Giáo án môn Mĩ thuật 5 cả năm

Giáo án môn Mĩ thuật 5 cả năm

Khối lớp 5:

Bài 1: Thường thức mĩ thuật

xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

- HS nhậ xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

Giáo viên

- SGK, SGV

- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

Học sinh

- SGK

- Một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

 

doc 69 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 715Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 5 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Ngày 10 tháng 9 năm 2013
Khối lớp 5:
Bài 1: Thường thức mĩ thuật 
xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 
- HS nhậ xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh 
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh 
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
Giáo viên 
- SGK, SGV
- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 
Học sinh 
- SGK
- Một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 2’ 
2. Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét: 5’
- GV chia nhóm theo tổ hoặc bàn và cho HS đọc mục 1 SGK
- GV nêu câu hỏi để các nhóm trao đổi thảo luận 
+ Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
+ Em hãy kể một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. 
* GV bổ sung : Tô Ngọc Vân là hoạ sĩ tài năng có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam 
- Những tác phẩm nổi bật là : Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944) Đây là những tác phẩm thể hiện kỹ thuật vẽ sơn dầu điêu luyện của hoạ sĩ 
+ Sau cách mạng tháng Tám, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc  
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xem tranh: 5’ 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh Thiếu nữ bên hoa huệ và thảo luận theo nhóm về những nội dung sau 
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì ?
+ Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
+ Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa?
+ Màu sắc của bức tranh ntn?
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì?
+ Em có thích bức tranh này không ?
 - Yêu cầu một số thành viên của các nhóm trả lời các câu hỏi.
* GV bổ sung : Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là mọt trong những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Với bố cục đơn giản, cô đọng : Hình ảnh chính là một thiếu nữ thành thị trong tư thế ngồi nghiêng .
- Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng 
Hoạt động 3 : Đánh giá - nhận xét: 2’
- GV nhận xét chung tiết học 
- Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài 
Dặn dò
Kiểm tra đồ dùng học tập 
- 2 nhóm 
- HS thảo luận nhóm 
+ Thiếu nữ mặc áo dài trắng
+ Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong tranh 
+ Bình hoa đặt trên bàn
+ Màu chủ đạo là màu trắng, xanh, hồng hoà sắc nhẹ nhàng trong sáng
+ Sơn dầu 
- Sưu tầm thêm tranh của hoạ sĩ 
- Quan sát màu trong thiên nhiên và chuẩn bị bài học sau
Ngày soạn: . / / 200
Ngày giảng:  /  /200
Tuần 2
Mĩ thuật
Bài 2 : Vẽ trang trí 
màu sắc trong trang trí 
i-Mục tiêu 
-Học sinh hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí 
-HS biết sử dụng màu trong các bài trang trí 
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trí 
II-Đồ dùng dạy học 
Giáo viên 
-SGK, SGV 
-Đồ vật được trang trí 
-Một số hoạ tiết vẽ nét, phong to 
Học sinh 
-SGK 
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành
-Bút chì, chì màu, tẩy, sáp màu. 
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêu 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
*GV cho HS quan sát màu sắc trong các bài vẽ trang trí, đặt câu hỏi 
-Có những màu nào trong bài trang trí?
-Mỗi màu được vẽ ntn ?
-Màu nền và màu hoạ tiết giống nhau hay khác nhau ?
-Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí có giống nhau không ?
+Trong một bài trang trí có nhiều màu hay ít màu 
-Vẽ màu vào bài trang trí ntn cho đẹp ?
Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết
+Chọn loại màu phù hợp với khả năng cho phù hợp với bài vẽ 
+Không dùng quá nhiều màu trong 1 bài 
+Chọn màu phối hợp các hình mảng và hoạ tiết sao cho hài hoà 
+Hoạ tiết giống nhau vẽ cùng 1 màu 
+Vẽ màu đều 
Hoạt động 3 : Thực hành
-Yêu cầu HS làm bài trên giấy hoặc vở thực hành 
-GV nhắc HS nhớ lại cách sắp xếp hoạ tiết và cách vẽ màu cho bài trang trí.
-GV nhắc HS tô màu đều. Không dùng quá nhiều màu 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
-Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét xếp loại một số bài :
Dặn dò
Kiểm tra đồ dùng học tập 
+HS quan sát trả lời 
-Đỏ, xanh
-Khác nhau 
-Có 3-4 màu 
-Những hoạ tiết giống nhau vẽ màu giống nhau, vẽ có đậm nhạt
-HS làm bài ra giấy hoặc vở thực hành 
-HS tìm ra bài mình thích 
Chuẩn bị bài sau 
TUẦN 3
 Thứ 4 ngày 11 tháng 9 năm 2013
Khối lớp 5:
Bài 3 : VẼ TRANH 
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM 
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh 
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài Trường em 
- HS yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên 
- Một số tranh về đề tài ngôi trường 
- Tranh ở bộ ĐDDH 
Học sinh 
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
- Bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HoạT động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- ổn định tổ chức: 2’
2- Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét: 5’
- Tả lại hình ảnh thân quen về ngôi trường mình 
- Phong cảnh trường có những gì ?
- Sân trường ngoài giờ ra chơi ?
- Chọn hoạt động cụ thể để vẽ tranh 
+ GV cho HS quan sát tranh SGK
-HS nhận xét 
* GV kết luận : Có nhiều cách thể hiện khi vẽ tranh về đề tài trường em 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ: 5’ 
GV gợi ý HS chọn nội dung để vẽ tranh 
+ Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài đã chọn 
+Vẽ thêm các hình ảnh khác cho nội dung phong phú hơn
+Vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 3 : Thực hành: 20’
- Gợi ý HS tìm ra cách thể hiện khác nhau 
- GV quan sát hướng dẫn HS con lúng túng 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét: 2’
- GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
-GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp 
Dặn dò
Kiểm tra bài cũ 
- HS tả lại 
- Các lớp học, hàng cây, ghế đá
- Có nhiều hoạt động vui chơi,
- HS trả lời 
- Học sinh chú ý theo dõi.
- HS tìm chon nội dung 
- HS làm bài vào vở hoặc giấy 
- Bố cục 
Màu sắc
Chuẩn bị bài sau 
TUẦN 4
 Thứ 4 ngày 11 tháng 9 năm 2013
Khối lớp 5:
Bài 4 : VẼ THEO MẪU 
KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu ; biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu.
- HS yếu: Nhận biết được khối hộp và khối cầu. 
- HS TB: biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.
+ HS khá, giỏi: Biết sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ gần giống mẫu 
- HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên 
- Mẫu khối hộp và khối cầu
Học sinh 
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
- Bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức: 2’ 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét: 5’
- GV gới thiệu mẫu khối hộp, hình cầu để HS quan sát nhận xét.
+ Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau ?
+ Khối hộp có mấy mặt ?
+ Khối cầu có đặc điểm gì ?
+ Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt của khối hộp không ?
+So sánh tỉ lệ, độ đậm nhạt của hai vật ? 
+ Vị trí của 2 đồ vật 
+ Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp hoặc khối cầu
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ: 5’ 
Quan sát mẫu.
Giáo viên vừa vẽ vùa hướng dẫn. 
- Vẽ khung hình chung 
- Vẽ khung hình riêng 
- Vẽ phác các nét chính
- Vẽ chi tiết
- Lên đậm nhạt: Đậm, đậm vừa, nhạt.
Giáo viên treo đồ dùng học tập các bước vẽ hướng dẫn học sinh. 
Hoạt động 3 : Thực hành: 20’
- GV yêu cầu HS làm bài 
- Hướng dẫn HS về cách ước lượng tỉ lệ chung, riêng của từng mẫu vật
- Hướng dẫn lên đậm nhạt.
+ HS yếu: vẽ khối hộp, khối cầu theo ý thích
+ HS Tb: Vẽ được khối hộp và khối cầu
+ HS khá, giỏi: Vẽ được khối hộp và khối cầu và vẽ được độ đậm nhạt
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
-GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp 
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
Nặn hoặc xé dán con vật quen thuộc.
Kiểm tra đồ dùng 
- Cùng là mặt phẳng, bằng nhau 
- 6 mặt 
- Hình tròn..
- Khác nhau 
- HS quan sát trả lời
- Quả cây hình tròn, hộp dựng đồ
Khối hộp: Hộp phấn
Khối cầu: Quả bóng
- Học sinh chú ý theo dõi.
HS làm bài theo hướng dẫn 
HS tìm ra bài mình thích 
Chuẩn bị bài sau: Giấy màu, đất nặn 
Ngày soạn: 12 /9/2010
Ngày giảng: 20/9/2010
Tuần 5
Mĩ thuật
Bài 5 : Tập nặn tạo dáng 
Nặn con vật quen thuộc 
i-Mục tiêu 
-Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động 
-HS biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng 
-HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật 
II-Đồ dùng dạy học 
Giáo viên 
-SGK, SGV 
-Sưu tầm tranh ảnh về con vật 
-Đất nặn 
Học sinh 
-SGK
-Sưu tầm tranh ảnh về con vật 
-Đất nặn và các đồ dùng để nặn 
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêu 
Hỗ trợ dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
-GV cho HS quan sát tranh ảnh về các con vật để HS suy nghĩ trả lời 
+Con vật trong tranh ảnh là con vật gì ?
+Hình ảnh của chúng khi đi đứng, chạy, nhảy ntn ?
+Nhận xét sự giống và khác nhau về hình dáng giữa các con vật ?
+Ngoài các con vật trong tranh em còn biết con vật nào nữa 
+Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ?
+Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật em định nặn 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn 
-GV gợi ý HS cách nặn 
+Nhớ lại hình dáng đặc điểm của con vật sẽ nặn 
+Chọn màu đất nặn cho con vật 
+Nhào kỹ trước khi nặn 
Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi gắn lại với nhau 
 Cách 2 : Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt kéo thành hình dáng chính của con vật. Nặn thêm các chi tiết 
Hoạt động 3 : Thực hành
-GV cho HS nặn theo nhóm hoặc nặn riêng 
-Quan sát HS làm bài 
-Hướng dẫn HS còn lúng túng 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
-Các nhóm trưng bày bài để cả lớp cùng nhận xét 
-GV khen gợi HS có bài đẹp
-Nhận xét tiết học 
Dặn dò
Kiểm tra đồ dùng học tập 
-HS quan sát trả lời
-Con mèo, chó , gà, lợn.
-Dáng vẻ khác nhau 
-Thân hình trụ.
-Con ngựa, voi
-HS trả lời
-HS làm bài theo nhóm hoặc cá nhân
-HS tìm ra bài mình yêu thích 
-Chuẩn bị bài sau 
Ngày soạn: /9/2010
Ngày giảng: 27-9/2010
Tuần 6
Mĩ thuật
Bài 6 : Vẽ trang trí 
Vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục 
i-Mục tiêu 
-Học sinh nhận biết được các hoạ ti ... n 
-Đỏ, 
HS làm bài ra giấy hoặc vở thực hành 
-Bố cục hình vẽ cân đối 
-Hình vẽ giống mẫu 
-Màu sắc đẹp
Chuẩn bị bài sau 
Ngày soạn: 20 /3 / 2011
Ngày giảng: 21 / 3 /2011
Tuần 29
Mĩ thuật
Bài 29 : Tập nặn tạo dáng tự do
đề tài lễ hội 
i-Mục tiêu 
-Học sinh hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội 
-HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài 
-HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán 
II-Đồ dùng dạy học 
Giáo viên 
-SGK, SGV
-Sưu tầm tranh ảnh lễ hội 
Học sinh 
-SGK
-Sưu tầm tranh ảnh lễ hội 
-Đất nặn, giấy màu, hồ dán..
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêu 
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
-GV yêu cầu HS kể về những lễ hội ở quê hương mình 
+Trong lễ hội có nhiều hoạt động khác nhau :
+Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng 
-GV cho HS quan sát tranh 
*Ngày hội có nhiêu hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa.
-Em có thể tìm chọn một hoạt động của lễ hội của quê hương để vẽ tranh 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
+Chọn nội dung đề tài mà mình thích để nặn 
-Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn hình từ một thỏi đất 
-Nặn thêm các hình phụ và chi tiết 
-Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài 
Hoạt động 3 : Thực hành
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 
-Động viên HS nặn về ngày hội quê mình 
-GV quan sát hướng dẫn HS còn lúng túng, khuyến khích HS hoàn thành bài ở lớp 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
-GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp 
3-Dặn dò
Kiểm tra đồ dùng 
-HS kể lại những hoạt động trong lễ hội 
-Chọi gà, đấu vật ..
-HS kể tóm tắt lễ hội ở quê mình 
HS làm bài theo nhóm hoặc cá nhân 
-Hình nặn rõ đặc điểm 
-Tạo dáng 
-Sắp xếp hình nặn 
Sưu tầm đầu báo, tạp chí, báo tường 
Ngày soạn:27/3 / 2011
Ngày giảng: 28/3 /2011
Tuần 30
Mĩ thuật
Bài 30 : Vẽ trang trí
Trang trí đầu báo tường
i-Mục tiêu 
-Học sinh hiểu ý nghĩa của báo tường
-HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo của lớp 
-HS yêu thích các hoạt động tập thể 
II-Đồ dùng dạy học 
Giáo viên 
-SGK, SGV
-Sưu tầm một số đầu báo 
Học sinh 
-SGK
- Sưu tầm một số đầu báo
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành
-Bút chì, màu vẽ, tẩy
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêu 
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
-GV giới thiệu một số đầu báo và gợi ý HS quan sát, nhận thấy
+HS quan sát tờ báo tường 
-Tờ báo có những phần nào ?
-Báo tường, báo học tập được dùng để làm gì ?
-Đầu báo có những đặc điểm gì ?
-GV giới thiệu : Tên tờ báo là phần chính chữ to, rõ
-Chủ đề của tờ báo cỡ chữ nhỏ hơn 
-Tên đơn vị, hình minh hoạ .
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí đầu báo 
+Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ sao cho có mảng lớn nhỏ 
+Kẻ chữ và vẽ hình trang trí 
+Vẽ màu tươi sáng, rõ và phù hợp với nội dung 
Hoạt động 3 : Thực hành
GV hướng dẫn HS thực hành :
Làm bài cá nhân
Làm bài theo nhóm ra giấy vẽ 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
-GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp
3-Dặn dò
Kiểm tra đồ dùng
-Đầu báo và thân báo 
-Chào mừng, thi đua 
-Được trang trí bằng cỡ chữ to rõ để thể hiện được nôi dung 
HS làm bài theo hướng dẫn
-Bố cục
-Chữ 
-Hình minh hoạ
Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em
Chuẩn bị bài sau 
Ngày soạn: 3 /4 / 2011
Ngày giảng: 4 / 4 /2011
Tuần 31
Mĩ thuật
Bài 31 : Vẽ tranh - đề tài ước mơ của em 
i-Mục tiêu 
-Học sinh hiểu về nội dung đề tài 
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích 
-HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh 
II-Đồ dùng dạy học 
Giáo viên 
SGK, SGV 
-Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ 
Học sinh 
-SGK
-Tranh sưu tầm 
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
-Bút chì, tẩy, màu vẽ 
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêu 
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
-GV giới thiệu một số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý HS tìm ra tranh có nội dung về ước mơ 
+Trong tranh có những hình ảnh nào ?
+Hình ảnh nào là chình trong tranh ?
+Màu sắc trong tranh ntn?
GV : Vẽ về ước mơ là thể hiện sự mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh và màu sắc trong tranh 
-HS nêu về ước mơ của mình 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
-Cách chọn hình ảnh 
-Cách bố cục 
-Cách vẽ hình 
-Cách vẽ màu 
+HS tham khảo SGK
Hoạt động 3 : Thực hành
-GV tổ chức cho HS vẽ theo nhóm hoặc vẽ cá nhân 
-GV quan sát lớp khuyến khích các em chọn nội dung và cách thể hiện khác nhau, thi đua giữa các nhóm.
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
-GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp
3-Dặn dò
Kiểm tra đồ dùng học tập 
-Các bạn vui chơi, tắm biển 
-Các bạn
-Màu sắc đẹp có đậm, nhạt.
-HS làm bài theo nhóm hoặc cá nhân
-Làm bài ra vở hoặc giấy vẽ 
+Cách tìm chọn nội dung
+Cách vẽ hình ảnh chính, phụ (sinh động)
+Cách vẽ màu 
-Quan sát lọ hoa và quả 
-Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau 
Ngày soạn: 10 /4 / 2011
Ngày giảng: 11 /4 /2010
Tuần 32
Mĩ thuật
Bài 32 : Vẽ theo mẫu 
vẽ tĩnh vật (vẽ màu)
i-Mục tiêu 
-Học sinh biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu 
-HS vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng 
-HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật
II-Đồ dùng dạy học 
Giáo viên 
-SGK, SGV
-Tranh tĩnh vật 
Học sinh 
-SGK 
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
-Bút chì, tẩy, màu vẽ 
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêu 
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
+GV cho HS quan sát các đồ vật để các em nhận ra hình dáng và màu sắc 
-Tỉ lệ chung của các vật ?
-Vị trí của lọ hoa, quả ?
-Lọ hoa nằm trong khung hình gì ?
-Bộ phận chính của lọ hoa ?
-Quả có hình gì ?
-Màu sắc của quả ?
-Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ, hoa, quả
-GV cho quan sát tranh vẽ của HS 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
-Ước lượng chiêu cao, ngang của mẫu để vẽ khung hình 
-Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu 
-Tìm tỉ lệ các bộ phận 
-Vẽ phác từng mẫu
-Nhìn mẫu vẽ chi tiết 
-Xác định mảng màu đậm nhạt và vẽ theo cảm nhận riêng 
Hoạt động 3 : Thực hành
-GV yêu cầu HS làm bài 
-Quan sát hướng dẫn HS làm bài 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
-GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp
3-Dặn dò
Kiểm tra đồ dùng học tập 
-Quả ở trước, lọ hoa phía sau ,..
-Khung hình chữ nhật 
-Miệng, thân, đáy 
-Tròn 
-Đỏ, 
HS làm bài ra giấy hoặc vở thực hành 
-Bố cục hình vẽ cân đối 
-Hình vẽ giống mẫu 
-Màu sắc đẹp
Chuẩn bị bài sau 
Ngày soạn: 17. /4 / 2011
Ngày giảng: 18 / 4/2011
Tuần 33
Mĩ thuật
Bài 33 : Vẽ trang trí 
trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi
i-Mục tiêu 
-Học sinh vai trò ý nghĩa của trại thiếu nhi.
-HS biết cách trang trí và trang trí được cổng trại hoặc lều trại theo ý thích.
-HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II-Đồ dùng dạy học 
Giáo viên 
-SGK, SGV
-ảnh chụp cổng trại lều trại
-Hình gợi ý cách vẽ 
-Bài của HS năm trước 
Học sinh 
-SGK 
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
-Bút chì, tẩy, màu vẽ 
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêu 
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
+GV giới thiệu một số hình ảnh về trại và đặt câu hỏi gợi ý HS.
+ Cho học sinh thoả luận tìm hiểu hội trại thường tổ chức vào dịp nào? ở đâu, sử dụng những vật liệu nào, trại gồm mấy phần
+Hs nhận xét GV bổ xung
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí. 
Giáo viên giới thiệu và gợi ý cách trang trí 
+Tìm vị trí phù hợp để vẽ 
+Chia các khoảng cách để vẽ hoạ tiết
+Tìm hình mảng và vẽ hoạ tiết
+Vẽ màu theo ý thích 
Hoạt động 3 : Thực hành:20phút
-Giáo viên động viên khích lệ những HS khá phát huy tìm tòi, khả năng sáng tạo
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét:3phút
-Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét xếp loại về :
Dặn dò
Kiểm tra đồ dùng học tập 
 Học sinh thảo luận nhóm.
HS làm bài ra giấy hoặc vở thực hành 
+Bài hoàn thành 
+Bài chưa hoàn thành 
+Bài đẹp, chưa đẹp vì sao 
Chuẩn bị bài sau 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tuần 34
Mĩ thuật
Bài 34 : Vẽ tranh
đề tài tự chọn
i-Mục tiêu 
-Học sinh hiểu cách tìm và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh.
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích. 
-HS yêu mến cuộc sống xung quanh.
II-Đồ dùng dạy học 
Giáo viên 
-SGK, SGV 
-Tranh ảnh các đề tài khác nhau
-Hình gợi ý cách vẽ, bài của học sinh năm trước.
Học sinh 
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
-Bút chì, tẩy, màu.
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêu 
Hỗ TRợ của Giáo viên
Hoạt động của HS
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm chọn nôi dung đề tài
-Giáo viên giới thiệu tranh ảnh để các em nhận ra đề tài rất phong phú.
- Gợi ý học sinh chọn đề tài.
GV kết luận
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
-Vẽ hình ảnh trước 
-Vẽ hình ảnh phụ sau cho sinh động 
-Vẽ màu theo ý thích có đậm, nhạt..
Hoạt động 3 : Thực hành
-GV gợi ý HS tìm, sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu cho rõ nội dung 
-GV quan sát HS làm bài 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
-GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp 
3-Củng cố dặn dò
Kiểm tra đồ dùng học tập 
-Học sinh trả lời 
-HS tìm chọn nội dung và vẽ theo ý thích 
-Vẽ bài ra giấy hoặc vở bài tập 
+Rõ nội dung 
+Các hình ảnh đẹp 
+Màu sắc 
-Lấy một số bài vẽ của học sinh để đánh giá và nhận xét.
-Chuẩn bị bài sau:
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tuần 35. Mĩ thuật
Bài 35 : Trưng bày kết quả học tập
i-Mục tiêu 
-Thấy đuợc kết quả dạy - học trong năm học.
-Học sinh yêu thích thích môn học.
Iihình thức tổ chức 
-Chọn những bài vẽ đẹp ở các phân môn.
-Trưng bày thuận tiện cho người xem.
III-đánh giá
 -Gợi ý học sinh nhận xét đánh giá
 -Tuyên duơng học sinh có bài vẽ đẹp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an mi thuat.doc