I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: miền Nam, trăm năm, hai mươi mốt năm, năm năm, mệt nặng,.
- Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật (chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Đọc thầm tương đối nhanh, hiểu các từ ngữ trong bài ( sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh).
- Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ.
Phân môn : Tập đọc Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011 Tiết : Luôn nghĩ đến miền nam Tuần : 12 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: miền Nam, trăm năm, hai mươi mốt năm, năm năm, mệt nặng,... Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật (chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ) 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm tương đối nhanh, hiểu các từ ngữ trong bài ( sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh). Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài học Bảng phụ ghi câu dài Phấn màu, nam châm III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 5’ A. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài : Cảnh đẹp non sông - Bài thơ này cho ta biết điều gì ? * PP kiểm tra, đánh giá - 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chấm điểm. 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Các con biết Bác Hồ là nguồn cảm hướng sáng tác vô tận cho các nhà thơ, nhà văn. Nhà thơ Tố Hữu từng viết về tình cảm Bác Hồ với miền Nam và của đồng bào miền Nam với Bác Hồ như sau: Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha Bác nghe từng bước chân tiền tuyến Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa. - Bài đọc Luôn nghĩ đến miền Nam các con học hôm nay kể lại một trong rất nhiều câu chuyện cảm động vvề tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam và miền Nam với Bác. * PP trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài, treo tranh minh hoạ. 15’ 2. Luyện đọc 2.1 Đọc mẫu: thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm: nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm (một trăm năm, trăm tuổi, mới trăm tuổi ư ) ; ngắt nghỉ hơi rõ, dừng lâu hơn ở dấu chấm lửng trong câu nói của chị cán bộ; đọc rành rẽ các chữ số chỉ ngày, tháng, năm (tối mùng một / tháng chín / năm một ngàn chín trăm sáu chín). 2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ã Đọc từng câu ã Luyện đọc đoạn: * Đoạn 1 : Từ đầu ... dám nhắc đến - Các từ dễ đọc sai: miền Nam, trăm năm, ... - Từ khó : Sợ Bác trăm tuổi: Sợ Bác mất (cách nói tránh) - Câu : Chúng cháu đánh Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. // Chỉ sợ một điều là / Bác ... // trăm tuổi. // (nghỉ hơi lâu hơn sau dấu chấm lửng) * Đoạn 2: Từ Năm ấy, Bác bảy mươi chín tuổi ... vào thăm đồng bào miền Nam. - Từ khó đọc: hai mươi mốt năm,... - Từ khó: Hóm hỉnh: (đùa vui) một cách nhẹ nhàng, thông minh. - Đặt câu : Ông em là người rất hóm hỉnh. * Đoạn 3 : Còn lại - Giải nghĩa thêm ; + Thưa: Cùng nghĩa với nói nhưng biểu hiện thái độ kính trọng hơn. + Ra đi mãi mãi: cùng nghĩa với qua đời. * PP luyện đọc, trực quan - GV đọc mẫu toàn bài 1 lần. - HS theo dõi SGK. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy – GV sửa lỗi phát âm sai. ã GV phân đoạn, HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự: - 2 HS đọc đoạn. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - GV nêu câu dài, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt. - HS đọc lại câu,đoạn. - GV ghi từ khó. - HS trả lời về từ khó và giọng đọc, đặt câu. - 4 HS đọc nối tiếp toàn bài. 8’ 3. Tìm hiểu bài: 1.Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì ? (Chị thưa với Bác: Chúng cháu đánh Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác một trăm tuổi.) 2. Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác như thế nào ? + Đồng bào miền Nam rất dũng cảm, không sợ đánh Mĩ, không sợ gian khổ hi sinh, chỉ sợ không được gặp Bác. + Đồng bào miền Nam kính yêu Bác như kính yêu một người cha trong gia đình. + Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác 3. Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào? + Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị cán bộ yên lòng. + Bác mong được vào thăm đồng bào miền Nam. + Bác mệt nặng, sắp qua đời, nhưng những lúc tỉnh, vẫn hỏi tin trong Nam. Bác luôn nghĩ đến miền Nam đang chiến đáu và mong tin chiến thắng * PP vấn đáp - HS quan sát tranh đọc đoạn 1, HS khác đọc thầm, trả lời câu hỏi 1 – chỉ tranh. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt - HS đọc đoạn 2, thảo luận theo cặp, trả lời câu 2. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, yêu cầu HS quan sát bánh khúc, ... - HS đọc lại toàn bài, trả lời câu hỏi 3. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt. 6’ 4. Luyện đọc lại ã Luyện đọc lại toàn bài theo đoạn ã Thi đọc đoạn 2, 3 - Đoạn đúng đoạn lời của Bác. Còn lại hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi cơ. //Bác kêu gọi các cô, / các chú đánh Mĩ năm năm, / mười năm, / hai mươi năm / chứ có nói hai mươi mốt năm đâu. // Nếu hai mà ta không thắng Mĩ / thì Bác cũng còn một năm / để vào thăm đồng bào miền Nam. (giọng Bác vui, hóm hỉnh) * PP luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. - HS khác nhận xét. - GV hướng dẫn HS đọc lời của Bác. - HS đọc - 2 HS thi đọc - HS khác nhận xét. - HS thi đọc cả bài - GV nhận xét. 1’ C. Củng cố – dặn dò : - Tìm hiểu các câu chuyện về Bác Hồ đối với nhân dân - GV nhận xét giờ học, dặn dò. * Rút kinh ngiệm sau tiết dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: