Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 1-28 - Nguyễn Ngọc Diệp

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 1-28 - Nguyễn Ngọc Diệp

* GV giới thiệu 1 số tranh về đề tài môi trường để Hs quan sát

* Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem.

1- Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

 - GV yêu cầu hs quan sát tranh.

 + Tranh“chăm sóc cây xanh” tranh bút dạ của bạn Nguyễn Ngọc Bình vẽ hoạt động gì?

 + Trong tranh hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?

+ Hình dáng và động tác như thế nào?

 + Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh?

 - GV yêu cầu hs xem tranh “Chúng em và cây xanh”. Tranh bút dạ của Yến Oanh.

 + Trong tranh vẽ gì?

+ Màu sắc trong tranh như thế nào?

+ Hình ảnh chính ảnh là gì?

 + Ngoài ra còn có những gì?

 - Trong 2 tranh em thích tranh nào? Vì sao?

* Tranh luôn có hình ảnh chính và hình ảnh phụ. Hình ảnh chính luôn được vẽ to, rõ ràng ở giữa màu sắc đậm, hình ảnh phụ bổ sung cho hình ảnh chính được vẽ ở xung quanh, ở xa, nhỏ hơn, màu nhạt hơn.

* Hai bức tranh các em vừa xem là nói về đề tài môi trường xanh, sạch, đẹp vậy các em cần phải chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường cũng như ở nhà hoặc nơi khác để môi trường luôn tươi đẹp.

2- Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.

 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số hs có phát biểu ý kiến xây dựng bài.

 

doc 56 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1335Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 1-28 - Nguyễn Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN
TUẦN 1
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
 Bài 1: Thường thức mĩ thuật: XEM TRANH THIẾU NHI
Đề tài: Môi trường
I. Mục tiêu:
- Hs tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ 
- Hiểu được nội dung, cách sắp xếp, hình ảnh màu sắc trong tranh đề tài môi trường
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về 	- Vở tập vẽ 2.
đề tài bảo vệ môi trường và đề tài khác	- Bút chì, màu vẽ.
	- Sưu tầm một số tranh, ảnh về
 môi trường.	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* GV giới thiệu 1 số tranh về đề tài môi trường để Hs quan sát 
* Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem.
1- Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
 - GV yêu cầu hs quan sát tranh.
 + Tranh“chăm sóc cây xanh” tranh bút dạ của bạn Nguyễn Ngọc Bình vẽ hoạt động gì?
 + Trong tranh hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? 
+ Hình dáng và động tác như thế nào?
 + Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh?
 - GV yêu cầu hs xem tranh “Chúng em và cây xanh”. Tranh bút dạ của Yến Oanh.
 + Trong tranh vẽ gì?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Hình ảnh chính ảnh là gì?
 + Ngoài ra còn có những gì?
 - Trong 2 tranh em thích tranh nào? Vì sao?
* Tranh luôn có hình ảnh chính và hình ảnh phụ. Hình ảnh chính luôn được vẽ to, rõ ràng ở giữa màu sắc đậm, hình ảnh phụ bổ sung cho hình ảnh chính được vẽ ở xung quanh, ở xa, nhỏ hơn, màu nhạt hơn.
* Hai bức tranh các em vừa xem là nói về đề tài môi trường xanh, sạch, đẹp vậy các em cần phải chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường cũng như ở nhà hoặc nơi khác để môi trường luôn tươi đẹp.
2- Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số hs có phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Hs quan sát 
Hs quan sát
- Tranh vẽ những bạn đang chăm sóc, tưới cây.
- Hình ảnh chính là các bạn đang tưới cây ở giữa tranh to, rõ ràng.
- Hình ảnh phụ là các bạn ở xa và các cây ở xa.
- Một bạn đang xách bình tưới hoa, một bạn đang gánh nước, hình dáng, tay chân của bạn thể hiện rõ nội dung.
- Hs trả lời.
-HS quan sát
-Cây và các bạn vui chơi trong vườn cây.
- Có nhiều màu xanh và 1 vài màu khác như vàng, hồng, đỏ,
- Hình ảnh chính là các bạn và vườn cây xanh tươi .
- Ngoài ra còn có ngôi nhà và vài bạn ở xa, có mặt trời
- Hs trả lời
-HS lắng nghe
- Hs tuyên dương các bạn.
IV. Dặn dò;
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
BÀI SOẠN
TUẦN 2
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 2:Vẽ trang trí:VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM 
I. Mục tiêu:
- Hs tìm hiểu cách trang trí đường diềm 
- Cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm
- Hoàn thành các bài tập ở lớp
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Một vài đồ vật có trang trí đường 	- Vở tập vẽ 3
(đơn giản )	- Bút chì, màu vẽ, tẩy
- Ba mẫu đường diềm chưa hoàn	
chỉnh và đã hoàn chỉnh.
- Một vài bài vẽ của hs năm trước.
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
* GV treo đường chưa hoàn chỉnh và hoàn chỉnh và đặt câu hỏi gợi ý:
- Em thấy đường diềm nào đẹp hơn ? Vì sao?
* Đường diềm số 1 chưa đẹp vì chưa hoàn chỉnh về hình và màu sắc. Vậy hôm nay chúng ta cùng vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- GV ghi bảng
- GV treo đường diềm
 + Đường diềm này vẽ bằng các hoạ tiết gì?
 + Các hoạ tiết này sắp xếp như thế nào?
 + Các hoạ tiết giống nhau được vẽ như thế nào? 
+ Màu sắc trong đường diềm như thế nào ?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV treo bài tập ở SGK
+Các em thấy đường diềm này như thế nào ?
+ Chúng ta phải làm gì ?
* Để vẽ các hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm cho đẹp các em tiến hành theo các bước sau:
- Phác trục để vẽ hoạ tiết đối xứng cho đều và cân đối. Các hoạ tiết giống nhau vẽ đều nhau
- Khi vẽ nên phác nét nhẹ trước để có thể tẩy xoá sửa cho hoàn chỉnh.
- Các em thấy đã đẹp chưa ?
-Vậy chúng ta phải làm gì đẹp hơn?
- Vẽ màu thế nào cho đúng?
*Gv bổ sung
- GV cho hs xem một số bài hs năm trước 
3- Hoạt động 3: Thực hành
 - Gv quan sát và nhắc nhở các hs làm bài
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn một số bài cho hs cùng xem và nhận xét
- GV nhận xét và tuyên dương
- Hs quan sát trả lời:
+ Đường diềm số 2 đẹp hơn vì đã hoàn chỉnh về hình và màu sắc
Hs quan sát
- Có các hoạ tiết hoa và lá
- Các hoạ tiết sắp xếp xen kẽ nhau
- Giống nhau 
- Hoạ tiết giống nhau vẽ màu giống nhau. Màu nền và màu hoạ tiết khác nhau
- Đường diềm này chưa hoàn chỉnh về hoạ tiết và màu sắc 
- Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu
Hs lắng nghe
Hs quan sát Gv hướng dẫn trên bảng
- Chưa đẹp
- Vẽ màu 
- Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu : nhắc lại hoặc xen lẽ
- Màu nền và màu hoạ tiết khác nhau
-Hs quan sát
- Hs vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm ở vở tập vẽ 3
- Hs nhận xét:
 + Hình vẽ 
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò;
- Quan sát hình dáng và một số loại quả
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ quả
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
BÀI SOẠN
TUẦN 3
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 3:Vẽ theo mẫu:VẼ LÁ CÂY 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết hình dáng, màu sắc, tỉ lệ một vài loại quả.
- Biết cách vẽ quả theo mẫu.
- Vẽ được hình quả và vẽ màu theo ý thích
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Một vài loại quả thật như: quả xoài	- Vở tập vẽ 3
quả đu đủ, quả bưởi	- Bút chì, màu vẽ, tẩy
- Một vài bài vẽ của hs năm trước.	- Một vài loại quả thật (nếu có )
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: GV lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung bài học.
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một vài loại quả:
 + Đây là các loại quả gì ?
 + Các loại quả này có đặc điiểm và hình dáng như thế nào? 
 + Màu sắc của các loại quả như thế nào?
- Ngoài ra em còn biết những loại quả gì? Hình dáng và màu sắc chúng ra sao ?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV dặt mẫu cho cả lớp quan sát được 
 + So sánh ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung
+ Vẽ phác hình quả
+ Sửa hình cho giống mẫu
+ Vẽ màu tuỳ thích.
- GV cho hs xem một số bài hs năm trước 
3- Hoạt động 3: Thực hành
 - Gv quan sát và hướng dẫn các hs làm bài
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn một số bài cho hs cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
- Em thích bài nào nhất ?
- GV nhận xét và tuyên dương
- Hs trả lời:
+ Quả xoài , quả đu đủ, quả bưởi
 + Quả xoài có hình dáng là quả tròn nhưng không cân đói
 + Quả bưởi là quả tròn
 + Quả đu đủ là quả dài.
- Quả chưa chín có màu xanh, quả chín có màu vàng
- Hs trả lời.
Hs quan sát và lắng nghe
Hs quan sát
Hs thực hành
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ (gần giống mẫu hay không)
+ Màu sắc
 + Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò;
- Quan sát quang cảnh trường học
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài trường em
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
BÀI SOẠN
TUẦN 4
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 4:Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung đề tài trường em
- Biết cách vẽ tranh về đề tài trường em
- Vẽ được tranh về đề tài trường em
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Một vài tranh của hs vẽ về đề tài	- Vở tập vẽ 3
nhà trường.	- Bút chì, màu vẽ, tẩy
- Một vài bài vẽ của hs năm trước.	- Sưu tầm tranh về đề tài nhà
- Tranh vẽ về các đề tài khác. trường ( nếu có )
- Hình gợi ý cách vẽ. 
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung bài học.
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV treo 1 tranh về đề tài nhà trường để hs quan sát và đặt câu hỏi
 + Các tranh này vẽ gì ? 
+ Các tranh này giống nhau chỗ nào?
* Vậy hôm nay chúng ta sẽ vẽ tranh về đề tài nhà trường.
- Gv ghi đề.
 + Đề tài nhà trường có thể vẽ những gì ?
* Tranh vẽ về đề tài trường em là tranh vẽ những gì liên quan đến trường lớp, đến hsvà mọi hoạt động ở trường
- GV treo tranh phong cảnh trường
 + Trong tranh có những hình ảnh nào thể hiện nội dung chính trong tranh?
- Cách sắp xếp các hình ảnh trong tranh như thế nào?
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
* Vậy muốn vẽ tranh về đề tài nhà trường em, các em hãy nhớ lại hoạt động của hs với nhà trường để chọn chủ đề cho tranh của mình.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV treo hình gợi ý cách vẽ.
 + Chọn đề tài (đề tài khác nhau)
 + Chọn hình ảnh chính, phụ để làm rõ nội dung cho bức tranh.
 + Sắp xếp hình ảnh chính phụ cho cân đối, rõ ràng
 + Vẽ màu theo ý thích
3- Hoạt động 3: Thực hành
-Gv cho Hs xem một số tranh vẽ của Hs các lớp trước để các em năm rõ hơn.
 - Gv quan sát và hướng dẫn các hs làm bài
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn một số bài cho hs cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
 + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- GV nhận xét và tuyên dương
- Hs quan sát trả lời:
-Đề tài nhà trường có thể vẽ giờ học trên lớp, các hoạt động ở sân trường trong giờ ra chơi, chào cờ, dọn vệ sinh, phong cảnh trường em
-Hs quan sát
-Hs trả lời
-Hs quan sát
-Hs quan sát
-Hs thực hành
-Mỗi Hs chọn một đề tài khác nhau để vẽ
- Hs nhận xét về:
 + Đề tài
 + Hình vẽ 
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò;
- Quan sát quang cảnh trường học
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài trường em
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
BÀI SOẠN
TUẦN 5
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 5: Vẽ theo mẫu: VẼ QUẢ
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết được hình khối của một số quả
- Biết cách nặn quả
- Nặn được một vài quả gần giống mẫu
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh ảnh một số loại quả có hình 	 - Vở tập vẽ 3
dáng, màu sắc đẹp.	 - Bút chì, màu vẽ, tẩy
- Một số quả thực như: cam, chuối, đu đủ
- Một vài bài vẽ của hs năm trước.	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới  ... hả trâu
- Hs trả lời 
- Tranh vẽ lễ hội có chọi gà 
- Hai con gà đang chọi nhau được vẽ to ở giữa
- Những người xem, cổ vũ ở xung quanh, cây hoa
- Màu sắc rực rỡ cờ hoa
- Vẽ tự do là vẽ theo ý thích , mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung đề tài để vẽ
- Cảnh đẹp đất nước, di tích lịch sử, di tích cách mạng
- Cảnh nông thôn, miền núi, thành phố, miền biển..
- Thiếu nhi vui chơi, học nhóm
- Các trò chơi dân gian, lễ hội
- Chọn đề tài
- Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau.
- Vẽ màu
- Hs chọn đề tài vẽ 
- Tranh vẽ bài giống bạn
- Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ 
+ Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu
+ Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ	
BÀI SOẠN
TUẦN 25
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 25: Vẽ trang trí: VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết thêm vể hoạ tiết trang trí
- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật
II. Chuẩn bị:	
 GV HS
- Hình chữ nhật chưa vẽ màu và hình	 - Vở tập vẽ 3
chữ nhật đã hoàn chỉnh về màu - Bút chì, tẩy, màu..
- Một số đò vật: thảm, khăn 
- Một vài bài của hs vẽ	 	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV treo hình chữ nhật;
 + Em thấy hình chữ nhật nào đẹp hơn? Vì sao?
* Hôm nay chúng ta cùng vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật 
- Gv ghi bảng
 + Hình chữ nhật vẽ hoạ tiết gì ?
 + Hoạ tiết chính là gì ? Đặt ở đâu ?
 + Hoạ tiết phụ là gì ?
 + Các hoạ tiết giống nhau vẽ như thế nào ?
 + Màu sắc trong hình chữ nhật như thế nào ?
- Gv treo hình chữ nhật ở vở bài tập
 + Em thấy hình chữ nhật này như thế nào ?
- Chúng ta cần phải làm gì ?
- Trong hình chữ nhật này có những hoạ tiết gì ?
- Hoạ tiết chính là gì ?
- Bông hoa này như thế nào ?
- Hoạ tiết ở các góc có dạng hình gì
* Đẻ hình chữ nhật này đẹp chúng ta cần phải làm gì ?
 2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- Gv vẽ minh hoạ trên bảng :
 + Vẽ hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ vẽ sau
- Cần nhìn mẫu vẽ cho giống mẫu
- Vẽ màu 
- Vẽ màu như thế nào ?
- Hoạ tiết giống nhau vẽ màu như thế nào ?
- Hoạ tiết chính vẽ màu đậm thì hoạ tiết phụ vẽ màu sáng và ngược lại
- Hạn chế dùng nhiều màu, có thể chuyển màu hoạ tiết chính ra hoạ tiết ở các góc.
- Vẽ đều màu không lem ra ngoài
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương
* Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều đồ vật hình chữ nhạt có trang trí như khăn thảm
- Em hãy kể một số đồ vật hình chữ nhật có trang trí nà em biết ?
* Các em hãy tìm xem những đồ vật có hình chữ nhật trang trí nữa nhé. Riêng các em có thẻ tự trang trí hình chữ nhật đơn giản để trang trí cho góc học tập của mình thêm đẹp
- H1 đẹp hơn vì đã trang trú hoàn chỉnh vè hoạ tiết và màu sắc. H2 chưa vẽ xong.
- Hoạ tiết hoa, lá và hình tròn.
- Hoạ tiết chính là ha được vẽ to ở giữa
- Hoạ tiết phụ là lá và hình tròn.. ở các góc và xung quanh
- Bằng nhau
- Màu nổi bật hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ giống màu nhau.
- Hình chữ nhật chưa vẽ hoạ tiết xong
- Vẽ tiếp cho hoàn chỉnh
- Hoa, lá
- Bông hoa ở giữa
- Bông hoa 8 cánh, 4 cánh lớp trước, 4 cánh lớp sau
- Hình tam giác
- Vẽ tiếp hình và vẽ màu.
- Vẽ màu có đậm có nhạt, màu nổi bật hoạ tiết chính.
- Giống nhau
- Hs nhìn mẫu và vẽ hoạ tiết cho đều
- Vẽ màu khác với các bạn xung quanh.
- Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ 
+ Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu
+ Chọn bài mình thích
- Hs xem vật thật
- Hộp màu, hộp bánh, mứt
IV. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ con vật
+ Quan sát các con vật
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ	
BÀI SOẠN
TUẦN 26
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 26: VẼ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết được đặc điểm hình khôí của các con vật
- Biết nặn hoặc vẽ, xé dán và tạo dáng con vật
- Nặn hoặc vẽ, xé dán và tạo dáng con vật
II. Chuẩn bị:	
 GV HS
- Tranh ảnh một số con vật: gà, mèo, - Vở tập vẽ 3
trâu - Bút chì, tẩy, màu vẽ..
- Một số bài vẽ của hs
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo tranh:
 + Đây là các con vật gì ?
 + Hình dáng các con vật này như thế nào ?
- Các con vật đều có những bộ phận nào ?
- Em hãy kể một số con vật khác mà em biết ?
- Để vẽ được con vật các em phải biết rõ đặc điểm về hình dáng và màu sắc của nó.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- Tương tự các bài học trước chúng ta tiến hành cách vẽ như thế nào ?
- Tạo dáng cho con vật như : đi, đứng, chạy nhảy.. cho sinh động.
- Vẽ thêm các hình ảnh khác 
- Vẽ màu theo con vật hoặc vẽ màu theo ý thích, màu có đậm có nhạt, nổi bật hình con vật
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương
* Các con vật đem lại lợi ích cho con người chúng ta các em phải yêu thương và chăm sóc chúng
- Con gà trống, con mèo, con trâu
- Con gà trống có đầu tròn, trên đầu có cái mào đỏ, to, có bộ lông mượt nhiều màu sắc, đuôi dài và cong, hai chân khoẻ..
- Con mèo có đầu tròn, mình tròn, thon, dài, đuôi dài, hai tai ngắn, có râu..có màu đen, trắng, vàng..
- Con trâu thì thân to, 4 chân cao, to, có hai sừng, có màu đen
- đầu, mình, chân, đuôi..
- Hs trả lời 
- Vẽ các bộ phận chính trước
- Vẽ các chi tiết sau
- Vẽ màu
- Tự chọ con vật để vẽ 
- vẽ màu theo ý thích 
- Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ 
+ Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu
+ Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ	
BÀI SOẠN
TUẦN 27
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 27: Vẽ theo mẫu: LỌ HOA VÀ QUẢ
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết được hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của lọ hoa và quả
- Biết cách vẽ được hình lọ và quả
- Vẽ được hình lọ và quả
II. Chuẩn bị:	
 GV HS
- Một số lọ hoa và quả có hình dáng - Vở tập vẽ 3
 màu sắc khác nhau - Bút chì, tẩy, màu vẽ..
- Một số bài vẽ của hs
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv bày một vài mẫu lọ và quả
 + Các bộ phận chính của lọ ?
 + Hình dáng của lọ hoa , và quả này như thế nào ?
- Lọ được đặt như thế nào so với quả ?
- Độ đậm nhạt của cái lọ này như thế nào ?
* Gv đặt mẫu sao cho cả lớp quan sát được
2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- Tương tự các bài vẽ theo mẫu mà chúng ta đã học em hày nêu cách vẽ  ?
- GV bổ sung thêm
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương
- Miệng, cổ, thân, và đáy lọ..
- Lọ hoa có cổ ngắn, phần thân to và phần đáy nhỏ lại..
- Quả có dạng hình tròn
- Quả được đặt trước quả
- Hs nhìn mẫu trả lời 
- Phác khung hình của lọ và quả vừa với phần giấy ở vở
- Phác khung hình của từng vật mẫu
- Đánh dấu các tỉ lệ các bộ phận và vẽ bằng nét thẳng
- Vẽ chi tiết
- Nhìn mẫu hoàn chỉnh hình 
- Vẽ màu hoặc vẽ đậm nhạt
- Hs nhìn mẫu và vẽve

- Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ 
+ Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu
+ Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
-Sưu tầm tranh tĩnh vật
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào hình có sẵn
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ	
BÀI SOẠN
TUẦN 28
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 27: Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu thêm về cách vẽ màu.
- Biết cách vẽ màu vào hình 
- Vẽ được màu vào hình có sẵn
II. Chuẩn bị:	
 GV HS
- Một số tranh tĩnh vật màu - Vở tập vẽ 3
 - Phóng to bài tập vẽ trong vở tập vẽ 3 - Bút chì, tẩy, màu vẽ..
- Một số bài vẽ của hs
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo tranh có vẽ màu và chưa vẽ màu:
 + Em thấy tranh nào đẹp hơn? Vì sao?
- Tranh 1 chưa đẹp vì chưa có màu. Vậy hôm nay chúng ta cùng vẽ màu vào hình có sẵn
- GV ghi bảng 
- Gv treo tranh:
 + Tranh vẽ gì ?
 + Tranh vẽ lọ hoa gì ?
 + Lọ hoa được vẽ như thế nào ?
 + Tranh 2 vẽ gì ?
 + Ngoài ra còn có gì ?
 + Theo em, em định vẽ màu như thế nào để tranh đẹp ?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- Để vẽ màu cho tranh đẹp các em cần chú ý:
 + Vẽ màu ở xung quanh trước, ở giữa sau
 + Thay đổi nét vẽ (ngang, dọc, xiên, thưa, dày, đan xen)
 + Với bút dạ cần đưa nét nhanh
 + Với sáp màu, chì màu không nên chồng nhiều lần
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs tìm màu.
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương
* Trong thiên nhiên có rất nhiều màu sắc phong phú, màu sắc của cảnh vật, của hoa lá, con vật, mây, trời.. đa dạng, các em cần tìm hiểu và quan sát mọi vật xung quanh để tìm hiểu thêm về màu sẽ làm cho bài vẽ của mình thêm đẹp hơn.
- Tranh 2 đẹp hơn vì đã có màu hoàn chỉnh

- Tranh vẽ lọ hoa
- Lọ hoa sen
- Lọ hoa được vẽ to giữa tranh, mỗi bông hoa một dáng vẻ khác nhau, một cái ngiêng trái, một cái ngiêng phải
- Tranh vẽ con rùa đang bơi trong nước.
- Ngoài ra con có những con cá con, bóng mặt trời, rong
- Hs trả lời theo cảm nhận của mình
- Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
- Vẽ màu kín hình hoa, quả, lọ, màu không ra ngoài nét vẽ
- Vẽ màu có đậm, có nhạt
- Hs nhận xét về:
+ Cách vẽ màu ( có đậm, có nhạt)
+ Màu bài vẽ ( tươi sáng..)
+ Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
-Sưu tầm tranh tĩnh vật
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh:Tĩnh vật (lọ và hoa)
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ	

Tài liệu đính kèm:

  • docMi thuat 3 T 1 DEN 28.doc