Giáo án Tập đọc 3 kì 2 - Nguyễn Thị Cúc

Giáo án Tập đọc 3 kì 2 - Nguyễn Thị Cúc

Tập đọc kể chuyện. Hai Bà Trưng

I. Mục đích yêu cầu

* Tập đọc.

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

 - Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK)

* Kể chuyện.

 - Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. Đồ dùng.

 GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn HD luyện đọc.

 HS : SGK

 

doc 45 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1183Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 3 kì 2 - Nguyễn Thị Cúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19
 	 Ngày dạy: / /
 Tập đọc kể chuyện. Hai Bà Trưng
I. Mục đích yêu cầu	
* Tập đọc.
	- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
	- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK)
* Kể chuyện.
	- Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. Đồ dùng.
	GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn HD luyện đọc.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Mở đầu
- GV giới thiệu tên 7 chủ điểm của Tiếng Việt 3 tập 2
B. Bài mới
1. Giới thiệu ( GV giới thiệu )
2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1
* HS tiếp nối nhau đọc 4 câu trong đoạn
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
- Giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải cuối bài.
* Từng cặp HS luyện đọc
* Đọc đồng thanh
* Đọc thầm đoạn văn
- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
c. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
* Nối nhau đọc 4 câu
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc cả đoạn
- GV giải thích địa danh Mê Linh
* Từng cặp luyện đọc
* Đọc thầm
- Hai Bà Trưng có tài và có trí lớn như thế nào ?
d. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3
* Đọc nối tiếp
* Đọc trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc theo cặp
* Đọc đồng thanh
* Đọc thầm
- Vì sao hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
- Tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?
e. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4.
* Đọc nối tiếp
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc theo cặp
* Đọc đồng thanh
* Đọc thầm
- Kết quả của cuộc khởi nghĩa ntn ?
- Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
3. Luyện đọc lại
- GV chọn đọc diễn căm 1 đoạn của bài
- HS nghe
- HS theo dõi SGK
+ HS đọc 
- 2, 3 HS đọc cả đoạn trước lớp
+ HS đọc theo cặp đôi đoạn 1.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ.......
- 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 câu của đoạn 2
- 2, 3 HS đọc cả đoạn trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 2
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông
- 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn.
+ HS tiếp nối nhau đọc 8 câu trong đoạn
- 2 HS đọc đoạn 3 trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 3
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
- Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ.......
+ 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 câu trong đoạn
- 2 HS đọc đoạn văn trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 4
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4
- HS đọc thầm đoạn văn
- Thành trì của giặc sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
- Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
+ 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
- 1 HS thi đọc lại bài văn
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- QS 4 tranh tập kể từng đoạn
2. HD HS kể từng đoạn câu chuyện
- GV HD HS QS tranh kết hợp với nhớ cốt chuyện, không cần kể đoạn văn hệt theo văn bản trong SGK
- GV nhận xét bổ sung
- HS nghe
- HS QS tranh trong SGK
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của chuyện
IV. Củng cố, dặn dò
	- Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ? ( Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chóng giặc ngoại câm bất khuất từ bao đời nay )
	- GV nhận xét chung tiết học.
 	 Ngày dạy: / /
Tập đọc:	Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội "
I. Mục đích yêu cầu:
	- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
	- Hiểu ND một báo cáo hoạt động tổ, lớp. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi đoạn văn HD luyện đọc, băng giấy ghi ND các mục : học tập, lao động, các công tác khác, đề nghị khen thưởng.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Hai Bà Trưng
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng đoạn trức lớp
+ GV chia bản báo cáo thành 3 đoạn
- Đ1 : 3 dòng đầu
- Đ2 : Nhận xét các mặt
- Đ3 : Đề nghị khen thưởng.
- GV kết hợp sửa phát âm sai cho HS
- Giúp HS hiểu 1 số từ chú giải trong bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc cả bài.
3. HD HS tìm hiểu bài
- Theo em, báo cáo trên là của ai ?
- Bạn đó báo cáo với những ai ?
- Bản báo cáo gồm những nội dung nào ?
- Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?
4. Luyện đọc lại.
- GV chia bảng lớp làm 4 phần, mỗi phần gắn tiêu đề 1 nội dung
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài
- Nhận xét.
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong báo cáo
- HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm.
- Hai HS thi đọc cả bài
+ Cả lớp đọc thầm bản báo cáo.
- Của bạn lớp trưởng.
- Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội ".
- Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp. Học tập, lao động, các công tác khác..
- Để thấy lớp đã thực hiện đợt thi đua như thế nào.
- 4 HS dự thi
- 1 vài HS thi đọc toàn bài
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV khen những em đọc tốt.
	- Nhận xét chung giờ học.
Tuần 20
 Ngày dạy: / /
Tập đọc - Kể chuyện :	Ở lại với chiến khu.
I. Mục đích yêu cầu
* Tập đọc
	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các lời nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
	- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(trả lời được câu hỏi trong SGK)
	- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài
* Kể chuyện :
	- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện)
II. Đồ dùng GV : Bảng viết đoạn văn cần HD, đài nghe hát bài ca vệ quốc quân
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động GV	Hoạt động HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Báo cáo kết quả tháng thi đua...
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
- Mở băng bài hát Bài ca vệ quốc quân
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV kết hợp luyện phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV HD các em nghỉ hơi và đọc đúng đoạn văn với giọng thích hợp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3. HD HS tìm hiểu bài
- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? 
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ " ai cúng thấy cổ họng mình nghẹn lại " ? 
- Thái độ của các bạn sau đó thế nào ?
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?
- Thái độ của trung đoàn trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
- Tìm hính ảnh so sánh với câu cuối bài ?
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc lại đoạn 2
- HD HS đọc đúng đoạn văn
- HS đọc bài
- Nhận xét bạn
- HS theo dõi SGK
- HS nghe
+ HS nối nhau đọc từng câu trong đoạn
+ HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài 
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn cho các chiến sĩ nhỏ về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất súc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống ......
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rữ giữa đêm rừng lạnh buốt.
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
+ 1 vài HS thi đọc đoạn văn
- 1 HS thi đọc cả bài
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa theo các câu hỏi gợi ý, tập kể lại câu chuyện : ở lại với chiến khu
2. HD HS kể lại câu chuyện theo gợi ý
- GV treo bảng phụ
- GV và HS bình chọn bạn kể hay.
+ 1 HS đọc câu hỏi gợi ý
- 1 HS kể mẫu đoạn 2
- 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện
IV. Củng cố, dặn dò
	- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhoe tuổi ? (Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc)
	- GV nhận xét tiết học
	 Ngày dạy: / /
Tập đọc 	Chú ở bên Bác Hồ.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
	- Hiểu ND:Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.( trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ)
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ, 1 số hình ảnh về chú bộ đội, bản đồ giải thích dãy Trường Sơn, đảo Trường Sa, Con Tum, Đắc Lăk. bảng phụ viết bài thơ HD luyện đọc.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện ở lại với chiến khu.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng dòng thơ.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- GV HD HS nghỉ hơi, nhấn giọng từ ngữ biểu cảm, thể hiện tình cảm qua giọng đọc
- Giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ
* Đọc cả bài
3. HD HS tìm hiểu bài.
- Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?
- Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao ?
- Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ...  đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Nắm được công dụng của sổ tay; biết cách ứng xử đúng; không tự tiện xem sổ tay của người khác. (trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng
	GV : Bản đồ thế giới, 2, 3 cuốn sổ tay đã có ghi chép.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Người đi săn và con vượn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. HD HS tìm hiểu bài
- Thanh dùng sổ tay làm gì ?
- Hãy nói 1 vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh ?
- Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?
4. Luyện đọc lại
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Về nhà làm sổ tay tập ghi chép những điều thú vị về khoa học, văn hoá, ...
- 4 HS nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Nhận xét.
+ HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- HS đọc theo nhóm đôi
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài.
- Ghi ND cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú.
- Có những điều rất lí thú như tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, ....
- Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng....
+ HS tự lập nhóm, phân vai đọc.
- 1 vài nhóm thi đọc theo cách phân vai
Tuần 33
	Ngày dạy / /
Tập đọc - Kể chuyện	 Cóc kiện trời
I. Mục đích yêu cầu.
- Tập đọc
	- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu ND: Do có quyết tâm và có phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới. (trả lời các CH trong SGK).
- Kể chuyện
	- Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK). HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
* GDBVMT – khai thác gián tiếp: GV liên hệ : Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên tai (“Trời”) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Cuốn sổ tay.
B. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học.
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
3. HD tìm hiểu bài.
- Vì sao Cóc phải lên kiện trời ?
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên ?
- Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ?
- Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen ?
4. Luyện đọc lại
- GV chia HS thành nhóm
- 2, 3 HS đọc
- Nhận xét.
+ HS nghe.
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối nhau đọc 3 đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm ba.
- 1 số HS thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh từ Sắp đặt song ..... bị Cọp vồ.
- Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn hán lớn, muôn loài đều khổ sở.
- Cóc bố trí lực lượng ở nhữnh chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật : Cua ở trong chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu và Cọp nấp 2 bên cửa.
- HS kể.
- Trời mời Cóc vào thương lượng ....
- HS trao đổi theo nhóm, cửa đại diện trả lời.
+ 1 vài nhóm HS đọc chuyện theo vai.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật trong chuyện.
2. HD HS kể chuyện.
- GV gợi ý cho HS có thể kể theo nhiều vai khác nhau.
IV. Củng cố, dặn dò
(*) GV liên hệ : Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên tai gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.
- Nêu ND chuyện ?
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS nghe.
- 1 số HS phát biểu ý kiến xem em thích kể theo vai nào
- HS QS tranh, nêu vắn tắt ND từng tranh
- Từng cặp HS tập kể.
- 1 vài HS thi kể trước lớp.
Do quyết tâm và biết đoàn kết đấu tranh nên Cóc và các bạn đã thắng đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
	Ngày dạy / /
Tập đọc	Mặt trời xanh của tôi
I. Mục đích yêu cầu
	- Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
	- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. (trả lời các CH trong SGK; thuộc bài thơ). (HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm.)
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK	
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện Cóc kiện trời
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ.
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* 4 nhóm nối tiếp nhau đọc ĐT 4 khổ thơ
3. HD HS tìm hiểu bài
- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ?
- Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị ?
- Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ?
- Em có thích gọi lá cọ là " Mặt trời xanh " không ? Vì sao ?
4. HTL bài thơ
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2, 3 HS kể chuyện
- Nhận xét.
+ HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp
- HS đọc theo nhóm đôi
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
- So sánh với tiếng thác đổ về, tiếng gió thổi ào ào
- Về mùa hè nằm dưới rừng cọ nhìn lên, nhà thơ thấy trời xanh qua từng kẽ lá.
- lá cọ hình quạt có gân xoè ra như tia nắng nên tác giả thấy nó giống mặt trời.
- HS trả lời
+ HS HTL từng khổ, cả bài thơ
Tuần 34
 Ngày dạy / /
Tập đọc - Kể chuyện	 Sự tích chú Cuội cung trăng
I. Mục đích yêu cầu
* Tập đọc 
	- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi tình thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của lòa người. (trả lời các CH trong SGK).
* Kể chuyện
	- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK).
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ, bảng phụ viết gợi ý kể chuyện.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Quà của đồng nội.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
- Kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc ĐT
3. HD HS tìm hiểu ND bài
- Nhờ đâu, chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?
- Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
- Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội ?
- Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ?
- Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng ntn ? Chọn 1 ý em cho là đúng ?
4. Luyện đọc lại
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét.
- HS theo dõi SGK.
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm 3
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
- Để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất ......
- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc Cuội vẫn không tỉnh lại ......
- Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây ......
- HS trao đổi, trả lời
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.
- 1 HS đọc toàn bộ câu chuyện
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. HS tập kể từng đoạn
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tóm tắt
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc gợi ý trong SGK
- 1 HS khá giỏi nhìn tóm tắt, nhớ lại nội dung kể mẫu đoạn 1
- Từng HS tập kể.
- 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
	Ngày dạy / /
Tập đọc	 Mưa
I. Mục đích yêu cầu
	- Biết ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
	- Hiểu ND: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạy ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ).
* GDBVMT – khai thác gián tiếp: GV liên hệ: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài thơ, ảnh con ếch.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể chuyện: Sự tích chú Cuội cung trăng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ.
- Kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Đọc ĐT
3. HD HS tìm hiểu bài.
- Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ ?
- Cảnh sinh hoạt ngày mưa ấm cúng ntn ?
- Vì sao mọi người thương bác ếch ?
- Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai?
4. HTL bài thơ.
- GV HD HS đọc thuộc lòng từng khổ. Cả bài thơ.
IV. Củng cố, dặn dò
(*)GV liên hệ : Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- Nhận xét.
+ HS theo dõi SGK.
- HS nối nhau đọc 2 dòng thơ.
- HS nối nhau đọc 5 khổ thơ trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- Mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây ......
- Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.
- Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.
- Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến bác nông dân đang lặn lội ngoài đồng .....
- HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ.
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 3 - tap 2.doc