Giáo án môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 1 - Phan Thị Vân

Giáo án môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 1 - Phan Thị Vân

Tập đọc- kể chuyện: CẬU BÉ THÔNG MINH

I/Mục tiêu:

A. Tập đọc:

 Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phấy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.

B. Kể chuyện:

1. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện.

2. Rèn kỹ năng nghe.

II/Kĩ năng sống cần đạt: Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề.

III. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện đọc SGK

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 1 - Phan Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
 Trường Tiểu học Lê Phong
 GIÁO ÁN
 Lớp: 3B
 Tuần 1
 Gi¸o viªn: Phan ThÞ V©n.
 Năm học 2012-2013
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 3B
Tuần 1: Từ ngày 20/8 đến 24/8/2012
Cách ngôn: Tiên học lễ, hậu học văn
Thứ
Tiết
Tên bài giảng
SÁNG
CHIỀU
Thứ hai
20/8
Chào cờ
Tập đọc
TĐ-KC
Toán
Câu bé thông minh
Câu bé thông minh
Đọc ,viết ,so sánh các số có ba chữ số
Thứ ba
21/8
Chính tả
Toán
Tập đọc
LuyệnT.Việt
Câu bé thông minh
Cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
Hai bàn tay em
Luyện đọc, viết Cậu bé thông minh.
Thứ tư
22/8
Toán
LT-C
Tập viết
NGLL
Luyện tập.
Ôn về từ chỉ sự vật so sánh
Chữ hoa A
Truyền thống nhà trường.
Thứ năm
23/8
Toán
Chính tả
Luyện Toán
Cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần
Chơi chuyền
Luyện đọc ,viết các số có 3 chữ số.
Thứ sáu
24/8
Toán
TLV
LuyệnT.Việt
SHL
Luyện tập.
Nói về Đội TNTP-Điền vào giấy tờ in sẵn
Ôn về từ chỉ sự vật so sánh
Sinh hoạt lớp tuần 1.
Thứ hai /20/8/2012
Tập đọc- kể chuyện: CẬU BÉ THÔNG MINH
I/Mục tiêu:
A. Tập đọc:
 Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phấy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
B. Kể chuyện:
1. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe.
II/Kĩ năng sống cần đạt: Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề.
III. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện đọc SGK
IV/Hoạt động dạy hoc:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ: Giới thiệu chương trình học
2/Bài mới: Giới thiệu chủ điểm Măng non
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Măng non
- GV giới thiệu bài- ghi bảng
*HĐ1: Luyện đọc:
a/ GV đọc mẫu 
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Đọc từng câu- Luyện đọc từ khó:
- Đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ SGK
- Đọc từng đoạn trong nhóm
*HĐ2: Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc lại toàn bài
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
+Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? 
+Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
*HĐ3:. Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 2- Hướng dẫn HS luyện đọc 
- GV nhận xét
* KỂ CHUYỂN:
1. Nêu nhiệm vụ: Dưạ vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện ?
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện
- Yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện
- GV nhận xét
*HĐnối tiếp:
+Câu chuyện này nói lên điều gì?
-Về nhà tiếp tục kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe .
- Chuẩn bị bài sau: “Hai bàn tay em”
- Nhận xét tiết học
HS theo dõi
HS quan sát tranh chủ điểm Măng non
*MT:Luyện đọc đúng, đọc rành mạch.
HS theo dõi
-HS nối nhau đọc từng câu , đọc từ khó: con dao, thật sắc, xẻ
-3 HS nối nhau đọc bài.
-1em đọc chú giải.
-HS luyện đọc theo nhóm 2
-3 Đọc trước lớp
 *MT:Trả lời được các câu hỏi SGK.
1 HS đọc lại bài
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời: 
-Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
-Vì gà trống không đẻ trứng được
- Đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi, trả lời 
Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí “ bố đẻ em bé” từ đó vua phải thừa nhận lệnh của mình là vô lí.
.- Đọc thầm đoạn 3, trả lời:
-Rèn con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Yêu cầu việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua
*MT: Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phấy và giữa các cụm từ.
HS theo dõi và luyện đọc theo nhóm 2.
-2HS đọc trước lớp.
-HS nghe.
HS luyện kể trong nhóm
HS nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện
- Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé
Thứ hai /20/8/2012
Toán: ĐỌC ,VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I/Mục tiêu: - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II/Đồ dùng dạy học : -Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
 III/Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ: Giới thiệu nội dung chương trình
2/Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1:
*Bài 1/3 SGK : Viết theo mẫu.
- GV làm mẫu dãy đầu .
-Gọi HS lên bảng làm tiếp
- GV nhận xét - bổ sung
*Bài 2/3 SGK:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét
+ Tại sao trong dãy a lại điền 312 vào sau 311?
- GV nhận xét 
+Tại sao trong dãy b lại điền 398 vào sau 399?
GV nhận xét 
*HĐ2: 
*Bài 3/3 SGK: 
-Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cấu HS làm bài. 
- GV nhận xét , sửa sai .
 Hỏi : Tại sao điền được 303 < 330 ?
GV nhận xét
*Bài 4/3 /SGK 
- Gọi HS đọc đề bài và dãy số .
-Yêu cầu HS tự làm bài .
- GV nhận xét
*HĐ3: Củng cố dặn dò
- Chuẩn bị bài sau: “ Cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ)
- Nhận xét tiết học
MT: Củng cố cách đọc, viết các số có ba chữ số
HS đọc nội dung phần bài tập 
HS đọc : Viết (theo mẫu )
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS nhận xét .
*Viết số thích hợp vào ô trống .
1 HS lên bảng làm bài- Lớp làm b/c
- HS trả lời .
HS khá, giỏi trả lời .
*MT:Biết cách so sánh các số có ba chữ số 
- HS thảo luận nhóm làm bài
- Trình bày
HS khá, giỏi trả lời
*HS viết được các số có 3 chữ số
2 HS nêu yêu cầu
2 HS trả lời
 Thứ ba /21 / 8 / 2012
Toán: CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ) 
I/Mục tiêu: 
- Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
II/Đồ dùng dạy học : 
-Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
 III/Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ: 
-Bài 2,3 SGK/3
2/Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1: 
*Bài 1/4 SGK : (Nêu miệng)
-Gọi HS đọc nội dung phần bài tập .
- GV làm mẫu cột a .
-Gọi HS nối nhau trả lời bài ( cột c)
Còn lại dành HS khá giỏi
- GV nhận xét - bổ sung
*Bài 2/4 SGK:(Bảng lớp, BC)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét
*HĐ2: 
*Bài 3/4 SGK:( nhóm 4. )
- Gọi HS đọc đề bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích đề
- Yêu cấu HS làm bài theo nhóm 4. 
- GV nhận xét , tuyên dương.
 *Bài 4/3 /SGK : (Bảng, vở)
- Gọi HS đọc đề bài toán
- GV hướng dẫn tìm hiểu đề và tóm tắt bài toán
-Yêu cầu HS tự làm bài .
- GV chấm bài- nhận xét
*HĐ nối tiếp:
- Về nhà xem lại bài 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”
2 HS lên bảng làm bài
*MT:Ôn tập về cộng, trừ các số có ba chữ số
2HS đọc 
HS theo dõi
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS nhận xét .
2 HS nêu yêu cầu .
1 HS lên bảng làm bài- Lớp làm b/c
*MT:Ôn tập giải toán về nhiều hơn, ít hơn 
2 HS đọc đề toán
HS thảo luận nhóm làm bài
- Trình bày
2 HS nêu đề toán
HS làm bài vào vở- 1 HS lên bảng làm bài
 Thứ ba /21 / 8 / 2012
Chính tả: (Nghe viết) CẬU BÉ THÔNG MINH
I/Mục tiêu:- Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài.- Làm đúng bài tập 2,3
II/Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ viết bài tập 2, 3/6
III Hoạt động dạy hoc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Tìm hiểu nội dung bài viết
- GV đọc đoạn viết
+Đoạn văn cho ta biết chuyện gì?
+Cậu bé nói như thế nào?
+Cuối cùng nhà vua xử lí ra sao?
b/ Hướng dẫn cách trình bày:
+Đoạn văn có mấy câu?
+Trong đoạn văn có lời nói của ai?
+Lời nói của nhân vật được viết như thế nào?
c/ Hướng dẫn viết từ khó: 
- Y/C HS nêu các từ khó: sứ giả, kim khâu, xẻ thịt
d/ Viết chính tả:
- GV đọc bài ,HS viết bài vào vở
--GV đọc lại cho HS soát lỗi.
e/ Chấm chữa bài
- GV thu bài chấm - Nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2b: Phân biệt an / ang (Nhóm đôi)
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét- tuyên dương
*Bài 3: Ôn lại 10 chữ cái (Bảng, vở)
- Yêu cầu HS làm bài
+ GV nhận xét
*HĐnối tiếp:-Về nhà viết lại bài
- Chuẩn bị bài “ Chơi chuyền”
- Nhận xét tiết học
HS đem dụng cụ kiểm tra
*MT:Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả
2HS đọc lại 
nhà vua thử tài cậu bé bằng cách làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
- Xin ông về tâu Đức Vua rèn chiếc kim này thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
-Vua trọng thưởng và gửi vào trường để luyện thành tài.
Đoạn văn có 3 câu
lời nói của cậu bé
..sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
HS nêu từ khó- Luyện viết b/c, bảng lớp
HS viết bài vào vở
HS đổi vở chấm bài bằng bút chì
*MT: Làm đúng BT 2b, 3
2 HS nêu yêu cầu
HS thảo luận nhóm làm bài - 2 HS lên bảng làm bài
HS nêu yêu cầu
HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài
 Thứ ba /21 / 8 / 2012
Tập đọc: HAI BÀN TAY EM
I/Mục tiêu:
- Đọc đúng , rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ và giữa các dòng thơ.
- Hiểu nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu.
- Học thuộc 2,3 khổ thơ trong bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ: Đọc bài “Cậu bé thông minh” và trả lời câu hỏi
2/Bài mới:
- GV giới thiệu bài- ghi bảng
*HĐ1: Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm bài thơ
b/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ- đọc từ khó
-Đọc từng khổ thơ trước lớp- giải nghĩa từ
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
*HĐ2: Tìm hiểu bài:
+Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
+Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
+Em thích khổ thơ nào? Vì sao?
*GDMT: Em cần làm gì để bảo vệ đôi bàn tay của mình?
*HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc lại bài thơ
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng 2,3 khổ thơ
- GV nhận xét – tuyên dương
*HĐ4: Củng cố dặn dò:
* Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé?
- Chuẩn bị bài “ Ai có lỗi”
2 HS 
*MT:Luyện đọc đúng, đọc rành mạch
HS theo dõi
HS nối nhau đọc, mỗi em đọc 2 dòng thơ
HS đọc từ khó: ngón xinh, chải tóc,..
HS nối nhau đọc 5 khổ thơ
-HS đọc chú giải.
HS luyện đọc nhóm 2
Vài cặp đọc bài trước lớp.
*Hiểu nội dng và trả lời được câu hỏi 
HS đọc thầm khổ thơ 1và TLCH
với nụ hoa hồng, những ngón tay xinh như những đoá hoa.
HS đọc thầm các khổ thơ còn lại
+Buổi tối, hai hoa ngủ cùng bé.
Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc.
Khi bé học, bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy.
Khi có một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay.
HS thảo luận nhóm đôi- trả lời
HS trả lời.
*Học thuộc 2,3 khổ thơ trong bài thơ.
HS theo dõi.
HS học thuộc lòng từng khổ thơ
HS đọc thuộc lòng 2,3 khổ thơ
HS khá, giỏi đọc thuộc lòng cả bài thơ
Hai bàn tay của bé rất đẹp, có ích v ... êu qui trình viết chữ hoa A,V,D
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
+ GV đính các chữ mẫu- Yêu cầu HS nhắc lại qui trình viết đã học ở lớp 2.
- GV viết mẫu- vừa viết vừa nêu lại qui trình viết.
b/Viết bảng:
- Cho HS viết chữ hoa A,V,D vào b/c
HĐ2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
a/ Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng
+Vừ A Dính là tên của một thiếu niên người dân tộc HMông, người đã anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng.
b/Quan sát và nhận xét
+Từ ứng dụng gồm mấy chữ? Là những chữ nào?
+Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
+Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
*HĐ3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
 Giới thiệu câu ứng dụng
+Em hiểu câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
+Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
+Viết mẫu HD viết
*HĐ4: Hướng dẫn viết bài vào vở:
- Yêu cầu HS viết bài vào vở tập viết.
-GV chấm bài –nhận xét-Tuyên dương
* HĐ nối tiếp:
- Về nhà luyện viết bài ở nhà
- Nhận xét tiết học
2 HS cùng bàn tự kiểm tra nhau.
*Viết đúng chữ hoa A
Có chữ hoa: A,V,D
HS quan sát chữ mẫu và nhắc lại qui trình viết
HS quan sát
HS viết bảng lớp, lớp viết b/con
*Viết đúng tên riêng Vừ A Dính
2 HS đọc từ ứng dụng
HS lắng nghe
Cụm từ có 3 chữ: Vừ, A, Dính
Chữ A,D,V, h cao 2 li rưỡi , các chữ còn lại có chiều cao 1 li.
Bằng 1 con chữ O
1 HS viết bảng, lớp viết bảng con
*Viết đúng câu ứng dụng
2 HS đọc câu ứng dụng
 Anh chị em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
HS nhận xét độ cao của các con chữ
 HS viết bảng, lớp viết bảng con.
*Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường
HS viết bài vào vở
- HS (K,G) viết đúng và đủ các dòng trong VTV
 Thứ năm 23/8/2012 
 Chính tả: (Nghe viết) CHƠI CHUYỀN 
I/Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng bài chính tả “ Chơi chuyền”; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống ( BT2) . Làm đúng BT3
II/Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ viết bài tập 2, 3/10
III Hoạt động dạy hoc
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Bài cũ:, rèn luyện, siêng năng
2/ Bài mới:GT ghi đề
*HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Tìm hiểu nội dung bài viết
- GV đọc bài thơ
+Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
+ Khổ thơ 2 nói điều gì?
b/ Hướng dẫn cách trình bày:
+Bài thơ có mấy dòng thơ? 
+Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?
+Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong dấu ngoặc kép? Vì sao?
+Khi viết bài thơ này để cho đẹp ta nên viết lùi vào mấy ô?
c/ Hướng dẫn viết từ khó: 
- Y/C HS nêu các từ khó: chuyền, dẻo dai
d/ Viết chính tả:
- GV đọc bài HS viết bài vào vở
e/ Chấm chữa bài
- GV thu 1/3 số bài chấm - Nhận xét
*HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2: Bảng,vở
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét
- *Bài 3b: Nhóm đôi
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
- GV nhận xét
*HĐ nối tiếp: -Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài “ Ai có lỗi”
2 HS viết BC
*Nghe và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
2HS đọc lại 
- Khổ thơ 1 cho biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói.
- Khổ thơ 2 ý nói chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để sau này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
Bài thơ có 18 dòng thơ. 
Mỗi dòng thơ có 3 chữ
Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa . 
HSTL- Vì đây là câu nói của các bạn khi chơi trò chơi này.
-Ta nên viết lùi vào 4 ô để bài thơ ở giữa trang giấy cho đẹp.
HS nêu từ khó- Luyện viết b/c, bảng lớp
HS viết bài vào vở
HS đổi vở chấm bài bằng bút chì
*Giúp HS phân biệt ao / oao
2 HS nêu yêu cầu
HS làm bài vào vở- 1 HS lên bảng làm bài
- ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán
*GiúpHS phân biệt an/ang
HS nêu yêu cầu
HS làm thảo luận nhóm đôi-Trình bày
Lời giải: lành - nổi - liềm
 ngang - hạn - đàn
 Thứ năm 23/8/2012 
Luyện tập toán : ĐỌC , VIẾT CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/Mục tiêu: Biết cách đọc,viết,so sánh các số có 3 chữ số.
II/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
*Hoạt động 1:
Bài 1:Đọc số,
-Gọi HS yếu đọc các số sau :
a. 701 ,132, 910 , 819.
b. 346,502,472,105.800
Nhận xét, sửa sai
Hoạt đông 2: 
Bài 2:Đặt tính rồi tính.
254+315 786-362 567+401
-Nhận xét,
*Hoạt động3 : 
Bài 3:Điền dấu: >;<;=
a. 324342 b. 40+3271
 315324 85-2560
 764763 10+91100
-Nhận xét, sửa sai.
Bài 4:Khối lớp Ba có 156 học sinh, khối lớp Hai có nhiều hơn khối lớp Ba 23 học sinh.Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh?
-Gọi HS đọc đề.
-Chấm bài, nhận xét.
*Hoạt động 4: Nhận xét tiết học.
*Biết đọc số và viết số.
Vài HS đọc
Nhận xét
*Củng cố cách đặt tính và tính.
-Lần lượt từng HS làm bảng, lớp vở.
*Biết so sánh để diền đúng dấu.
-Lần lượt 2HS lên bảng,lớp làm bảng con..
Nhận xét.
-HS đọc đề, phân tích đề.
-1em lên bảng giải, lớp làm vở.
 Thứ sáu /24/8/2012
Toán: LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
II/Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ: 
-Bài 3bSGK/5
2/Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1: HD làm BT
-Làm việc cá nhân
- GV nhận xét - sửa sai
*Bài 2/6 SGK: Bảng lớp, BC
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Làm việc cá nhân
 GV nhận xét- sửa sai
*Bài 3/6: Bảng,vở
-Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chấm bài- nhận xét 
*Bài 4/6 SGK: Nêu miệng
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét
*HĐ nối tiếp:
- Về nhà xem lại bài 
- Chuẩn bị bài sau: “ Trừ các số có ba chữ số 
( có nhớ một lần”)
- Nhận xét tiết học
1HS lên bảng làm bài
*HS làm được cộng trừ các số có ba chữ số.
HS nêu yêu cầu bài tập .
HS làm bài BC,bảng lớp
*HS biết đặt tính và làm được cộng trừ các số có ba chữ số.
 HS nêu yêu cầu bài tập 
 HS lên bảng làm bài- Lớp làm bảng con
*Ôn tập giải toán có lời văn
HS nêu yêu cầu bài tập .
Thảo luận nêu đề toán qua tóm tắt
 HS lên bảng làm bài 
 - Lớp làm vở
*Ôn cộng trừ nhẩm các số tròn trăm tròn chục.
HS nối tiếp nêu miệng kết quả
Thứ sáu /24/8/2012
\Tập làm văn: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/Mục tiêu:- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II/Đồ dùng dạy học:- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách- Vở bài tập
III/Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
*Bài 1: -Làm việc nhóm
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-Giao việc,
C) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
-GV nhận xét, kết luận:
-Từ khi ra đời Đội có 4 lần đổi tên:
Đội nhi đồng cứu quốc 15-5-1941
Đội Thiếu niên Tháng Tám 15-5-1951
Đội TNTP 2-1956
Đội TNTP Hồ Chí Minh 30-1-1970
* Bài 2: Làm vở BT
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và điền các nội dung thích hợp vào đơn.
GV nhận xét bổ sung
+ Phần đầu của đơn gồm những nội dung gì?
+ Phần thứ hai của đơn gồm những nội dung gì?
+Phần cuối của đơn gồm những nội dung gì?
 * HĐ nối tiếp:
-Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về đội TNTPHCM, nhớ và viết lại được đơn xin cấp thẻ mượn sách .
 - Nhận xét tiết học
HS mang sách vở để GV kiểm tra
*Trình bày thông tin về đội TNTPHCM
HS nêu yêu cầu.
HS thảo luận nhóm 2
 - HS trình bày
-Đội được thành lập ngày 15/5/1941,tại pắc Bó, Cao Bằng .
-Những đội viên đầu tiên của đội là :Anh Nông Văn Dền , Nông Văn Thàn,Chị Lý Thị Mì, Anh Lý Văn Tịnh , Chị Lý Thị Xậu.
-Đội TNTP Hồ Chí Minh 30-1-1970
*Điền vào mẫu đơn in sẵn.
2 HS nêu yêu cầu
HS làm bài vào vở bài tập 
 2 HS đọc đơn của mình .
-Quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm, Tên đơn, địa chỉ nhận đơn.
-Họ tên, ngày sinh, địa chỉ người viết, nguyện vọng lời hứa của người viết đơn.
- Người viết đơn kí tên và ghi rõ họ tên
Thứ sáu /24/8/2012
Luyện tiếng việt: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT SO SÁNH
I/Mục tiêu:
-Tìm được những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh trong câu văn, câu thơ.
-Nêu được hình ảnh so sánh mình thích.
II/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hoạt động 1:
1/Tìm từ chỉ sự vật được nêu trong đoạn thơ sau:
Hai bàn tay của em
Em múa cho mẹ xem 
Hai bàn tay của em
Như hai con bướm xinh xinh .
-Tổ chức cho HS trao đổi nhóm,
-Nhận xét, chốt ý.
* Hoạt động 2: 
 *Tìm từ chỉ sự vật được so sánh trong câu sau :
Trẻ em như búp trên cành 
Biết ăn , ngủ , biết học hành là ngoan .
Cô giáo như mẹ hiền .
Mắt cậu bé Đôn sáng như sao.
Mặt trời đỏ lựng như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn.
*Hoạt động 3: Điền vần ao hoặc oao
 Buổi sớm,góc rừng ríu ran tiếng hót của sơn ca, chmào, s, quạ. Rồi tiếng hú của chú vượn có cánh tay dài nguều ng.Dưới đất, gà gáy, mèo rừng kêu “ngng.”.
-Gọi HS nêu yêu cầu.
Cho HS làm bài vào vở.
*Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học.
*Biết từ ngữ chỉ sự .
HS trao đổi cặp nêu kết quả: hai bàn tay, em,mẹ, hai con bướm
*Biết từ ngữ chỉ sự vật được so sánh.
HS tự suy nghĩ, nêu kết quả: 
Trẻ em được so sánh với búp trên cành
Cô giáo được so sánh với mẹ hiền
Mắt cậu bé Đôn được so sánh với sao.
Mặt trời được so sánh với quả cầu lửa khổng lồ.
*Điền đúng vần vào chỗ trống.
HS nêu yêu cầu.
1HS làm bảng, lớp vở.
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
I .Mục tiêu:
 - Nhận xét đánh giá về việc ổn định tổ chức, nề nếp học tập của HS trong tuần 1
 - Phổ biến công việc tuần 2
II. Các bước sinh hoạt.
 Bước 1: ổn định tổ chức
 Hát tập thể
 Bước 2: Nhận xét đánh giá tuần 1
 -Ưu điểm: Nề nếp lớp tốt.
 Hoàn thành chương trình tuần 1
 HS đi học đều , đúng giờ.
 Đa số HS có đầy đủ dụng cụ , sách vở học tập.
 HS có học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
-Tồn tại :
1.Về nề nếp: Vệ sinh khu vực đảm bảo nhưng vẫn còn một số em chưa tự giác: Huy, Quốc, Sương.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, cửa kính có lau chùi thường xuyên, sạch sẽ.
 Xếp hàng ra vào lớp đảm bảo.
2.Về học tập:Một số em còn thiếu sách vổ, đồ dùng như Thị , Cảnh, Đạt còn thiếu BC; Quốc, Khoa ,Yên quên mang vở Tập viết; Vinh chưa bao các loại vở.
 Một số em chữ viết cẩu thả: Duyên, Bỏa, Vương. 
 Một số em viết bài còn mắc nhiều lỗi chính tả: Cảnh, Bảo, Khoa.
 Một số em chưa chú tâm trong giờ học, còn làm việc riêng , nói chuyện trong giờ học.(Quốc, Vinh, Khoa, Đạt)
 Bước 3: Phổ biến công việc tuần 2
 Duy trì sĩ số . Đi học đúng giờ
 Bổ sung sách vổ, đồ dùng còn thiếu.
 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở trước khi đi học.
 Ăn mặc sạch sẽ trước khi đến lớp.
 Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_1_phan_thi_van.doc