TIẾT 7: Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI CHAI
I. Mục tiêu:
- Nhận biết đặc điểm hình dáng, tỉ lệ của vài loại chai.
- Biết cách vẽ cái chai và vẽ được cái chai theo mẫu.( Đối với học sinh năng
khiếu: yêu cầu sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu)
- Biết yêu quí vào bảo vệ đồ vật trong gia đình .
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Chọn một số cái chai có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và cho học sinh so sánh.
- Hình gợi ý cách vẽ trong bộ ĐDDH.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ.
- Bút chì, màu vẽ
tuần 7: Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010 Tiết 7: Vẽ theo mẫu Vẽ cáI chai I. Mục tiêu: - Nhận biết đặc điểm hình dáng, tỉ lệ của vài loại chai. - Biết cách vẽ cái chai và vẽ được cái chai theo mẫu.( Đối với học sinh năng khiếu: yêu cầu sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu) - Biết yêu quí vào bảo vệ đồ vật trong gia đình . II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Chọn một số cái chai có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và cho học sinh so sánh. - Hình gợi ý cách vẽ trong bộ ĐDDH. * Học sinh: - Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ. - Bút chì, màu vẽ III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Lớp 3A: 2. Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 3. Bài mới: - Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 - GV giới thiệu mẫu vẽ hoặc tranh, ảnh về cái chai để gợi ý cho học sinh quan sát và nhận xét: (?) Kể tên các phần chính của cái chai ? (?) Chai thường được làm bằng chất liệu gì ? Và có những màu gì ? => GV cho học sinh quan sát một vài cái chai để các em thấy rõ hơn về hình dáng khác nhau của các loại chai. Hoạt động 2 - GV đặt mẫu vẽ ở vị trí thích hợp rồi yêu cầu h/s quan sát. - GV nhắc học sinh bố cục bài vẽ vào phần giấy ở Vở tập vẽ hay phần giấy đã chuẩn bị sao cho hợp lý (hình không to quá, không nhỏ quá) - Giáo viên cho học sinh quan sát hình hướng dẫn cách vẽ cái chai hoặc GV vẽ phác hình lên bảng và nêu các bước vẽ: + Bước 1: Vẽ phác khung hình của cái chai và đường trục. + Bước 2: Quan sát mẫu để so sánh tỷ lệ các phần chính của chai ( cổ, vai, thân). - Vẽ phác nét mờ hình dáng chai. + Bước 3: Sửa các chi tiết cho cân đối, tẩy những nét vẽ đường trục, vẽ lại nét chai có nét đậm , nét nhạt. + Bước 4: ( Dành cho học sinh khá, giỏi) - Vẽ đậm nhạt như mẫu em nhìn thấy (Vẽ bằng các nét bút chì đen gạch đậm - đậm vừa - nhạt) Hoạt động 3 - GV yêu cầu h/s quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ. - Lưu ý h/s vẽ chiều cao, chiều ngang để vẽ hình cho phù hợp vào giấy hoặc Vở tập vẽ. - GV nhắc h/s vừa vẽ hình vừa so sánh với mẫu. - Giáo viên quan sát gợi ý ngắn gọn cách vẽ hình. - Giới thiệu bài vẽ đẹp, chỉ ra những lỗi điển hình mà học sinh thường mắc phải để học sinh tự sửa. Đối với học sinh năng khiếu: yêu cầu sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu. hoạt động 4 - Giáo viên gợi ý h/s nhận xét, đánh giá 1 số bài vẽ đã hoàn thành về : + Bài vẽ nào giống mẫu hơn? + Bài nào có bố cục đẹp, bố cục chưa đẹp? - GV cho h/s tự xếp loại các bài vẽ theo ý thích - GV khen ngợi 1 số bài vẽ đẹp để động viên học sinh. - GV bổ xung và xếp loại các bài vẽ. Quan sát - nhận xét - H/s chú ý quan sát hình dáng, màu sắc của các loại chai. + Gồm: Miệng, cổ, vai, thân, đáy. + Bằng thuỷ tinh hoặc bằng nhựa có nhiều màu: Trắng, xanh đậm, nâu Cách vẽ cáI chai - H/s chú ý theo dõi sự hướng dẫn cách vẽ của giáo viên. Thực hành - H/s tự giác vẽ bài Nhận xét đánh giá - H/s nhận xét, đánh giá 1 số bài vẽ đã hoàn thành về : + Bài vẽ nào giống mẫu hơn? + Bài nào có bố cục đẹp, bố cục chưa đẹp? - H/s tự xếp loại các bài vẽ theo ý thích 5. Dặn dò: - Quan sát và nhận xét hình dáng một số loại chai. - Quan sát người thân: Ông, bà, cha, mẹ... Chuẩn bị cho bài sau: Vẽ chân dung
Tài liệu đính kèm: