Tuần 1. MĨ THUẬT
BÀI 1: VẼ TRANG TRÍ - VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
I-MỤC TIÊU
-Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính : đậm, đậm vừa, nhạt.
-Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
-Sưu tầm tranh, ảnh bài vẽ trang trí có các độ đậm, nhạt
-Phấn màu
-Bộ đồ dùng dạy học
Học sinh
-Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
-Bút chì, tẩy, màu vẽ
Tuần 1. MĨ THUẬT BÀI 1: VẼ TRANG TRÍ - VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT I-MỤC TIÊU -Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính : đậm, đậm vừa, nhạt. -Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Sưu tầm tranh, ảnh bài vẽ trang trí có các độ đậm, nhạt -Phấn màu -Bộ đồ dùng dạy học Học sinh -Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ -Bút chì, tẩy, màu vẽ III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét -GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý HS nhận biết *GV TT ; Trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm nhạ khác nhau -Có ba sắc độ chính : Đậm-Đậm vừa-Nhạt -Ba độ đậm nhạt trên làm cho bài vẽ sinh động hơn. -HS quan sát hộp mầu để nhận ra các độ đậm nhạt Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -GV yêu cầu HS mở vở tập vẽ 2 xem hình 5 để các em nhận ra cách làm bài +Vẽ đậm : đưa nét mạnh, nét dạn dày +Vẽ nhạt : đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa -Vẽ bằng màu hoặc chì đen Hoạt động 3 : Thực hành -Chọn màu hoặc chì đen để làm bài -Vẽ các độ đậm nhạt theo cảm nhận riêng -GV động viên để HS hoàn thành bài tập Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -Căn cứ vào mục tiêu của bài học, GV gợi ý HS nhận xét về mức độ đậm nhạt của bài vẽ -GV yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bài vẽ mình thích Dặn dò Kiểm tra đồ dùng học tập +Độ đậm +Độ đậm vừa +Độ nhạt -HS làm bài Sưu tầm tranh ảnh thiếu nhi Chuẩn bị bài sau Ngày soạn: . / / 200 Ngày giảng: / /200 Tuần 2. MĨ THUẬT Bài 2 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH THIẾU NHI (Tranh đôi bạn của Phương Liên) I-MỤC TIÊU -Học sinh làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế -Nhận biết được vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu -Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Sưu tầm tranh thiếu nhi -Tranh bộ đồ dùng Học sinh -Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2 -Sưu tầm tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét -GV gới thiệu tranh Đôi bạn và neu các câu hỏi ngắn nhằm gợi ý cho HS quan sát, suy nghĩ và tìm câu trả lời : +Bức tranh có tên là gì ? +Do ai vẽ ? +Trong tranh vẽ những gì ? +Hai bạn trong tranh đang làm gì ? +Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh +Em có thích bức tranh này không. Vì sao? -GV bổ xung ý kiến trả lời của HS : Tranh được vẽ bằng bút dạ và sáp màu, nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn. -Màu sắc trong tranh có đậm, nhạt. +Còn thời gian GV cho HS chơi trò chơi Hoạt động 2 : Đánh giá - nhận xét -GV nhận xét : +Tinh thần thái độ học của lớp +Khen ngợi một số HS có nhiều ý kiến phát biểu Dặn dò Kiểm tra đồ dùng học tập -HS quan sát tranh trả lời -Đôi bạn -Phương liên vẽ -HS trả lời -Ngồi đọc sách - HS trả lời -Sưu tầm tranh và tập nhận xét về nội dung, cách vẽ -Chuẩn bị bài sau Ngày soạn:4 /9 / 2010 Ngày giảng: 9-10 / 9 / 2010 Tuần 3. MĨ THUẬT Bài 3: VẼ THEO MẪU - VẼ LÁ CÂY I-MỤC TIÊU -Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một số loại lá cây -Biết cách vẽ lá cây -Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Tranh, ảnh một vài loại lá cây -Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ lá cây Học sinh -Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ -Một số loại lá cây -Bút chì, tẩy, màu vẽ III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét -GV cho HS xem một số hình ảnh các loại lá cây để HS thấy vẻ đẹp của chúng qua màu sắc, hình dáng +Lá bưởi ; +Lá nhãn ; +Lá trầu, lá bàng . +Kể tên lá có màu sắc và hình dáng đẹp +Lá cây có những bộ phận nào ? *GV kết luận : Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ lá -GV vẽ lên bảng để HS nhận thấy cách vẽ lá +Vẽ hình dáng chung của lá trước +Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá +Vẽ màu theo ý thích (Xanh, vàng.) Hoạt động 3 : Thực hành -GV gợi ý HS làm bài -GV yêu cầu 2-3 HS lên bảng vẽ Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -GV cho HS xem một số bài và hướng dẫn các em nhận xét về hình dáng, màu sắc -GV bổ xung xếp loại các bài vẽ Dặn dò Kiểm tra đồ dùng học tập +HS quan sát trả lời -Màu sắc -Hình dáng -Cuống lá, gân lá -HS làm bài theo hướng dẫn -HS xếp loại bài theo ý thích -Quan sát hình dáng và màu sắc của một vài loại cây -Sưu tầm tranh ảnh về cây TUẦN 4 Thứ 3 ngày 10 háng 9 năm 2013 Khối lớp 2: Bài 4: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY I. MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết một số loại cây trong vườn - Vẽ được tranh Vườn cây và vẽ màu theo ý thích + HS yếu: Nhận biết được một số loại cây và vẽ cây theo ý thích. + Học sinh trung bình: Vẽ được tranh hai hoặc ba cây và vẽ màu theo ý thích + Học sinh khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, chọ màu,vẽ màu phù hợp. * GDBVMT: Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên - Tranh ảnh về các loại cây Học sinh - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ, màu nước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Ổn định tổ chức: 2’ 2- Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét: 5’ - GV giới thiệu tranh ảnh và dặt câu hỏi? + HS TB: Trong tranh ảnh này có những cây gì ? + HS khá, giỏi:Cây có hình gì ? + HSTb: Màu sắc của cây + HSTb: Màu sắc của lá + HS giỏi: Cây có những bộ phận nào ? + Hs khá, giỏi: Em hãy kể những loại cây mà em biết. Tên cây, hình dáng đặc điểm * GV tóm tắt : vườn cây có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây - Loại cây có hoa, có quả. * GDBVMT: em làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ: 5’ - GV hướng dẫn cách vẽ: + Chọn loại cây. + Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau + Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây : hoa, quả. +Vẽ màu theo ý thích. + Vẽ hình dáng cây. + Vẽ thêm 1 số hình ảnh phụ. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành: 20’ - GV quan sát nhắc nhở HS vẽ vừa phần giấy trong vở. - HS yếu: Vẽ cây, màu theo ý thích. - HS TB: Vẽ hai hoặc ba cây và vẽ màu theo ý thích. - HS khá, giỏi: Vẽ vườn cây cân đôiis, biết chọn màu để vẽ. Hoạt động 4: Đánh giá - nhận xét: 3’ - GV cho HS xem một số bài và hướng dẫn các em nhận xét về bố cục, màu sắc - GV gợi ý HS tìm ra bài vẽ đẹp Dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau: Bút chì, tẩy, màu Kiểm tra đồ dùng học tập + HS quan sát trả lời: vườn cây - Hình trụ - Màu nâu, đen, - Xanh, vàng.. - Thân, cành, lá, quả,. - Cây cau: thân thẳng - Cât bàng: thân có nhiều cành, lá sum suê. - thường xuyên tưới nước cho cây, không bứt lá, bẻ cành - Học sinh chú ý theo dõi - học sinh quan sát - HS vẽ vườn cây và vẽ màu theo ý thích - HS đánh giá nhận xét các bài vẽb - Chuẩn bị bài sau: nặn hoặc xé dán con vật. TUẦN 5 Thứ 4 ngày 18 tháng 9 năm 2013 Khối lớp 2: Bài 5: TẬP VẼ VẼ HOẶC XÉ DÁN CON VẬT I. MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết được đặc điểm một số con vật - Biết cách nặn, xé dán hoặc vẽ con vật - Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên - Sưu tầm tranh ảnh về con vật quen thuộc - Bài vẽ, xé dán của HS năm trước - Bộ ĐDDH Học sinh - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu một số bài nặn, tranh vẽ, xé dán con vật và gợi ý để HS nhận xét : + Tên con vật + Hình dáng đắc điểm + Các phần chính của con vật + Màu sắc của con vật + Kể tên con vật nuôi trong gia đình + Em thích con vật nào nhất * GV kết luận : Mỗi con vật đều có những vẻ đẹp riêng Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -Nhớ lại hình dáng đặc điểm con vật định vẽ, nặn -Vẽ các bộ phận chính trước -Vẽ các bộ phận nhỏ sau -Sửa và tạo dáng cho con vật (chạy, nằm.) -Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động -Vẽ màu theo ý thích Hoạt động 3 : Thực hành -GV quan sát, gợi ý cho những HS còn lúng túng chưa biết cách làm bài -GV gợi ý HS cách vẽ, nặn.. Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -GV cho HS xem một số bài và hướng dẫn các em nhận xét -GV gợi ý HS tìm ra bài vẽ đẹp Dặn dò Kiểm tra đồ dùng học tập - HS quan sát trả lời -Đầu, mình, chân. -Vàng, đen, nâu. -Mèo, gà trống, chó. -HS trả lời -HS làm bài xé dán hoặc vẽ -HS chọn ra bài mình thích -Sưu tầm tranh ảnh con vật -Tìm và xem tranh dân gian Ngày soạn: /9/2010 Ngày giảng: 30-9/01-10/2010 Tuần 6. MĨ THUẬT Bài 6: VẼ TRANG TRÍ MÀU SẮC CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN (Hình tranh Vinh hoa-phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ) I-MỤC TIÊU -Học sinh sử dụng được ba màu cơ bản đã học ở lớp 1 -Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau : da cam, tím, xanh lá cây -Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Bảng màu cơ bản và 3 màu mới -Tranh dân gian -Tranh, hoa quả có các màu đỏ, vàng, xanh Học sinh -Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ -Bút chì màu, màu vẽ III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng -Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú. Hoa, quả, cây, đất, các con vật . đều có màu sắc đẹp -Đồ vật do con người tạo ra hàng ngày cũng có nhiều màu sắc Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét -GV gới thiệu tranh, ảnh để HS nhận biết; +Trong tranh có những màu sắc nào ? +Cây trong tranh có màu gì ? +Kể tên màu sắc các đồ vật xung quanh -GV gới thiệu ba màu cơ bản và cách tạo ra các màu mới *GV TT : Màu sắc làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -GV yêu cầu HS xem hình vẽ và gợi ý để HS nhận ra các hình -GV gợi ý HS cách vẽ màu vào hình -GV nhắc HS chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, có đậm, nhạt Hoạt động 3 : Thực hành -HS vẽ màu tự do -GV qu ... giảng: 17-18 / 3/2011 Tuần 28. MĨ THUẬT Bài 28 : VẼ TRANG TRÍ VẼ VÀO HÌNH CÓ SẴN (VẼ GÀ) VÀ VẼ MÀU I-MỤC TIÊU -Học sinh vẽ thêm được các hình thích hợp vào hình có sẵn -Vẽ màu theo ý thích -Yêu mến các con vật nuôi trong nhà II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Tranh ảnh về các loại gà Học sinh -Giấy hoặc vở tập vẽ -Bút chì, màu vẽ . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét -GV hướng dẫn HS xem hình ở vở tập vẽ 2 để các em nhận biết -Trong tranh đã vẽ những hình ảnh gì ? -Con gà trong ntn ? -Ngoài hình ảnh con gà còn có hình ảnh nào ? -Màu sắc của con gà ? -Có thể vẽ thêm các hình ảnh khác để hoàn thành bức tranh được không ? -GV gợi ý thêm HS Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -Tìm hình định vẽ -Đặt hình định vẽ vào vị trí thích hợp trong tranh -Có thể dùng màu khác nhau để vẽ cho tranh sinh động -Nên vẽ màu có đậm nhạt Hoạt động 3 : Thực hành Hướng dẫn HS làm bài Quan sát lớp và góp ý thêm Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về : -GV bổ sung đánh giá 3-Dặn dò Kiểm tra bài cũ -Con gà trống -HS trả lời -Xanh, đỏ,.. -Cây, mây, con gà con -HS làm bài -Hình vẽ thêm -Màu sắc trong tranh -Sưu tầm tranh ảnh về các con vật Ngày soạn: 20 /3 / 2011 Ngày giảng: 24;25 / 3 /2011 Tuần 29. MĨ THUẬT Bài 29: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO NẶN HOẶC VẼ XÉ DÁN CÁC CON VẬT I-MỤC TIÊU -Học sinh nhận biết được hình dáng các con vật -Nặn được con vật theo trí tưởng tượng -Yêu mến các con vật nuôi trong nhà II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Hình ảnh các con vật có hình dáng khác nhau Học sinh -Giấy hoặc vở tập vẽ -Đất nặn. -Bút chì, màu vẽ, giấy màu, hồ dán . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh để HS nhận biết +Tên con vật +Các bộ phận của con vật +Đặc điểm của con vật +Kể tên con vật nuôI trong nhà Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách nặn một con vật Giáo viên hướng dẫn +Nặn các bộ phận chính trước : đầu, mình +Nặn các bộ phận khác sau : chân, đuôi tai..... +Ghép, dính thành con vật Hoạt động 3 : Thực hành Giáo viên quan sát gợi ý và giúp đỡ HS để các em hoàn thành bài Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét : 3-Củng cố dặn dò Kiểm tra đồ dùng học tập - -Đầu, mình, chân, đuôi.... -Chó, mèo, trâu,.... -HS nặn một hai con vật -HS có thể nặn theo nhóm +Hình dáng +Đặc điểm con vật -Vẽ hoặc xé dán con vật vào giấy Sưu tầm tranh tranh ảnh về đề tài về môi trường Ngày soạn: 27/3/ 2011 Ngày giảng: 31 / 3;1/4 /2011 Tuần 30. MĨ THUẬT Bài 30: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I-MỤC TIÊU -Học sinh hiểu về vệ sinh môi trường -Biết cách vẽ tranh -Vẽ được tranh đề tài Vệ sinh môi trường II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Một số tranh ảnh về vệ sinh môi trường -Tranh của HS vẽ về đề tài vệ sinh môi trường Học sinh -Tranh, ảnh -Bút chì, màu vẽ -Giấy hoặc vở tập vẽ III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài GV giới thiệu tranh ảnh để HS nhận biết -Vẻ đẹp của môi trường xung quanh -Sự cần thiết phải giữ môi trường xanh-xạch-đẹp. -GV đặt câu hỏi để HS thấy những công việc phải làm để môi trường xanh-xạch-đẹp. -Chúng ta thường phải làm những công việc gì ? -Có được bẻ cây, vứt rác thải bừa bãi không đúng nợi quy định. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ +Vẽ cảnh làm vệ sinh +Vẽ hình ảnh chính trước (vẽ to, rõ..) +Vẽ các hình ảnh phụ cho rõ nội dung +Vẽ màu tươi, trong sáng Hoạt động 3 : Thực hành -Giáo viên quan sát lớp và gợi ý HS +Tìm chọn nội dung đề tài +Vẽ thêm hình ảnh +Cách vẽ màu Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét GV cùng HS chọn ra một số bài vẽ xong và hướng dẫn các em nhận xét 3-Củng cố dặn dò Kiểm tra bài cũ -Làm vệ sinh, không vứt giác bừa bãi -Không HS tự mình chọn nội dung phù hợp để vẽ -Nội dung tranh -Những hình ảnh trong tranh -Màu sắc Làm tiếp bài Chuẩn bị bài sau Ngày soạn: 3/4 / 2011 Ngày giảng: 7;8 / 4 /2011 Tuần 31. MĨ THUẬT Bài 31: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I-MỤC TIÊU -Học sinh biết được cách trang trí hình vuông đơn giản -Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích -Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Một số bài trang trí hình vuông -Hoạ tiết trang trí Học sinh -Giấy vẽ hoặc vở thực hành -Bút chì, tẩy, thước kẻ III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét -Giáo viên cho HS xem một số bài vẽ trang trí hình vuông +Cách xắp xếp hoạ tiết +Vẻ đẹp của hình vuông được trang trí ntn? +Có những đồ vật nào được trang trí hình vuông? +Trang trí hình vuông thường được sử dụng hoạ tiết nào? +Cách sắp xếp hoạ tiết trong hình vuông ntn? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -Giáo viên vẽ lên bảng để hướng dẫn +Vẽ hình vuông +Kẻ các đường trục +Vẽ hình mảng +Vẽ hoạ tiết cho phù hợp Hoạt động 3 : Thực hành -Giáo viên hướng dẫn HS thực hành -Quan sát hướng dẫn HS yếu Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về : Củng cố dặn dò Kiểm tra đồ dùng học tập -Hoạ tiết lớn thường ở giữa -Hoạ tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh -Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu -Viên ghạch hoa, khăn tay... -Hoa lá, động vật -HS làm bài theo hướng dẫn của GV -Chọn cách sắp xếp và hoạ tiết theo ý thích -HS tự tìm ra bài vẽ mình thích Chuẩn bị bài sau Ngày soạn: 10. /4 / 2011 Ngày giảng 14;15/ 4 /2011 Tuần 32. MĨ THUẬT Bài 32 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG I-MỤC TIÊU -Học sinh bước đầu nhận biết được các thể loại tượng -Có ý thức trân trọng, gìn giữ những tác phẩm điêu khắc II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Tranh, tượng thạch cao loại nhỏ Học sinh -Đồ dùng học MT III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng -GV cho HS quan sát tượng ở vở tập vẽ 2 *Giới thiệu về tượng để HS nhận biết : Tượng thật có thể nhìn thấy ở các phía vì người ta có thể đi vòng quanh để xem. -Tượng vua Quang Trung -Tượng phật -Tượng Võ Thị Sáu -Hình dáng của tượng vua Quang Trung ntn? +GV giúp HS quan sát và tìm hiểu các bức tượng còn lại -Tượng thường được làm bằng gì ? -Kiểu dáng của nó ntn ? -Tượng thường được đặt ở đâu +GV gọi HS trình bày +GV bổ sung nhận xét Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá -GV nhận xét tiết học -Khen gợi nhứng HS phát biểu ý kiến đóng góp bài -Còn thời gian cho HS làm bài 3-Củng cố dặn dò Kiểm tra đồ dùng học tập -Vua Quang Trung trong tư thế hướng về phía trước, dáng hiên ngang -Mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng -Làm bằng xi măng -Quan sát các pho tượng thường gặp -Chuẩn bị bài học sau Ngày soạn: 17 /4 / 2011 Ngày giảng: 21;22 / 4 /2011 Tuần 33. MĨ THUẬT Bài 33 : VẼ THEO MẪU VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC I-MỤC TIÊU -Học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc của cái bình đựng nước. -Tập quan sát, so sánh tỷ lệ của bình. -Học sinh vẽ được cái bình đựng nước, biết bảo quản chúng. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Một số bình đựng nước (có nhiều loại) -Hình minh hoạ cách vẽ, bài vẽ của học sinh năm trước. Học sinh -Đồ dùng học MT III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét (5') -GV giới thiệ mẫu bày mẫu yêu cầu HS quan sát thảo luận tìm các bộ phận, màu sắc, chất liệu. +GV gọi HS trả lời. +GV bổ sung nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -GV bày bình làm mẫu +Phác phần chính của bình +Vẽ chi tiết cho giống bình +Tô màu Hoạt động 3 : Thực hành -GV nhắc HS vẽ vừa với phần giấy trong vở tập vẽ -GV quan sát, gợi ý cho những HS còn lúng túng chưa biết cách làm bài Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -GV hướng dẫn HS nhận xét -Khen ngợi và khích lệ những HS có bài vẽ đẹp Dặn dò Kiểm tra đồ dùng học tập HS thảo luận trả lời. -Quan sát cảnh như: Nhà, cây, núi, sông, đường làng. -Chuẩn bị bài học sau Ngày soạn: 23 /4 / 2011 Ngày giảng: 29;29 / 4 /2011 Tuần 34. MĨ THUẬT Bài 34 : VẼ TRANH ĐỀ TÀI PHONG CẢNH ĐƠN GIẢN I-MỤC TIÊU -Học sinh nhận biết được tranh phong cảnh. -Biết cách vẽ tranh phong cảnh. -Học sinh nhớ lại và vẽ được tranh phong cảnh theo ý thích. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên -Một số tranh phong cảnh và tranh đề tài khác. Học sinh -Đồ dùng học MT III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-Ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5') -GV giới thiệ tranh phong cảnh và tranh có đề tài khác để học sinh so sánh, nhận xét: Tranh phong cảnh là tranh như thế nào? +GV gọi HS trả lời. +GV bổ sung nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -GV gợi ý cho học sih nhớ lại những hình ảnh để vẽ. +Vẽ màu tụ chọn Hoạt động 3 : Thực hành -GV nhắc HS vẽ vừa với phần giấy trong vở tập vẽ -GV quan sát, gợi ý, giúp đỡ học sinh làm bài cho những HS còn lúng túng chưa biết cách làm bài Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -GV hướng dẫn HS nhận xét -Khen ngợi và khích lệ những HS có bài vẽ đẹp Dặn dò Kiểm tra đồ dùng học tập HS quan sát nhận xét. -Chuẩn bị bài học sau Ngày soạn: 1 /5 / 2011 Ngày giảng: 5;6 / 5 /2011 Tuần 35. MĨ THUẬT Bài 35 : TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP I-MỤC TIÊU -Thấy được kết quả dạy - học trong năm học. -Học sinh yêu thích thích môn học. IIHÌNH THỨC TỔ CHỨC -Chọn những bài vẽ đẹp ở các phân môn. -Trưng bày thuận tiện cho người xem. III-ĐÁNH GIÁ -Gợi ý học sinh nhận xét đánh giá -Tuyên dương học sinh có bài vẽ đẹp
Tài liệu đính kèm: