2. Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút)
* Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó (trải, xanh xanh, bay lên, lộn xuống, vòng quanh quanh, tinh mắt, dẻo chân ), câu.
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: quả cầu giấy, tươi mát.
- Đọc với giọng biểu cảm, đọc ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Đọc mẫu
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
Bước 2: HS đọc nối tiếp dòng thơ
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng dòng cho đến bài thơ.
- Theo dõi HS đọc và sửa sai (nếu có).
- Trước khi đọc nối tiếp khổ thơ, cô có một số dòng thơ cần hướng dẫn các em ngắt nhịp để các em đọc tốt hơn ở phần đọc khổ thơ.
Quả cầu giấy xanh xanh /
Qua chân tôi, / chân anh //
Bay lên / rồi lộn xuống
Đi từng vòng quanh quanh. //
- Mời 2 HS đọc.
- HS và GV nhận xét.
Bước 3: HS đọc nối tiếp Khổ thơ
Kế hoạch dạy học Tập đọc Cùng vui chơi I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có thể: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ trong bài: quả cầu giấy, tươi mát. - Hiểu được nội dung của bài: Các bạn HS chơi đá cầu rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. - Hiểu được ý nghĩa của bài: khuyên HS tích cực tham gia những trò chơi vận động để tăng cường sức khỏe, để vui hơn và học tập tốt hơn. - Trả lời được những câu hỏi trong SGK. - Thuộc lòng bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó (trải, xanh xanh, bay lên, lộn xuống, vòng quanh quanh, tinh mắt, dẻo chân), câu. - Đọc với giọng biểu cảm, đọc ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tích cực tham gia các trò chơi vận động. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: powerpoint; bảng phụ. - Học sinh: SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Tổ chức cho HS chơi trò “Chọn quả” để kiểm tra nội dung bài Cuộc chạy đua trong rừng. 1. Đọc đoạn văn thứ hai và trả lời câu hỏi: Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì? 2. Đọc đoạn văn thứ tư và trả lời câu hỏi: Ngựa Con rút ra bài học gì? HS và GV nhận xét. GV nhận xét bài cũ. B. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: (2 phút) - Cho HS quan sát tranh của bài tập đọc, hỏi HS tranh vẽ gì? - Dẫn vào bài mới. Giới thiệu bài. - Quan sát, trả lời. - Lắng nghe. 2. Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút) * Mục tiêu: - Đọc đúng các từ, tiếng khó (trải, xanh xanh, bay lên, lộn xuống, vòng quanh quanh, tinh mắt, dẻo chân), câu. - Hiểu nghĩa các từ trong bài: quả cầu giấy, tươi mát. - Đọc với giọng biểu cảm, đọc ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ. * Cách tiến hành: Bước 1: Đọc mẫu - Gọi 1 HS đọc toàn bài. Bước 2: HS đọc nối tiếp dòng thơ - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng dòng cho đến bài thơ. - Theo dõi HS đọc và sửa sai (nếu có). - Trước khi đọc nối tiếp khổ thơ, cô có một số dòng thơ cần hướng dẫn các em ngắt nhịp để các em đọc tốt hơn ở phần đọc khổ thơ. Quả cầu giấy xanh xanh / Qua chân tôi, / chân anh // Bay lên / rồi lộn xuống Đi từng vòng quanh quanh. // - Mời 2 HS đọc. - HS và GV nhận xét. Bước 3: HS đọc nối tiếp Khổ thơ - Hỏi HS bài này chia thành mấy khổ thơ? Mỗi khổ từ đâu đến đâu? - Mời 4 HS đọc nối tiếp Khổ. - HS và GV nhận xét. - Mời 4 HS đọc nối tiếp Khổ kết hợp giải nghĩa từ: + Quả cầu giấy: đồ chơi gồm một đế nhỏ hình tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc một túm giấy mỏng, dùng để đá chuyền qua chuyền lại cho nhau. + Tươi mát: trong lành, dễ chịu. - Cho HS đọc Khổ trong nhóm 4. Mỗi bạn đọc nối tiếp Khổ cho nhau nghe. - Mời đại diện 2 nhóm thi nhau đọc trước lớp. - Mời lớp nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Nối tiếp nhau đọc mỗi em một dòng cho đến hết bài. - Lắng nghe. - Quan sát, lắng nghe. - Đọc theo hướng dẫn của GV. - Nhận xét, lắng nghe. - Trả lời. + Bài thơ gồm 4 khổ. + Khổ 1: “Ngày đẹp lắm bạn ơi Ra sân ta cùng chơi.” + Khổ 2: “Quả cầu giấy xanh xanh Đi từng vòng quanh quanh.” + Khổ 3: “Anh nhìn cho tinh mắt Đừng để rơi xuống đất.” + Khổ 4: “Trong nắng vàng tươi mát Chơi vui học càng vui.” - Thực hiện. - Thực hiện. - Thực hiện. - Thực hiện. - Nhận xét. - Vỗ tay tuyên dương.Top of FormBottom of Form 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ. * Cách tiến hành: - Yêu cầu 1 HS đọc lớn toàn bài, cả lớp đọc thầm. - Hỏi HS: Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh? - HS và GV nhận xét. - Chốt ý: Bài thơ tả về hoạt động chơi đá cầu trong giờ ra chơi của các bạn học sinh. - Để biết các bạn chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào, cô mời 1 bạn đọc Khổ 1, 2, 3, cả lớp đọc thầm. - Gọi HS đọc câu hỏi thứ 2: Học sinh chơi vui và khéo léo như thế nào? - Cho HS suy nghĩ 1 phút và trả lời. - HS và GV nhận xét. - Chốt ý: Ở Khổ 2 và Khổ 3, cô và các em đã được tìm hiểu các bạn chơi đá cầu rất vui và khéo léo. - Bây giờ chúng ta sẽ bước sang tìm hiểu Khổ thơ 4. - Gọi HS đọc Khổ 4, cả lớp đọc thầm. - Gọi HS đọc câu hỏi thứ 3: Vì sao nói “Chơi vui học càng vui” ? - Gọi HS trả lời. - HS và GV nhận xét. - Chốt ý: Vậy là Khổ 4 cho ta chúng ta biết trò chơi giúp các bạn học sinh trở nên vui hơn, học tập tốt hơn. - Chốt nội dung: Bài thơ cho chúng ta biết các bạn học sinh chơi đá cầu rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. - Yêu cầu HS kể tên một số trò chơi vận động có thể chơi vào giờ ra chơi. - Rút ý nghĩa của bài, giáo dục HS: tích cực tham gia những trò chơi vận động để tăng cường sức khỏe, để vui hơn và học tập tốt hơn. - Thực hiện - Trả lời. (Bài thơ tả hoạt động chơi đá cầu trong giờ ra chơi của học sinh.) - Lắng nghe. - Thực hiện. - Đọc câu hỏi. - Thực hiện. (+ Trò chơi rất vui mắt : quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống đi từng vòng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Các bạn vừa chơi vừa cười, hát. + Các bạn chơi rất khéo léo: mắt nhìn rất tinh, chân đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu bay trên sân, không bị rơi xuống đất.) - Thực hiện - Đọc câu hỏi. - Trả lời. (Vì chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn) - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Trả lời: nhảy dây, đánh cầu, nhảy lò cò, 4. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (6 phút) * Mục tiêu: Thuộc lòng bài thơ. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm. - Hướng dẫn HS học thuộc khổ thơ, bài thơ tại lớp bằng cách xóa dần các từ, các dòng của bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ, bài thơ. - HS và GV nhận xét. - Tuyên dương HS. - Thực hiện. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Tham gia. - Vỗ tay tuyên dương. 4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. (1 phút) - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị bài mới. - Lắng nghe - Làm theo yêu cầu của GV. Điều chỉnh - bổ sung:
Tài liệu đính kèm: