hành:
-Cho HS làm việc theo nhóm đôi.
-Các em nghe thấy gì khi áp tai vào ngực trái của bạn?
-Đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút.
-Khi đặt đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc của bạn, em nghe thấy gì?
-Đếm số nhịp đập của mạch trong 1 phút.
-Gọi vài HS lên báo cáo kết quả.
-GV chốt lại: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
+Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
+Cách tiến hành:
-GV treo tranh minh hoạ sơ đồ vòng tuần hoàn nhỏ, lớn.
-Chỉ ra động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ.
-Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
-Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
-Gọi vài HS lên chỉ vào sơ đồ và nói đường đi của máu trong sơ đồ hai vòng tuần hoàn.
-GV chốt lại ý chính.
+Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hai vòng tuần hoàn.
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 5 nhóm cùng chơi trò chơi
-Các bạn trong nhóm nối tiếp nhau vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ theo trình tự: vẽ tim – vòng tuần hoàn lớn – vòng tuần hoàn nhỏ – chú thích cho các bộ phận trên hình – vẽ mũi tên chỉ đường đi của máu.
-Mỗi bạn chỉ vẽ một bộ phận của sơ đồ.
-Nhóm nào vẽ xong trước thì được thuyết trình trước.
-Gọi vài HS đọc lại mục Bạn cần biết ở SGK.
-Nêu chức năng của 2 vòng tuần hoàn.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-2 phần, huyết tương và huyết cầu.
-Tim và các mạch máu.
-HS làm việc.
-Tim đập.
-Khoảng 75 – 80 lần.
-Mạch đập.
-Khoảng 75 – 80 lần.
-Vài HS báo cáo kết quả.
-HS chú ý.
-HS quan sát.
-Vài HS lên chỉ.
-Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bô-nic rồi trở về tim.
-Đưa máu chứa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
-Vài HS lên chỉ đường đi của máu.
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-HS vẽ sơ đồ hai vòng tuần hoàn.
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN.
TIẾT 10 – 11: NGƯỜI MẸ.
I/ Mục tiêu:
1.Tập đọc:
-Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, ... ø viết đúng 2-3 tiếng có vần oay (BT2)
-Làm đúng BT 3b.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: HDHS chuẩn bị: 
*Hoạt động 2: Viết bài.
*Hoạt động 3: Chấm – chữa bài.
*Hoạt động 4: Luyện tập.
4.Củng cố – dặn dò.
-Cho HS viết vào vở nháp các từ: nhân dân, dâng lên, ngẩn ngơ, ngẩng lên.
-GV đọc bài lần 1.
-Gọi 2 HS đọc lại bài.
-Đoạn viết có mấy câu?
-Nêu cách trình bày bài viết.
-Cho HS viết vào vở nháp các từ các em dễ viết sai chính tả.
-Gọi vài HS đọc các từ dễ viết sai chính tả.
-GV đọc bài lần 2.
-Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
-GV đọc bài cho HS viết.
-GV cho HS dùng bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, từng chữ để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để HS tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: Bạn nào viết sai chữ nào?
-GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
-Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
-GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Bài 2.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi vài em lên bảng làm bài.
-Cho HS luyện đọc các từ trên.
Bài 3b:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi vài HS đứng tại chổ trả lời.
-GV rút kinh nghiệm về bài viết của HS và lưu ý cách viết 1 số từ khó.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-HS chú ý.
-2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
-3 câu.
-Tên bài viết viết ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu câu, đầu đoạn, chữ đầu đoạn lùi vào 1 ô.
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-Vài HS đọc.
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-HS viết bài.
-HS soát lỗi.
-HS sửa lỗi.
-HS chú ý.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-xoay, nước xoáy, khoáy, ngoáy, ngoáy tai, hí hoáy, loay hoay,
-Vài HS đọc.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-sân – nâng – chuyên cần/cần cù.
TẬP LÀM VĂN.
TIẾT 4: NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I/Mục tiêu:
-Nghe - kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi (BT1)
-Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo (BT2).
-Rèn kĩ năng viết đơn cho HS.
II/Chuẩn bị:
-GV: Mẫu điện báo.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
4.Củng cố – dặn dò.
-Gọi 1 HS kể về gia đình mình với 1 người bạn mới quen.
-Gọi 1 HS đọc đơn xin nghỉ học.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV kể chuyện lần 1.
-Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
-Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
-Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
-GV kể chuyện lần 2.
-Gọi 1 HS giỏi kể chuyện.
-Cho HS tập kể chuyện.
-Gọi vài HS kể lại chuyện.
-Truyện này buồn cười ở chỗ nào ?
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Vì sao em lại cần gửi điện báo cho gia đình?
-Giáo viên hướng dẫn: mỗi người chúng ta khi có việc phải đi đâu xa thì những người thân thường rất lo lắng, vì vậy khi đến nơi chúng ta nên gửi điện báo tin cho người thân được biết để họ yên tâm. 
-Bài tập yêu cầu em viết những nội dung gì trong điện báo?
-Tình huống cần viết điện báo là gì?
-Yêu cầu của bài là gì?
-GV nói thêm:
+Họ, tên, địa chỉ người nhận: cần viết chính xác, cụ thể. Đây là phần bắt buộc phải có.
+Nội dung: thông báo trong phần này nên ghi thật vắn tắt nhưng phải đủ ý. Bưu điện sẽ đếm chữ tính tiền.
+Họ tên, địa chỉ người gửi (ở dòng trên): phần này cũng tính tiền nếu không cần thì không ghi, nếu ghi phải ngắn gọn.
+Họ tên, địa chỉ người gửi (ở dòng dưới): phần này không chuyển nên không tính tiền cước nhưng phải ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển điện báo gặp khó khăn.
-Cho HS điền vào mẫu điện báo.
-Gọi vài HS đọc mẫu điện báo của mình.
-GV rút kinh nghiệm về bài làm của mình.
-Cho HS làm bài tập sau: Câu nào nói về một bức điện báo đủ ý và ngắn gọn nhất:
a.Con về nhà an toàn.
b.Con đã về đến nhà an toàn.
c.Tối hôm qua, con về nhà an toàn.
-Giáo viên cho lớp nhận xét theo các tiêu chí :
+Đơn viết có đúng mẫu không? (Trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa?)
+Cách diễn đạt trong lá đơn (dùng từ, đặt câu)
-Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
-Tập kể lại chuyện, ghi nhớ cách dùng điện báo.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Vài HS kể về gia đình mình.
-1 HS đọc đơn.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS chú ý.
-Vì cậu rất nghịch.
-Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
-Cậu cho là không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm.
-HS chú ý.
-1 HS giỏi kể lại chuyện.
-HS tập kể chuyện.
-Vài HS kể lại chuyện.
-Truyện này buồn cười ở chỗ cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Vì em đi chơi xa đến nơi em gửi điện báo cho gia đình biết để mọi người ở nhà yên tâm.
-HS chú ý.
-Bài tập yêu cầu em viết họ và tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.
-Em được đi chơi xa. Trước khi đi, ông bà, bố mẹ lo lắng, nhắc em đến nơi phải gửi điền báo về ngay. Đến nơi, em gửi điện báo báo tin cho gia đình biết để mọi người yên tâm.
-Dựa vào mẫu điện báo trong SGK, em chỉ viết vào họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện báo.
-HS chú ý.
-HS làm bài.
-Vài HS đọc.
-HS chú ý.
-a.Con về nhà an toàn.
-HS chú ý.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
TIẾT 4: HỌC TẬP NHIỆM CỦA NGƯỜI HS, NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG.
I/Mục tiêu:
-Nắm được nhiệm vụ của người học sinh tiểu học, nội quy của nhà trường.
-Có ý thức thực hiện tốt nhiệm vụ của HS, nội quy của nhà trường.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Làm bài tập
*Mục tiêu: Biết được những nhiệm vụ của học sinh tiểu học.
*Cách tiến hành:
-Cho HS làm bài tập sau:
-Khoanh tròn vào ý đúng sau:
1.Nhiệm vụ của HS tiểu học gồm có 
a. 3 nhiệm vụ b. 4 nhiệm vụ c. 5 nhiệm vụ
d. 6 nhiệm vụ
2.Nhiệm vụ của HS là 
a. Học thuộc 5 nhiệm vụ của HSTH
b. Học thuộc và thực hiện theo 5 nhiệm vụ của HSTH.
c. Chỉ để xem chơi.
-GV chốt lại ý đúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu 2 nội dung đầu của 5 nhiệm vụ của HSTH
*Mục tiêu: HS nắm được và bước đầu thực hiện đúng các nhiệm vụ của HSTH.
*Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS học thuộc 2 nội dung đầu của 5 nhiệm vụ của HSTH
-GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
*Mục tiêu: Biết tự liên hệ bản thân về việc thực hiện 5 nhiệm vụ của HSTH
*Cách tiến hành:
-Cho HS tự liên hệ bản thân về việc thực hiện 5 nhiệm vụ của HSTH.
-GV theo dõi và nhắc nhở thêm
4.Củng cố dặn dò
-GV hỏi lại nội dung bài.
-Học thuộc 2 nội dung đầu và tìm hiểu hiểu các nội dung còn lại 5 nhiệm vụ của HSTH.
-Thực hiện tốt nhiệm vụ HS tiểu học.
-Nhận xét tiết học
c. 5 nhiệm vụ
b. Học thuộc và thực hiện theo 5 nhiệm vụ của HSTH.
-HS chú ý.
-HS học.
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS chú ý.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 4.
I/Mục tiêu:
-HS biết được những việc làm được và chưa làm được trong tuần.
-HS biết được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
-Ôn tập, củng cố các bài đã học trong tuần.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Tổng kết.
*Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần tới.
4.Củng cố – dặn dò.
-GV lần lượt gọi cán bộ lớp lên báo cáo việc theo dõi trong tuần.
-Lớp phó học tập báo cáo tình tình học tập.
-Lớp phó lao động báo cáo tình hình vệ sinh.
-Lớp phó văn nghệ báo cáo tình hình văn nghệ đầu giờ.
-Các tổ trưởng báo cáo nền nếp của tổ mình.
-Lớp trưởng báo cáo tỉ lệ chuyên cần, đi trể.
-GV tổng hợp ý kiến, nhận xét các mặt:
+Động viên khen ngợi các mặt thực hiện tốt như: 
+Nhắc nhở các mặt thực hiện chưa tốt như: 
-GV triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới:
+Thi đua học tập giữa các tổ, lớp.
+Mặc áo phao đầy đủ khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+Đi đường cẩn thận, không chạy giỡn, thực hiện tốt ATGT đường bộ.
+Mặc đồ TD khi buổi học có tiết TD.
+Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống phòng tránh các dịch bệnh.
+Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra.
+Ôn lại các bài đã học.
+Xem trước các bài mới sắp học.
-Thứ 7 ngày 11/9/2010 họp phụ huynh lúc 7 giờ 30 phút.
-GV nhấn mạnh lại nội dung chính cần thực hiện trong tuần tới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể).
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Vắng có phép: 
-Vắng không phép:
-Đi học trể:
HS chú ý.
-HS chú ý.
KÝ DUYỆT.
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc