Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi của hình tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Tuần 20 Ngày soạn: 07/01/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011 Toán: Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS: - Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi của hình tròn. II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện thêm của tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm HS 2. Dạy bài mới 2.1 Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài trực tiếp 2.2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở bài tập. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS Bài 2 - GV mời 1 HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS cả lớp làm bài - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV mời 1 HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét - GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học - 1 HS đọc đề bài - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc kết quả bài làm. a) Chu vi của hình tròn là: 9 x 2 x 3,14 = 56,52 ( cm ) b) Chu vi của hình tròn 4,4 x 2 x 3,14 = 5,66 ( dm ) c) Chu vi của hình tròn là: 5/2 x 2 x 3,14 = 15,7 ( cm ) - 1 HS đọc bài - HS làm vào vở bài tập. a) Đường kính của hình tròn là: 15,7 : 3,14 = 5 ( m ) b) Bán kính của hình tròn là: 18,84 : 3,14 : 2 = 3 ( dm ) - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét bài của bạn trên bảng. Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát kĩ hình trong SGK. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nêu kết quả, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - Dặn dò GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau. - HS đọc đề bài và quan sát hình vẽ. - HS làm bài Khoanh vào D Tập đọc: Tiết 39: Thái sư trần thủ độ I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng - Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn: lập nên, lại là, phép nước, lấy lám lo lắm. - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật. 2. Đọc hiểu - Hiểu các từ khó tron bài: Thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, Thượng phụ. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ trang 15 GK III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 4 HS lên bảng đọc phân vai 2 trích đoạn kịch “ Người công dân số Một ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài: - Nhận xét, cho điểm 2. Dạy bài mới 2.1.Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - Gọi HS nối tiếp đọc bài văn theo đoạn.GV giúp HS luyện đọc đúng và hiểu nghĩa từ mới - Gọi HS đọc bài - GV đọc mẫu toàn bài. -HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, anh Thành, anh Lê, anh Mai. -Lần lượt trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. - 3 HS đọc td trình tự HS 1: Trần Thủ Độ . tha cho. HS 2: Một lần khác lụa thưởng cho. HS 3: Trần Thủ Độ . nói thật. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Theo dõi. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Khi có người muốn xin chức câu đường, Trần Thủ Độ đã làm gì? + Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? + Theo em, ông xử lí như vậy là có ý gì? + Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào? + Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? - Gọi HS nêu nội dung bài. GV viết bảng và gọi HS nhắc lại. c) Luyện đọc diễn cảm - GV tổ chức cho HS thi đọc: + Gọi 2 nhóm thi đọc bài theo đoạn. + Yêu cầu 2 HS đọc cả bài. - Nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò - Nêu ý nghĩa của truyện. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng” - HS đọc thầm, trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi. + Trần Thủ Độ đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các cầu đương khác. + Trần Thủ Độ không những không trách mà còn thưởng cho vàng, lụa. + Ông khuyến khích những người làm đúng theo phép nước. + Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. + Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước. HS nêu theo ý hiểu. 2 HS nhắc lại + 2 nhóm thi đọc bài theo đoạn. + 2 HS đọc cả bài. Khoa học: Tiết 39: Sự biến đổi hoá học I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu thế nào là sự biến đổi hóa học. - Làm thí nghiệm để biết đựơc sự biến đổi hoá học. - Phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học. - Tham gia một số trò chơi để biết được vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. II. Đồ dùng dạy học - Giấy, nến, ống nghiệm có sẵn đường kính trắng bên trong, một chai giấm, tăm tre, chén nhỏ - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ + Gọi HS nêu lại thí nghiệm bài học trước. + Gv nhận xét và cho điểm HS - Giới thiệu bài: Thực hành tiếp - 2 HS nêu lại thí nghiệm Hoạt động 3: Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học + Chia HS thành các nhóm. Yêu cầu HS chuẩn bị các dụng cụ làm thí nghiệm, đọc kỹ thí nghiệm trang 80 SGK. + Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học? + Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi nào? - Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt. - Học sinh hoạt động theo nhóm 4. - Thực hành theo yêu cầu của giáo viên. + Điều kiện làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học là do nhiệt từ ngọn nến đang cháy. + Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra khi có sự tác động của nhiệt. - Lắng nghe Hoạt động 4: Vai trò của ánh sáng trong biến đổi hoá học - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1, 2 trang 80. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi: - Qua hai thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về sự biến đổi hoá học. - Kết luận: Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học - 2 HS đọc SGK - HS thảo luận nhóm 6 - 1 HS đại diện cho nhóm trình bày. - Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. - Lắng nghe. Hoạt động kết thúc - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực trong học tập. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau bài sau. Ngày soạn: 08/01/2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011 Toán: Tiết 97 : Diện tích hình tròn I.Mục tiêu Giúp HS : - Nắm được quy tắc và công thức tính diện tich hình tròn. - Vận dụng được quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn để giải toán. II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng làm bài 3 và 4 SGK. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài trực tiếp 2.2. Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn - GV giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn như SGK. + Muốn tính diện tich hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14. + Ta có công thức : S = r x r x 3,14 Trong đó : S là diện tích của hình tròn r là bán kính của hình tròn. - GV yêu cầu tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2dm. - GV nhận xét và nêu lại kết quả của bài 2.3 Luyện tập - thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời 1 HS đọc bài làm - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. - Phần b, yêu cầu HS về nhà làm - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 3 - GV mời 1 HS đọc đề toán. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV tổng kết giờ học, nhận xét tiết học - GV hướng dẫn làm bài tập về nhà. Dặn HS chuẩn bị bài sau - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - HS theo dõi GV giới thiệu. - HS làm bài vào giấy nháp, sau đó HS đọc kết quả trước lớp. Diện tích của hình tròn là : 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2) - 1 HS đọc đề bài - HS làm vào vở bài tập. a, Diện tích của hình tròn là : 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2) b, Diện tích của hình tròn là : 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2) - HS đọc kết quả làm bài của mình, cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. - HS đọc đề bài trong SGK. - HS làm bài vào vở bài tập. - 1 HS đọc lại kết quả bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. a, Bán kính của hình tròn là : 12 : 2 = 6 (cm) Diện tích của hình tròn là : 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) - 1 HS đọc đề toán cho cả lớp cùng nghe. - HS làm bài vào vở bài tập. Bài giải Diện tích của mặt bàn là : 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2) Đáp số : 6358,5cm2 - HS lắng nghe. HS chuẩn bị bài sau. Chính tả: Tiết 20: Cánh cam lạc mẹ I. Mục tiêu * Nghe viết chính xác, đẹp bài thơ Cánh chim lạc mẹ. * Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r / d / gi hoặc ô / o. * GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT II. Đồ dùng dạy học Bài tập 2a viết vào giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp các từ ngữ cần chú ý chính tả của tiết học trước. - Nhận xét chữ viết của HS. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài trực tiếp 2.2. Hướng dẫn nghe viết chính tả a. Tìm hiểu nội dung bài thơ - Gọi 1 HS đọc bài thơ. Sau đó hỏi: + Những con vật nào đã giúp cánh cam ? + Bài thơ cho em biết điều gì ? + Chúng ta phài có thái độ thế nào đối với những loài vật trong tự nhiên b, Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được c, Viết chính tả d, Soát lỗi, chấm bài 2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 a, Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng. Đọc mẩu chuyện đã hoàn thành. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc lại mẩu chuyện. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét chữ viết của HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. - Đọc viết các từ ngữ : Tỉnh giấc, trốn tìm, lim dim, nắng rơi, giảng giải, dành dụm... - HS lắng nghe. ... chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ. Yêu cầu 3 HS mỗi em nêu nội dung của một phần cấu tạo bài văn tả người. 2. Thực hành viết - Gọi HS đọc đề bài trên bảng. - Yêu cầu HS viết bài. - Thu, chấm một số bài. -Nêu nhận xét chung. 3. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS. - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn Lập chương trình hoạt động. Khoa học Tiết 40: Năng lượng I. Mục tiêu Sau bài học HS: - Tự làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, là nhờ được cung cấp năng lượng. - Nêu được một số ví dục về hoạt động của con người, động vật, phương tiên, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. - Hiểu được bất kì một hoạt động nào cũng cần năng lượng. * GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên II. Đồ dùng dạy học - Nến, diêm, pin tiểu, một đồ chơi chạy bằng pin tiểu. - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ + GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 38 - 39. + Nhận xét cho điểm từng HS. - GV giới thiệu bài - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe. Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng lượng mà các vật có thể biến đổi vị trí, hình dạng - GV tiến hành làm từng thí nghiệm cho HS quan sát - GV hỏi: Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì? - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 82 SGK. - Quan sát GV làm thí nghiệm, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để trả lời câu hỏi: - Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp năng lượng. - 2 HS tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe. Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện - GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cầnn biết trang 83 SGK. - GV nêu: Em hãy quan sát các hình minh hoạ 3,4,5 trang 83- SGK và nói tên những nguỗn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc. - Gọi Hs trình bày. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK - 2 HS đọc - HS thảo luận theo bàn. - HS trình bày. - 1 HS đọc bài. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - Hướng dẫn cách chơi: 1 đội nêu 1 hoạt động, đội kia phải chỉ ra được nguồn năng lượng cho hoạt động đó. - Tổ chức HS chơi trong 5 phút. - Tổng kết cuộc chơi. Chúng ta cần phải BVMT để có nguồn năng lượng sạch - Lắng nghe GV phổ biến cách chơi. - HS cả lớp chơi. Hoạt động kết thúc - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm xem con người đã sử dụng năng lượng Mặt trời vào những việc gì. Ngày soạn: 11/01/2011 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 01 năm 2011 Toán: Tiết 100: Giới thiệu biểu đồ hình quạt I. Mục tiêu Giúp HS - Làm quen với biểu đồ hìh quạt - Bước đầu biết " đọc " và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt. II. Đồ dùng dạy học Các hình minh hoạ SGK III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm Hs. 2. Dạy học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài trực tiếp 2.2. Giới thiệu biểu đồ hình quạt a) Ví dụ 1 - GV treo biểu đồ Ví dụ 1 lên bảng và yêu cầu HS quan sát và trả lời + Nhìn vào biểu đồ em thấy sách trong thư viện của trường học này được chia thành mấy loại? + Tỷ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu? - GV giảng: Biểu đồ hình quạt trên cho biết: Coi tổng số sách trong thư viện là 100% thì: *Có 50% số sách là sách thiếu nhi. * Có 25% số sách là sách giáo khoa. * Có 25% số sách là các loại sách khác. b) Ví dụ 2 - GV treo biểu đồ hỏi: + Biểu đồ nói về điều gì? + HS lớp 5C tham gia các môn thể thao nào? + Tỷ số phần trăm học sinh của từng môn là bao nhiêu? + Hãy tính số học sinh tham gia môn bơi của lớp 5C. 2.3 Luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS làm bài - GV gọi HS nhận xét bài bạn - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV gọi HS đọc đề bài và qua sát biểu đồ. - GV mời 1 HS lên thuyết minh về biểu đồ trong bài. HS dưới lớp nhận xét - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - HS lắng nghe - HS quan sát biểu đồ. Trả lời các câu hỏi + Sách trong thư viện của trường học này được chia làm 3 loại. + Tỷ số phần trăm của từng loại sách là: *Truyện thiếu nhi chiếm 50%, Sách giáo khoa 25%, Các loại sách khác 25% - Nghe giảng. - Mỗi câu hỏi 2 đến 3 HS trả lời: + Biểu đồ tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5C. + Học sinh lớp 5C tham gia 4 môn thể thao đó là: nhảy dây, cầu lông, bơi, cờ vua. *Có 50% số HS chơi nhảy dây. *Có 25% số HS chơi cầu lông. *Có 12,5 số HS tham gia môn bơi. *Có 12,5 HS tham gia chơi cờ vua. + Số HS tham gia môn bơi là 32 X 12,5 : 100 = 4 ( HS) - HS đọc đề bài - 1 HS lên bảng làm bài tập. Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Có 25% số HS thích màu đỏ là: 120 X 25 : 100 = 30 ( học sinh ) Vậy số học sinh thích màu trắng là: 120 X 20 : 100 = 24 ( học sinh ) Có 15% học sinh thích màu tím. Vậy số học sinh thích màu tím là: 120 X 15 : 100 = 18 ( học sinh ) - 1 HS nhận xét. - HS đọc và quan sát hình trong SGK +1HS lên bảng vừa chỉ trên biểu đồ vừa nêu: * Số học sinh khá chiếm 60% số học sinh toàn trường ( chỉ phần màu xanh nhạt ). * Số học sinh trung bình chiếm 22,5% số học sinh toàn trường ( chỉ màu xanh ) 3. Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà đọc lại biểu đồ hình quạt trong bài. Luyện từ và câu: Tiết 40: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu được cách nói câu ghép bằng quan hệ từ. - Xác định được các vế trong câu ghép, các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng để nối các vế câu ghép. - Sử dụng đúng quan hệ từ để nối các vế câu ghép. II. Đồ dùng dạy học - Các câu văn ở bài tạp 1, phần Luyện tập viết vào từng mảnh giấy. - Bảng phụ ghi sẵn hai câu ghép ở bài tập 2 - Bài 3 viết vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: + Công dân có nghĩa là gì? - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Giới thiệu bài trực tiếp 2.2. Tìm hiểu bài Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn - Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của HS. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài -Gọi HS nhận xét bài làm của bạn - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - HS đứng tại chỗ để trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc đề bài - HS thảo luận làm bài theo nhóm bàn - HS trả lời các câu ghép: Câu 1: Anh công nhân . tiến vào. Câu 2: Tuy đồng chí đồng chí. Câu 3: Lê - Nin không tiện cắt tóc. - HS đọc đề bài. - 3 HS lên bảng lớp. Mỗi HS 1 câu. HS dưới lớp làm bài vào vở. - Nhận xét. - Chữa bài. Bài 3 - Hỏi: Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau? - Nhận xét 2.3. Ghi nhớ. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS đặt câu - Nhận xét câu trả lời của HS. 2.4. Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Nối tiếp nhau trả lời: Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. - Lắng nghe. - 3 HS đọc ghi nhớ. - 4 HS đặt câu. - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS làm trên bảng lớp. Lớp làm vào vở - Nhận xét. - Chữa bài. Câu ghép: Nếu trong công tác, ,/ thì nhất định các cô, các chú thành công. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn - Nhận xét, kết luận lời giải đúng - Hỏi: Em có nhận xét gì về quan hệ từ giữa các vế câu ghép trong các câu ghép trên? - Nhận xét câu trả lời của HS. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, đặt 5 câu ghép có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc thành tiếng. - 1 HS làm bài trên bảng phụ. Lớp làm vở - Nhận xét - Chữa bài - 1 HS đọc thành tiếng - 1 HS lên bảng phụ làm bài. - Nhận xét. - Trả lời. + Câu a; b: quan hệ tương phản. + Câu c: Quan hệ lựa chọn. Tập làm văn: Tiết 40: Lập chương trình hoạt động I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết cách lập Chương trình hoạt động nói chung và lâp Chương trình hoạt động một buổi sinh hoạt tập thể. - Rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể. II. Đồ dùng dạy học Bảng nhóm, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ Nhận xét qua về bài viết của HS trtong tiết trước. 2. Dạy bài mới. 2.1. Giới thiệu bài - Lắng nghe. - GV giới thiệu bài trực tiếp 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài tập. + Theo em, một chương trình hoạt động gồm mấy phần, là những phần nào? - Nhận xét kết luận Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 để viết lại Chương trình hoạt động - Gọi các nhóm trình bày. - GV nhận xét và bổ sung. - 2 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài + Gồm 3 phần I. Mục đích II. Phân công chuẩn bị III. Chương trình cụ thể. - Lắng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài - Chia nhóm 6, nhận đồ dùng. Hoạt động nhóm. - Báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm nhận xét, bổ sung 3. Củng cố - Dặn dò - Hỏi: Lập Chương trình hoạt động có tác dụng gì? Hãy nêu cấu tạo một chương trình hoạt đông. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt: Nhận xét tuần 20 I/ Mục tiêu: - Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm của tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới. II/ Nội dung: 1. Cán sự nhận xét. 2. Giáo viên nhận xét: A, ưu điểm: - Đi đúng giờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. B, Tồn tại: - - III/ Phương hướng tuần tới. Phát huy ưu điểm. Khắc phục tồn tại.Thực hiện tốt an toàn giao thông, quán triệt HS chấp hành các chủ trương, pháp luật của nhà nước Kí duyệt Hiệu phó CM Tổ trưởng CM
Tài liệu đính kèm: