Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 3: Con vật quen thuộc - Năm học 2019-2020 - Phan Thế Luân

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 3: Con vật quen thuộc - Năm học 2019-2020 - Phan Thế Luân

Cho HS thảo luận theo các gợi ý của GV:

+ Mỗi con vật có cấu tạo bên ngoài, hình dáng, màu sắc như thế nào?

+ Chúng gồm có những bộ phận nào?

+ Mỗi con vật có đặc điểm riêng gì?

+ Chúng thường sống ở đâu?

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.YC nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt ý

- GV cho HS quan sát hình 2.2 Kết hợp đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu cách vẽ và trang trí con vật:

+ Các con vật được vẽ như thế nào?

+ Đường nét và màu sắc trang trí ở mỗi sản phẩm như thế nào?

- GV nhận xét, cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ.

*Hoạt động 2: Cách thực hiện

- GV cho HS vẽ nhanh vào khung ở SGK về con vật quen thuộc mà em yêu thích.

- Cho HS quan sát hình hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí con vật ở Hình 3.3 và 3.4.

- GV giúp HS nhận ra các bước vẽ.

- GV vẽ trưc tiếp lên bảng và nhắc lại các bước

 

docx 4 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 1718Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 3: Con vật quen thuộc - Năm học 2019-2020 - Phan Thế Luân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3. CON VẬT QUEN THUỘC
Thời lượng: 2 tiết. Tuần dạy: 6,7
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận ra và nêu được hình dáng, đặc điểm các bộ phận, màu sắc, hoạt động,.của một số con vật quen thuộc.
- HS vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích bằng nét và màu.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
- GDMT: biết yêu thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường các loài động thực vật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình: Xây dựng cốt truyện, tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
 + Tranh, ảnh, clip về các con vật quen thuộc.
 + Hình minh họa các bước thực hiện.
 + Sản phẩm tạo dáng các con vật.
 + Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy,.
2. Học sinh: Giấy vẽ A3, Tập vẽ A4, bút chì, màu, đất nặn, giấy màu,...
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1 Thứ.ngàythángnăm 201
Giáo viên
Học sinh
-Kiểm tra đồ dùng học tâp.
-Khởi động: Cho học sinh hát bài: “vì sao chim hay hót” * Hoạt động 1:Tìm hiểu- GV cho HS xem hình ảnh về các con vật quen thuộc.
- Cho HS thảo luận theo các gợi ý của GV:
+ Mỗi con vật có cấu tạo bên ngoài, hình dáng, màu sắc như thế nào?
+ Chúng gồm có những bộ phận nào?
+ Mỗi con vật có đặc điểm riêng gì?
+ Chúng thường sống ở đâu?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.YC nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý
- GV cho HS quan sát hình 2.2 Kết hợp đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu cách vẽ và trang trí con vật:
+ Các con vật được vẽ như thế nào?
+ Đường nét và màu sắc trang trí ở mỗi sản phẩm như thế nào?
- GV nhận xét, cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Cách thực hiện
- GV cho HS vẽ nhanh vào khung ở SGK về con vật quen thuộc mà em yêu thích.
- Cho HS quan sát hình hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí con vật ở Hình 3.3 và 3.4.
- GV giúp HS nhận ra các bước vẽ.
- GV vẽ trưc tiếp lên bảng và nhắc lại các bước vẽ.
- YC HS nhắc lại các bước vẽ ở phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn dò.
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày. HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình 3.2 SGK.
- HS trả lời
- HS lắng nghe, đọc ghi nhớ.
- HS thực hiện vẽ con vật mà mình yêu thích. vào khung hoặc bảng con ( nếu quên mang sách)
- HS quan sát.
- HS nhắc lại các bước vẽ và đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ
 RÚT KINH NGHIỆM:
 Thứ.ngàythángnăm 201
 TIẾT 2
-Kiểm tra đồ dùng học tâp.
-Khởi động: Cho học sinh hát bài: nội dung con chim
* Hoạt động 3: Thực hành
 3.1 Hoạt động cá nhân: 
- Cho HS tạo dáng và trang trí con vật theo ý thích. ( Mỗi HS có thể tạo dáng từ 2-3 con vật)
- GV theo dõi, giúp đỡ HS .
- Cho HS trưng bày bài vẽ theo nhóm. thành ngân hàng hình ảnh 
- Tổ chức cho HS nhận xét về:
+ Hình dáng
+ Đường nét trang trí
3.2 Hoạt động nhóm:
- GV chia nhóm
- Tổ chức cho HS các nhóm thảo luận tìm nội dung câu chuyện sẽ thể hiện.
- Cho HS lựa chọn hình ảnh từ ngân hàng để thể hiện về một câu chuyện phù hợp với chủ đề.
- Gợi ý HS thêm các hình ảnh khác để tạo bức tranh tập thể sinh động, phong phú hơn.
- Tổ chức HS thực hành.
- GV theo dõi, hổ trợ. Nêu một số lưu ý để HS làm bài tốt hơn.
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày và thuyết trình về bức tranh
- Cho HS các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài của nhóm mình và nhóm bạn theo 3 mức độ: 
+ Hoàn thành tốt
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- GV đánh giá bài của từng nhóm theo mức độ
- Tuyên dương nhóm có bài vẽ đẹp, sáng tạo
- GV nhận xét cụ thể từng bài và hướng dẫn HS ghi lời nhận xét.
*Tổng kết-Dặn dò: (5’) 
 Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên, khuyến khích các hs chưa hoàn thành bài.
 GDMT: biết yêu thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường các loài động thực vật.
. * Vận dụng – Sáng tạo: 
- Cho HS đóng thành tập để làm triễn lãm tranh môn MT.
- Dùng các chất liệu khác để tạo hình và trang trí con vât theo ý thích như hình 3.7 SGK/ Trang 18.
- HS thực hành vẽ và trang trí con vật theo ý thích.
- HS đính bài lên bảng.
- HS nhận xét, chia sẽ cảm nhận 
- HS hoạt động theo nhóm 4
- HS thảo luận tìm nội dung câu chuyện.
- HS thực hiện
- HS vẽ thêm hình ảnh phụ
- HS thực hành trên giấy A3
- HS trưng bày bài và đại diện nhóm giới thiệu, chia sẽ về câu chuyện của nhóm mình.
- HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe
- HS ghi lời nhận xét và đánh giá của GV vào phần đánh giá ở trang 18 / SGK
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hành
 RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_3_chu_de_3_con_vat_quen_thuoc_nam_hoc_2.docx