I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Ca ngợi vẽ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc hai khổ thơ trong bài.
2. Kĩ năng : Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ, và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tập đọc tuần 11 tiết 2 Vẽ Quê Hương I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Ca ngợi vẽ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc hai khổ thơ trong bài. 2. Kĩ năng : Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ, và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ : Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm - Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các dòng, khổ thơ. * Cách tiến hành: - Đọc bài thơ. - Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. - Cho HS luyện đọc từng dòng thơ. - Cho HS chia khổ thơ (4 khổ) - Cho HS luyện đọc từng khổ trước lớp. - Hướng dẫn các em đọc đúng - Gọi 1 HS giải thích từ: sông máng, bát ngát. - Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cho cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút) * Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài thơ và trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài. Và hỏi: + Kể những cảnh vật đựơc tả trong bài thơ - Mời 1 HS đọc lại bài thơ. + Cảnh vật quê hương được tả thành nhiều màu sắc? Hãy kể tên những màu sắc ấy? + Vì sao quê hương bức tranh rất đẹp? Chọn câu trả lời đúng nhất? - Yêu cầu học sinh cho biết bài thơ nói về điều gì? KL: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương thiết tha của 1 bạn nhỏ * MT: Các em thấy cảnh vật trong bài thơ như thế nào? Giáo viên giáo dục cho học sinh: Cảnh vật trong bài thơ thật đẹp và nên thơ. Chúng ta càng thêm yêu quê hương thôn dã thêm yêu quý đất nước, môi trường xung quanh. Chúng ta phải ý thức bảo vệ môi trường. c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (8 phút) * Mục tiêu: Giúp HS nhớ và đọc thuộc bài thơ. * Cách tiến hành: - Hướng dẫn HS học thuộc lòng bằng cách xoá dần từ dòng, từng khổ thơ. - Mời 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. - Nhận xét nhóm thắng cuộc. - Mời 2 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ. - Nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe. - Đọc tiếp nối 2 dòng thơ. - 2 HS chia khổ thơ - Tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. - Đọc theo HD của GV - 1 HS giải thích từ. - Học nhóm đôi - Cả lớp đọc đồng thanh - Đọc thầm bài thơ - Học sinh trả lời. -1 HS đọc lại bài thơ - Học cá nhân - Học nhóm đôi - 3 HS phát biểu - HTL theo HD của GV - 4 HS đại diện các nhóm đọc. - Nhận xét. - 2 HS đọc thuộc cả bài thơ. - Nhận xét. @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: