Giáo án môn Toán Khối Lớp 3

Giáo án môn Toán Khối Lớp 3

A. MỤC TIÊU.

? Giúp học sinh :ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

? Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Tuần : 2

A. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

? Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn.

? Rèn kĩ năng xếp hình đơn giản

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

? Hình vẽ trong bài tập 2.

 

doc 62 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Khối Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ , ngày tháng . năm 
Tuần : 1
Tiết : 1
Bài dạy : ĐỌC,VIẾT,SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh :ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Tuần : 2
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn.
Rèn kĩ năng xếp hình đơn giản
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hình vẽ trong bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/11
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
* Bài 1:
+ Giáo viên ghi lên bảng : 4 x 2 + 7
+ Yêu cầu học sinh nhận xét về 2 cách tính giá trị của biểu thức trên
Cách 1: 4 x 2 + 7 = 8 + 7 = 15 
Cách 2: 4 x 2 + 7 = 4 x 9 = 36
+ Trong 2 cách tính trên cách nào đúng, cách nào sai.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài.
+ Gọi 1 học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức .
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và hỏi: Hình nào đã khoanh vào 1 phần 4 số con vịt ? vì sao?
+ Hình b đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt? Vì sao?
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ Yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu của bài 
+ Tổ chức cho học sinh thi xếp hình trong thời gian 2 phút, tổ nào có nhiều bạn xếp đúng nhất là tổ thắng cuộc.
3. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Gọi 1 học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
+ Về nhà làm bài 1,2,5/12
+ Nhận xét tiết học
+ 3 học sinh.
+ Cách 1 đúng, cách 2 sai
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở
+ Hình a đã khoanh vào 1 phần tư số con vịt. Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 4 phần bằng nhau thì mối phần có 3 con vịt, hình a đã khoanh vào 3 con vịt
+ Hình b đã khoanh vào 1 phần 3 số con vịt, vì có tất cả 12 con, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt, hình b đã khoanh vào 4 con vịt
+ Mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi 4 bàn như vậy có bao nhiêu học sinh?
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở
 Giải:
 Bốn bàn có số học sinh là:
 2 x 4 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
+ Xếp thành hình kiểu chiếc mũ.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Thứ .. ngày tháng. năm ..
Tuần : 2
Tiết : 7
Bài dạy : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Rèn luyện kỹ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số(có nhớ một lần hoặc không có nhớ).
Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ, phép cộng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Học sinh lên bảng làm bài 1,2,3 trang 8.
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Luyện tập thực hành:
Mục tiêu: như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
* Bài 1:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học từng sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
+ Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài ( nếu không có điều kiện, được phép giảm bớt phần b.
+ Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Giáo viên gọi học sinh nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
* Bài 3:
+ Bài toán yêu cầu gì.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài (nếu không có điều kiện, được phép chỉ làm cột cuối)..
+ Chữa bài:
+ Tại sao trong ô thứ nhất lại điền 326
+ Số cần điền vào ô trống thứ 2 là gì trong phép trừ? Tìm số này bằng cách nào?
+ Nhận xét và cho điểm học sinh. 
* Bài 4:
+ Yêu cầu học sinh đọc phần tóm tắt của bài toán.
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để đọc thành đề bài hoàn chỉnh.
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 5:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò :
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Về nhà làm bài 1,2,4 trang 9.
+ Nhận xét tiết học.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính
 224 409 455
+ Điền số thích hợp vào ô trống:
+ 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
+ Vì sao cần điền lại hiệu trong phép trừ. Lấy số bị trừ 752 trừ đi số trừ 426 thì được hiệu là 326.
+ Là số bị trừ trong phép trừ. Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Học sinh đọc thầm
+ Ngày thứ nhất bán đợc 415 kg gạo, ngày thứ 2 bán được 325 kg?
+ Cả hai ngày bán được bao nhiêu kg gạo?
+ Một cửa hàng thứ nhất án được 415 kg gạo; ngày thứ hai bán được 325 kg gạo. Hỏi cả 2 ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo?
 Giải:
 Số kg cả 2 ngày bán được là:
+ 325 = 740 (kg)
 Đáp số: 740 kg gạo 
+ 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở
 Giải:
 Số HS nam của khối 3 là:
 165 – 84 = 81 (học sinh)
 Đáp số: 81 học sinh 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tuần : 3
Tiết : 11
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố biểu tượng về đường gấp khúc, hình vuông,hình chữ nhật, hình tam giác.
Thực hành tính độ dài đường gấp khúc
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 bài tập của tiết 10
+ Nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới:
a- Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Giúp HS nắm được mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
: Giáo viên nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
b- Hoạt đông 2: Hướng dẫn ôn tập
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
* Bài 1:
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu phần a
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào .
+ Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng, đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
+ Yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc ABCD 
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài phần b
+ Hãy nêu cách tính chu vi của 1 hình
+ Hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài của từng cạnh? 
+ Hãy tính chu vi của hình tam giác này
+ Chữa bài và cho điểm
* Bài 2:
+ Gọi học sinh đọc đề bài
+ Học sinh nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, rồi thực hành tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
* Bài 3:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình và hướng dẫn các em đánh số thứ tự cho từng phần hình như hình bên 
+ Yêu cầu học sinh đếm số hình vuông có trong hình vẽ bên và gọi tên theo hình đánh số 
* Bài 4:
+ Giúp học sinh xác định yêu cầu của đề, sau đó yêu cầu các em suy nghĩ và tự làm bài (GV có thể vẽ sẵn hình trên bảng phụ để HS lên bảng vẽ).
+ Khi chữa bài, Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tên cac điểm có trong hình và gọi tên các hình tam giác, tứ giác có trong hình 
+ Có nhiều cách vẽ nhưng đoạn thẳng cần vẽ phải xuất phát từ 1 đỉnh của hình tứ giác 
+ Các tứ giác có trong hình bên là:ABCD
ABCM
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
4 Hoạt động 3:.Củng cố, dặn dò:
+ Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về các hình đã học, về chu vi các hình, độ dài đường gấp khúc 
+ Nhận xét tiết học
+ 2 học sinh lên bảng
+ Nghe giới thiệu
+ 1 học sinh.
+ Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
+ Gồm 3 đoạn thẳng tạo thành, đó là AB, BC, CD.
 Độ dài của đoạn thẳng AB là 34 cm, BC là 12 cm, CD là 40 cm
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ Chu vi của 1 hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó 
+ Gọi học sinh trả lời
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
+ 1 học sinh đọc.
+ Học sinh làm bài.
+ 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ 3 hình tam giác là:ABD, ADC, ABC 
+ Cacù tứ giác có trong hình bên là:ABCD, ABCM.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tuần : 4
Tiết : 20
Bài dạy : NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
(Không nhớ)
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Biết dặt tính rồi tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ)
Củng cố về ý nghĩa của phép nhân
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Phấn màu , bảng phụ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh đọc thuộc bảng nhân 6
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2/25
+ Nhận xét và cho điểm học sinh. 
2. Bài mới:
 Hoạt động 1:
a- Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số
Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài học.
Cách tiến hành: 
* Phép nhân 12 x 3
+ Viết lên bảng 12 x 3 = ?
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm kết quả của phép nhân nói trên 
+ Yêu cầu học sinh ... u.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dị học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 33 Thứ . ngày . tháng .. năm 2010
Bài dạy : ƠN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo).
A. MỤC TIÊU.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bài tập 1,2 & 5 cĩ thể viết sẵn trên bảng lớp.
- Phấn màu.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 162.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn ơn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu baqif học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Trước khi điền dấu ta phải làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Vì sao điền được 27469 < 27470 ?
+ Ta cĩ thể dùng cách nào để nĩi 27469 < 27470 mà vẫn đúng?
+ Số 27470 lớn hơn số 27469 bao nhiêu đơn vị?
+ Hỏi tương tự với các trường hợp khác.
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề và tự làm bài.
+ Vì sao lại tìm số 42360 là số lớn nhất trong các số 41590; 41800; 42360; 41785 ?
+ Hỏi tương tự với phần b.
Bài tập 3.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Trước khi sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, ta phải làm gì?
+ Học sinh làm bài, sau đĩ gọi học sinh chữa bài.
+ Dựa vào đâu để sắp xếp như thế?
Bài tập 4.
+ Tiến hành tương tự như bài tập 3.
Bài tập 5.
+ Gọi Học sinh đọc đề và tự làm bài.
+ Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
+ Vì sao dịng C là đúng cịn các dịng khác là sai?
+ Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh sắp xếp lại các số ở phần A, B, D cho đúng.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Điền dấu ( > ; < ; =) vào chỗ chấm.
+ Trước khi điền dấu ta phải thực hiện phép tính để tìm kết quả (nếu cĩ) rồi so sánh kết quả tìm được với số cần so sánh.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Vì 2 số này đều cĩ 5 chữ số, các chữ số hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm đều bằng nhau nhưng chữ số ở hàng chục khác nhau nên số nào cĩ chữ số ở hàng chục nhỏ hơn thì số đĩ nhỏ hơn. Vì 6 < 7 nên:
27469 < 27470
+ Ta nĩi: 27470 > 27469.
+ Lớn hơn 1 đơn vị.
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu.
+ Tim 2 số lớn nhất trong các số.
+ Vì bốn số này đều cĩ 5 chữ số, các chữ số hàng chục nghìn đều bằng 4, so sánh đến hàng nghìn thì số 42360 cĩ hàng nghìn lớn nhất nên số 42360 là số lớn nhất trong các số đã cho. 
+ Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Ta phải thực hiện so sánh các số với nhau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Kết quả:
59825 ; 67925 ; 69725 ; 70100
+ Vì 4 số này đầu cĩ 5 chữ số, so sánh chữ số hàng chục nghìn ta cĩ 5 < 6 < 7 ; Cĩ hai số cĩ hàng nghìn là 6, khi so sánh hai số này với nhau ta thấy 67925 < 69725 vì chữ số hàng nghìn 7< 9; vậy ta cĩ kết quả:
59825 < 67925 < 69725 < 70100.
+ Kết quả:
96400 > 94600 > 64900 > 46900.
+ Học sinh đọc yêu cầu trong SGK, 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 1 học sinh nhận xét bài của bạn.
+ 4 học sinh lần lượt trả lời. “Ở dịng A sắp xếp 2935 < 3914 < 2945 là sai vì hàng nghìn 3 khơng thể nhỏ hơn 2”. (tương tự ở các phần cịn lại).
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dị:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Tìm chữ số thích hợp thay vào X và giải thích cách tìm:
 a). 6X3 > 678 ; b). 3125 < X008 < 4012
Bài tập 2. Với các chữ số 1 ; 5 ; 0 ; 3 ; 2 em hãy:
a). Viết hai số tự nhiên cĩ 5 chữ số sao cho đĩ là hai số lớn nhất trong các số cĩ năm chữ số cĩ thể thành lập được từ các số trên.
b). Viết hai số tự nhiên cĩ 5 chữ số sao cho đĩ là hai số bé nhất trong các số cĩ năm chữ số cĩ thể thành lập được từ các số trên.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dị học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần 34 Thứ  ngày .. tháng  năm 2010
Bài dạy : ƠN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (tiếp theo).
A. MỤC TIÊU.
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết ) các số trong phạm vi 100 000.
- Giải được bài tốn bằng hai phép tính. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Viết sẵn bài tập 1&4 trên bảng lớo.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 165.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ơn tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Nêu yêu cầu của bài tập, sau đĩ cho học sinh tự làm.
+ Yêu cầu học sinh chữa bài.
+ Trong phần a. em đã thực hiện tính nhẩm như thế nào?
+ Em nhận xét gì về hai biểu thức ở phần a.
+ Vậy khi thực hiện bài tập ta cần chú ý điều gì?
+ Tiến hành tương tự như phần a.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh tĩm tắt đề tốn (khuyến khích học sinh tĩm tắt bằng sơ đồ).
+ Cửa hàng cĩ bao nhiêu lít dầu.?
+ Bán được bao nhiêu lít? 
+ Bán được một phần ba số dầu nghĩa là như thế nào?
+ Muốn tìm số lít dầu cịn lại ta làm như thế nào?
+ Em nào cịn cách làm nào khác?
+Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Tĩm tắt
 6450 lít dầu
 đã bán ? lít dầu
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi Học sinh chữa bài.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dị:
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dị học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 con tính.
* 3 nghìn + 2 nghìn + x 2 = 3 nghìn + 4 nghìn = 7 nghìn.
* (3 nghìn + 2 nghìn) x 2 = 10 nghìn.
+ Hai biểu thức trên đều cĩ các số là: 3000; 2000; 2 và các dấu +; x giống nhau, nhưng thứ tự khác nhau nên kết quả khác nhau.
+ Ta cần chú ý đến thứ tự thực hiện biểu thức: nếu biểu thức cĩ đủ các phép tính và khơng cĩ dấu ngoặc, ta làm nhân, chia trước cộng, trừ sau. Nếu biểu thức cĩ dấu ngoặc ta làm trong ngoặc trước, ngồi ngoặc sau.
+ Học sinh đọc đề, Lớp làm vào vở bài tập, 
+ 8 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh chỉ đọc 1 con tính.
+ 1 học sinh lên bảng tĩm tắt, lớp theo dõi.
+ Cĩ 6450 lít dầu.
+ Bán được một phần ba số lít dầu.
Nghĩa là tổng số lít dầu được chia làm 3 phầnbằng nhau thì bán được một phần.
+ Ta thực hiện phép chia 6450 : 3 để tim ra số lít dầu đã bán, sau đĩ thực hiện phép trừ 6450 trừ đi số lít dầu đã bán để tìm ra số lít dầu cịn lại.
+ Sau khi tìm được số lít dầu đã bán ta chỉ việc nhân 2 là tìm được số lít dầu cịn lại.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 cách, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Cách 1:
Số lít dầu đã bán:
6450 : 3 = 2150 (lít dầu)
Số lít dầu cịn lại:
6450 – 2150 = 4300 (lít dầu)
Đáp số : 4300 lít dầu.
Cách 2:
Số lít dầu đã bán:
6450 : 3 = 2150 (lít dầu)
Số lít dầu cịn lại:
2150 x ( 3 – 1 ) = 4300 (lít dầu)
Đáp số : 4300 lít dầu.
+ Viết chữ số thích hợp vào ơ trống.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 con tính, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 học sinh trên tiếp nối nhau đọc bài làm của mình trước lớp, Lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 35 Thứ  ngày .. tháng  năm 2010
Bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG.
A. MỤC TIÊU.
- Biết tìm số liền trước của một số; số lốn nhất ( số bé nhất ) trong một nhĩm 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài tốn bằng hai phép tính 
- Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản. 
B. CHUẨN BỊ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài:
+ Giáo viên nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành: 
Bài tập 1a.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số, sau đĩ yêu cầu học sinh làm bài.
Bài tập 1b.
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh các số cĩ năm chữ số, sau đĩ làm bài.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài và yêu cầu các học sinh làm bài trên bảng nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh cả lớp đọc theo SGK và lần lượt hỏi từng câu hỏi:
+ Kể từ trái sang phải, mỗi cột trong bảng cho biết những gì?
+ Mỗi bạn Nga, Mỹ, Đức mua những loại đồ chơi nào và số lượng của mỗi loại là bao nhiêu?
+ Mỗi bạn phải trả bao nhiêu tiền?
+ Em cĩ thể mua những loại đồ chơi nào? Với số lượng mỗi loại là bao nhiêu để phải trả 20000 đồng? 
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dị:
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dị học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh trả lời:
- Số liền trước của 8270 là 8269.
- Số liền trước của 35461 là 35460.
- Số liền trước của 10000 là 99999.
+ Học sinh trả lời và nêu: Số lớn nhất là số 44200.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh thực hiện một con tính, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 Học sinh trả lời theo yêu cầu. Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta xem bảng và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh quan sát bảng và trả lời.
+ Kể từ trái sang phải mỗi cột cho biết:
- Cột 1. Tên của người mua hàng.
- Cột 2. Giá tiền của một con búp bê và số lượng búp bê từng người mua.
- Cột 3. Giá tiền của một ơ-tơ và số lượng ơ-tơ từng người mua.
- Cột 4. Giá tiền của một máy bay và số lượng máy bay từng người mua.
- Cột 5. Tổng số tiền phải trả của từng người.
- Bạn Nga mua 1 búp bê và 4 ơ-tơ.
- Bạn Mỹ mua 1 búp bê 1 ơ-tơ và 1 máy bay.
- Bạn Đức mua 1 ơ-tơ và 4 máy bay.
- Bạn Nga phải trả 20000 đồng.
- Bạn Mỹ phải trả 20000 đồng.
- Bạn Đức phải trả 20000 đồng.
+ Ngồi cách mua giống các bạn em cĩ thể mua:
4 ơ-tơ và 2 máy bay cũng phải trả 20000 đồng.
+ Mua 10 ơ-tơ.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_khoi_lop_3.doc