Giáo án Lớp 4 Tuần 14 - Hoàng Thị An

Giáo án Lớp 4 Tuần 14 - Hoàng Thị An

TUẦN 14

Tập đọc:

Chú Đất Nung

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể và lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

 - Hiểu nội dung của truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi sgk).

 - Giáo dục H có ý thức rèn luyện trở thành người có ích.

II.Đồ dùng dạy- học:

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 14 - Hoàng Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ Hai
Ngày soạn: 28 / 11 / 2009
Ngày dạy : 1 / 12 / 2009
Tuần 14
Tập đọc:
Chú Đất Nung
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể và lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
 - Hiểu nội dung của truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi sgk).
 - Giáo dục H có ý thức rèn luyện trở thành người có ích.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ sgk.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc nối tiếp truyện: Văn hay chữ tốt.
 ? Nêu nội dung của bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 - Gv giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc toàn bài.
 ? Bài chia làm mấy đoạn ? ( Đ1: 4 dòng đầu; Đ2: 6 dòng tiếp; Đ3: còn lại.)
 - H đọc nối tiếp theo đoạn : 3 lượt, kết hợp:
 + Hướng dẫn H đọc từ khó: đống rấm, Hòn Rấm.
 + Hướng dẫn giải nghĩa từ mới: kị sĩ, tía, đoảng.
 - H luyện đọc theo nhóm đôi. 
 - 1 H đọc lại bài - Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1: Lớp đọc thầm;
 ? Cu Chất có những đồ chơi nào ? Chúng khác nhau như thế nào?
Đoạn 2: 1 H đọc to:
 ? Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ? 
Đoạn 3: H đọc thầm:
 ? Vì sao chú Đất quyết định trở thành đất nung ?
 (Vì chú sợ ông Hòn Rấm cho là nhát/ Vì chú muốn xông pha làm nhiều việc có ích.) (ý 2 đúng)
 ? Chi tiết “nung trong lửa” tựơng trưng cho điều gì ?
 (- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
 - Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
 - Lửa thử vàng, gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm...)
 ? Nêu nội dung của bài ? (Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ ).
*Hướng dẫn H đọc diễn cảm:
 - 3 H nối tiếp đọc 3 đoạn - H tìm giọng đọc đúng.
 - Gv hướng dẫn : Toàn bài đọc giọng tự nhiên.
Nhấn giọng: rất bảnh, thật đoảng, bẩn hết, ẩm, khoan khoái.
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn : “Ông Hòn Rấm cười bảo...thành Đất Nung”
 - Gv đọc mẫu - 1 H đọc thể hiện - H luyện đọc theo nhóm 4
 - Thi đọc trước lớp - H nhận xét, chọn bạn đọc hay.
 - 1 H đọc lại toàn bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu nội dung của bài ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
Toán:
Chia một tổng cho một số
I.Mục tiêu:
 - Biết chia một tổng cho một số.
 - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
 - H cẩn thận, chính xác.
 II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H tính: 3 759 x 137 529 x 10 425
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H nhận biết tính chất một tổng chia cho một số:
Ví dụ: (35 + 21) : 7 - 1H tính, nêu kết quả.
 = 56 : 7
 = 8
Tương tự: 35 : 7 + 21 : 7 = ? - 1 H tính, nêu, Gv ghi bảng:
 = 5 + 3
 = 8
 ? So sánh kết quả tính của 2 biểu thức ? ( bằng nhau)
 ? Khi chia một tổng cho một số ta chia như thế nào ? (Sgk)
 ? Viết công thức tổng quát ? 
 ( a + b) : c = a : c + b : c
 c.Luyện tập:
Bài 1(76): a. H nêu yêu cầu: - Lớp làm vở nháp
 - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả .
 b. H nêu yêu cầu: - Tính theo mẫu:
 - 2 H làm bảng - Lớp làm vở nháp, lớp thống nhất.
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở.
 - H chữa bài, nhận xét.
 ? Khi chia một hiệu cho một số ta làm như thế nào ?
Bài 3: H đọc nội dung bài toán - Tự nêu tóm tắt bài toán: (Dành cho H khá, giỏi)
 - H giải vào vở: 32 : 4 = 8 (nhóm)
 28 : 4 = 7 (nhóm)
 8 + 7 = 15 (nhóm)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu cách chia một tổng cho một số ?
 ? Tìm cách 2 cho bài 3 ?
 - Nhận xét giờ học- Chuẩn bị bài sau. 
Chính tả (Nghe-Viết):
Chiếc áo búp bê
I.Mục tiêu:
 - Nghe - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài văn ngắn.
 - Làm đúng bài tập 2a.
 - H cẩn thận, chịu khó.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bút dạ, phiếu.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H viết bảng - Lớp viết vở nháp: lỏng lẻo, nóng nảy, nợ nần, hiểm nghèo, sức khoẻ.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nghe viết:
 - Gv đọc đoạn viết - H theo dõi sgk.
 ? Nội dung đoạn văn ? (tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với bao tình cảm yêu thương.)
 - H đọc thầm đoạn văn - H chú ý những tên riêng, những từ khó viết: phong phanh, xa tanh, loe ra ...cách trình bày bài chính tả.
 - H gấp sgk - Gv đọc H viết.
 - Gv đọc, H dò bài.
 - Gv chấm bài 1 tổ, nhận xét .
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a: H nêu yêu cầu:
 - Gv phát 2 phiếu cho 2 dãy - H làm, dán phiếu.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Thuộc các từ ngữ đã học.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
Thứ Ba
Ngày soạn: 29 / 11 / 2009
Ngày dạy : 2 / 12 / 2009
Toán:
Chia cho số có một chữ số
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số ( chia hết, chia có dư).
 - H luyện chia đúng, nhanh.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: 2 H:
 (57 + 36): 3; (28 + 62): 4
 ? Muốn chia một tổng cho một số ta làm như thế nào?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
 1)Trường hợp chia hết:
 128 472 : 6 = ? 21 412
T: chia như chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số ?
 - Một H thực hiện phép chia.
 - H làm vào vở nháp - Lớp nhận xét, thống nhất - Một H nêu lại cách chia.
 ? Muốn chia số có 6 chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào? (2 bước)
 + B1: Đặt tính
 + B2: Tính từ trái sang phải, mỗi lần chia đều tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ.
 2)Trường hợp chia có dư:
 230 859 : 5 = ? 46 171(dư 4)
 - 1 H chia - Lớp chia nháp, nhận xét, thống nhất.
 - Nhận xét số chia và số dư như thế nào với nhau ? (Số dư bé hơn số chia )
 ? Trong trường hợp chia có dư ta làm như thế nào?
 c. Thực hành:
Bài 1(77) (dòng 1,2): 1 H nêu yêu cầu: 
 - H đặt tính và tính vào vở nháp, 2 H lên bảng làm, lớp nhận xét.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu 
 - H làm bài vào vở, Gv chấm bài 1 tổ.
 - 1 H lên bảng làm.
 - Lớp nhận xét, thống nhất, Gv chốt.
 128 610 : 6 = 21 435 (l)
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu (H Khá, giỏi) 
 - H làm vào vở, Gv chấm - 1 H chữa bài, nhận xét.
 187 250 : 8 = 23406 (dư 2)
 Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23 406 hộp và còn thừa 2 áo.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn chia số có 6 chữ số cho số có một chữ số ta làm theo mấy bước?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
Luyện từ và câu:
Luyện tập về câu hỏi
I.Mục tiêu:
 - Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ ngữ nghi vấn và đặt câu hỏi với các ừ nghi vấn ấy (BT2, 3, 4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).
 - Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng câu hỏi.
 - H cẩn thận, chịu khó.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Giấy khổ to (lời giải BT1)
 - Viết sẵn 3 câu hỏi Bt3, giấy A4, bút.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Câu hỏi dùng để làm gì ?
 ? Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào ? Ví dụ ?
 ? Lấy ví dụ về câu hỏi em dùng để tự hỏi mình ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H luyện tập:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu : Tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm - Viết vào vở bài tập.
 - Gv phát phiếu, bút dạ cho 2 H.
 - H trình bày phiếu - Lớp nhận xét, Gv chốt:
( Ví dụ : a. Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác cần trục.
 - Đặt câu hỏi: Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ?...)
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu :
 - Lớp làm vào vở - 2 H làm phiếu.
 - H dán phiếu - Lớp nhận xét, chốt - Gv chấm 5 vở.
 Ví dụ: Ai đọc bài hay nhất lớp ?
 Cái gì dùng để lợp nhà ?
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu:
 - H làm vở bài tập.
 - 2 H gạch chân từ tìm được ở phiếu viết sẵn - Lớp nhận xét - Gv chốt lời giải đúng: có phải không ? phải không ? ; à ? 
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu:
 - H tự đặt một câu hỏi vào vở với các từ , cặp từ nghi vấn ở bài tập 3.
 - 3 H làm ở bảng - Lớp nhận xét - Gv chốt - Chấm vở 5 em.
Bài 5: H nêu yêu cầu:
 ? Thế nào là câu hỏi ?
 - H làm - Nêu kết quả - Lớp nhận xét - Gv chốt.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Tìm 2 câu có từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________
Địa lí:
Hoạt động sản xuất của người dân 
ở đồng bằng Bắc Bộ
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: 
 + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
 + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuoi nhiều lơn và gia cầm.
 - Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2 ,3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
 - Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ nông nghiệp VN (GV).
 - Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào ?
 ? Nêu đặc điểm nhà ở của người Kinh ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Các hoạt động :
1. Vựa lúa lớn thứ hai của đất nước:
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân:
 ? Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ? (đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi đào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước) H khá, giỏi.
 ? Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo ?
 ? Nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ ? (Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuoi nhiều lơn và gia cầm.)
 ? Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt ?
2.Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh :
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: 4 nhóm:
 ? Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ? Khi đó nhiệt độ như thế nào ? Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội ?
 ? Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ?
 (Thuận lợi: Trồng thêm cây vụ đông: ngô, khoai tây...
 Khó khăn: Nếu rét quá... chết.)
 - Các nhóm trình bày kết quả:
T. Giải thích thêm: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ ... Người dân đã biết vận dụng thời tiết đó trong trồng trọt nhằm cải tạo môi trường thiên nhiên.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
Thứ Tư 
Ngày soạn : 28 / 11/ 2009
Ngày  ... màu sắc của lá sồi, cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng những giác quan nào ?
 ? Để tả được chuyển động của lá cây, tác giả dùng những giác quan nào ? (mắt)
 ? Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả dùng những giác quan nào ? (mắt, tai)
 ? Muốn miêu tả được sự vật, người viết phải làm gì ? ( quan sát kĩ đối tượng bằng những giác quan).
 2.Phần Ghi nhớ: 2 H đọc ghi nhớ sgk.
 3.Phần Luyện tập:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu:
 - H đọc thầm truyện “ Chú Đất Nung” (2 Phần), tìm câu văn miêu tả ?
(phần 1: Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh...mái lầu son)
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu:
 - 1 H giỏi làm mẫu:
Ví dụ: Em rất thích hình ảnh : “ Sấm rền vang” rồi bổng nhiên “đùng đùng, đoàng đoàng” làm mọi người nảy mình, tưởng như Sấm đang ở ngoài sân khanh khách cười.
 - 1 H đọc thầm đoạn thơ - tìm 1 hình ảnh mình thích, viết 1, 2 câu tả hình ảnh đó.
 - H nối tiếp trình bày, tuyên dương những bài hay.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu lại nội dung cần ghi nhớ ?
T. Muốn miêu tả sinh động những cảnh, người và sự vật xung quanh chúng ta cần quan sát ...
 - Tập quan sát những cảnh vật trên đường em đến trường.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
Luyện từ và câu:
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
I.Mục tiêu:
 - Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi (Nộidung Ghi nhớ).
 - Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn những tình huống cụ thể (BT2, mục III).
 - Giáo dục H tính cẩn thận, chịu khó.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1.
 - 4 băng giấy ghi 4 ý của bài tập 1(III).
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H : Đặt câu có dùng từ nghi vấn nhưng không là câu hỏi, không được dùng dấu hỏi chấm ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
Bài 1: H nêu yêu cầu: đọc thầm đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện “Chú Đất Nung”.
 ? Tìm câu hỏi trong đoạn văn ? (Sao chú mày nhát thế ? Nung ấy ạ ? Chứ sao ?)
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 Phân tích câu hỏi:
Câu 1: ? Câu hỏi của ông Hòn Rấm “Sao chú mày nhát thế ?” có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? (...không, vì ông Hòn Rấm đã biết cu Đất nhát).
 ? Ông Hòn Rấm biết cu Đất nhát nhưng sao còn phải hỏi ? Câu hỏi này dùng để làm gì ? (Chê cu Đất).
Câu 2: ? Câu “Chứ sao” của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không ? (không dùng để hỏi)
 ? Vậy câu hỏi này có tác dụng gì ? (câu khẳng định: đất có thể nung trong lửa )
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - H nêu, Gv chốt: câu hỏi: "Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?" không dùng hỏi mà mà để yêu cầu các cháu nói nhỏ hơn.
 c.Phần Ghi nhớ: 3 H đọc ghi nhớ.
 d.Phần Luyện tập:
Bài 1: 4 H nối tiếp nêu yêu cầu: 
 - Lớp làm bài tập vào vở bài tập:
 - 4 H làm bài vào phiếu - Trình bày kết quả.
 - Lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt:
Câu a: Thể hiện yêu cầu. Câu c: chê em vẽ ngựa không giống
 b:Thể hiện chê trách	Câu d: nhờ cậy giúp đỡ.
Bài 2: 4 H nối tiếp nêu yêu cầu bài tập:
 - Lớp đọc thầm - Làm theo nhóm đôi - Gv phát phiếu cho 3 nhóm - H trình bày phiếu.
 - Lớp và Gv nhận xét:
a. Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không ?
b. Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế ?
c. Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế ?
d. Chơi diều cũng thích chứ ?
Bài 3: H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi)
 - Lớp làm vở - Gv chấm bài 1 tổ, nhận xét, chốt:
Ví dụ: Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ? (câu này có thể yêu cầu...nói nhỏ)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu ghi nhớ ?
 - Về nhà lấy ví dụ về các loại câu hỏi dùng vào mục đích khác .
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_______________________________________________________
Lịch sử:
Nhà Trần thành lập
I.Mục tiêu:
 - Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
 + Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu. Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
 + Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu học tập của H.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu lí do việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đánh Tống ?
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi cuả cuộc kháng chiến ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Các hoạt động:
 - Gv nêu tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.	
*Hoạt động 1: làm việc cá nhân.
 Điền dấu x vào sau: Chính sách nào được nhà Trần thực hiện:
 + Đứng đầu nhà nước là vua 
 + Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.
 + Lập: Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ.
 + Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin. 
 + Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã.	
 + Trai tráng mạnh khoẻ được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất khi có chiến tranh thì tham gia. 
 - H làm việc, Gv giúp đở - H trình bày, nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
 ? Những sự việc nào chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa ?
 - H nêu, lớp nhận xét, Gv bổ sung.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu những chính sách nào được nhà Trần thực hiện ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
Thứ Sáu
Ngày soạn: 29 / 11 / 2009
Ngày dạy : 4 / 12 / 2009
Toán:
Chia một tích cho một số
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
 - Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí.
 - Giáo dục H tính cẩn thận.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 2 H : Tính: 32 : (8 x 2)
 ? Muốn chia một số cho một tích ta làm như thế nào ? Có mấy cách tính ? Ví dụ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
 1)Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức: ( Trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia)
(9 x 15) : 3 9 x (15 : 3)	(9 : 3) x 15
 - H tính theo dãy - Nêu kết quả - so sánh:
=> (9 x 15) : 3 9 x (15 : 3)	(9 : 3) x 15
 ? Muốn chia một tích 9 x 15 cho 3 ta làm như thế nào ? 
 2)Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: ( Trường hợp một thừa số không chia hết cho số chia)
 (7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
 Tính rồi so sánh giá trị của 2 biểu thức, từ đó suy ra:
 (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3)
 ? Muốn chia một tích cho một số ta làm như thế nào ? (sgk)
 c.Thực hành:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu 
 - Tính theo 2 cách vào vở nháp.
 - H chữa bài, thống nhất, chốt.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu.
 - Thi đua giải nhanh vào vở.
 - Gv chấm 5 bài nhận xét – H chữa bài, thống nhất. 
Bài 3: (H khá, giỏi) 1 H nêu yêu cầu: 
 - H giải vào vở, 1 H chữa - Gv chấm bài 1 tổ.
 - Lớp nhận xét. 30 x 5 = 150 (m)
 150 : 5 = 30 (m)
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu : H khá, giỏi:
 - Làm vào vở - 1 H chữa bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn chia một tích cho một số ta làm như thế nào ? 
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
____________________________________________
Tập làm văn:
Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
I.Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cái trống trường (mục III)
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ cái cối xay.
 - Phiếu khổ to.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Thế nào là miêu tả ?
 - 2 H làm bài 2.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
Bài 1: 2 H nối tiếp nêu yêu cầu - đọc bài “Cái cối tân”
T: áo cối: vòng bọc ngoài của thân cối.
 - H quan sát tranh minh hoạ cái cối.
 - H đọc thầm yêu cầu, suy nghĩ, nêu miệng kết quả.
 - Gv nhận xét - Chốt: 
 (a. Tả cái cối xay gạo bằng tre.
 b. + Phần mở bài: Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả)
 + Phần kết bài: Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các nhân vật trong nhà và bạn nhỏ .
 c.+ Phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. 
 d.Phần thân bài tả cái cối theo tình tự như thế nào?
 + Tả hình dáng theo tình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ.
 + Tiếp theo tả công dụng của cái cối: xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.
T: Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá trong bài: 
 *Các hình ảnh so sánh: chật như nêm cối, rắn như đanh.
 *Các hình ảnh nhân hoá: Cái tai tỉnh táo để nghe ngóng, cái cối xay, cái võng đay...tất cả chúng nó đều cất tiếng nói.
 Như vậy tác giả quan sát tinh tế cái cối xay bằng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả chính xác, độc đáo, sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hoá. Bài văn miêu tả sinh động, chân thực.
Bài 2: 1 H đọc yêu cầu - Suy nghĩ, trả lời.
 - Lớp và Gv nhận xét, chốt: Cần tả bao quát, sau đó mới tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm.
 c.Phần Ghi nhớ:
 - 3 H đọc nội dung ghi nhớ.
 d.Phần Luyện tập:
 - 2 H nối tiếp nhau nêu nội dung bài tập - Lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ câu:
 a, b, c.
 - Gv dán phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống - H nêu - Gv gạch chân .
 - Câu d, H làm vào VBT - 3 H làm phiếu - Trình bày phiếu.
 - H ở lớp nêu kết quả mở bài, kết bài - Gv nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu về cảnh đẹp quê hương
I.Mục tiêu: 
 - H biết được những cảnh đẹp của quê hương (xã, huyện, tỉnh)
 - Giáo dục H ý thức xây dựng, bảo vệ và tự hào cảnh đẹp của quê hương.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu cảnh đẹp của quê hương:
 ? Em biết ở quê hương em có những cảnh đẹp nào ? (xã, huyện, tỉnh) (bãi biển Cửa Tùng, bãi biển Cửa Việt,. )
 - H nêu - Lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV bổ sung.
 ? Em đã có dịp đến thăm những cảnh đẹp đó chưa ? Em hãy kể cho các bạn nghe những gì em nhìn thấy ở những cảnh đẹp ấy cho các bạn cùng nghe ?
 2.Hoạt động 2: Giáo dục H có ý thức xây dựng và bảo vệ cảnh đẹp quê hương :
 ? Em có suy nghĩ gì khi quê hương em có những cảnh đẹp đó ? 
 ? Em cần phải làm gì để những cảnh đẹp ấy luôn đẹp mãi và ngày càng đẹp hơn ?
T. Ngoài những cảnh đẹp của thiên nhiên ban tặng cho quê hương chúng ta thì còn có những khu di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi của xã, huyện, tỉnh Quảng trị chúng ta như cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn... Chúng ta cũng có ý thức ...
 
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc