Giáo án môn học Tuần 14 Lớp 3

Giáo án môn học Tuần 14 Lớp 3

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. MỤC TIÊU

A/. Tập đọc

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

Chú ý các từ ngữ :gậy trúc , lững thững, suối, huýt sáo , to lù lù, tráo trưng, nắng sớm, .

Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

 Hiểu được các từ ngữ trong bài

 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.

3. Giáo dục: Học sinh biết yêu quý Tổ quốc, dũng cảm khi làm nhiệm vụ

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 14 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
 Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
Chào cờ 
***************************
Thể dục 
(GV chuyên soạn dạy)
***********************************
Tập đọc – kể chuyện
Người liên lạc nhỏ 
I. Mục tiêu
a/. tập đọc 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ :gậy trúc , lững thững, suối, huýt sáo , to lù lù, tráo trưng, nắng sớm, ... 
Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 	Hiểu được các từ ngữ trong bài 
	Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
3. Giáo dục: Học sinh biết yêu quý Tổ quốc, dũng cảm khi làm nhiệm vụ 
B/. Kể chuyện
	1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện kể lại trôi chảy, mạch lạc câu chuyện, giọng kể linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện . 
	2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK,tranh tượng Kim Đồng, bảng phụ viết câu đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
GVnhận xét.
HS đọc và trả lời câu hỏi bài : cửa Tùng 
2 . Bài mới ( 30 phút )
a) Giới thiệu bài
GV giới thiệu chủ điểm mới : Anh em một nhà 
GV giới thiệu bài 
b) Luyện đọc
*Giáo viên đọc toàn bài
*Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
GV hướng dẫn đọc 
GV sửa sai cho HS phát âm sai khi đọc
HS tiếp nối nhau đọc từng câu
GV cho cả lớp luyện phát âm các từ mà HS hay sai
Đọc cá nhân, đọc đồng thanh
+ Đọc từng đoạn
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
Bài chia làm mấy đoạn ?
4 đoạn
GV lưu ý cho học sinh đọc đúng một số câu văn .
GV kết hợp cho học sinh giải nghĩa từ được chú giải ở cuối bài
HS giải nghĩa
+ đọc từng đoạn trong nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và 2
1 HS đọc đoạn 3
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài ( 8 phút )
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
Đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 
Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
Bảo vệ cán bộ , dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới .
Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng 
Vì vùng này là vùng người Nùng ở. đóng vai ông già Nùng để hoà đồng với mọi người , dễ dàng che mắt địch , làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương.
Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ?
đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng . Ông ké ...
3 HS đọc tiếp nối các đoạn 2, 3, 4 
Trao đổi nhóm đôi 
Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch .
Không hề tỏ ra bối rối , sợ sệt ...
GV cho học sinh liên hệ
4. Luyện đọc lại ( 6 phút )
GV đọc đoạn 3
3 HS một nhóm đọc đoạn 3 theo cách phân vai 
Thi trong nhóm 
2 nhóm thi đọc 
Lớp nhận xét, bình chọn
1 HS đọc cả bài 
Kể chuyện (18 phút )
* Giáo viên nêu nhiệm vụ 
* Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh 
GV nhận xét 
1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh 
Kể theo cặp 
Thi kể trước lớp theo cặp 
2 cặp thi kể 
4 HS kể nối tiếp theo 4 tranh 
Nhận xét về nội dung, về diễn đạt, về cách thể hiện .
2 HS kể toàn bộ truyện 
5. Củng cố : ( 2 phút )
 Qua câu chuyện này chúng ta thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào ?
6 .Dặn dò : ( 1 phút )
Giáo viên nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau Nhớ việt bắc
*********************************
Toán luyện tập
I.Mục tiêu
 	 Củng cố làm các phép tính với số đo khối lượng.
 	Củng cố cho học sinh về so sánh các khối lượng.
 	Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng.
 	Giáo dục học sinh biết vận dụng vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học
Cân đồng hồ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
Nêu tên các đơn vị đo khối lượng 
2. Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1:
GV nhắc HS thực hiện phép tính rồi mới so sánh 
Củng cố cho học sinh về so sánh các số đo khối lượng
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 2:
 Củng cố làm các phép tính với số đo khối lượng.
HS làm cá nhân, chữa bài 
Bài giải
Cả bốn gói kẹo cân nặng là :
130 x 4 =520 (g)
cả kẹo và bánh cân nặng là :
520 + 175 = 695 ( g)
 Đáp số : 695 g 
Bài 3:
GV yêu cầu nêu cách làm
 GV hướng dẫn HS phải đổi
HS nêu cách làm
HS làm cá nhân , chữa bài 
bài giải
Đổi 1kg = 1000g
số đường còn lại cân nặng là :
1000 – 400 = 600 ( g )
mỗi túi đường nhỏ cân nặng là :
600 : 3 = 200 ( g )
 Đáp số : 200 g
Bài 4:
 Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng.
GV hỏi vật nào nhẹ hơn .
HS làm theo nhóm
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
==========================@=============================
 Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
(Đ/c Loan soạn dạy)
==========================@=============================
 Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008
Thể dục 
(GV chuyên soạn dạy)
***********************************
Tập đọc
 Nhớ việt bắc
I. Mục tiêu
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	Chú ý các từ ngữ : nắng ánh, thắt lưng, mơ nở, núi giăng, ...
Ngắt nghỉ hơi đúng linh hoạt giũa các dòng thơ lục bát
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu các từ khó trong bài 
	Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi
3. Giáo dục: học sinh biết yêu quý người Việt Bắc 
II. đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ .
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
GV nhận xét
 HS kể câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ ” theo tranh 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài 
HS quan sát tranh
b) Luyện đọc
 *Giáo viên đọc toàn bài
*Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
HS tiếp nối nhau đọc từng câu (2dòng thơ)
GV sửa sai cho HS phát âm sai khi đọc
GV cho luyện phát âm các từ mà HS hay sai
Đọc cá nhân, đọc đồng thanh
+ Đọc từng khổ thơ 
HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ 
Bài có mấy khổ thơ ?
2 khổ 
GV hướng dẫn học sinh cách đọc ngắt nghỉ hơi đúng nhịp. 
GV kết hợp cho học sinh giải nghĩa từ được chú giải ở cuối bài
HS giải nghĩa
+ đọc từng khổ trong nhóm
HS đọc theo nhóm2 
Thi đọc theo nhóm
2 nhóm thi đọc
 Cả lớp đọc dồng thanh cả bài 
c) Tìm hiểu bài 
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
 HS đọc thầm hai dòng thơ đầu trả lời câu hỏi
Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc ?
Nhớ hoa: ...
Nhớ người :...
1 HS đọc từ câu 2 đến hết bài , cả lớp đọc thầm 
Tìm những câu thơ cho thấy :
Việt Bắc rất đẹp .
Việt Bắc đánh giặc giỏi .
 Núi rừng Việt Bắc rất đẹp với cảnh : Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng; Ve kêu rừng phách đổ vàng ; ... Các hình ảnh trên đẹp và tràn ngập sắc màu : xanh, đỏ, trắng , vàng . 
Việt Bắc đánh giặc giỏi với những hình ảnh: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành luỹ sắt dày...
đọc thầm cả bài trả lời 
Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc ?
đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang; Nhớ cô em gái hái măng một mình; Tiếng hát ân tình thuỷ chung .
GV cho học sinh liên hệ
d) học thuộc lòng bài thơ
GV hướng dẫn đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ rồi cả bài thơ
HS đọc từng khổ , cả bài
Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ
2-3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ
Lớp nhận xét, bình chọn
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau Hũ bạc của người cha 
**************************
Mỹ thuật 
(GV chuyên soạn dạy)
****************************
Toán luyện tập 
I.Mục tiêu
 	Củng cố việc thực hiện phép chia trong phạm vi 9, vận dụng bảng nhân 9 để làm tính và giải toán
 	Nhận biết một phần mấy của một hình trong một số trường hợp đơn giản.
 	 Giáo dục học sinh yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
GV nhận xét 
Đọc thuộc lòng bảng chia 9
2. Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1: 
GV củng cố mối quan hệ giữa phép x và phép :
HS tính nhẩm, nối tiếp nêu kết quả
Bài 2:
GV củng cố cho học sinh tìm thương , số bị chia, số chia
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 3:
HS đọc bài toán, giải bài toán
GV củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn liên quan đến bảng chia 9
Bài giải
Số ngôi nhà đã xây là :
36 : 9 = 4 ( ngôi nhà )
số ngôi nhà còn phải xây tiếp là :
36 – 4 = 32 ( ngôi nhà )
 Đáp số : 32 ngôi nhà
Bài 4:
Củng cố số phần của một hình trong một số trường hợp đơn giản.
HS đếm và tìm 
HS trả lời miệng.
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS đọc bảng chia 9 
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
==============================@============================
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2008
(Đ/c Minh soạn dạy)
==============================@============================
Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008
âm nhạc 
(GV chuyên soạn dạy)
****************************
tập làm văn
nghe kể : tôi cũng như bác . giới thiệu hoạt động 
I.mục tiêu
Nghe và kể đúng chuyện vui Tôi cũng như bác 
Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua
Giáo dục học sinh yêu mến nhau hơn 
II. đồ dùng dạy học
tranh minh hoạ truyện 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
HS đọc : Thư viết ở tiết trước 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
HS nêu yêu cầu 
HS đọc gợi ý 
GV kể chuyện lần 1
HS nghe và trả lời câu hỏi 
Câu chuyện này sảy ra ở đâu ?
ở nhà ga 
Trong câu chuyện có mấy nhân vật ?
Nhà văn già và người đứng cạnh 
Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo ?
Vì ông quên không mang theo kính 
ông nói gì với người bên cạnh ?
Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với!
Người đó trả lời ra sao ?
Xin lỗi tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ .
Câu trả lời có gì buồn cười ?
Người đó tưởng nhà văn cũng không ... oạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
GV gọi đọc bài 
Cho HS đọc bài 
HS nối tiếp nhau đọc bài : Người liên lạc nhỏ
2 . Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Luyện đọc
 *Giáo viên đọc toàn bài
*Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài 
 + Đọc từng câu 
HS tiếp nối nhau đọc từng câu
GV sửa sai cho HS phát âm sai khi đọc
+ Đọc từng đoạnvà tìm hiểu bài 
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn kết hợp trả lời câu hỏi của bài 
GV cho học sinh liên hệ
GV dán tranh minh hoạ lên bảng
+ Thi kể chuyện 
GV nhắc lại yêu cầu 
4 học sinh thi kể theo 4 đoạn 
Nhận xét về nội dung, về diễn đạt, về cách thể hiện .
3. củng cố : ( 2 phút )
 Nêu ý nghĩa câu chuyện 
4 . dặn dò : ( 1 phút )
Giáo viên nhận xét giờ học, dăn dò chuẩn bị bài sau.
ôn tiếng việt 
luyện viết : người liên lạc nhỏ 
I .Mục tiêu
Nghe viết chính xác trình bày đúng bài Người liên lạc nhỏ . Viết hoa đúng các tên riêng 
Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẫn au/ âu, l/ n
Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ( 4 phút )
3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con
GV cho HS viết bảng 
GV nhận xét
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh nghe viết
- GV đọc đoạn viết
2- 3 HS đọc lại đoạn viết
- GV hướng dẫn HS nhận xét 
HS quan sát trả lời
Trong đoạn văn có tên riêng nào viết hoa ?
Tên người : Đức Thanh , Kim Đồng
Tên dân tộc : Nùng
Tên một huyện : Hà Quảng 
Nêu chữ khó viết trong bài 
HS nêu miệng 
GV đọc cho HS viết bảng một số tiếng khó.
HS viết bảng con
GV đọc cho HS viết bài
HS viết bài 
GV chấm chữa bài
HS soát lỗi và chữa lỗi
GV chấm 2 bàn nhận xét về : nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống 
HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt ay/ ây. GV giải nghĩa một số từ 
HS làm cá nhân, chữa bài 
Bài 3 :Điền vào chỗ trống 
HS thi tiếp sức 
2 nhóm thi 
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt l/ n; i/ iê 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2-3 HS nhắc lại tư thế ngồi viết
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Tự nhiên và xã hội
tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống 
I. mục tiêu
Kể tên một số cơ quan, hành chính văn hoá , giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố )
Cần có ý thức gắn bó , yêu quê hương 
Giáo dục học sinh yêu quê hương
II. đồ dùng dạy học
 	Tranh SGK , sưu tầm tranh ảnh nói về các cơ sở văn hoá giáo dục , hành chính , y tế.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
Kể một số trò chơi không nên chơi trong giờ ra chơi ...
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
Mục tiêu : Nhận biết một số cơ quan hành chính cấp tỉnh .
HS quan sát hình các hình trang 52, 53, 54 SGK nói những gì em quan sát được 
GV gợi ý : Kể tên các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình .
HS lên bảng trình bày 
GVKL: ở mỗi tỉnh thành phố đều có các cơ quan : hành chính , văn hoá, giáo dục, y tế, ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất , tinh thần và sức khoẻ của nhân dân .
* Hoạt động 2: Nói về tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống. 
Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở nơi đang sống.
HS làm theo nhóm 
Từng học sinh tập trung tranh ảnh và xếp theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp . 
đại diện nhóm lên giới thiệu các cơ quan văn hoá ở tỉnh mình 
GV nhận xét 
3.Củng cố ( 2 phút) 
 Kể tên các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế trong xã 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2007
ôn tiếng việt 
Luyện từ và câu
ôn về từ chỉ đặc điểm . ôn tập câu ai thế nào 
I.mục tiêu
Ôn về từ chỉ đặc điểm : tìm được các từ chỉ đặc điểm; vận dụng hiểu biét về các từ chỉ đậc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh 
Ôn kiểu câu Ai thế nào? tìm đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai( con gì , cái gì )? và thế nào ?
Giáo dục học sinh yêu mến môn học và áp dụng vào cuộc sống
II. đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
GV viết bảng 
HS làm miệng 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
2 HS đọc yêu cầu của bài 
HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương 
GV giúp học sinh hiểu thế nào là các từ chỉ đặc điểm 
GV mở rộng vốn từ về quê hương cho HS
 Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì ?
Có đặc điểm ( xanh )
Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì ?
Có đặc điểm ( xanh mát)
HS làm vào vở 
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
3 HS chữa bài
GV củng cố cho HS từ chỉ đặc điểm 
Bài 2 :
1HS đọc yêu cầu 
HS làm vào vở , chữa bài 
Cả lớp và GV nhận xét 
GV củng cố cho HS tìm từ so sánh các sự vật về đặc điểmgì ?
Bài 3 :
1HS đọc yêu cầu 
HS làm vào vở , chữa bài 
Cả lớp và GV nhận xét 
GV củng cố cho HS ôn kiểu câu ai thế nào ? tìm bộ phận trả lời câu hỏi 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
 HS đọc lại các bài tập đã làm 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
ôn tiếng việt 
tập làm văn
nghe kể : tôi cũng như bác . giới thiệu hoạt động 
I.mục tiêu
Nghe và kể đúng chuyện vui Tôi cũng như bác 
Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua
Giáo dục học sinh yêu mến nhau hơn 
II. đồ dùng dạy học
tranh minh hoạ truyện 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
HS giỏi kể lại câu chuyện: Tôi cũng như bác 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
HS nêu yêu cầu 
GV kể chuyện 
HS nghe và trả lời câu hỏi 
Câu chuyện này sảy ra ở đâu ?
ở nhà ga 
Trong câu chuyện có mấy nhân vật ?
Nhà văn già và người đứng cạnh 
Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo ?
Vì ông quên không mang theo kính 
ông nói gì với người bên cạnh ?
Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với!
Người đó trả lời ra sao ?
Xin lõi tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ .
Câu trả lời có gì buồn cười ?
Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình .
1 HS giỏi kể chuyện 
HS kể theo cặp 
4 HS nhìn gợi ý kể lại nội dung câu chuyện trước llớp 
GV và HS bình chọn người kể hay 
Bài 2:
HS đọc yêu cầu 
GV gợi ý cho HS 
1 HS dựa vào gợi ý nói trước lớp 
HS tập theo tổ 
2 tổ lên giới thiệu 
GV nhận xét cho HS bình chọn tổ giới thiệu hay nhất 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
1 HS giỏi kể lại câu chuyện 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2007
Toán
luyện tập
I.Mục tiêu
 	 Củng cố làm các phép tính với số đo khối lượng.
 	Củng cố cho học sinh về so sánh cáckhối lượng.
 	Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng.
 	Giáo dục học sinh biết vận dụng vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học
Cân đồng hồ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
đọc tên các đơn vị đo khối lượng 
2 Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1:
GV nhắc HS thực hiện phép tính rồi mới so sánh .
Củng cố cho học sinh về so sánh các số đo khối lượng
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 2:
 Củng cố làm các phép tính với số đo khối lượng.
HS làm cá nhân, chữa bài 
Bài giải
Cả bốn gói bánh cân nặng là :
150 x 4 = 600 (g)
cả kẹo và bánh cân nặng là :
600 + 166 = 766 ( g)
 Đáp số : 766 g 
Bài 3:
GV yêu cầu nêu cách làm
 GV hướng dẫn HS phải đổi
HS nêu cách làm
HS làm cá nhân , chữa bài 
bài giải
Đổi 1kg = 1000g
10 quả bóng nhỏ cân nặng là :
60 x 10 = 600 ( g )
Quả bóng to cân nặng là :
1000 - 600 = 400 ( g )
 Đáp số : 400 g
Bài 4:
 Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng.
GV hỏi vật nào nhẹ hơn .
HS làm theo nhóm
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
Toán
bảng chia 9 
I.Mục tiêu
 	thuộc bảng chia 9
 	 Thực hành chia trong phạm vi 9 và giải bài toán có lời văn (về chia thành 9 phần bằng nhau và chia theo nhóm 9).
 	 Giáo dục học sinh biết vận dụng vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học
Các tấm bìa có 9 chấm tròn.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
GV nhận xét 
đọc thuộc lòng bảng nhân 9 
2 Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1: 
GV củng cố cho học sinh bảng chia 9
HS tính nhẩm, nối tiếp nêu kết quả
Bài 2: 
GV củng cố cho học sinh về mối quan hệ giữa nhân với chia.
HS làm cá nhân, nêu kết quả phép nhân và nêu phép chia tương ứng .
Bài 3:
GV củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn áp dụng bảng chia 9
HS đọc bài toán, giải bài toán
Bài giải
Mỗi can có số lít dầu là :
27 : 9 = 3 ( l )
 Đáp số : 3 l dầu
Bài 4: 
GV củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn
GV lưu ý cho HS danh số trong hai bài toán .
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài
Bài giải
Có số can dầu là :
 27 : 9 = 3 ( can )
 Đáp số : 3 can dầu
4.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS đọc bảng chia 9 
5. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 
I.Mục tiêu
 -Nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần 
 - Có phương hướng phát huy và sửa chữa 
 - Giáo dục học sinh biết phê và tự phê 
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Lớp trưởng nhận xét lớp về mọi mặt 
2.Giáo viên nhận xét bổ sung 
a) Nền nếp 
 - Ra vào lớp tốt, xếp hàng nhanh nhẹn truy bài trật tự 
b) Học tập 
 - Đồ dùng sách vở đầy đủ 
 - ý thức học tập tốt 
 -Em Thắng, còn mất trật tự trong lớp 
c) Thể dục 
 - Nhanh nhẹn có ý thức 
d) Vệ sinh 
 - Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
3. Phương hướng tuần 15
 Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm duy trì tốt nền nếp học tập tốt 
 Thi đua học tập tốt chào mừng 22- 12 ngày hội Quốc Phòng toàn dân
4. Múa hát tập thể 
 HS hát cá nhân tập thể các bài hát đã học 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 14.doc