I/ MỤC TIÊU:
- Kiến thức :-Luyện tập về nhân hoá: Nhận ra các hiện tượng nhân hoá; bước đầu cảm nhận được nét đẹp của các hiện tượng nhân hoá. Ôn luyện câu hỏi Vì sao?
- Kĩ năng : -Nhận ra các hiện tượng nhân hoá. Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
- Thái độ:Trình bày sạch đẹp.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : 1 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1, đoạn văn viết sẵn bài tập 2,3 trên bảng phụ.
-Học sinh :VBT.
Môn: Luyện từ và Câu Bài :Nhân hoá . đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? I/ MỤC TIÊU: Kiến thức :-Luyện tập về nhân hoá: Nhận ra các hiện tượng nhân hoá; bước đầu cảm nhận được nét đẹp của các hiện tượng nhân hoá. Ôn luyện câu hỏi Vì sao? - Kĩ năng : -Nhận ra các hiện tượng nhân hoá. Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? - Thái độ:Trình bày sạch đẹp. II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : 1 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1, đoạn văn viết sẵn bài tập 2,3 trên bảng phụ. -Học sinh :VBT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động khởi động :(5 phút) +Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS lên bảng và trả lời: +Tìm 5 từ chỉ hoạt động nghệ thuật. +Tìm 5 từ chỉ các môn nghệ thuật. -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Giới thiệu bài -Trong giờ học Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ tiếp tục làm các bài tập về nhân hoá, sau đó sẽ ôn luyện câu hỏi Vì sao? 3.Các hoạt động chính: *Hoạt động 1: Nhân hoá. +Mục tiêu: Nhận ra các hiện tượng nhân hoá. +Cách tiến hành (10 phút , băng giấy ,VBT) -Bài 1: -Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn thơ -Hỏi HS: Trong đoạn thơ trên có những sự vật , con vật nào? -Mỗi sự vật, con vật trên được gọi bằng gì? -Nêu các từ ngữ, hình ảnh tác giả đã dùng để miêu tả các sự vật , các con vật trên. -GV yêu cầu 5 HS đọc về 5 sự vật được miêu tả trong đoạn thơ vào bảng đã làm. -GV hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp , cái hay trong các hình ảnh nhân hoá của bài thơ. - Qua bài này các em hiểu thế nào là nhân hoá ? -3- 4 HS nhắc lại. *Hoạt động 2: Ôn luyện cách cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? +Mục tiêu: Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? +Cách tiến hành (10 phút , bảng phụ ,VBT) -Bài 2: -Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập. Gọi HS khác đọc các câu trong bài. -Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? -Yêu cầu HS nhận xét về bài của bạn trên bảng. GV nhận xét và cho điểm. -Bài 3 : -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. -GV yêu cầu 2 HS ngồi gần nhau cùng làm bài, 1 HS đọc câu hỏi cho HS kia trả lời và ngược lại. -Gọi 4 cặp HS trình bày trước lớp. -GV nhận xét và cho điểm HS. * Củng cố – dặn dò (5 phút) -Hôm nay chúng ta học bài gì? -Em nào cho thầy biết Nhân Hoá là gì? -Yêu cầu HS về nhà tập đặt 5 câu với 5 từ trong bài tập 1 mà em đã chọn. -GV nhận xét tiết học. Hát -2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV (Đĩng phim, múa, ca cải lương, vẽ, làm thơ. Điện ảnh, thơ, âm nhạc, hội hoạ, ảo thuật) -Lắng nghe. -2 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong VBT. -Có các sự vật , con vật là: lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời. -Một sự vật , con vật đựơc gọi: lúa- chị; tre- cậu; gió- cô; mặt trời- bác. -Chị lúa- phất phơ bím tóc; Cậu tre- Bá vai nhau thì thầm đứng học; Đàn cò- áo trắng, khiêng nắng qua sông; Cô – gió- chăn mây trên đồng; Bác mặt trời - đạp xe qua ngọn núi. -Làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi và rất đáng yêu. -Nhân hoá là một biện pháp tu từ mượn hình ảnh của con người để nói cho sự vật, con vật làm cho sự vật, con vật thêm sinh động, gắn bó và gần gũi đáng yêu hơn.) -2 HS đọc bài tập 2 -Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. - Những chàng mam-gát rất bình tĩnh vì họ là những người phi ngựa giỏi nhất. - Chị em Xô – phi đã vềø ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. -1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong VBT. a/ Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. b/ Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đem lăn xả vào vật rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp , chỉ chống đỡ. c/ Oâng Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông muốn đánh lừa Quăm Đen. d/ Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc lừa ông Cản Ngũ. -Nhân hoá - Oân cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? -Nhân hoá là một biện pháp tu từ mượn hình ảnh của con người để nói cho sự vật, con vật làm cho sự vật, con vật thêm sinh động, gắn bó và gần gũi đáng yêu hơn.) Nhận xét qua bài dạy : Giáo viên Học sinh :
Tài liệu đính kèm: