Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 2: Bộ xương

Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 2: Bộ xương

I. MỤC TIÊU:

 Sau bài học, HS có thể:

 - - Biết được đặt điểm và vai trò của bộ xương.

 - Biết cách và có ý thức bảo vệ bộ xương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh vẽ bộ xương. Phiếu học tập, hai bộ xương cơ thể đã được cắt rời (có gắn nam châm phía sau)

 - Sách giáo khoa, vở bài tập TN - XH

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 1.Bài cũ:

 - Dưới lớp da có gì ?

 - Nhờ đâu mà cơ thể cử động được ?

 - Cơ và xương được gọi là gì ?

 2.Bài mới :

 

doc 4 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 2: Bộ xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 Tự nhiên và xã hội 
BỘ XƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS có thể:
 - Nhận biết vị trí và tên gọi một số xương và khớp xương của cơ thể:x­¬ng ®Çu, x­¬ng mỈt, x­¬ng s­ên, x­¬ng sèng, x­¬ng tay, x­¬ng ch©n
 - Biết được đặt điểm và vai trò của bộ xương.
 - Biết cách và có ý thức bảo vệ bộ xương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh vẽ bộ xương. Phiếu học tập, hai bộ xương cơ thể đã được cắt rời (có gắn nam châm phía sau)
 - Sách giáo khoa, vở bài tập TN - XH
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1.Bài cũ: 
 - Dưới lớp da có gì ?
 - Nhờ đâu mà cơ thể cử động được ?
 - Cơ và xương được gọi là gì ?
 2.Bài mới :
 Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học bài “Bộ xương”
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
Giới thiệu một số xương và khớp xương của cơ thể
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương người (SGK) và chỉ vị trí, nói tên một số xương.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV đưa ra mô hình xương.
- GV yêu cầu một số HS lên bảng: GV nói tên một số xương: xương đầu, xương sống, . . 
- GV chỉ mốt số xương trên mô hình.
Bước 3: 
- Yêu cầu: Quan sát, nhận xét các xương trên mô hình và so sánh với các xương tren cơ thể mình, chỗ nào hoặc vị trí nào xương có thể gập, duỗi hoặc quay được.
* Kết luận: Các vị trí như bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân . . .ta có thể gập, duỗi hoặc quay được, người ta gọi là khớp xương.
- GV chỉ vị trí một số khớp xương.
Đặc điểm và vai trò của bộ xương
Bước 1: HS thảo luận cặp đôi các câu hỏi
- Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
- GV nói: các xương có hình dạng và kích thước khác nhau do mỗi loại xương giữ vai trò riêng.
- Hộp sọ có hình dãng và kích thước như thế nào? Nó bảo vệ cơ quan nào?
- Xương sườn?
- Xương sườn cùng xương sống và xương ức (chỉ trên mô hình) tạo thành lồng ngực để bảo vệ những cơ quan nào?
- Thử hình dung xem nếu cơ thể thiếu xương tay thì chúng ta gặp khó khăn gì?
- Nêu vai trò của xương chân?
- Nêu vai trò của khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.
Bước 2: Kết luận: bộ xương gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với hình dạng và kích thước khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng. Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được
Giữ gìn, bảo vệ bô xương: 
Bước 1: HS làm phiếu học tập cá nhân
- GV cùng HS chữa phiếu học tập.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Để bảo vệ và giúp xương phát triển tốt chúng ta cần làm gì?
- Chúng ta cần tránh những việc làm nào có ảnh hưởng đến bộ xương?
- Đều gì sẽ xãy ra nếu chúng ta ngồi, đi, đứng không đúng tư thế và mang, vác, xaxh1 các vật nặng?
- Cho HS quan sát 2 tranh trong SGK.
- GV chốt lại các câu trả lời của HS và liên hệ thực tế nhà trường, lớp học của mình cho phù hợp
- HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn.
- HS chỉ vị trí các xương đó trên mô hình.
- HS đứng tai chỗ nói xương đó
- HS chỉ các vị trí trên mô hình: bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân, . . . tự kiểm tra lai bằng cách gập, xoay cổ tay, cánh tay, gập đầu gối, . . .
- HS đứng tai chỗ nói tên các khớp xương đó
- Không
- Hộp sọ to và tròn để bảo vệ bộ não.
- Xương sườn cong
- Lông ngực bảo vệ tim, phổi, . . .
- Nếu khống có xương chúng ta không cầm, nắm, xách, ôm, . . .được các vật.
- Xương chân giúp ta đi, đứng, chạy, nhảy, trèo, . . 
- Khớp bả vai giúp tay quay được.
- Khớp khuỷu tay giúp tay co vào và duỗi r.
- Khớp đầu gối giúp chân co và duỗi
- Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với ý em cho là đúng.
* Để bảo vệ xương và giúp xương phát triẻn tốt, chúng ta cần:
+ Ngồi, đi, đứng đúng tư thế. x
+ Tập thể dục thể thao x
+ Làm việc nhiều.
+ Leo trèo
+ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. x
+ Aên nhiều, vận động ìt.
+ Mang, vác, xách các vật nặng.
+ Aên uống đủ chất. x
- HS trả lời dựa theo 4 ý đã chọn trong phiếu.
- HS trả lời bằng các ý không chọn trong phiếu
- HS: cột sống bị cong, vẹo
CỦNG CỐ- DĂN DÒ
- Trò chơi ghép hình: Phát cho mỗi nhóm một bô tranh, bô xương cơ thể đã cắt rời, yêu cầu ghép các hình xương để tạo thành bộ xương của cơ thể
- Làm bài tập trong vở BT TX - XH
- Cần thực hiện tốt điều đã học .
-Nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 2.doc