I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân của số thập phân thì giá trị số thập phân không thay đổi. YC cần làm bài tập 1,2 (SGK- 40); HS KG làm cả bài 3.
II. Các hoạt động dạy học
Tuần 8 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009 Toán Tiết 36: Số thập phân bằng nhau (40) I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân của số thập phân thì giá trị số thập phân không thay đổi. YC cần làm bài tập 1,2 (SGK- 40); HS KG làm cả bài 3. II. Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: 2.2-Kiến thức: a) Ví dụ: -Có 9dm. +9dm bằng bao nhiêu cm? +9dm bằng bao nhiêu m? b) Nhận xét: -Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được một số thập phân như thế nào với số thập phân đã cho? Cho VD? -Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi ta được một số thập phân như thế nào với số thập phân đã cho? Cho VD? -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét. HS tự chuyển đổi để nhận ra: 9dm = 90cm 9dm = 0,9m Nên: 0,9m = 0,90m Vậy: 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9 -HS tự nêu nhận xét và VD: +Bằng số thập phân đã cho. VD: 0.9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000 +Bằng số thập phân đã cho. VD: 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (40): HS hđ cá nhân. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách giải. -Cho HS làm vào vở. GV nhận xét. *Bài tập 2 (40): ( Thực hiện tương tự bài 1 ) Gv nhận xét tới tưùng HS. - Yêu câu HS nhắc lại 2 cách tìm số thập phân bằng nhau. *Bài tập 3 (40): (dành cho HS đã hoàn thành bài tập 1,2) -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. -Cho HS làm vào vở. -GV nhận xét từng nhóm HS. HS nêu. *Kết quả: a) 7,8 ; 64,9 ; 3,04 b)2001,3 ; 35,02 ; 100,01 *Kết quả: 5,612 ; 17,200 ; 480,590 24,500 ; 80,010 ; 14,678 *Lời giải: HS nêu -Bạn Lan và bạn Mỹ viết đúng vì: : -Bạn Hùng đã viết sai vì đã viết: ; . 3-Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại kiến thứuc đã học trong bài -GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. ________________________________________________ Tập đọc Tiết 15: Kì diệu rừng xanh (SGK-) I. Mục tiêu: 1- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng,cảm xúc ngưỡng mộ của rừng. 2- Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được câu hỏi 1,2,4; câu 3 dành cho HSKG) II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi đoạn 3 III.Các hoạt động dạy học: 1 Kiểm tra bài cũ: (4’) HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn Ba- la- lai ca trên sông Đà, trả lời các câu hỏi về bài đã đọc. -Nhận xét ghi điểm 2-Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: (1’) GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: (12’) -Mời 1 HS giỏi đọc. -Hướng dẫn HS chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc theo cặp trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: (12’) -Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: (HĐ cả lớp) +Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? - ý chính của đoạn 1 là gì? +) ý 1: Vẻ đẹp của những cây nấm. +Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? (HĐ nhóm 4) +Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?(HĐ cả lớp) +Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi ? Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc ? Dành cho HSKG. -ý chính của đoạn 2 là gì? +)Rút ý 2: Cảnh rừng đẹp, sống động đầy bất ngờ thú vị. (ghi bảng) -Nội dung chính của bài là gì? (HĐ nhóm 4) -GV chốt ý đúng, ghi bảng: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. -Cho 1-2 HS đọc lại. c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: (10’) -Mời 3 HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -Cho HS luyện đọc DC đoạn 3 trong nhóm. (Gv treo bảng phụ ghi đoạn 3) -Thi đọc diễn cảm. Gv nhận xét tổng kết , biểu dương những cá nhân đọc tốt -Đoạn 1: Từ đầu đến lúp xúp dưới chân. -Đoạn 2: Tiếp cho đến đưa mắt nhìn theo -Đoạn 3: Đoạn còn lại. -HS đọc theo cặp -1 HS đọc toàn bài HS nghe phát hiện giọng đọc -Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấmNhững liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong -Vẻ đẹp của những cây nấm. - HS nhắc lại. -Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành nhanh như tia chớp -Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ thú vị. -Vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn. -HS nêu: Cảnh rừng đẹp, sống động đầy bất ngờ thú vị. -HS nhắc lại. Thảo luận nhóm 4 : Đại diện nhóm trả lời câu hỏi: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. HS nhắc lại. (2-3 em) -HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. -HS luyện đọc diễn cảm. -HS thi đọc. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. _____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009 Toán Tiết 37: So sánh hai Số thập phân (41) I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về : -So sánh về 2 số thập phân; Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - HS là bài 1,2; HSKG làm cả bài tập 3 II.Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (3’) 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: (1’) 2.2-Hình thành kiến thức mới: (12’) a) Ví dụ 1: -GV nêu VD: So sánh 8,1m và 7,9m -GV hướng dẫn HS tự so sánh hai độ dài 8,1m và 7,9m bằng cách đổi ra dm sau đó so sánh dể rút ra: 8,1 > 7,9 * Nhận xét: -Khi so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau ta so sánh như thế nào? b) Ví dụ 2: ( Thực hiện tương tự phần a. Qua VD HS rút ra được nhận xét cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau ) c) Qui tắc: -Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm thế nào? -GV chốt lại ý đúng. -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. -HS so sánh: 8,1m và 7,9m Ta có thể viết: 8,1m = 81dm 7,9m = 79dm Ta có: 81dm > 79dm (81 >79 vì ở hàng chục có 8 > 7) Tức là: 8,1m > 7,9m Vậy: 8,1 > 7,9 (phần nguyên có 8 > 7) -HS rút ra nhận xét và nêu. -HS tự rút ra cách so sánh 2 số thập phân -HS đọc 2.2-Luyện tập: (20’) *Bài tập 1 (42): -Gọi 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. Gọi HS lên bảng làm. -Cho HS dưới lớp làm vào vở. GV chấm 1 số bài nhận xét. Gọi HS giải thích cách là. *Bài tập 2 (42): Làm việc cá nhân -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên chữa bài. -HS khác nhận xét. -GV nhận xét, cho điểm. *Bài tập 3 (42): Dành cho HS đã hoàn thành bài 1,2 ( HS thực hiện vào nháp. ) 3-Củng cố, dặn dò: (3’) GV nhận xét giờ học. HS xác định yêu cầu tìm cách làm. HS lên bảng là. *Kết quả: a) 48,97 < 51,02 b) 96,4 > 96,38 ; c) 0,7 > 0,65 HS nêu cách làm. HS làm việc cá nhân ; đổi vở kiểm tra cho nhau. *Kết quả: 6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01 *Kết quả: 0,4 > 0,321 > 0,32 > 0,197 > 0,187 ________________________________________________________________ Toán(T) Tiết 36+37: Luyện tập về số thập phân. I.Mục tiêu: - Củng cố về số thập phân bằng nhau. - Củng cố về so sành hai phân số. - HS làm tốt các bài tập về STP. II.Hoạt động dạy- học: A.Bài cũ: - Chữa bài tập 3(42). B.Bài mới: 1.GTB: 2.Luyện tập: Bài 1(48/VBTT).viết số thập phân dưới dạng gọn hơn. - GV chốt lại bỏ chữ số phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. Bài 2(48/VBTT).viết số thập phân có ba chữ số ở phần thập phân. - GV chốt lại viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. Bài 1(48/VBTT)/Dưới. So sánh hai số thập phân. - Giải thích vì sao có kết quả so sánh như vậy? Bài 3(49/VBTT).Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ lớn đến bé. - GV chấm bài chốt: + Muốn so sánh hai phân số ta làm như thế nào? Bài 115/toán nâng cao(18). Tìm số tự nhiên thay vào x sao cho phù hợp. - HS làm bài cá nhân. - 3 HS lên bảng. Lớp nhận xét. - Tiến hành tương tự như bài 1. - HS làm bài. - 2 HS lên bảng. - Nêu cách so sánh. - HS làm vở. 1 HS lên bảng. - Dành cho HS khá, giỏi. a. 4,7 < x < 5,3 b. 12,08 < x < 14,08 - GV đến từng bàn hướng dẫn kiểm tra HS làm bài. BDHSKG (Giáo an điện tử) 3.Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - Hệ thống kiến thức đã ôn. - chuẩn bị bài sau. __________________________________________________ Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009 Chính tả (nghe – viết) Tiết 8: kì diệu rừng xanh I/ Mục tiêu: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thứuc đoạn văn xuôi của bài Kì diệu rừng xanh ( từ nắng trưa đến cảnh mùa thu ) Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văm (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào chỗ trống (BT3) Giáo dục HS tính khoa học. II/ Đồ dùng daỵ học: Bảng phụ hoặc 2,3 nôi dung BT3. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ. (3’) Cho HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi iê, ia trong các thành ngữ , tục ngữ dưới đây và giải thích qui tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia: Sớm thăm tối viếng ; Trọng nghĩa khinh tài ; ở hiền gặp lành - Nhận xét ghi điểm 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: (1’)GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hướng dẫn HS nghe – viết:(20’) - GV Đọc bài. -Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: rọi xuống, gọn ghẽ, len lách, rừng khộp - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - HS theo dõi SGK. -Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ truyền cành nhanh như tia chớp - HS viết nháp. - HS viết bài. - HS soát bài. 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (10’) * Bài tập 2: (GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2) - Mời một HS nêu yêu cầu. - GV gợi ý, hướng dẫn. - GV cho HS làm bài theo nhóm 2. - Mời đại diện 1 số nhóm lên bảng viết nhanh các tiếng vừa tìm được và nhận xét cách đánh dấu thanh. - Cả lớp và GV nhận xét, biểu dương. * Bài tập 3: (Treo bảng phụ) - Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm theo nhóm 4 vào bảng nhóm. - Mời đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. *Bài tập 4: Cho HS làm bài cá nhân (Dành cho HS kha giỏi) HS đọc yêu cầu + L ... cách đọc diễn cảm. + GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. + 2 HS đọc mẫu câu, đoạn thơ. + Nhiều HS đọc diễn cảm bài thơ. + Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. + Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm . + HS thi đọc diễn thuộc lòng khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ. ____________________________________________ Tập làm văn Tiết 15: Luyện tập tả cảnh I/ Mục tiêu: Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phươnđủ ba phần: MB; TB; KB. Dựa vào dàn ý ( thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. II/ Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước. -Bút dạ, bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ:-Cho HS đọc lại đoạn văn tả cảnh sông nước. -GV nhận xét, cho điểm. 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: -GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. -GV: Trên cơ sở các em đã quan sát, các em sẽ đi lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương. Sau đó, các em sẽ học chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh. 2.2-Hướng dẫn HS luyện tập. *Bài tập 1: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV nhắc HS chú ý: +Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. +Nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh, -HS khác đọc thầm. -HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV. có thể tham khảo bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”; Nếu muốn xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian, tham khảo bài “Hoàng hôn trên sông Hương” -Cho HS làm vào nháp, một vài HS làm ra bảng phụ. -Một số HS trình bày, Cả lớp và GV nhận xét, sửa trên bảng phụ. *Bài tập 2: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV nhắc HS chú ý: + Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài - để viết một đoạn văn. + Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. + Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết. -Cho HS viết đoạn văn vào vở. -Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. -GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn -Cả lớp bình chọn người viết đoạn hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. -HS lập dàn ý theo HD của GV. -HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. -HS đọc yêu cầu. -HS lắng nghe. -HS viết đoạn văn vào vở. -HS đọc. -HS bình chọn. 3- Củng cố và dặn dò: GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để cô kiểm tra trong tiết TLV sau. Dặn HS chuẩn bị bài sau. ______________________________________________ Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009 Luyện từ và câu: Tiết 16: Luyện tập về từ nhiều nghĩa. I.Mục tiêu: - Phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. - Hiểu được nghĩa của từ nhiều nghĩa và mối liên quan giữa các từ nhiều nghĩa. - Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là tính từ. II.Đồ dùng dạy- học: - Phấn màu, VBT. III.Hoạt động dạy- học: A.Bài cũ:3’ - Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Đặt câu với từ chân để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển? B.Bài mới: 1.GTB:1’ 2.Luyện ttập:30’ Bài 1. - Yêu cầu HS độc yêu cầu. - GV chốt câu trả lời đúng. - Làm bài cá nhân vào VBT. - 3 HS trình bày miệng. HS khác + GV chốt lại cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa. Bài 2. - Yêu cầu HS độc yêu cầu. - GV nhận xét cách giải thích của HS sửa lại câu giải thích chưa chính xác. Bài 3. - GV yêu cầu HS đọc kỹ nghĩa của mỗi từ mà bài cho để đặt câu cho đúng nghĩa. VD: a.Cao. - Ngọn núi cao chót vót. - Năm nay học sinh lớp một của trường em cao vọt so với mọi năm. b. Nặng. - Chiếc thuyền chở nặng quá tải chỉ cần một đợt sóng to là nước có thể tràn vào. - Anh ấy phạm tội rất nặng đấy. c. Ngọt. - Cây mía này rất ngọt. - Giọng cô ngọt ngào và ấm áp. - Tiếng sáo diều về đêm nghe ngọt trong trẻo. - GV chấm bài, nhận xét. nhận xét, sửa chữa. - HS trao đổi nhóm đôi, hoàn thành bài tập cào VBT. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS làm bài vào vở. - HS lần lượt trình bày miệng bài của mình. 3.Củng cố- dặn dò:2’ - Hệ thống lại kiến thức đã học. - Nhận xét chung tiết học. Chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 40: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân I. Mục tiêu: Giúp HS ôn: - Biết viết bảng đơn vị đo đo độ dài dưới dạng số đo thập phân (trường hợp đoen gian). II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách so sánh số thập phân. 2.Bài mới: * Hướng dẫn HS ôn lại bảng đơn vị đo độ dài: km hm dam m dm cm mm * Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề: 2 đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10 lần. Ví dụ: 1km = 10 hm ... 1m = 10 dm 1m = 10mm Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị đo độ dài liền sau nó. Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười ( bằng 0,1) đơn vị đo độ dài liền trước nó. * Quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng. 1km = 1000m 1 m =100 cm 1m = 1000 mm 1m = 1 km = 0,001 km 1cm = 1 m = 0,01 m 3.Luyện tập: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a)1km=10hm 1m = 10dm 1km = 100dam 1m = 100cm 1km = 1000m 1m = 1000mm b) 1m= dam 1dm = m 1m = hm 1cm=m 1m = km 1mm = m Bài 2: Viết số đo độ dài dưới dạng số đo bằng km: 3km 562m = 3,562km 3km 45m = 3,045km 3km 5m = 3,005km 200m = 0,2 km 53m = 0 053km 30m5cm = 0,03005km 3m5cm = 0,00305km Bài 3:Viết các số đo độ dài dưới dạng số đo bằng m: 5,567km = 5567m 4,32km = 4320m 4,05km = 4050m 30dm = 3m 15dm = 1,5m 327cm = 3,27m 25cm = 0,25m 3cm = 0,03m Bài 4:(HSKG) Viết các số đo độ dài dưới dạng số đo bằng cm: 3,2dm = 32cm 3,23m = 323cm 5,6m = 560cm 20,34m = 2034cm 3,456m= 345,6cm 300mm = 30cm 34mm = 3,4cm 4mm = 0,4cm 4) Củng cố – Dặn dò: Nêu mối quan hệ của hai đơn vị đo độ dài liền nhau. -2HS trả lời -GV nhận xét Gọi 1 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé. 2 đơn vị đo độ dài liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần ? Cho ví dụ. 2 HS nhắc lại quy tắc. Cả lớp đọc quy tắc. 1 HS đặt câu hỏi, HS khác trả lời HS tự làm bài. 2 HS lên bảng làm bài.( Bảng phụ) Chữa bài, thống nhất kết quả. HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân. HS làm bài vào vởBT. 2 HS lên bảng làm bài. Chữa bài. HS làm bài vào vởBT. 1 HS chữa miệng Chữa bài. HS làm bài. Chữa bài- Thống nhất kết quả. 2 đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị đo độ dài liền sau nó. Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười ( bằng 0,1) đơn vị đo độ dài liền trước nó. _____________________________________________ Tập làm văn Tiết 16: Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài) I/ Mục tiêu: -Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài; mở bài trược tiếp, mở bài gián tiếp (BT1). -Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3) II/ Đồ dùng dạy học: -Vở BT III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ:-Cho HS đọc lại đoạn văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã viết lại. -GV nhận xét, cho điểm. 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2.2-Hướng dẫn HS luyện tập: *Bài tập 1 (83): -Cho 1 HS đọc nội dung bài tập 1. -Có mấy kiểu mở bài? đó là những kiểu mở bài nào? -Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách mở bài. *Bài tập 2 (84): -Cho 1 HS đọc nội dung bài tập 2. -Có mấy kiểu kết bài? đó là những kiểu kết bài nào? -Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét về hai cách kết bài. *Bài tập 3 (84): -Mời một HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS viết đoạn văn vào vở. -Mời một số HS đọc. -Cả lớp và GV nhận xét. -Có hai kiểu mở bài: +Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng được tả. +Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện. -Lời giải: a) Kiểu mở bài trực tiếp. Kiểu mở bài gián tiếp. -Có hai kiểu kết bài: +Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận thêm. +Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm. -Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quí, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường. -Khác nhau: +Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS. +Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quí con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp. -HS viết đoạn văn vào vở. -HS đọc. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về hoàn chỉnh đoạn văn. - Chuẩn bị bài sau. _________________________________________________________ Tiếng Việt Tiết 40: Luyện tập tả cảnh sông nước I – Mục tiêu : - Dựa trên kết quả quan sát và lập dàn ý HS biết chuyển 1 phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh , cảm xúc của người tả đã họctrong tuần 7 + 8. II- Các hoạt động dạy học : 1- Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ 2- Bài mới : a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học b) Hướng dẫn : Giáo viên nêu đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh sông nước . - Yêu cầu HS đọc đề bài và phần gợi ý đã học ở tuần 7 tiết 2 để viết bài. HS viết bài - Giáo viên theo dõi giúp đỡ HS yếu, khuyến khích HS khá giỏi làm bài cho tốt . 1 số học sinh đọc bài viết của mình. Học sinh khác đánh giá nhận xét. - Giáo viên chấm và nhận xét 3- Củng cố dặn dò :Nhấn mạnh nội dung -Đánh giá nhận xét. ____________________________________________________________________________ Toán Tiết 40: Ôn tập số thập phân I- Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : - So sánh 2 số thập phân với nhau. - áp dụng so sánh 2 số thập phân để làm các bài tập có liên quan. II- Chuẩn bị : - Vở BT Toán lớp 5 III- Hoạt động dạy học : 1- Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ 2- Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn luyện tập - Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 1,2,3,4 ( trang 48, 49 ) VBT Toán 5 - Giáo viên theo dõi và giúp đỡ HS yếu, trung bình . - Giáo viên hướng dẫn HS chữa từng bài , củng cố cho HS cách so sánh 2 số thập phân và cách sắp xếp các số thập phân; cách tìm thành phần chưa biết của phép tính . - Giáo viên chấm 1 số VBT; nhận xét . 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung vừa ôn tập. - Đánh giá nhận xét .
Tài liệu đính kèm: