Giáo án môn Tự nhiên và xã hội bài dạy: Họ nội, họ ngoại

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội bài dạy: Họ nội, họ ngoại

Bài dạy: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI.

I/ Mục tiêu: Giúp hs:

- Biết và giải thích được thế nào là họ nội, họ ngoại.

- Giới thiệu đúng những người thuộc họ nội và họ ngoại của mình.

- Có tình cảm yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích, không phân biệt họ nội cũng như bên ngoại.

II/ Chuẩn bị:

GV: Phiếu học tập.

 Một số miếng ghép ghi lại các quan hệ họ hàng khác nhau.

HS: ảnh của họ hàng của mình.

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên và xã hội bài dạy: Họ nội, họ ngoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn tự nhiên và xã hội.
 Ngày soạn: 8/ 11/ 2005
 Ngày dạy :9/ 11/ 2005
Bài dạy: Họ nội, họ ngoại.
I/ Mục tiêu: Giúp hs: 
- Biết và giải thích được thế nào là họ nội, họ ngoại.
- Giới thiệu đúng những người thuộc họ nội và họ ngoại của mình.
- Có tình cảm yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích, không phân biệt họ nội cũng như bên ngoại.
II/ Chuẩn bị:
GV: Phiếu học tập.
 Một số miếng ghép ghi lại các quan hệ họ hàng khác nhau.
HS: ảnh của họ hàng của mình.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Hôm trước chúng ta học bài gì ? (Các thế hệ trong một gia đình)
Gọi hs lên bảng trả lời:
- HS 1: Theo em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ? 
( 1 thế hệ, hai thế hệ, ba thế hệ, nhiều thế hệ ).
- Thế gia đình có bố mẹ và con cái cùng chung sống là gia đình mấy thế hệ? ( 2 thế hệ).
- Em hãy cho cô và cả lớp mình biết gia đình em có có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm những ai, thế hệ thứ hai gồm những ai?..
- HS 2: Em hãy cho cô biết gia đình 3 thế hệ gồm những ai cùng chung sống?
( ông bà, cha mẹ, con cái ).
- Gia đình em có mấy thế hệ? Thế hế thứ nhất gồm những ai? Thế hệ thứ hai gồm những ai?
- HS gv nhận xét.
- GV đánh giá.
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài:- GV yêu cầu hs trả lời:
- Em hãy kể tên mọt số người họ hàng của em cho cả lớp nghe – 3 hs kể.
GV giới thiệu: Như vậy mỗi bạn lớp mìmh cũng sẽ có các bác, cô, dì, chúlà họ hàng của mình. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ này và giúp các em xưng hô cho đúng, tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu bài: Họ nội, họ ngoại.
* Hoạt động : Tìm hiểu họ nội, họ ngoại
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV đính 4 câu hỏi lên bảng ( Câu hỏi đã chuẩn bị trên giấy ).
- Yêu cầu hs quan sát hình 1 trang 40 và trả lời các câu hỏi.
Bước 2 : Làm việc cả lớp: - GV treo tranh lên bảng .
- Yêu cầu 2 em lên bảng chỉ vào hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- Các hs khác nhận xét bổ sung chốt lại câu trả lời đúng:
1/ Hương đã cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại, mẹ bác ruột của Hương.
2/ Quang đã cho các bạn xem ảnh của ông bà nội, bố và cô ruột của Quang.
3/ Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra mẹ của Hương và bác ruột Hương.
4/ Ông bà nội của Quang đã sinh ra bố Quang và cô ruột của Quang.
GV hỏi: 
+ Cả 4 bạn có chung ông bà nhưng vì sao Hồng và Hương phải gọi là ông bà ngoại? Quang và Thuỷ phải gọi là ông bà nội?
( Vì mẹ hai bạn Hồng và Hương là con gái của ông bà, còn bố của Quang và Thuỷ là con trai của ông bà).
+ Như vậy ông bà nội, bố Quang, Thuỷ được gọi là họ gì? ( họ nội ).
+ Ông bà ngoại, mẹ, Hồng, Hương là họ gì ( họ ngoại )
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai: ( ông bà nội, bố, chú, bác cô).
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai? ( ông bà ngoại, mẹ, dì cậu ).
 GV kết luận: ( Sgk ).
* Hoạt động 2 : Kể về họ nội họ ngoại.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh của họ hàng mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn, những hs không có ảnh thì kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại của mình.
- Tiếp theo các em nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bồ và của mẹ, cùng với các con của họ, theo phong tục địa phương.
- GV đi đến các tổ giúp đỡ nhóm yếu.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Từng nhóm treo tranh của nhóm mình lên bảng. Một vài hs lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng thân thích của mình và nói rõ cách xưng hô của mình.
GV giúp hs hiểu: Mỗi người, ngoài bố, mẹ, anh, chị em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.
Vậy đối với những người họ hàng của mình các em cần phải có thái độ và tình cảm như thế nào chúng ta sang phần tiếp theo.
Hoạt động 3: Thái độ, tình cảm với họ hàng nội ngoại.’
- GV phát phiếu bài tập, yêu cầu hs tự làm bài.
- GV yêu cầu 1 hs lên bảng điền vào bảng phụ ( ghi phiếu bài tập).
- Cả lớp và gv nhận xét các câu trả lời, đưa ra đáp án đúng.
+ GV kết luận: Ông bà nội, ngoại và các cô, dì, chú, bác , cùng các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm giúp đỡ.
- Yêu cầu hs tự liên hệ:
- Em hãy kể về những hành vi, cách ứng xử của mình đối với người họ hàng của mình.
3/ Củng cố :
- Gọi một em đọc lại mục bạn cần biết sgk.
- Cho hs chơi trò chơi: Ai hô đúng.
- GV phổ biến luật chơi:
+ GV gắn lên bảng lần lượt các miếng ghép ghi lại các quan hệ họ hàng khác nhau. Nhiệm vụ của hs là phải đưa ra cách xưng hô cho đúng cho các quan hệ đó và nói xem người đó thuộc họ bên nào.
+ Mỗi hs đoán đúng sẽ được thưởng một tràng vỗ tay. Nếu trả lời sai thì phải nhường câu trả lời cho các bạn.
- Nội dung các từ gv ghi vào phiếu.
- Nhận xét tiết học.
Giáo án môn Toán.
 Ngày soạn : 8/ 11/ 2005.
 Ngày dạy : 9/ 9 / 11/ 2005.
 Bài dạy : Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: Giúp hs củng cố về:
- Nhân, chia trọng phạm vi bảng tính đã học.
- Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Giải toán dạng : Gấp một số lên nhiều lần, và tím một trong các phần bằng nhau của một số.
II/ Chuẩn bị: 
GV viết sẵn các phép tính của bài tập 1 lên bảng .
III/ Các hoạt động trên lớp.
a/ Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 4 em lên bảng viết số đo chiều cao của mình ( Tuyết, Thi, Tuấn, Quyê ).
- Yêu cầu cả lớp nhận xét cách viết của các bạn. So sánh chiều cao của 4 bạn, ai cao nhất ai thấp nhất.
- GV nhận xét ghi điểm.
b/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Để củng cố một số kiến thức các em đã học, tiết toán hôm nay các em học bài: Luyện tập chung.
2/ Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài tập 1 : HS đọc đề bài : Tính nhẩm.
- GV viết sẵn các phép tính trên bảng, chỉ định hs nêu kết quả- gv viết lên bảng, yêu cầu cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp các phép tính trên một lượt.
+ GV củng cố: Muốn thực hịên được bài tập này các em thuộc các bảng nhân và chia đã học.
Bài tập 2 : HS đọc đề bài: Tính.
- GV viết phép tính: 15 lên bảng và nói: Đây là phép nhân số có hai chữ số với số có 
 x 7
một chữ số các em đã được học.
- Yêu cầu hs nêu cách tính: ( khi tính ta lấy7 lần lượt với từng chữ số của thừa số 15, kể từ phải sang trái).
- Yêu cầu 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm bảng con.
- Yêu cầu hs nhận xét nêu lại cách tính.
- Làm bài tiếp theo: 30 x 6.
1b/ GV viết phép chia lên bảng
- Yêu cầu hs nêu cách chia: ( ta bắt đầu chia hàng chục của số bị chia sau đó đến số chia ).
- HS làm bảng con bài 1b.
* GV củng cố: Muốn thực hiện được bài tập này các em cần nắm vững cách nhân số có hai chữ số và số có một chữ số, có nhớ. Nắm được cách chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
Bài 3 : HS đọc đề bài: số.
- GV viết 4m 4 dm = .dm.
- Gọi hs nêu cách làm ( đổi 4m bằng 40 dm, 40 dm cộng 4 dm = 44 dm. 
Vậy 4m 4 dm= 44 dm.
- Tương tự hs làm các bài còn lại.
- Gọi 3 em lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của hs.
- hS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra.
Bài 1: HS đọc đề bài.
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? ( Tổ Một trồng được 25 cây, tổ Hai trồng được gấp 3 lần tổ Một ).
- GV hỏi: Số cây tổ Một 1 phần, số cây tổ hai sẽ là mấy phần: ( 3 phần )
- GV vẽ lên bảng:
 Tổ Một:  ______
 Tổ Hai : _________________
+ Bài toán hỏi gì? ( Tổ hai trồng được mấy cây )/
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? ( gấp một số lên nhiều lần ).
+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? ( ta lấy số đó nhân với số lần ).
- Yêu cầu 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- Hai em ngồi cạnh đổi chéo vở kiểm tra.
Bài tập 5: HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu hs đo độ dài đoạn thẳng AB , sau đó trả lời, gv viết lên bảng.
AB = 12 cm.
- HS đọc yêu cầu của bài 5 b, gv hỏi:
+ Độ dài đoạn thẳng CD như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AB?
( Độ dài đoạn thẳng CD = 1/4 độ dài đoạn thẳng AB ).
- Vậy muốn vẽ được độ dài đoạn thẳng CD trước tiên ta phải làm gì?
( Tính độ dài đoạn thẳng CD).
+ Một em hãy tính độ dài đoạn thẳng CD ? ( 12 : 4 = 3 ( cm ) ).
+ Vì sao em lại làm phép tính chia khi tìm độ dài đoạn CD ? 
( Vì CD = 1/4 AB. Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần).
- HS làm bài 1b vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
* Nhận xét tiết học.  

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an thao giang.doc