Giáo án lớp 3 Tuần thứ 16 - Tháng 12 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần thứ 16 - Tháng 12 năm 2012

I. MỤC TIÊU: - Biết làm tính nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số và giải bài toán có 2 phép tính liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. Gấp, giảm 1 số đi nhiều lần, thêm bớt 1 số đi 1 số đơn vị. Củng cố về góc vuông, góc không vuông.

- Bài tập cần làm : Bài 1,2,3,4 ( cột 1,2,4). KKHS làm cả 5 bài.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HĐ1. Kiểm tra bài cũ.

- Chữa bài 3 trang 76.

- Nhận xét đánh giá.

HĐ2. Bài mới

1. Giới thiệu bài, ghi bảng

2. Hướng dẫn luyện tập.

+ Bài 1.

- Kẻ sẵn bảng như sách giáo khoa.

- Hỏi củng cố về cách tìm thừa số chưa biết, tìm tích trong phép nhân.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

+ Bài 2.

- Giáo viên nêu từng phép tính.

+ Củng cố cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

+ Bài 3.

- Gọi học sinh đọc đề bài.

- Hướng dẫn phân tích tìm cách giải.

- Củng cố cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.

+ Bài 4:- Giáo viên hướng dẫn mẫu.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

+ Bài 5: Cho hs quan sát trả lời sau đó dùng thước Ê-ke để kiểm tra.

3. Dặn dò - Nhận xét tiết học.

 - Nhắc HS xem lại bài.

- 1 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.

- Ghi vở, mở sách giáo khoa.

- HS thực hiện như hướng dẫn của giáo viên.

- HSnêu – HS nhận xét

- Học sinh thực hiện bảng con, 2 em lên bảng.

- HS nêu cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

- 1 em đọc, lớp đọc thầm.

- HS thảo luận nhóm đôi xác định yêu cầu và cách giải.

- Làm vở, 1 em lên bảng chữa.

- Học sinh thực hiện theo mẫu.

- HS làm cột 1,2,4. KKHS làm thêm cột 3.

- HS báo cáo kết quả

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần thứ 16 - Tháng 12 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Sáng
 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
Chào cờ
_______________________________________
Toán
Tiết 76: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: - Biết làm tính nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số và giải bài toán có 2 phép tính liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. Gấp, giảm 1 số đi nhiều lần, thêm bớt 1 số đi 1 số đơn vị. Củng cố về góc vuông, góc không vuông.
- Bài tập cần làm : Bài 1,2,3,4 ( cột 1,2,4). KKHS làm cả 5 bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy và học:
HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 3 trang 76.
- Nhận xét đánh giá.
HĐ2. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Hướng dẫn luyện tập.
+ Bài 1.
- Kẻ sẵn bảng như sách giáo khoa.
- Hỏi củng cố về cách tìm thừa số chưa biết, tìm tích trong phép nhân.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Bài 2.	
- Giáo viên nêu từng phép tính.
+ Củng cố cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Bài 3.
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn phân tích tìm cách giải.
- Củng cố cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
+ Bài 4:- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
+ Bài 5: Cho hs quan sát trả lời sau đó dùng thước Ê-ke để kiểm tra.
3. Dặn dò - Nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS xem lại bài.
- 1 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- HS thực hiện như hướng dẫn của giáo viên.
- HSnêu – HS nhận xét
- Học sinh thực hiện bảng con, 2 em lên bảng.
- HS nêu cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm đôi xác định yêu cầu và cách giải.
- Làm vở, 1 em lên bảng chữa.
- Học sinh thực hiện theo mẫu.
- HS làm cột 1,2,4. KKHS làm thêm cột 3.
- HS báo cáo kết quả
Tập đọc – Kể chuyện 
Đôi bạn
I- Mục tiêu: A- Tập đọc: 	
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:Hs đọc trơn ,diễn cảm toàn bài
- Chú ý các từ ngữ: sơ tán ,lấp lánh,san sát ... 
- Bước đàu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật trong câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ :sao sa, công viên, tuyệt vọng.. (HS TLCH 1,2,3,4. KKHS Trả lời được CH 5)
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn...
- GD kĩ năng: Tự nhận thức bản thân; xác định giá trị; lắng nghe tích cực.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói:
- HS: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. 
- KKHS:Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa ,kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời nhân vật .
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét, đánh giá được bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
-Nhà Rông thường để làm gì?
- GV nhận xét chung.
B - Bài mới: HĐ1- Giới thiệu bài:
HĐ2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm một số từ;sơ tán ,lấp lánh ,san sát....
 (+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ:sao sa ,công viên ,tuyệt vọng.
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm:
 - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
HĐ3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Lớp đọc thầm toàn bài.
-Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
-Lần đầu ra thị xã chị Mến thấy có gì lạ?
-ở công viên có những trò chơi gì?
-ở công viên Mến có hành động gì đáng khen?
*Qua hành động này ,em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
HĐ4) Luyện đọc lại:
-Gv đọc đoạn2;
-gọi 1 số hs thi đọc.
-Lớp nhận xét bình chọn.
- Nhà Rông ở Tây Nguyên
- 2 học sinh lên bảng, lớp nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Hs quan sát tranh.
- Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài 2 lượt). 
- 3đoạn .
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài .
- Hs đọc theo nhóm 3. 
-2 nhóm thi đọc.
- Hs đọc thầm toàn câu chuyện.
-Từ ngày còn nhỏ thành sơ tán về quê.
-Nhiều nhà thành phố , xe cộ nườm nượp.
-cầu trượt ,đu quay..
-Mến lao xuống hồ cứu em bé lên.
- Mến có phản ứng nhanh,dũng cảm thông minh.
-Hs đọc
-Thi đọc theo nhóm
Kể chuyện:
1- GV nêu nhiệm vụ: - Dựa vào gợi ý
2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: 
+ Gọi 1 hs đọc gợi ý trong SGK.
- Gv yêu cầu hs tự ghi nhớ câu chuyện trong 2 phút.
 - Yêu cầu hs luyện kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi, gọi 1 số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, cho điểm.
- Tổ chức cho 2 nhóm ,mỗi nhóm 3 em hs thi kể câu chuyện, lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
+ Củng cố- Dặn dò: 
- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về những người sống ở làng quê?
- Dặn hs luyện đọc, kể chuyện.
 ________________________________________ 
Tập viết
Ôn chữ hoa M
I. Mục tiêu:- Viết đúng chữ hoa M (1dòng) , T,B (1dòng), viết đúng tên riêng: 
 Mạc Thị Bưởi (1dòng)
Và câu ứng dụng : Một cây làm chẳng nên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ .
- HS viết đúng cỡ chữ ,đúng mẫu chữ ,đều nét và nối chữ đúng qui định .
- GD ý thức trình bày VSCĐ.
II) Đồ dùng dạy học : 
- Bộ chữ mẫu ,bảng con-Từ ,câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li.
III) Các hoạt động dạy học:
A-KTBC :-gọi 2HS viết bảng lớp .
-Nhận xét cho điểm 2 HS.
B-Bài mới :
HĐ1-GTB: Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
HĐ2-Hướng dẫn Hs viết trên bảng con :
a)Luyện viết chữ hoa :
-Tìm trong bài các chữ viết hoa ?
-GV viết mẫu ,kết hợp nhắc lại cách viết 
b)Luyện viết từ ứng dụng :
-GV cho HS xem chữ mẫu .
-GV giới thiệu về chị Mạc Thị Bưởi .
c)Luyện viết câu ứng dụng :
-GV giới thiệu câu ứng dụng đã viết sẵn .
-Câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?
-Yêu cầu HS tập viết bảng con chữ :Một , Ba.
HĐ3-Hướng dẫn HS viết vở tập viết : 
-GV nêu yêu cầu ,nhắc nhở HS tư thế ngồi viết ,cách trình bày .
HĐ4-Chấm chữa bài :
-GV chấm 5-7 bài ,nhận xét chung .
+ Củng cố –dặn dò : 
- Nêu cách viết chữ hoa M ?
-Nhận xét giờ học -Nhắc nhở HS rèn VSCĐ.
-Lớp viết bảng con :
Lê Lợi ,Lựa lời
- HS theo dõi.
-M,T, B.
-HS luyện .viết bảng con .
-1HSđọc từ ứng dụng .
-HS luyện viết bảng con 
-1HS đọc .
-Con người phải đoàn phải kết .
-HS viết bài :
+Viết 1 dòng chữ M
+Viết 1 dòng chữ T,B.
+Viết 1 dòng từ ứng dụng .
+Viết 1 lần câu ứng dụng .
-HS theo dõi .
Toán+
Luyện tập bảng nhân , bảng chia .
I Mục tiêu :
- Củng cố cho Hs thuộc bảng nhân , bảng chia , 
- HS luyện sử dụng bảng nhân, chia, giải toán. HS làm thành thạo các phép tính
HS Làm bài 1( dòng1,2 ); Bài2.KKHS làm cả 3 bài.
- GD say mê học môn Toán
II. Đồ dùng : Phiếu ghi tên các bảng nhân , bảng chia .
III. Các hoạt động dạy học .
HĐ1. Giới thiệu bài .
HĐ2. Ôn các bảng nhân , bảng chia .
- Gv yêu cầu Hs lên bốc thăm các bảng nhân , bảng chia để đọc - Nhận xét .
+Trò chơi : Đọc nối tiếp : 
- Gv nêu cách chơi : 1 Hs đọc bất kì phép nhân hoặc phép chia nào trong các bảng đã học , yêu cầu bạn nêu kết quả . nêu đúng kết quả lại đọc tiếp .....em nào đọc sai thua cuộc .
HĐ3. Bài tập .
- Bài 1. tìm X 
X x7 = 126 	 X x 8 = 200
X : 2 = 45 x 4 	 X : 4 = 238 : 7 
X : 3 = 124 ( dư 2 ) 	 X : 7 = 8 ( dư 3 )
- yêu cầu Hs làm bài .
- Nhận xét bài của Hs .
Bài 2 : Một bếp ăn dự trữ 260 kg gạo , đã sử dụng hết số gạo dự trữ đó . Hỏi bếp ăn đó còn lại bao nhiêu kg gạo ?
- Yêu cầu Hs đọc đề , phân tích đề , làm bài .
- Theo dõi Hs làm bài . giúp đỡ Hs yếu .
- Nhận xét bài của Hs .
Bài 3: Bài tập KKHS làm
Lan có 48 viên kẹo, Lan cho Hồng số kẹo, Lan cho Huệ số kẹo còn lại. Hỏi Huệ được bao nhiêu viên kẹo?
Bài 4*: Có một số bi chia thành 8 túi, mỗi túi được 14 viên bi. Hỏi muốn chia số bi đó thành mỗi túi 4 viên bi thì được bao nhiêu túi?
 + Chốt cách giải bài toán bằng 2 phép tính.
HĐ4. Củng cố , dặn dò :
- Gv nhận xét giờ học .
- Nhắc Hs ôn lại các bảng nhân , chia đã học .
- Hs bốc thăm , đọc bài .
- Các em khác nhận xét , bổ sung .
- Hs tham gia trò chơi .
- Hs làm bài .
- Chữa bài 
+ Hs nêu lại cách tìm thừa số , số bị chia .
số bị chia trong phép chia có dư , số chia trong phép chia có dư .
- Hs làm bài .
- Chữa bài , giải thích cách làm .
- HS đọc đề
- KKHS nêu cách giải – 1 em lên bảng làm
- HS khác nhận xét – sửa sai ( nếu có)
-Hs đọc đề xác định yêu cầu và giải.
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Sáng:	Chính tả (Nghe – viết):
Đôi bạn
I- Mục đích, yêu cầu.	
+ KT: HS nghe, viết đúng chính xác đoạn 3 trong câu chuyện: Đôi bạn.
+ KN: Rèn kỹ năng nghe viết chính xác, viết sạch, đẹp; vận dụng làm đúng các bài tập chính tả: Bài 2a.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý trong học tập, có ý thức rèn luyện chữ viết. GD tình cảm bạn bè đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt mọi khó khăn.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp chép bài 2 
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS viết bảng lớp: Khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
- GV đọc đoạn 3 bài: Đôi bạn.
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Nội dung của đoạn viết là gì?
- Tìm những chữ viết hoa ? vì sao ?
- Lời của bố viết thế nào ?
- GV cho HS đọc đoạn 3.
- GV cho HS tìm tiếng khi viết hay sai.
- GV cho HS viết.
- GV thu chấm, nhận xét.
3- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2a:
- GV cho HS đọc thầm phần a.
- GV cho HS làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- 2 HS lên bảng.
- Dưới viết bảng con.
- HS nghe.
- HS nghe và đọc thầm.
- 6 câu.
- KKHS trả lời
- HS nêu các chữ, chữ đầu câu, tên riêng.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS đọc to, HS khác đọc thầm.
- HS tìm và viết bảng.
- HS viết vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS đọc bài.
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ.
- 1 HS đọc lại cả bài
IV- Củng cố dặn dò:
- Bạn bè phải biết đối xử với nhau như thế nào?.
- Nhận xét tiết học.Nhắc HS luyện viết cho chữ đẹp.
Toán
Tiết 77: Làm quen với biểu thức
I- Mục tiêu: 
 - Giúp Hs bước đầu làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. 
 - HS biết tính giá trị của biểu thức đơn giản. Bài tập cần làm: Bài 1,2
 - GD : ý thức yêu thích môn toán. 
II- Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: KTBC: Gọi 2 Hs lên bảng làm: 
 426 : 3 ; 639 : 3 
 135 x 4 ; 426 x 2 
 - Nhận  ...  Các chữ đầu câu viết như thế nào?
+ Luyện viết chữ hoa
- GV cho HS tìm chữ cái hoa
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết:GV treo chữ mẫu viết nghiêng.
- GV quan sát, uốn nắn
HĐ3- Hướng dẫn viết vở luyện viết:
- Quyển 1 chữ đứng, quyển 2 chữ nghiêng
- GV gõ nhịp thước yêu cầu HS viết 6 dòng các câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ theo mẫu
- GV quan sát, uốn nắn, sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. 
HĐ4- GV thu chấm, chữa bài:
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- KKHS trả lời.
- HS theo dõi – trả lời
- Viết hoa
- HS tìm viết bảng con
Hôm qua em tới trường
 Mẹ dắt tay từng bước
 Hôm nay mẹ lên nương
 Một mình em tới lớp.
 Trường của em be bé
 Nằm lặng giữa rừng cây...
- HS viết vở
- Thu chấm bài - nhận xét
HĐ5- Củng cố dặn dò:- Em có tình cảm gì với trường lớp ?
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về luyện viết cho chữ đẹp.
Chiều: Đồng chí Hiển dạy
Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2012
Tập làm văn
Nói, viết về thành thị, nông thôn
I. Mục tiêu:
- Không yêu cầu làm bài tập 1: Nghe và kể lại được câu chuyện "Kéo cây lúa lên". Bước đầu biết kể về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý (BT2). 
- Biết nói thành câu, dùng từ đúng. Biết viết những điều đã nói trên thành một đoạn văn từ 5 – 7 câu.
- Giáo dục học sinh yêu mến và có ý thức giữ gìn môi trường thành thị, nông thôn luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý bài tập 2.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh lên bảng giới thiệu về tổ em
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nói về nông thôn và thành thị. 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu giới thiệu gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ
- Từng nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Em có tình cảm gì với thành thị, nông thôn?
