Giáo án Mầm non - Chủ điểm: Gia đình (5 tuần)

Giáo án Mầm non - Chủ điểm: Gia đình (5 tuần)

Đón trẻ

Trò chuyện sáng.

TDBS - Đón trẻ vào lớp. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ. Gợi ý trẻ chơi gắn với chủ đề.

- Trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề mới trẻ sắp học.

- Tập BTPTC: Kết hợp hát: “Cả nhà thương nhau”.

- Diểm danh: Cho trẻ giới thiệu tên, địa chỉ gia đình.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non - Chủ điểm: Gia đình (5 tuần)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH (5 tuần)
Chủ đề nhánh: Gia đình của bé (tuần 1)
Thời gian: 24/10 – 28/10
Thứ
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Trò chuyện sáng.
TDBS
- Đón trẻ vào lớp. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ. Gợi ý trẻ chơi gắn với chủ đề.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề mới trẻ sắp học.
- Tập BTPTC: Kết hợp hát: “Cả nhà thương nhau”.
- Diểm danh: Cho trẻ giới thiệu tên, địa chỉ gia đình.
HĐ lao động nề nếp
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép, văn minh, lịch sự.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh các nhân, công cộng sạch sẽ.
- Trẻ biết chơi, cất, bảo quản, quản lý đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
Hoạt động học
* KPKH: 
GĐ của bé.
* GDTC: 
Đi nối bàn chân tiến lùi.
T/C: “Chuyển trứng”
* VĂN HỌC:
- Truyện: “Ba cô gái”
* TẠO HÌNH:
Vẽ ngôi nhà của bé.
* GDAN:
Hát: “Tay thơm, tay ngoan”.
- Nghe: “Ai thương con nhiều hơn”.
- T/C: “Nghe tiết tấu, tìm đồ vật.”
* TOÁN:
- Đếm đến 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng.
* CHỮ CÁI:
Ôn chữ đã học a, ă, â.
Hoạt động nghệ thuật
- Quan sát tranh, gia đình, thành phố, đường nông thôn.
- T/C: “Lộn cầu vồng”
- Trò chuyện về gia đình.
2 – 3 thế hệ.
- T/C: Rồng rắn
- Quan sát tranh gia đình đông con, ít con.
- T/C
- Trò chuyện về công việc của bố mẹ.
- T/C: Bàn tay mẹ
- T/C: “Mèo đuổi chuột”
Sinh hoạt cuối tuần.
Hoạt động góc
* Phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sĩ.
* Góc xây dựng: Nhà của bé, trang trại, chăn nuôi, vườn cây, ao cá.
* Góc nghệ thuật: Nặn, vẽ, xé dán những người thân trong gia đình.
VS trả trẻ
- Rửa mặt, rửa tay cho trẻ.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
- Hô hấp
- Tay vai
- Chân
- Bụng
- Bật
- Điều hoà
- Tập kết hợp bài hát: “Cả nhà thương nhau”
* Kiến thức:
- Trẻ biết xếp hàng thẳng dãn cách đều, tập đứng nhạc.
* Kỹ năng:
- Trẻ tập đều và đúng các động tác.
* Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động
- Sân tập bằng phẳng, thoáng mát.
- Xắc xô.
- Ti vi, loa.
- Đĩa nhạc TD.
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Đoàn tàu đi DL, đi theo các kểu lên dốc, xuống dốc, về hàng theo tổ (4 đội).
* Hoạt động 2: Trọng động:
BTPTC 2 lần x 8 nhịp theo nhạc kết hợp bài: “Cả nhà thương nhau”.
Hô hấp
Bụng
CB TH
Điều hoà
Bật
Tay
Chân
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
a) Trò chơi: “Gieo hạt”.
b) Đi nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên hoạt động
Nội dung
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Góc phân vai
Chơi trò chơi: Gia đình, bán hàng, bác sĩ
* Kiến thức:
- Trẻ hiểu được cô việc, vai trò của từng người trong gia đình.
* Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện được vai chơi, biết liên kết các góc chơi
* Thái độ:
Thẻ hào hứng tham gia và nhập vai tốt
- Bộ đồ nấu ăn.
- Bộ đồ chơi Bác sĩ.
- Búp bê.
- Cửa hàng rau, củ, quả sạch.
- 3 lá thăm để 3 gia đình rút thăm.
* Hoạt động 1: Ổ định tổ chức, gấy hứng thú. 
- Cho trẻ hát bài: “Tổ ấm gia đình”
- Giới thiệu chương trình: “Ở nhà chủ nhật”.
 + Giới thiệu cô giáo
 - Gia đình hạnh phúc.
+ Giới thiệu 3 đội: - Gia đình văn hoá.
 - Gia đình thân thiện.
- Cho trẻ nói số lượng, tên các thành viên trong đội mình.
- Giáo dục trẻ. Tất cả chúng ta ai cũng đều có một gia đình. Các thành viên trong gia đình sống hoà thuận, thương yêu, quan tâm, chăm sóc cho nhau. Các con phải kính trọng người lớn. Nhường nhịn em nhỏ.
* Hoạt động 2: Giới thiệu góc chơi 
- Cho trẻ xem Video Clip.
- Giới thiệu kịp thời theo hình ảnh hoạt động.
Góc nghệ thuật
Góc xây dựng
Nặn, vẽ, xé dán, tô những hình ảnh, những người thân trong gia đình.
Chơi xây nhà, trang trại chăn nuôi, ao cá, vườn hoa.
Trẻ biết sử dụng những kỹ năng đã học để tạo ra những sản phẩm.
Trẻ biết tạo bố cục mô hình.
Biết bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
Giấy màu, giấy vẽ tranh, đất nặn.
Gạch gỗ, hàng rào, bộ nắp ghép bìa cứng, ống nhựa.
- Cho trẻ xem Video Clip.
- Cô giới thiệu theo hình ảnh phát.
II. Hoạt động 2: Nội dung
Thoả thuận chơi:
- Cô giới thiệu vị trí góc ở xung quanh lớp đã bố trí.
* Góc phân vai: Chơi: Gia đình, của hàng, Bác sĩ.
* Góc nghệ thuật: Nặn, vẽ, xé dán, tô những người thân trong gia đình.
* Góc xây dựng: Xây nhà, trang trại chăn nuôi, vườn hoa.
- Cho 3 đội rút thăm để đăng ký góc chơi.
 + Gia đình hạnh phúc: Góc xây dựng.
 + Gia đình văn hoá: Góc phân vai.
 + Gia đình thân thiện: Góc nghệ thuật.
- Cho trẻ hội ý: (Phân vai cho từng thành viên trong gia đình)
- Cô hỏi lại từng gia đình về sự thống nhất phân các vai và gọi hỏi từng vai đó nhiệm vụ phải thể hiện như thế nào?
- Cho trẻ đọc → về các góc:
Đôi bàn tay bé.
Thật khéo thật xinh.
Mời 3 gia đình.
Mau mau về góc.
Cùng nhau hoạt động.
Quá trình chơi:
- Cô bao quát, động viên trẻ để trẻ thực hiện.
- Kết thúc: Cho trẻ dừng tay. Mời 3 gia đình đi thăm quan cùng cô.
- Đến gia đình nào cho 1 trẻ giới thiệu sản phẩm của đội mình.
 3 Nhận xét – Đánh giá sản phẩm:
- Củng cố.
- Hát: “Bạn ơi! Hết giờ rồi..”
Ra chơi.
Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tiết 1	KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Gia đình của bé
* Kiến thức:
- Trẻ biết Họ, tên, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết đặc điểm riêng của những người thân, hiểu được mỗi quan hệ của những người trong gia đình.
* Thái độ:
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép, biết xưng hô, biết kính trọng ông bà, bố mẹ, biết nhường nhịn các em bé, biết yêu thương, chia sẻ với mợi người.
- Tranh, ảnh về gia đình.
- Tivi.
- Đầu đĩa gia đình 3 thế hệ.
- Bài hát: “Cả nhà thương nhau”.
- Ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn”
- T/C: “Về đúng nhà”
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
 có mấy người?
 + Hỏi trẻ gia đình 
 là những ai?
* Hoạt động 2: Dạy bài mới.
- Cho trẻ quan sát tranh gia đình.
- Cho trẻ xem Video Clip và đàm thoại với trẻ về gia đình 3 người (2 thế hệ); 4 người (2 thế hệ); 7 người (3 thế hệ)
- Giáo dục trẻ - Gia đình đông con, gia đình ít con.
* Cho trẻ kể về gia đình của mình.
- Trẻ nói đúng họ tên, bố mẹ, anh, chị, em.
- Trẻ nói được thứ tự của từng người.
- Nghề nghiệp của bố mẹ, công việc hằng ngày của từng người.
* Khám phá chủ đề.
- Cùng cô làm bức tranh về gia đình bé.
- Cho trẻ tự kể với nhau về gia đình mình và gia đình bạn.
- So sánh số lượng người trong 2 gia đình
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Về đúng nhà”.
- Giới thiệu luật chơi → Cho trẻ thực hiện.
- Đọc đông dao: “Công cha như núi Thái Sơn”.
* Giáo dục, Củng cố - Dặn dò – Ra chơi.
Tiết 2: 	GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Đi nối bàn chân tiến lùi.
T/C: “Kéo co”
* Kiến thức:
- Trẻ biết đi nối bàn chân tiến lùi theo Vệt.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết cách đi, giữ được thăng bằng cơ thể: Mắt nhìn thẳng, tay chống eo.
→ Chân phải bước lên 1 bước.
→ Thu chân trái sát gót chân phải, tiếp tục thu chân phải.
- Phát triển: Rèn sự khoé léo, bền bỉ.
- Hợp tác với bạn trong trò chơi.
* Thái độ:
Hào hứng hoạt động
- Sân tập bằng phẳng.
- Kẻ vạch
- Dây thường
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ xem đoạn Video Clip ở nhà. Tập thể dục.
- Trò chuyện với trẻ muốn cho cơ thể cả nhà đều được khoẻ mạnh, gia đình vui vẻ, hạnh phúc sáng dậy tập thể dục.
- Cho trẻ ra sân làm đoàn tàu đi các kiểu lên xuống dốc → về hàng theo tổ.
* Hoạt động 2: Trọng động:
a) BTPTC
kết hợp bài hát: “Cả nhà thương nhau”.
b) Vận động cơ bản: Đi nối bàn chân tiến lùi:
- Tập theo sơ đồ sau:
 x x x x → 
 x x x x →
- Cô giới thiệu tên vận động. - Cô làm mẫu 1 lần hoàn chỉnh
- Lượt 2 giảng giải từng thao tác. - Cho 2 trẻ làm mẫu → Cho 2 đội thi đua.
* T/C: Kéo co: Chia cả lớp làm 4 đội
- Cô giới thiệu luật chơi – Cách chơi.
- Cho trẻ thực hiện. Nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 2 vòng
T/C nhẹ: Bắt chước tạo dáng.
Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: 	VĂN HỌC
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Truyện ba cô gái
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện
* Kỹ năng:
- Trẻ nhớ được trình tự cốt truyện.
- Thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật và có thể làm quen với đóng kịch, nhập vai.
* Thái độ:
- Thông qua câu chuyện, trẻ biết yêu mẹ hơn, hiếu thảo yêu thương người thân.
- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
- Đồ dùng cho trẻ đóng kịch.
* Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú.
- Cho trẻ hát: “Bàn tay mẹ”.
Xúm xít – Cô giới thiệu các con nghe em tiếng của ai (Cô trích giọng Sóc con).
- Cô gợi hỏi – Vậy Sóc con trong truyện là gì?
* Hoạt động 2: 
a) Cô kể + Đàm thoại.
- Cô giới thiệu hôm trước cô đã kể.
- Cô kể 1 lượt kết hợp tranh truyện.
- Cô gợi hỏi trẻ theo trình tự truyện.
 + Sóc con đưa thư – Cô cả nói như thế nào?
 + Cô cả có thường mẹ không?
 + Cô cả đã biến thành con gì?
 + Cô hai có thương mẹ không?
 + Sóc con đưa thư – Cô hai nói như thế nào?
 + Sóc con trả lời ra sao?
 + Cô hai biến thành con gì?
 + Cô ba có thương mẹ không?
b) Cô trò cùng kể
- Cô dẫn truyện
- Trẻ nói lời thoại – Cả lớp trả lời.
c) Cho trẻ đóng vai theo nhóm: Ngồi theo 4 nhóm
 + Cô dẫn truyện + Bà mẹ
 + Nhóm 1 – Vai Sóc 
 + Nhóm 2 – Vai Cô Cả Các nhóm kể liền
 + Nhóm 3 – Vai Cô Hai mạch, khi tới vai – Nhập vai luôn. 
 + Nhóm 4 – Vai Cô Út
d) Đóng kịch: Thoả thuận vai (5 trẻ)
- Cô hướng dẫn trẻ thể hiện
- Thực hiện
 + Cô dẫn truyện.
 + Trẻ thể hiện vai diễn.
* Hoạt động 3: Củng cố - Giáo dục trẻ.
- Hát: “Chỉ có 1 trên đời”.
- Ra chơi.
Tiết 2: 	TẠO HÌNH
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Vẽ ngôi nhà của bé
* Kiến thức:
- Trẻ nếu được các đặc điểm cơ bản của ngôi nhà.
* Kỹ năng:
- Trẻ nắm được các kỹ năng vẽ cơ bản. Sử dụng các nét cơ bản, phối hợp màu, bố cục tranh hợp lý. Biết mô tả ngôi nhà ngôi nhà với những đặc điểm đặc trưng.
* Thái độ:
Thể hiện tình cảm với ngôi nhà qua nét vẽ, màu tô. Yêu quý ngôi nhà của mình.
- Tranh vẽ 1 số kiểu nhà khác nhau.
 + Nhà cấp 4.
 + Nhà 2 đến 3 tầng.
 + Nhà sàn.
- Búp bê.
- Giấy vẽ.
- Bút sáp màu.
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài: “Ngôi nhà mới” (trang 102 tuyển tập)
Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
* Hoạt động 2: Nội dung:
a) Cho trẻ tham quan ngôi nhà dân gần trường – Cô giới thiệu.
- Gợi hỏi  ... C: “Tập tầm vông”.
- Hát những bài hát theo chủ đề.
- T/C: “Bắt chước tạo dáng”.
- Vẽ đồ dùng trong gia đình (Vẽ trên sân) 
- Văn nghệ cuối tuần.
- T/C: “Tai ai thính”
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Gia đình, của hàng, phòng khám.
* Góc xây dựng: Xây nhà của bé.
* Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, xé dán, nặn đồ dùng trong gia đình.
VS trả trẻ
Rửa mặt, chân tay cho trẻ. Trao đổi với phụ huynh về trẻ.
Thứ 2 ngày 31 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: 	KHÁ PHÁ KHOA HỌC
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Một số đồ dùng trong gia đình.
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, công dụng, chất liệu, màu sắc, đặc điểm rõ nét của một số đồ dùng trong gia đình
* Kỹ năng:
Trẻ so sánh, nhận xét được những đặc điểm giống và khác nhau giữ 2 đồ dùng.
* Thái độ:
Trẻ biết yêu quý, giữ gìn cẩn thận, ngăn nắp, gọn gàng và giữ vệ sinh các đồ dùng trong gia đình
- 1 xoong.
1 bát, đũa, thìa, ca, cốc thật
- Đồ dùng bằng nhựa.
- Lô tô.
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Hát: “Tôi là cái ấm trà”.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài dạy.
* Hoạt động 2: Dạy bài mới.
a) Đàm thoại với trẻ về một số đồ dùng.
- Gợi hỏi trẻ về tên một số đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết, hoặc cô dùng câu đố.
→ Cô đưa đồ dùng kịp thời khi trẻ trả lời đúng
 + Cái xoong:
Cái gì mắt, mũi biết đâu?
Có mũi có đầu lại có 2 tai
Mình tôi chịu lửa rất tài.
Đến khi nấu nướng ai ai cũng dùng.
* Cho trẻ quan sát và nhận xét hình dáng tên gọi từng bộ phận: Màu sắc, chất liệu, công dụng.
 + Cái bát: 
Miệng tròn, lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày.
Đối với các loại đồ dùng khác, thực hiện các bước như trên.
b) So sánh: Bát – Cốc.
So sánh sự giống nhau và khác nhau về chất liệu, màu sắc, hình dáng, công dụng, tên gọi..v..v..
* Hoạt động 3: Trò chơi:
- T/C: “Tìm đồ dùng theo hiệu lệnh của cô” và “Tai ai tinh”.
Cô nói công dụng – Trẻ nói đồ vật.
* Kết thúc: Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn đồ dùng trong gia đình: Luôn sắp xếp gọn găng, ngăn nắp, giữ vệ sinh đồ dùng sạch sẽ.
- Hát: “Tôi là cái âm trả” – Ra chơi
Tiết 2:	 GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Nhảy xa 45 cm
T/C: “Xếp hàng theo hình”
* Kiến thức:
* Kỹ năng:
* Thái độ:
* Hoạt động 1: Khỏi động:
- Đoàn tàu đi các kiểu lên, xuống dốc → Về hàng theo các tổ.
* Hoạt động 2: Trọng động:
a) Tập bài tập PTC kết hợp bài hát: “Đôi dép”.
ĐT Chân
CB TH
ĐT Bật
ĐT Bụng
ĐT Tay
b) Vận động cơ bản theo sơ đồ sau: Tập theo sơ đồ sau:
 x x x x x x → 
 o ô ơ a ă â
 o ô ơ a ă â
 x x x x x x → 
- Cô làm mẫu 1 lần hoàn chỉnh.
- Lượt 2 giảng giải từng thao tác.
- Cho 2 trẻ lên làm mẫu – Cô sửa sai.
- Cho 2 đội thi đua.
c) T/C: “Tạo dáng”
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
- Đi nhẹ nhàng 2 – 3 vòng.
- Nhận xét – Tuyên dương – Ra chơi.
Thứ 3 ngày 01 tháng 11 năm 2011
Tiết 1:	 VĂN HỌC
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thơ: “Làm anh”
NDKH:
Tạo hình: Vẽ tranh em.
Âm nhạc: Hatstheo cô: “Ru em DC xê đăng”
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ: “Làm anh”. Tên tác giả: “Phạm Thị Thanh Nhàn”
Nội dung tác phẩm.
* Kỹ năng:
- Trẻ thuộc bài thơ.
- Biết đọc diễn cảm, biết gắn nhịp đúng chỗ.
- Trả lời được hệ thống câu hỏi của cô.
* Thái độ:
- Trẻ yêu quya anh chị em, biết thương yêu nhường nhịn các em nhỏ.
- Tranh minh hoạ.
- Giấy bút màu.
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Hát theo cô: “Ru em – Dca xê đăng”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung sắp học.
* Nhà các con có em bé không?
Các con có yêu các em bé không?
Khi em bé khóc, các con làm thế nào?....
* Hoạt động 2: Dạy bài mới.
- Giới thiệu bài thơ: “Làm anh”. Tên tác giả: Phạm Thị Thanh Nhàn.
- Cô đọc diễn cảm 1 lượt. 
Lượt 2 kết hợp tranh minh hoạ.
- Trích dẫn và làm rõ ý bài thơ.
Làm anh, làm chị của các em bé rất khó, nhưng nếu các con yêu em bé thì lại rất dễ dàng. Các con phải tỏ ra mình là người lớn. Khi em bé khóc.dỗ dành..Nhường nhịn em, có quà thì chia em nhiều hơn
- Đàm thoại:
 + Tên bài thơ? Tên tác giả?
 + Bài thơ nói về ai? Làm anh khó không?
 + Khi em bé khóc, người anh đã làm gì?
 + Khi em bé ngã, người anh đã làm gì?
 + Mẹ cho quà bánh, người anh đã làm gì?
 + Có đò chơi, người anh đã làm gì?
 + Các con muốn được các em bé yêu quý, các con phải làm gì?
- Cô đọc lại – Cho cả lớp đọc 3 - 4 lần.
- Cho tổ nhóm, cá nhân đọc bằng nhiều hình thức khác nhau.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Thi vẽ “2 anh em”
* Củng cố - Dặn dò – Giáo dục trẻ.
- Ra chơi.
Tiết 2: 	TẠO HÌNH
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Cắt, dán ít nhất 4 đồ dùng trong gia đình
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết một số loại đồ dùng trong gia đình.
* Kỹ năng:
- Cất sát đường vẽ, chụp của đồ dùng.
- Bố cục hợp lý.
* Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động.
- Vở.
- Kéo.
- Hồ dán.
- Hoạ báo.
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung hướng vào bài dạy:
 + Ở nhà các con có những đồ dùng gì?
 + Dùng để làm gì?,vv..v..
* Hoạt động 2: Dạy bài mới.
- Cô giới thiệu tranh mẫu cô cắt dán sẵn.
- Gợi hỏi: Cô đã cắt dán được những đồ dừng gì đấy?
- Cô cho trẻ chuyền tay nhau xem tranh mẫu của cô.
- Cô làm gợi ý hướng dẫn trẻ cách làm:
 + Cách cắt.
 + Cách viết hồ.
 + Cách dán bố cục tranh.
- Hỏi lại trẻ cách làm.
- Gợi hỏi ý tưởng trẻ muốn cắt đồ dùng nào? Sắp xếp như thế nào?
- Cho trẻ thực hiện
 + Khuyến khích trẻ có kỹ năng cắt dán tốt, bố cục hợp lý.
 + Hướng dẫn lại cho những trẻ còn lúng túng.
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Cho những trẻ có bài đẹp dán lên bảng.
Các ban nhận xét → Tuyên dương.
* Hoạt động 4: Trò chơi “Lộn cầu vồng”
- Củng cố - Dặn dò – Ra chơi.
Thứ 4 ngày 02 tháng 11 năm 2011
ÂM NHẠC
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Hát vỗ tay theo nhịp: “Tôi là cái ấm trà” Nhạc: Anh.
Nghe: “Ru con mùa đông”. Nhạc và lời: Đặng Hữu Phúc.
T/C: “Ai đi nhanh nhất”
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, nhạc nước Anh, hiểu nội dung tác phẩm: Cấu tạo, tác dụng của cái ấm và là đồ dùng trong gia đình.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết hát, kết hợp vỗ tay theo nhịp và vận động nhịp nhàng theo nhạc.
* Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc.
- Đàn ocgan.
- Phách trẻ, trống lắc.
- Búp bê.
- Các vòng tròn để chơi trò chơi.
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Xúm xít: - Cho trẻ ngồi quây quần bên cô. Cô mô phỏng “Rót nước → Uống nước” → Cho trẻ đoán.
- Trò chuyện với trẻ hướng vào nội dung bài dạy.
* Hoạt động 2: Dạy hát: “Tôi là cái ấm trà”
- Giới thiệu tên bài. Nhạc nước Anh.
 + Hát cho trẻ nghe một lượt.
 + Lượt 2: Đệm đàn.
- Trò chuyện với trẻ, giảng giải nội dung bài hát.
- Cho trẻ hát 2 – 3 lần.
- Hỏi lại trẻ: Vừa hát bài gì? Nhạc nước nào?
- Cho trẻ hát kết hợp đệm đàn.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát + VĐ dưới các hình thức khác nhau.
(Sửa sai kịp thời cho trẻ)
- T/C: “Thi hát to – Hát nhỏ - Hát luân phiên”
* Hoạt động 3: Nghe: “Ru con mùa đông”
- Cô gợi hỏi: Ở nhà các con thường được bà hay mẹ ru các con ngủ? Bà, mẹ ru các con như thế nào?
- Giới thiệu tên bài hát. Nhạc nước Anh.
- Hát cho trẻ nghe – Lượt 2: Kết hợp thể hiện điệu bộ minh hoạ và đàn.
- Giảng giải nội dung, ý nghĩa bài.
- Cho trẻ hát + VĐ cô.
* Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Cô hướng dẫn lượt chơi – Cho trẻ thực hiện.
* Củng cố bài – Giáo dục trẻ.
Hát: “Tôi là cái ấm trà” – Ra chơi
Thứ 5 ngày 03 tháng 11 năm 2011
TOÁN
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Nhận biết mỗi quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết mỗi quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
* Kỹ năng:
Trẻ biết tạo nhóm có số lượng theo yêu cầu.
* Thái độ:
Trẻ hào hứng hoạt động.
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Hát: “Tôi là cái ấm trà”
- Gợi hỏi trẻ: Hôm trước cô dặn các con về nhà xem Bộ ấm trà ở nhà có mấy chén?.... (6)
* Hoạt động 2: Luyện tập đếm đến 6.
- Cho trẻ xem Video Clip
 x x x x x Ấm.
 x x x x x Chén.
- Cho trẻ nhận xét – Thêm bớt và chữ số tương ứng.
So sánh thêm bớt, tạo nhóm có 6 đối tượng.
- Cho trẻ gọi tên số bát, thìa.
- Từng cặp so sánh: 1 bạn bát, 1 bạn thìa
 + Trẻ nói xem trẻ có mấy cái? Ai nhiều hơn? Ai ít hơn? Nhiều hơn là mấy? Ít hơn là mấy? Muốn 2 bạn bằng nhau phải làm như thế nào?
Cho trẻ lấy thêm cho đủ.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tìm bạn thân”
- Hát – Đi quanh. Khi cô nói tạo nhóm mấy thì trẻ tự tìm số lượng theo yêu cầu.
- Cho trẻ sử dụng vở toán.
* Kết thúc: Củng cố, giáo dục trẻ.
- Hát: “Tôi là cái ấm trà”.
- Ra chơi.
Thứ 6 ngày 04 tháng 11 năm 2011
CHỮ CÁI
Tên hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Làm quen với chữ cái e, ê
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái e, ê.
- Nhận ra chữ e, ê có chứa trong từ trọn vẹn.
* Kỹ năng:
Biết sử dụng kỹ năng của môn học khác để phát triển kỹ năng nhận biết và phát âm chữ e, ê
* Thái độ:
- Tranh “Đôi dép”, đèn điện.
- 1 đôi dép bằng xốp bọt.
- Thẻ chữ e, ê cho cô + trẻ 2 bài thơ: “Hoa sen”, “Chiếc ghế”.
- Các nét cơ bản. 1 CD bài hát cô dạy em chữ.
* Hoạt động 1: ỔN định tổ chức, gây hứng thú.
- Hát: “Tôi là cái ấm trà”, “Đôi dép”
- Trò chuyện với trẻ về ND bài hát.
* Hoạt động 2: Làm quen với chữ cái e, ê.
- Cho trẻ xem hình ảnh đôi dép, xếp hình ảnh đôi dép.
- Ghép từ đôi dép bằng thể chữ rời.
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “đôi dép”.
- Cô giới thiệu chữ e.
 + Cô phát âm theo mẫu.
 + Cho trẻ phát âm theo tổ, cá nhân..
- Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ e.
- Giới thiệu các kiểu chữ e có hình dạng khác nhau nhưng khi đọc giống nhau.
Cho trẻ nhận xét về nét cơ bản của từng kiểu chữ.
- Cho trẻ đọc bài: “Hoa sen”.
- Với chữ cái ê tiến hành các bước như trên.
- Đọc bài thơ: “Chiếc ghế”.
- Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa chữ e và ê.
* Hoạt động 3: Trò chơi:
a) Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô.
b) To nhỏ: Cô giơ chữ to, trẻ đọc to, cô giơ chữ nhỏ, trẻ đọc nhỏ.
c) Điền chữ cái còn thiếu vào ô trống.
e
ê
e
e
ê
d) Thi xem đội nào nhanh: “Tìm tên”
Đồ dùng trong gia đình có chứa chữ cái e, ê
 + Đội a chữ e: Chén, đèn,.
 + Đội b chữ ê: Ghế,.
* Kết thúc: Củng cố - Dặn dò.
- Hát: “Cô dạy em chữ”.
- Ra chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docChu diem 5 tuan.doc