Giáo án Lớp 5 Tuần 33 - Buổi chiều

Giáo án Lớp 5 Tuần 33 - Buổi chiều

KHOA HỌC

 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG

I - Yêu cầu: Học sinh biết:

 - Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.

 - Nêu tác hại của việc phá rừng.

 - Có ý thức bảo vệ rừng.

II - Đồ dùng:

 Sưu tầm các tư liệu thông tin về rừng

III - Hoạt động dạy - học.

1. Kiểm tra bài cũ (3')

 ? Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì? .

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 33 - Buổi chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn 29/4
 Thứ 5 ngày 3 tháng 5 năm 2007
Khoa học
 tác động của con người đến môi trường rừng
I - Yêu cầu: Học sinh biết:
	- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
	- Nêu tác hại của việc phá rừng.
	- Có ý thức bảo vệ rừng.
II - Đồ dùng: 
	Sưu tầm các tư liệu thông tin về rừng
III - Hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ (3')
	? Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì? . . . 
2. Bài mới(30')
a) Giới thiệu bài: Tác hại . . . môi trường.
b) Tìm hiểu bài:
	 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
	* Mục tiêu: Học sinh nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
	* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Quan sát -> Hướng dẫn.
Bước 2: Làm vệc cả lớp
? Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá
* Kết luận:Có nhiều lí do rừng bị tàn phá
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 134; 135 SGK để trả lời câu hỏi 1, 2 T134.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả => nhóm khác bổ sung
- Thảo luận nhóm đôi => trả lời => nhận xét
- Vài em nêu lại kết luận
 Hoạt động 2: Thảo luận.
	* Mục tiêu: Học sinh nêu được tác hại của việc phá rừng .
	* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận:
(ý 2 phần ánh đèn tỏ sáng)
- Các nhóm thảo luận câu hỏi trong SGKT 135 + QS hình 5,6 T135.
Đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét.
- Vài em nêu lại kết luận
	Các nhóm tự nêu các tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó mà các em đã sưu tầm.
	- GV quan sát -> Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (2')
	- Tóm tắt lại nội dung bài - Vài em nhắc lại nội dung bài.
	- Học bài + chuẩn bị bài sau.
 Toán *
 Ôn tập về tính thể tích , diện tích của một số hình 
I/ Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cho học sinh cách tính S và V củamột số hình không gian đã học .
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành tính S và V của một số hình .
- Giáo dục học sinh vận dụng vào bài học tập tốt .
II/ Đồ dùng :
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Nội dung :
a/Giới thiệu bài :
 Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv em hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật ?
Bài tập 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp cn và thể tích của hình hộp biết : a= 4cm , b = 2,5 cm , c= 2,3cm
 a= 3,5dm , b=24cm , c= 23 cm
Gv em có thể tính ngay S và V của hình hộp cn ở phần 2 không ? vì sao?
Yêu cầu học sinh làm vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
Bài tập 2,3 vbt T tr 106
Gv yêu cầu học sinh đọc bài và nêu yêu cầu của bài ?
Gv với bài 2 khi tăng cạnh của nó lên 2 lần thì S và V của nó tăng ntn? 
Yêu cầu hóc inh làm bài vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
3/Củng cố dặn dò : Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau . 
 Mĩ Thuật * 
 Vẽ theo mẫu : Vẽ tĩnh vật ( vẽ màu)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu và nắm vững cách vẽ theo mẫu biết quan sát , so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu .
- Rèn cho học sinh biết vẽ được hình và theo cảm nhận riêng.
- Giáo dục học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II.Đồ dùng dạy học:
	- Một số tranh ảnh về cácbãi vẽ theo mẫu .
	-Mẫu vật lọ hoa .Bút vẽ , màu vẽ....
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra:(3,)
	- Kiểm tra, đánh giá bài vẽ của những em giờ trước chưa hoàn thành .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1,)
b. Giảng bài:
Hoạt động 1:(3-5,) Tìm, chọn nội dung vẽ theo mẫu :
 Gv đưa tranh.
-Đặt mẫu vẽ lọ hoa .Hd học sinh chọn vị trí để vẽ ...
Hoạt động 2:(3-5,) Cách vẽ theo mẫu 
 - Nêu cách vẽ theo mẫu ?
 - GV lưu ý HS không vẽ nhiều hình ảnh thể hiện trên mẫu rườm rà.
Hoạt động 3:(12-15,) Thực hành
 GV quan sát hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4:(3-4,) Nhận xét, đánh giá
 - GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp nhận xét về:
 + Cách chọn nội dung
 + Cách sắp xếp hình vẽ.
 + Cách vẽ màu.
 - Xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
 - GV nhận xét chung tiết học.
- HS quan sát tranh và mẫu vẽ giáo viên đặt mẫu ..
Học sinh chọn ví trí để vẽ 
- Chọn hình ảnh tiêu biểu, sắp xếp điều chỉnh hình mảng, vẽ màu.
- HS vẽ tranh về vẽ theo mẫu .
- HS hoàn thành BT tại lớp.
3. Dặn dò:(1,)
 Về nhà chuẩn bị bài sau
 Soạn 1/5
 Thứ 6 ngày 4 tháng 5 năm 2007
 Tiếng Việt *
 Ôn tập về dấu câu
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh hiểu và nắm vững tác dụng của dấu câu trong câu văn .
- Rèn cho học sinh cách xác định dấu câu và cách sử dụng dấu câu khi viết câu văn , đoạn văn .
- Giáo dục học sinh ý thức học tập vận dụng vào bài .
II/Đồ dùng :
III/Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
Gv gt bài trực tiếp .
b/Nội dung :
Gv em hãy nêu tác dụng của dấu phẩy và dấu 2 chấm trong câu ?
Gv khi đọc trong đoạn văn , câu văn ta phải đọc ntn?
Bài tập 1: Hãy điền các dấu câu vào ô trống cho thích hợp vào đoạn văn sau :
( Ngày mai lớp ta lao động dọn vệ sinh lúc 4 giờ chiều các em mang chổi rễ khau hót rác .)
Gv yêu cầu học sinh làm vào vở -lên bảng giải bài - nhận xét bài bạn làm .
Bài tập 2: Hãy nêu tác hại của dấu phẩy và dấu 2 chấm trong các câu văn sau ?
- Rắn là loài bò, sát không chân.
- Kính viếng hương hồn chúc: bác ở suối vàng an giấc ngàn thu.
Gv yêu cầu học sinh phân tích tác hại của việc dậưt sai dấu phẩy và dấu 2 chấm ?
Bài tập : 3 Hãy viết 4 câu trong đó có sử dụng các dấu phẩy và dấu 2 chấm ?
Gv yêu cầu học sinh làm vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
3/Củng cố dặn dò :
Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 Đạo Đức
Tìm hiểu lịch sử đền Ngư Uyên
I. MụC TIÊU.
 - Giúp học sinhhiểu được lịch sử và sự phát triển hình thành đền Ngư Uyên.
- Rèn luyện học sinh nắm vững và trình bày móc thời gian hình thành đền và các vị anh hùng họ Phạm .
- Giáo dục học sinh ý thức boả vệ và giữ gìn di tích lịch sử của địa phương .
 II. Đồ DùNG DạY - HọC
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC 
A. KIểM TRA BàI Cũ(3')
Em hãy nêu một số di tich lịch sử mà em biết ?
B. BàI MớI (26')
 1.Giới thiệu bài : Gv gt bài trực tiếp 
 2. Tìm hiểu bài. (23')
* Lịch sử hình thành đền Ngư Uyên:
Gv đọc một số tư liệu về quá trình hình thành và phát triển đền Ngư Uyên.
* Tìm hiểu về quá trình 7 anh em họ Phạm tham gia đánh trận giúp vua Lê cứu nước .
* Tên riêng của 7 anh em học Phạm:
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
Học sinh theo dõi và nghe nội dung
Học sinh nghe và tìm hiểu về tên của 7 anh em học Phạm...
Qua các tư liệu lịch sử em thấy đền Ngư Uyên được pt ntn?
 Học sinh liên hệ....
Em phải làm gì để bảo vệ di tích đó ?
Học sinh liên hệ
 3. Củng cố - dặn dò :(3')
 - Tóm tắt nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
 Soạn 3/5
 Thứ 2 ngày 8 tháng 5 năm 2007
Khoa học
Tác động của con người đến môi trường đất
I - Yêu cầu: Học sinh biết:
	- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày bị thu hẹp và thoái hoá.
	- Có biện pháp giữ cho môi trường đất không bị thu hẹp.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường đất.
II - Đồ dùng dạy học: Sưu tầm một số tranh ảnh về sự gia tăng dân số...
III - Hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ (3')
	? Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
2. Bài mới(30')
a) Giới thiệu bài: Tác hại . . . môi trường rừng.
b) Tìm hiểu bài:
	 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
	* Mục tiêu: Học sinh biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
	* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Quan sát + hướng dẫn.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Cho học sinh liên hệ về nhu cầu sử dụng đất.
-> Kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến đất bị thu hẹp là do dân số tăng...
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát hình 1, 2 SGK trang 136 và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 136.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em nêu
 Hoạt động 2: Thảo luận
	* Mục tiêu: Học sinh biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất rừng ngày bị thu hẹp.
	* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Quan sát -> hướng dẫn.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
-> Kết luận chung:
(Phần bóng đèn toả sáng T137)
- Các nhóm nêu các tranh ảnh về sự gia tăng dân số mà các em đã sưu tầm.
- Quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi trang 137.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét -> bổ sung.
- Vài em đọc lại kết luận.
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò (2')
	- Tóm tắt lại nội dung bài
	- Về học bài + chuẩn bị bài sau.
Toán *
Ôn tập tính thể tích ,diện tích của một hình 
I/ Mục đích yêu cầu :
-Củng cố kiến thức về tính diện tích của một hình và thể tích của một hình.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tính diện tích , thể tích của một hình .
- Giáo dục học sinh ý thức học tập vận dụng vào thực tế .
II/ Đồ dùng :
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
.Gv em hãy nêu công thức tính diện tích sxq và stp của hình hộp cn? Hình lập phương?
- Gv để tính V của 2 hình trên ta áp dụng công thức tính ntn?
Bài tập 1 : Tính Sxq, Stp và thể tích của hình hộp : 
a/ a= 24cm b= 21 cm c = 18 cm b / a= 4,5 dm b= 3,5dm c= 3,8dm
Gv yêu cầu học sinh làm bài vào vở - lên bảng giải - nhận xét bổ sung .
Bài tập : 2 ( bt2 , 3 tr 110 vbt T)
Gv yêu cầu hóc inh đọc bài và nêu yêu cầu cảu bài ? hãy nêu cách giải bài ?
Học sinh làm bài vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bài .
3/ củng cố dặn dò :
Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 Soạn 5/ 5
 Thứ 3 ngày 9 tháng 5 năm 2007
 Lịch Sử 
Ôn tập lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XI X đến nay
I/Mục đích yêu cầu :
-Củng cố kiến thức đã học . Học sinh hiểu được ý nghĩa lịch sử của các thời kì .
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày các mốc lịch sử , các sợ kiện giai đoạn lịch sử .
- Giáo dục học sinh ý thức học tập phát huy truyền thống dân tộc .
II/ Đồ dùng : Phiếu học tập ghi các mốc thời gian kẻ bảng theo sách thiết kế , bảngphụ chép theo nội dung phiếu học tập.
III/Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra : Xen kẽ trong bài .
 2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu :.
b/ Nội dung :
Gv yêu cầu học sinh làm và hoàn thành các câu hỏi vào phiếu học tập ( phát phiếu cho học sinh)
Học sinh làm bài vào phiếu học tập.
Gv yêu cầu học sinh trình bày bài làm ở phiếu vào bảng phụ .
Học sinh nhận xét bài làm - giáo viên bổ sung .
 3/Củng cố dặn dò : 
 Về nhà chuẩn bị bài sau kt.
 Hoạt động tập thể
Múa hát chào mừng sinh nhật của Bác Hồ
 I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững được ngày sinh nhật Bác . Hiểu nội dung và ý nghĩa của các bài hát .
- Rèn cho học sinh múa hát thành thạo các bài hát ca ngợi về Bác .
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ .
II/Nội dung:
1/ Kiểm tra :
Gv tập hợp lớp phổ biến nội dung của giờ học .
2/ Nội dung :
Gv yêu cầu học sinh hát và múa bài như có Bác trong ngày vui đại thắng ?
Học sinh hát và múa tập thể - theo lớp , tổ và cá nhân.
Gv theo dõi nhận xét bổ sung .
Gv yêu cầu học sinh hát bài Ai yêu Bác hồ bằng thiếu nhi Việt nam.?
Học sinh hát múa theo lớp và theo tổ, cá nhân .
3/ Củng cố dặn dò :
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau ôn tiếp .
 Tiếng việt *
 Ôn tập về tả người 
I/ Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cho học sinh kt văn tả người . Học sinh nắm vững về văn tả người .
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết văn tả người , cách sử dụng từ , đặt câu ...
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
II/ Đồ dùng : Giấy tô ki , bút dạ .
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người ? nêu những chi tiết tả hình dáng, tả tình tình của người qua các hình ảnh nào?
Đề bài : Em hãy tả một bạn thân trong lớp em được nhiều người quí mến .
Học sinh làm bài vào vở.
Gv yêu cầu học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ ? ( sử dụng bảng phụ)
Gv yêu cầu học sinh nhận xét bài làm ?
Học sinh nhận xét bài làm - giáo viên bổ sung .
3/ Củng cố dặn dò :
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau ôn tập tiếp .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33 chieu.doc