Tiết 8: Vẽ tranh
VẼ CHÂN DUNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu về đặc điểm khuôn mặt người .
- Biết cách vẽ chân dung
- Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.( Đối với học sinh năng khiếu: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình ảnh cân đối, màu sắc phù hợp)
- Học sinh biết yêu quý người thân và bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi .
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ ở bộ ĐDDH.
- Bài vẽ chân dung của học sinh các năm trước.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
tuần 8: Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010 Tiết 8: Vẽ tranh Vẽ chân dung I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu về đặc điểm khuôn mặt người . - Biết cách vẽ chân dung - Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.( Đối với học sinh năng khiếu: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình ảnh cân đối, màu sắc phù hợp) - Học sinh biết yêu quý người thân và bạn bè. II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Sưu tầm tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi . - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ ở bộ ĐDDH. - Bài vẽ chân dung của học sinh các năm trước. * Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III.Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Lớp 3A: 2. Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 3. Bài mới: - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 - GV cho học sinh quan sát và gợi ý học sinh nhận xét một số tranh chân dung. (?) Các bức tranh này vẽ về khuôn mặt, vẽ nửa người hay toàn thân ? (?) Tranh chân dung vẽ những gì ? (?) Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì nữa ? (?) Màu sắc của bức tranh ? (?) Nét mặt của người trong tranh như thế nào. - Giáo viên tóm tắt lại các câu trả lời của học sinh và bổ xung thêm các ý còn thiếu. Hoạt động 2 - Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ trong bộ ĐDDH hoặc vẽ mẫu lên bảng: + Trước tiên quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ. Cố gắng nhận xét và tìm ra những đặc điểm, hình dáng riêng của người mình định vẽ. + Dự định vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hay toàn thân để sắp xếp bố cục cho phù hợp. Có thể vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng. + Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau. + Sau đó vẽ các chi tiết: Mắt, mũi , miệng , tai. - Giáo viên giới thiệu cách vẽ màu hoặc cho các em xem bài vẽ của học sinh các năm trước . + Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước (Khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh) + Sau đó vẽ màu các chi tiết ( Mắt, môi, tóc, tai) Hoạt động 3 - GV gợi ý học sinh chọn vẽ chân dung người thân như: Ông, bà, cha, mẹ, bạn bè, cô giáo, - Khi học sinh vẽ bài giáo viên đến từng bàn, động viên, nhắc nhở góp ý cho các em. Đối với các học sinh còn vẽ chậm hoặc còn lúng túng giáo viên hướng dẫn cụ thể hơn để các em hoàn thành bài vẽ. Đối với học sinh năng khiếu: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình ảnh cân đối, màu sắc phù hợp hoạt động 4 - Giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp và hướngdẫn học sinh nhận xét về: + Hình vẽ: có cân đối không? + Màu : có phù hợp, tươI tắn và đẹp không Khen ngợi những em hoàn thành tốt bài vẽ . - GV bổ xung, xếp loại các bài vẽ và nhận xét chung tiết học. Tìm hiểu về tranh chân dung - Học sinh quan sát và nhận xét. + Tranh chân dung thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, thể hiện được những đặc điểm riêng của người được vẽ nhận xét . - Vẽ hình dáng khuôn mặt các chi tiết: Mắt, mũi, miệng, tóc, tai. - Cổ, vai, thân. - Hài hoà , hợp lý. - Bức(1) vẽ mẹ hiền hậu. Bức (2) vẽ một bé gái tươi cười. Bức (3) vẽ ông đang trầm tư. - Học sinh lắng nghe. Cách vẽ tranh - H/s chú ý theo dõi sự hướng dẫn cách vẽ chân dung của giáo viên. Thực hành - Học sinh thực hành vẽ bài vào Vở tập vẽ. - Có thể vẽ chân dung người thân hoặc bạn bè, thầy cô giáo . Đối với học sinh năng khiếu: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình ảnh cân đối, màu sắc phù hợp Nhận xét đánh giá - Học sinh nhận xét về: + Hình vẽ: có cân đối không? + Màu : có phù hợp, tươI tắn và đẹp không. - Học sinh nêu cảm nhận của mình vẽ bài vẽ yêu thích nhất. 4. Dặn dò: - Về nhà quan sát , nhận xét đắc điểm nét mặt của những người xung quanh. - Chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: