Giáo án Lớp 4 - Kì 1 - Bùi Thị Bích Hiền

Giáo án Lớp 4 - Kì 1 - Bùi Thị Bích Hiền

Toán

Ôn tập các số đến 100 000 (2 tiết)

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

-Củng cố lại cách đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100 000.

-Thực hiện các phép tính cộng , trừ, nhân chia trong phạm vi 100 000.

-Phát triển tư duy cho học sinh.

II.Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập.

III.Hoạt động dạy học.

1.Tổ chức

2.Bài mới

*Giới thiệu bài.

*Hướng dẫn học sinh ôn luyện các bài tập sau;

 

doc 143 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Kì 1 - Bùi Thị Bích Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Toán
Ôn tập các số đến 100 000 (2 tiết)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Củng cố lại cách đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100 000.
-Thực hiện các phép tính cộng , trừ, nhân chia trong phạm vi 100 000.
-Phát triển tư duy cho học sinh.
II.Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học.
1.Tổ chức
2.Bài mới
*Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn học sinh ôn luyện các bài tập sau;
Tiết 1
Ôn về đọc , viết, so sánh các số trong phạm vi 100 000
Bài 1:
a)Viết số gồm:
-một nghìn, chín trăm, ba chục và hai đơn vị.
-13 trăm, 13 chục và 13 đơn vị.
b)viết 5 số có 5 chữ số, mỗi chữ số đều có 5 chữ số 0, 2, 4, 6, 8.
c)viết các sớ tròn nghìn có sáu chữ số và bé hơn 110 000.
*yêu cầu học sinh đọc đề và viết số vào nháp, 3 em làm lên bảng lớp.
-HS so sánh và đối chiếu kết quả -nhận xét.
Bài 2:
a)Viết số: 41386 thành tổng:
-Các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
-Các trăm và đơn vị.
-Các chục và đơn vị.
-Các nghìn và đơn vị.
b)Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
52734, 35710, 72400, 83401
M:4514 = 4 x 1000 + 5 x 100 + 1 x 10 + 4.
*Yêu cầu học sinh làm vào vở.
Bài 3: Số tự nhiên x gồm mấy chữ số, biết số đó;
a)Có chữ số hàng cao nhất thuộc lớp nghìn.
b)Có chữ số hàng cao nhất thuọc lớp triệu.
c)Bé hơn 10.
d)Đứng liền sau một số có ba chữ số.
e)Đứng liền trước một số có ba chữ số.
*Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp, báo cáo kết quả.
-Học sinh và giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4: Cho số 1895. Số này thay đổi thế nào nếu;
a)Xoá đi chữ số 5?
b)Xoá đi hai chữ số cuối?
c)Viết thêm chữ số 0 vào chính giữa số đó?
d)Viết thêm chữ số 2 vào bên trái số đó?
*Gv hướng dẫn học sinh làm bài rồi kết luận khi viết thêm hay xoa bớt đi vào bên trái, phải của một số và viết thêm hay xoa bớt ở giữa của một số.
Tiết 2
Ôn tập về bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
Bài 5;Tìm X
70194 + X = 81376 X -13257 = 9463
*yêu cầu học sinh làm bài vào nháp. 2 học sinh lên bảng trình bày, HS đối chiếu kq.
Bài 6; Điền dấu >, < , = thích hợp vào chỗ chấm.
a)3 x 1000 + 9 x 100 + 5 x 10 + 7 3957
b)X0X0X . X0000 = X0X
c) a53 + 4b6 + 29c abc + 750
*GV hướng dẫn học sinh làm bài và học sinh làm vào vở.
Bài 7: Không cần tính kết quả cụ thể hãy so sánh 2 tổng A và b.
a)A = 198 + 26 = 574 + 32 + 10 B = 530 + 124 + 92 + 76 + 18.
b) A = abc + de + 1992 B = 19bc = d1 + a9e
*GV hướng dẫn hs làm bài tập trên.
Bài 8: Không thực hiên phép tính hãy tìm X.
X + 152 < 5 = 152 192 -X = 192 -37 X + 15 + 25 < 50 + 31
X - 467 = 1990 -467 35 -X< 35 -5 X -10< 35-10 X-10< 45
*yêu cầu học sinh tự làm bài .
Bài 9: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách hợp lí.
a)54 x 113 + 45 x 113 + 113	 b) (532 x7- 266 x 14)x ( 532 x 7 + 266)
c)17 x ( 36 + 62) -17 x (62 + 36) d)(145 x 9 + 145) -(143 x 101 -143)
e)1875 : 2 + 125 : 2 g) 0 : 36 x( 32 + 17 + 99 -66 +1)
h)(m : 1-m x1) : ( m x1991 + m +1) i) 1994 x 867 + 1995 x 133
k)1994 x 866 + 1994 x 134.
Bài 10: Tìm hai số biết hiệu hai số đó là 82 và nếu viết thêm một chữ số vào bên phải số bé ta được số lớn .
IV.Hoạt động nối tiếp:
-nêu nội dung của bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài tập 9 và 10 vào vở.
_____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2010
Tiếng việt
Luyện tập : Cấu tạo của tiếng (2 tiết)
I.Mục đích yêu cầu:
-Củng cố lại về cấu tạo của tiếng: Tiếng gồm ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh.
-thực hành phân tích cấu tạo của tiếng để củng cố về đặc điểm của tiếng, tiếng nào cũng phải có vần và thanh.
-Có ý thức nói viết đúng từ, tiếng.
II.Đò dùng dạy học.
-Hệ thống bài học.
III.Hoạt động dạy học.
1.ổn định.
2.Dạy bài mới.
*Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn luyện tập.
Tiết 1
Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
*Ôn lại kiến thức cũ
-Theo em tiếng thường có mấy bộ phận là những bộ phận nào? Nêu ví dụ.
-Trong một tiếng, bọ phận nào có thể có, bộ phân nào bắt buộc phải có? Cho ví dụ.
+Gv chốt lại kiến thức cần nhớ về cấu tạo của tiếng.
*Vận dụng thực hành.
Bài 1: Ghi kết quả phân tích cấu tạo của từng tiếng của câu tục ngữ sau;
	Một cây làm chẳng nên non
	 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Vào bảng sau;
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
*Yêu cầu học sinh làm nháp, 1 học sinh lên làm bảng lớp.
-So sánh đối chiếu kết quả.
-Những tiếng nào không đủ ba bộ phận?
*Gv chốt kết quả đúng và cho điểm.
Bài 2:Khoanh tròn số thứ tự những dòng phân tích đúng các bộ phận cấu tạo của tiếng.
TT
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
1
Oan
oan
Ngang
2
Uống
u
ông
Sắc
3
Yến
y
ên
Sắc
4
Oanh
o
Anh
Ngang
5
ương
ương
ngang
?Các tiếng này có gì đặc biệt?
*Gv chốt lại nội dung cần nhớ: Tiếng nào cũng có vần và thanh.
Bài3:Nối ô bên trái với lời giải thích đúng ở ô bên phải;
Hai tiếng bắt vần với nhau là
ầ)Hai tiếng có vần giống nhau hoàn toàn.
b) Hai tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn.
c)Hai tiếng có vần giống nhau.
d)Hai tiếng giống nhau hoàn toàn.
*YC Đọc và ghi lại câu đúng. Hai tiếng bát vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau.
Bài 4:Cho bài đồng dao sau:
	Tay cầm con dao
	Làm sao cho sắc
	Để mà dễ cắt
	Để mà dễ chặt
	Chặt củi chặt cành
	Trèo lên rừng xanh
	Chạy quanh sườn núi
	Một mình thui thủi
	Ta ngồi ta chơi.
Ghi lại các cặp tiếng bắt vần với nhau trong bài đồng dao trên vào nhóm thích hợp trong bảng sau.
Các cặp tiếng bắt vần với nhau
Vần giống nhau hoàn toàn
Vần giống nhau không hoàn toàn
dao –sao
*Yêu cầu học sinh làm bài.
-Chấm bài, nhận xét.
Tiết 2
Luyện tập thực hành
*GV chép lên bảng, yêu cầu học sinh thực hành.
Bài 1: Những tiếng nào trong các câu thơ dưới đây không đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh?
	Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
	Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền
	 ...Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
	Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.
Bài 2: Tìm bộ phận âm đầu trong các tiếng được gạch chân dưới đây làm gì?
Giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình
Bài 3: Tìm và ghi lại 
a) Năm từ phức có các tiếng có vần giống nhau hoàn toàn
b) Năm từ phức có các tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn.
Bài 4: Em đã từng giúp đỡ bạn bè (hoặc người thân trong gia đình) một việc dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em.
*Yêu cầu học sinh làm bài.
+Thu baì chấm, đọc bài hay cho lớp học tập.
IV.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ.
-về làm bài tập chưa hoàn thành.
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Toán
Luyện tập các số có 6 chữ số.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh.
-đọc, viết, so sánh các số có 6 chữ số.
-vận dụng làm các bài toán liên quan đến đọc, viết, phân tích, so sánh số.
-Phát triển tư duy cho hs.
II.Đồ dùng dạy học.
III.hoạt động dạy học
1.Kiểm tra: Chữa bài tập về nhà
2.Bài mới
*Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Đọc các số sau đây và nêu rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào? Lớp nào?
256418 450731 200582 425 001 214 605 700 051.
*yêu cầu học sinh tự làm.
Bài 2:Cho bảy chữ số : 0, 8, 2, 5, 9, 6, 3
a)Hãy viết số bé nhất có 6 chữ số từ 7 chữ số trên.
b)Hãy viết số lớn nhất có 6 chữ số từ 7 chữ số trên.
c)Hãy cho biết chữ số 5 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào?
Bài 3: 
a)Cho số abcdeg. Đọc số rồi phân tích thành Trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
b)Viết số lớn nhất có đủ các chữ số chẵn, mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần.
b) Viết số nhỏ nhất có đủ các chữ số lẻ, mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần.
Bài 4: Tìm chữ số a biết.
a)4567a 278569
c) 4a 285 56 879
Bài 5: Không tính tổng sau hãy điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
a)999 + 88 + 7  987 + 98 + 9
b) 654 + 73 + 6 .673 + 56 + 4
c) 6ab + 5a + c .. 6aa + bc + b
d)abcd + abc + cb + a aaaa + bbb + cc + d
*Yêu cầu học sinh tự làm các bài tập trên.
*Lần lượt học sinh lên bảng chữa bài.
*GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng.
*GV cho điểm những học sinh làm bài tốt.
________________________________
Tiếng Việt
Luyện tập tả ngoại hình của nhân vật.
I.Mục đích yêu cầu:
-Củng cố cho học sinh về tả ngoại hình của nhân vật( tả hình dáng bên ngoài cuả nhân vật) cũng làm nổi bật tính cách của nhân vật.
-Viết được 1 đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật.
-Có ý thức sử dụng từ câu đúng, phát triển trí tường tượng trong học sinh và có ý thức quan sát ngoại hình nhân vật.
II.Đồ dùng dạy học:Hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra.
2.Bài mới.
*Giới thiẹu bài.
*Hướng dẫn luyện tập.
a)Ôn tập văn kể chuyện.
-Khái niệm
-đặc điểm của văn bản kể chuyện?
b) Luyện tập:
Đề bài: Đọc bài thơ Gà Trống và Cáo.
Hãy dựa vào bài thơ để :
a)Miêu tả ngoại hình của Gà Trống.
b) Miêu tả ngoại hình của Cáo.
và nêu cảm xúc của mình.
*Yêu cầu học sinh đọc đề bài, làm bài.
*Yêu cầu học sinh đọc bài trước lớp.
*Gv và học sinh nhận xét.
*Sửa cho học sinh những lỗi chưa được.
IV.Củng cố dặn dò:
-Nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài.
_____________________________________________________________________
Tuần4
Thứ hai ngày tháng năm 2010
Toán
Luyện tập về dãy số tự nhiên
I.Mục tiêu:Giúp học sinh:
-Nắm chắc về cấu tạo của dãy số tự nhiên.
-Nhận biết đâu là dãy số tự nhiên, đâu là bộ phận của dãy số tự nhiên.
-Phát triển tư duy cho học sinh.
II.Đồ dùng dạy học.
-hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ: chữa bài tập về nhà.
2.bài mới:
*Hướng dẫn luyện tập.
Ôn lại về đặc điểm dãy số tự nhiên.
+Dãy số tự nhiên là dãy số xếp theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0.
-Hai số liên tiếp trong dãy số tự nhiên hơn kém nhau 1 đơn vị.
*Luyện tập thực hành.
Bài 1: Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tự nhiên.
a)4, 5, 6, 1, 2, 3,., 1000 000,
b)1,2, 3, 4,5 , 6, , 1000 000,
c)2, 4, 6, 8, 10, ., 1000 000,
d)0, 1, 2, 3, 4,5 ,., 1000 000,
e) 1, 3, 5, 7,.., 1 000 001,
g) 0, 1, 2, 3, 4, 5,..1000 000.
Bài 2:Nêu quy luật rồi viết tiếp 3 số vào mỗi dãy số sau:
a)0, 2, 4, 6, 8,	b)1, 4, 7, 10, 13,
c) 11, 22, 33, 44,..	d)1, 2, 3, 5, 8,.
e)1, 2, 4, 8, 16,. 	g)1, 4, 9, 16, 25,
*HD học sinh làm theo các bước:
-Nhận xét (đưa ra 3 nhận xét)
-Nêu quy luật.
-Tìm tiếp 3 số cần tìm.
-viết lại dãy số khi viết thêm 3 số nữa.
*GV làm mẫu 1 phần còn lại học sinh tự làm vào vở-Thu chấm 1 số bài, nhận xét.
-Các dãy số trên có phải là dãy số tự nhiên không?
Bài 3:
a)hãy cho 1 ví dụ về 8 số tự nhiên liên ... t. s/ x
I.Mục đích yêu cầu:
-Học sinh nắm được một số từ ngữ viết với âm s/ x.
-Làm được các bài tập phânbiệt âm s/ x.
-Có ý thức viết đúng chính tả.
II.Đồ dùng học tập: Hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ỏn định.
2.Kiểm tra:
3.Bài mới:
a)Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Tìm thêm mộttiếng để tạo từ cứa cáctiếngcùng âm đầu s/ x
..xinh sụt sành. Xao ; sang.; sửng;xơ.;soạt.
Xong.;xa;xệch ; xôn;sung..
Xông.;.sượng; sát.
-Nhận xét, chữa bài, ghi bảng từ đúng.
Bài 2:Ddiền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng âm s hoặc x để hoàn chỉnhđoạn văn sau:
 a) Mãng cầu ta.ruột.
 Dưa hấu đang mặt
Cũng chờ tới đỏ lòng.
Ba anh nhảng cẳng.
Vươn thẳng cái cổ cò.
Khóiđỏ mắt đoán mò
Tết vẫn còn.tết.
b)Mùa.chia kẹo cho bé.
Chiếc kẹo tròn
Và mở trangmới.
Rủ bé cùng..tranh.
c)Mùa thu phương bắc có vẻ dẹp yêu kiều của mặt hồ phẳng lặng, nước trong veo..biêng biếc. Còn ở đây, miển quê châu thổ..Cửu Long, gió.hiu hiu,
 mặt nước laobóng nắng.
*Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3:Giải các câu đố sau:
a)Chẳng ai biết mặt ra sao
Chỉ nghe tiếng thét trên cao ầm ầm
 (là gì)
b)Lá xanh cành đỏ hoa vàng
Là là mặt đất đố chàng giống chi.
 (là gì)
c) Quê em ở chốn ao tù
Vượt qua mặt nướcvòng dù thấp cao.
Đến ngày mở mứt ra chầu.
Soi gương mới biết tự hào tốt tươi
 (là gì)
(Tên các sự vật bắt đầu bằng s, x)
*Chốt bài làm đúnga)Sấm. B) (rau)sam c)hoa sen
*Đọc đề. Ghi các từ vào vở.
Đọc từ đã hoàn thành.
*Làm nháp.
-Báo cáo
*Đọc đề .Giải đố.
IV.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ.
-Về nhà ôn lại bài
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
Tiếng Việt.
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồvật 
I.Mục đích yêu cầu:
-Học sinh biết viết phần mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách :Mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp.
-Học sinh thực hành viết.
-Rèn ý thức viết hay có chọn lọc.
II.Đồ dùng dạy học.
Hệ thống bài tập.
III.Lên lớp.
1.Bài cũ.
-Có mấy cách mở bài? Phân biệt sự khác nhau về hai cách mở bài đó.
2.Bài mới.
*Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Đề 1:Vào những ngày vui, gia dình em thường cắm một lọ hoa đẹp. Hãy tả lại lọ hoa đó và nêu cảm nghĩ của em.
 Hãy viết phần mở bài theo cách gián tiếp.
 Hãy viết một đoạn văn ở phần thân bài .
 -Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
 -5 HS đọc phần mở bài.3 HS đọc phần đoạnvăn 
 -GV nhận xét. Cho điểm những mở bài hay.
-Nhận xét và cho điểm những đoạn văn hay.
Đề 2: Cái cây, ngọn cỏ của đất nước mình đều có thể trở thành một đồ vật có ích.
 Hãy tả mộ đồ dùng được làm từ mây, tre, cóiViết mở bài theo cách gián tiếp.
*Gợi ý: Em có thể chọn những đồ mây tre như bộ ghế mây, cái chổi tre,cái làn mây.
 -Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
 -5 HS đọc phần mở bài.3 HS đọc phần thân
 bài và kết bài 
*GV nhận xét và cho điểm.
Đề 3:Có những đồ vậtđã trở thàn kỉ vật, nó luôn nhắc về những câu chuyện cảm động, nững tháng ngày khó quên. Em hãy tả một đồvật như thế với mở bài gián tiếp.
*Gợi ý:
 Em hãy xác định một kỉ vật nhắc tới một câu chuyện cảm đọng vè những tháng ngày đáng nhớ trong gia đình em, về một người thân trong gia đình. Ví dụ, cáI bi đong đã cùng ông em chién đấu, giúp ông tránh đạn thù, cái ví người bạn chiến đấu cùng ông để lạiMở bài gián tiếp có thể nói về ý nghĩa của kỉ vật: Làm nhớ về câu chuyện cảm động nững tháng ngày khó quên.
 -Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
 -5 HS đọc phần mở bài.
*GV nhận xét và cho điểm.
Đề 4: Nhiều đồ vật em có luôn gợi cho em về cái tình cảm của người tặng, người cho: chiếc áo mẹ đã thức để khâu cho em, bộcờ rất đẹp mà bố phải cất công tìm mua cho em, cái túi cói bà đã vất vả tết để tặng em. Hãy tả lại một đồ vật như thế và viết mở bài theo cách gián tiếp.
*Gợi ý:
-Đề đã gợi ý cho em chọn một đồ vật mang ý nghĩa để tả.Em dựa vào gợi ý dể bắt đầu từ những liên tưởng về những người tặng đồ vật và tình cảm của người đỏ rồi mới giới thiệu về đồ vật .
 -Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
 -5 HS đọc phần mở bài.
*GV nhận xét và cho điểm.
IV.Củng có dặn dò:
-Nhân xét tiết học.
-Về nhà học bài .
Tiếng Việt
Luyện tập trao đổi ý kién với người thân.
I.Mục đích yêu cầu:
-Học sinh biết dựa vào đoạn văn dóng vai trao đổi ý kiến với người thân.
-HS bạo dạn trao đổi ý kiến.
-GD tính tự tin trao đổi trước đông người.
II.Đồ dùng học tập.
-Đoạn văn.
III.Các hoạt dộng dạy học.
1.Bài cũ.
2.Bài mới:
 Đọc đoạn văn sau:
 Hoa sữa thơm về đêm.
 Dáng hoa li ti lăn tăn. Sắc hoa dìu dịu như tên hoa. Hương hoa say ngây ngất. Ai có dịp đi giữa hai hàng cây hoa sữa, sẽ có cảm giác như mình đang lội giữa dòng sông thơm trôi êm ả.
 Quyện lấy không khí, hương hoa lúc đậm lúc thoang thoảng như rót từ trên cành cao xuống, như trôI trong không trung hòa tan trong bóng đêm. Cảm giác ấy chỉ thấy được trong khung cảnh yên tĩnh, chỉ có mình với hương hoa.
 Em bâng khuâng-hoa sữa ban ngày di dâu ấy nhỉ?
 Hoa sữa thì thầm: “Mình vẫn ở trên cành cùng vòm lá. Mình vẫn tỏa hương, nhưng vì lúc ồn ào náo nhiệt trên đường hàng cây dã xua đã đẩy hương hoa của mình bay lên khắp nắng và gió, không ngưng hương hoa đi dến rất nhẹ.
 Có phải hoa sữa không thích nô đùa?
 Khi nô đùa thì không nghe rõ âm thanh, tiếng động; mắt không nhìn rõ những màu sắc, hình ảnh, quang cảnh xung quanh và ngay bên cạnh.
Đọc kĩ đoạn in nghiêng rồi cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện tiếp cuộc trao đổi về ý chí tập trung khi ngồi học.
*Gợi ý
Ví dụ:
Mẹ:Khi đang làm việc gì đấymà óc cứ nghĩ đâu dâu áy, sẽ chẳng làm được việc gì, có khi còn làm hỏng nữa.
Em:ĐôI khi còn ngồi học bài cũng thế mẹ ạ.
Mẹ: Lúc chơI là chơI, lúc học là học, dừng vừa học vừa chơi. Như hoa sữa trong đêm, tỏa bằng hết hương hoa của mình.
 -Yêu cầu học sinh cùng bạn đóng vai trao đổi
 -3 cặp HS lên trình bày.
*GV nhận xét và cho điểm.
IV.Củng cố dặn dò:
-Nhạn xét tiết học.
-Về nhà học bài.
Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011
Toán
Luyện tập về dơn vị đo diện tích.
I.Mục tiêu:Giúp học sinh.
-Củng cố về các đơn vị đo diện tích đã học và các mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
-Vận dụng các mối quan hệ đo để lầmccs bài tập liên quan.
-Pát triển tư duy cho học sinh.
II.Đồ dùng dạy học.
Hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học.
1.Bài cũ: Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ giữa chúng.
2.Bài mới:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết số thích ợi vào chỗ chấm.
1.59m2 =..dm2 2. 2700dm2 = m2 3.45m237dm2 =..dm2
4.170 000cm2=..m2 5.4km2 =m2 6.4 000 000m2 =..km2
7.15km2 =..m2 8.50 000 000cm2 =m2 9.4km250m2=.m2
10. 2500 000m2=km2.m2 11.14km2150m2=..m2 12.47m25dm2 =.dm2
13.3km2600m2=.m2 14.17 000 000m2=km2 15.920 000cm2=m2
 *Đọc đề và làm vào vở.
-Chấm chữa bài.
-Nhận xét học sinh làm bài. Chốt kết quả đúng.
Bài 2:
Khu công nghiệp hình chữ nhật có chu vi 10 km. Chiều dài hơn chiều rộng 1km. Hỏi khu công nghiệp đó có diện tích bao nhiêu mét vuông?
 *Đọc đề phân tích đề.
 -Làm bài.
 -Nửa chu vi hình chữ nhật là: 10 :2 = 5 (km)
 Chiều rộng khu công nghiệp là: (5-1) :2=2 (km)
 Chiều dài khu công nghiệp là : 1 + 2 =3 (km)
 Diện tích khu công nghiệp là: 3 x2 = 6 (km2)
 Đổi 6km2=6 000 000m2
 Đáp số : 6 000 000m2
-Thu chấm.
-Nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 3: Khu rừng hình chữ nhật có chu vi là 24 km. Nếu bớt chiều dài đI 2 km và tăng chiều rộng thêm 2 km thì khu vườn trở thành hình vuông. Tính diện tích khu vườn đó.
 -Đọc đề,Phân tích đề.
 -Làm vở.
 Khi tăng chiều rộng 2km và bớt chiều dài 2k m 
 thì chu vi không đổi
 Mỗi chiều sau khi tăng và giảm là:24;4=6 (km)
 Chiều rộng lúc đầu là :6 -2 =4 (km)
 Chiều dài lúc đầu là: 6 +2 =8 (km)
 Diện tích khu rừng là: 8 x4 =32 (km2)
 Đáp số: 32 km2
-Thu chấm nhận xét.
-Chốt kết quả đúng.
IV.Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài tập vở bài tập toán nâng cao.
Tiếng Việt.
Luyện tập chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I.Mục đích yêu cầu:
-HS xác định được chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
-Biết diền chủ ngữ thích hợp vào câu thiếu chủ ngũ trong câu kể Ai làm gì?
-Biết viét một đoạn văn ngắn sử dụng câu kể Ai làm gì?
-GD học sinh có ý thích sử dụng câu đúng,
II.Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài học.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì trả lời câu hỏi nào?
2.Bài mới:
* Hướng dẫn học sinh lmf các bài tập sau:
Bài 1:Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích đưới đây. Gạch dưới chủ ngữ của từngcâu tìm được.
 Trần Quốc Toản dẫn chú đến chỗ tập bắn, rồi đeo cung tên, nhảy lên ngựa, chạy ra xa. Quốc Toản nhìn thẳnng hồng tâm, giương cung lắp tên, bắn luôn ba phát đều trúng cả.Mọi người reo hò khen ngợi. Người tướng già cũng cười, nở nang mày mặt. Chiêu Thành Vương gặt đầu.
-Nhận xét chốt lời giảI đúng.
-Tát cả các câu đó đều là câu kể Ai làm gì?
Bài 2:Điền chủ ngữ thích hợp vào chõ chấm dể hoàn chỉnh các câu sau:
a)Trên sân trường,..đang say sưa đá cầu.
b)Dưới gốc cây phượng vĩ,đang ríu rít chuyện trò sôi nổi.
c)Trước cửa phòng Hội đồng,..cùng xem chung một tờ báo Thiếu niên, bàn tán sôi nổi về bài báo vừa đọc.
d).hót líu lo như cũng muốn tham gia vào những cuộc vui của chúng em.
-Nhận xét chốt lại chủ ngữ đúng với văn cảnh.
-Có thể các chủ ngữ như sau:
a)các bạn nam
b)các bạn nữ
c)năm sáu bạn
d)Mấy chú chim chích chòe,
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể lại một phần câu chuyện “Rùa và Thỏ” (Rùa và Thỏ chạy thi). Trong đoạn văn có sử dụng câu câu kể Ai làm gì? Gạch dưới chủ ngữ của từng câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
*Gợi ý: Em nhớ lại (nếu đã học) hoặc tìm đọc truyện “Rùa và Thỏ”, rồi viết đoạn văn kể lại một phần câu chuyện, thực hiện các yêu cầu của bài tập.
-Nhận xét bài làm của học sinh.
-Chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:Trong các câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại cho đúng.
 a)Hình ảnh bà chăm sóc tôI từng li, từng tí.
 b)Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu, trìu mến của Bác.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a)bỏ từ hình ảnh.
b)bỏ từ tâm hồn.
-Học sinh đọc đề và làm bài vào vở.
-Báo cáo kết quả.
-Học sinh đọc đề và làm bài vào vở.
-Báo cáo kết quả.
-Học sinh đọc đề và làm bài vào vở.
-Báo cáo kết quả.
-Học sinh đọc đề và làm bài vào vở.
-Báo cáo kết quả.
IV.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học. Về nhà học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 ki 1.doc