* Em phải làm gì để giữ cho môi trường thành thị, nông thôn luôn sạch đẹp?
HĐ2: Hướng dẫn học sinh viết về nông thôn và thành thị. 
- Yêu cầu HS viết những điều đã nói trên thành đoạn văn từ 5 – 7 câu.KKHS viết nhiều câu hay.
3. Củng cố- Dặn dò.
-1HS nói về thành thị, 1 em khác nói về nông thôn- thể hiện tình cảm của mình với thành thị – nông thôn.
 - Nhận xét tiết học.Nhắc HS học thật tốt để sau này lớn lên góp phần xây dựng quê hương.
- 2 em giới thiệu. Lớp nhận xét.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Học sinh thực hiện.
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét.
- HS trả lời tiếp nối.
HS chép đề vào vở
Viết bài từ 5- 7 câu . KKHS viết nhiều hơn ( từ 7 – 10 câu).
Đọc bài viết trước lớp.
Toán
Tiết 80: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: Chỉ có các phép tính cộng, phép trừ; Chỉ có phép nhân, phép chia; Có các phép tính cộng, trừ ,nhân, chia.
- Rèn cách tính giá trị biểu thức.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3. KKHS làm thêm bài 4.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ cho bài 4
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 2 trang 80.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài, ghi bảng
HĐ2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
+ Bài 1: Tính:
125 - 85 + 80
21Í2Í4
- Giáo viên nhận xét - đánh giá.
+Củng cố: Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ta làm từ trái sang phải.
+ Bài 2: 
- Nêu từng biểu thức.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Bài 3: - Gọi học sinh đọc đề bài.
+ Củng cố: Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta làm nhân chia trước, cộng trừ sau.
+ Bài 4: KKHS làm
- Hướng dẫn học sinh làm.
- Tổ chức chơi trò chơi.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài, chấm vở cho học sinh.
3. Củng cố.- Nhấn mạnh nội dung bài.Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
- Nhận xét tiết học.
- 1 em lên bảng, lớp nhận xét, sửa chữa.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con.
-HS nhận xét – sửa sai ( nếu có )
- 4 em lên bảng. Lớp làm vở.
- Học sinh tự làm vở.
- 1 em lên bảng, lớp làm vở.
- Học sinh thực hiện ra giấy nháp
- Chia lớp thành 3 nhóm chơi TC tiếp sức.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Tin học
	Giáo viên chuyên dạy	
Tự nhiên - Xã hội
Bài 32: Làng quê và đô thị
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.KKHS kể được về làng hay khu phố nơi em đang sống.
 - Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương.
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến và có ý thức giữ gìn và BVMT làng quê và đô thị .
- GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị. Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
II. Chuẩn bị:
- Các hình vẽ sách giáo khoa trang 62, 63.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tên các hoạt động công nghiệp và các ích lợi của chúng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.1. Giới thiệu bài, ghi bảng
 2. Bài giảng 
a) Hoạt động 1:Hoạt động nhóm
 Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
 Cách tiến hành:
Quan sát tranh trong sách giáo khoa và ghi lại kết quả vào bảng sau:
- 2 em trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Làng quê
Đô thị
- Phong cảnh, nhà cửa
- Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân.
- Đường sá, hoạt động giao thông, cây cối.
..
.
.
.
- Giáo viên nhận xét, đưa ra kết luận sách giáo viên trang 84.
- Em có tình cảm gì với làng quê và đô thị?
* Em có biện pháp gì để giữ cho môi trường làng quê và đô thị luôn sạch đẹp?
b) Hoạt động 2:Thảo luận theo nhóm.
Mục tiêu: Kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
 - Cách tiến hành:Cho học sinh hoàn thiện bảng sau:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả đã ghi được.
- HS làn lượt trả lời.
- HS nêu các biện pháp bảo vệ môi trường làng quê và đô thị.
Nghề nghiệp ở làng quê
Nghề nghiệp ở đô thị
...
...
- Giáo viên bổ sung, KL: ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới, và các nghề thủ công,...ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,...
c) Hoạt động 3:Vẽ tranh.
 Mục tiêu:Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của học sinh về đất nước.
 Cách tiến hành:- Cho học sinh vẽ về phong cảnh hoặc những sinh hoạt ở quê mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- Người làng quê em thường làm những công việc gì? Em có biện pháp gì để giữ cho môi trường làng quê và đô thị luôn sạch đẹp?
- Nhận xét tiết học.
- Từng nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh thực hiện vẽ theo chủ đề giáo viên đưa ra.
Chiều: Tiếng Việt+
mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn 
Nói về thành thị nông thôn
I- Mục tiêu: 
 - giúp hs củng cố từ ngữ về thành thị, nông thôn.
 - Luyện nói về thành thị, nông thôn: HS kể được tên một số thành phố, vùng quê mà em biết; giới thiệu lưu loát được về một vùng quê hay thành phố (Khuyến khích HS nói thành đoạn văn có hình ảnh, cảm xúc).
 - GD ý thức tìm hiểu về quê hương; tình yêu quê hương .
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi bài tập.
III- Các hoạt động dạy- học:
 HĐ1: Ôn từ ngữ về thành thị, nông thôn:
 BT1: Em hãy kể tên 1 số thành phố và 1 số vùng quê mà em biết.
 -Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm đôi.
 - Gọi 1 số nhóm lên trình bày.
 - Gv nhận xét - bổ sung.
 BT2: Thi đặt câu với 1 trong những từ kể về công việc ở thành phố hoặc nông thôn:
 - GV tổ chức cho Hs thi, Gv là trọng tài còn cử lớp trưởng làm thư kí ghi lại kết quả của các nhóm lên bảng.
 - GVcùng lớp đánh giá kết quả.
 HĐ2: Luyện nói về thành thị, nông thôn:
 - Căn cứ vào bài tập làm văn buổi sáng, Gv cho Hs luyện nói về thành thị, nông thôn.
 - Gv theo dõi, uốn nắn cho học sinh về tác phong trình bày, nội dung giới thiệu
 - GV lưu ý hướng dẫn để học sinh nói được theo yêu cầu.
 -Yêu cầu lớp bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
 HĐ3: Củng cố - dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học? Tình cảm của em với thành thị – nông thôn như thế nào?
 - Nhận xét giờ học.Nhắc Hãiem lại bài .
- Hải Phòng, Hà Nội,Thái Nguyên, TPHChí Minh...
- Thanh Hà - Bình Giang - Hải Dương...
- Lớp nhận xét.
- Các nhóm lưu ý giơ tay giành quyền đặt câu trước.
- Các nhóm thi đặt câu.
- Lớp nhận xét đánh giá.
* HS nói thành đoạn văn ngắn.
- HS dựa vào bài chuẩn bị trước..
- HS theo dõi, sửa sai.
- Lớp bình chọn.
- HS nêu.
Sinh hoạt
Sinh hoạt Đội - Tuần 16
Tiếng anh
 GV chuyên dạy
Kí duyệt giáo án
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Cẩm Chế, ngày..tháng 12 năm 2012
Toán+
Luyện tập: tính giá trị biểu thức
I- Mục tiêu:
 + Củng cố tính giá trị biểu thức (chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia), vận dụng vào giải bài toán có liên quan. (Khuyến khích HS vận dụng tính giá trị biểu thức vào tính nhanh và giải toán). 
 + Hs làm thạo các phép tính. 
 + Hs thích học môn toán.
II- Các hoạt động dạy học
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - Gọi 2 Hs nêu quy tắc tính giá trị biểu thức đã học.
 +Lớp nhận xét 
 HĐ2: Thực hành luyện tập 
 - HS làm trong vở BTT và các bài sau:
 Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau:
 52 + 81 - 9 96 - 13 + 7
 69 - 3 + 21 - 4 528 - 381 + 36
 +Củng cố cách tính giá trị biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ.
 Bài 2*: Có một số bi chia thành 8 túi, mỗi túi được 14 viên bi. Hỏi muốn chia số bi đó thành mỗi túi 4 viên bi thì được bao nhiêu túi?
 + Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính.
 Bài 3*: Tính bằng cách hợp lí:
 a/ 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 95 + 96 + 97 + 98 + 99
 b/ 145 + 255 - 45 - 55
 - Gv theo dõi, giúp đỡ Hs trong quá trình làm bài.
 - Chấm bài cho từng đối tượng Hs.
 HĐ3: Củng cố, dặn dò:
 - Nêu cách tính giá trị biểu thức?
 - VN xem lại bài.
- Hs nêu.
- 2Hs lên bảng, lớp làm bảng con.
-2 Hs lên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét, chữa bài
-Hs đọc đề xác định yêu cầu và giải.
- HS làm vào vở.
- Hs nhắc lại.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16(1).doc